Sinh nhật cuối cùng

Hắn bần thần sau một chuyến bay dài từ Sàigòn đến Los Angeles, mắt nhắm mắt mở cứ trố ra khi thấy fi trường ở xứ đế quốc đang dãy chết, to lớn hoành tráng hơn fi trường quốc tế Tân Sơn Nhất. Hắn bị què trong một tai nạn giao thông nên đi đứng khó khăn, chống gậy vừa đẩy xe chở vali thì có tên mỹ trắng bận đồng phục của nhân viên fi trường đến kêu hắn ngồi vào xe lăn, đẩy hắn ra khỏi phòng cách ly nơi anh hắn đang đợi. Chẳng bù lại ở Việt Nam, người khuyết tật đã mua vé máy bay, có thân nhân đẫy xe lăn nhưng họ không cho lên máy bay vì xe lăn choáng chỗ.
Ông anh hắn di tản năm 75 khi ông Dương Văn Minh kêu gọi quân đội VNCH buông súng đầu hàng trong khi hắn thì đang phơi nắng ở quân trường rồi thiên hạ bỏ chạy nên hắn cũng lò mò chạy về quê. Sau bao lần tìm cách vượt biên không thành, hắn đành làm tàm tạm, kiếm sống qua ngày. Nay về hưu, ông anh mời sang mỹ chơi vài tháng thăm cháu vì từ 40 năm qua gia đình ông anh không về Việt Nam vì không thích Việt Cộng.
Anh em gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi sau bao nhiêu năm xa cách. Ông anh nay đã có cháu nội cháu ngoại, mấy đứa cháu khi xưa, hắn hay bồng bế nay lại bế bồng con cháu trong khi hắn vẫn ôm chủ nghĩa độc thân. Thật ra thì hoàn cảnh đưa đẩy hắn vào con đường ở giá.
Sau 75, hắn tìm cách vượt biển mấy lần, bị bể rồi ở tù hoài nên không nghĩ đến chuyện lập gia đình. Sau này được ông anh bảo lãnh sang Hoa Kỳ nên hắn càng ngại ngần không dám lộn xộn chuyện vợ con vì sợ trục trặc giấy tờ lại không được đi định cư tại mỹ. Năm này qua tháng nọ cứ bị toà đại sứ mỹ kêu bổ túc hồ sơ riết hắn chán đời nên rút đơn xin đi định cư tại Hoa Kỳ thì được chiếu khán du lịch xứ mỹ một năm trời.
Cuối tuần đó họp mặt gia đình ông anh với đám con cháu chắc của ông anh. Mấy đứa con của ông anh thì bập bẹ tiếng Việt còn mấy đứa cháu thì mù tịt về tiếng Việt nhưng được là chúng ăn phở, húp nước mắm chuyên nghiệp.
Ăn xong, ông anh đem tập album hình ảnh gia đình khi xưa ra cho hắn xem. Cuốn album mà ông ta đem theo được khi di tản. Ông kể; gọi điện về nhà kêu bà vợ chuẩn bị lên đường, một tiếng sau sẽ về, đón vợ con chạy ra fi trường Tân Sơn Nhất thì ông chở gia đình và gia đình một đồng đội bay sang Thái Lan. Khi hạ cánh fi trường Utapao, Thái Lan thì ông ta bị tước súng và hỏi bà vợ đưa cho bộ quần áo dân sự để thay bộ đồ bay thì khám phá ra bà vợ chỉ đem theo cuốn album gia đình và mấy cuốn sách dạy nấu ăn của bà Quốc Việt khiến ông anh nổi khùng đòi quăn xọt rác nhưng bà vợ không chịu.
Bà vợ kể khi nghe điện thoại nên quýnh quá không biết đem theo cái gì, thấy trên kệ có mấy cuốn sách và album hình gia đình nên bỏ vào thêm mấy lon sữa và tả cho mấy đứa con là đầy cái xách tay. Nhưng được cái là nhờ mấy cuốn sách dạy nấu ăn của bà Quốc Việt đã giúp gia đình ông anh khởi nghiệp tại Hoa Kỳ.
Số là khi được nhà thờ mỹ bảo trợ gia đình ông anh sang định cư được các gia đình thuộc nhà thờ giúp đỡ, kiếm công ăn việc làm rồi tìm trường học, nơi giữ trẻ cho hai vợ chồng. Để đáp lại lòng tốt của những người mỹ trong nhà thờ, cuối tuần họ mời những gia đình này đến nhà ăn cơm Việt Nam do bà vợ nấu. Người Mỹ nghe đến chiến tranh Việt Nam nhưng chưa bao giờ nếm đồ ăn Việt Nam nên họ thích lắm.
Có người quen ông Pierre Pépin, một đầu bếp Tây ở New York, mách về những bửa cơm do một gia đình tỵ nạn Việt Nam mời ăn. Ông này tìm đến nhà và nhờ bà vợ nấu cho ăn mấy món việt thì thích quá. Ông ta đề nghị bà ta viết một cuốn sách về nấu ăn Việt Nam, ông ta sẽ cho người viết chung. Khi họ xuất bản cuốn sách bằng anh ngữ, bà vợ phải đi theo nhà xuất bản để bán sách và nấu ăn tại các nơi. Sống khách sạn mệt mõi lại nhớ chồng con nên bà bán tác quyền lấy $60,000 đôla, về mở tiệm ăn Việt Nam. Dần dần mua đứt khu phố, con cái ra phụ tiệm ăn rồi học hành đến nơi đến chốn, nay hai vợ chồng tính sang lại tiệm ăn về hưu.
Đang xem lại những hình ảnh gia đình xưa bổng hắn thấy một tấm hình chụp chung với một cô gái khiến hắn nhói tim vì đã lâu, gần 40 năm, không còn gặp lại bóng dáng ấy. Ông anh hỏi mày còn nhớ con Lan với cái Răng Khểnh và cái má đồng tiền chấm phẩy. Ai chớ cô Lan thì sao hắn quên, bà vợ chêm vào. Hắn chợt nhớ và nói khi xưa tụi em có hứa với nhau là sinh nhật 60 tuổi của Lan thì dù ở đâu, tụi em sẽ cố gắng gặp nhau lại. Hắn lại nói tiếp thứ 7 tới là sinh nhật của Lan. Bà chị dâu bảo thế giới mênh mông thì biết đâu mà tìm.
Thằng cháu bổng nhiên nói sao không gú gồ hay phây búc khiến hắn như bò đội nón với những cụm từ ngoại quốc xa lạ. Thằng cháu kêu chú ngồi đợi rồi nó chạy lấy cái máy mà hắn hay thấy trên truyền hình, mấy ông đại biểu quốc hội sử dụng chơi bài khi đi họp. Thằng cháu hỏi tên Hoàng Thị Lan, 60 tuổi, sinh quán Đà Lạt. Thằng cháu đánh xẹt xẹt rồi hỏi hắn, chú xem mấy bà này. Hắn nhìn trên màn ảnh nhiều người có tên Lan, nhiều người trẻ hơn bổng hắn chỉ một tấm ảnh ngờ ngợ, chắc là đây. Bà chị dâu nhảy vào kêu đích thị. Nay già nhưng vẫn còn nét ngày xưa nhất là cái lúm đồng tiền chấm phẩy vẫn còn đấy.
Đọc thêm thông tin thì được biết là bạn bè sẽ tổ chức sinh nhật cho cô nàng vào cuối tuần tới tại San Jose, có thông báo địa chỉ nhà hàng. Bà chị Dâu nói thế là chú phải lên San Jose tuần tới. Thằng cháu nói sẽ chở chú lên San Jose, tìm lại đôi mắt người xưa. Chú cháu mình đi trưa thứ 6, sau khi cháu tan sở sớm, ghé lại đón chú, lên đó mướn khách sạn ở rồi chú ghé lại tiệm ăn, tặng quà bú xua la mua,…
Hắn vẫn còn chưa quen giờ giấc ở mỹ này nên đêm tối vẫn cứ trằn trọc, nghĩ tới giây phút gặp lại cô bé Răng Khểnh với cái đồng tiền chấm phẩy. Hắn không biết cô nàng nay đã thành bà ngoại bà nội, không biết có còn nhớ đến hắn không vì đã trên 40 năm, từ khi cô nàng theo gia đình về Sàigòn vào năm 73. Từ dạo ấy hắn chấm điểm các cô gái trong lớp hay ở thị xã Đà Lạt, so sánh qua dáng người của Răng Khểnh và hắn không bao giờ tìm được một người đẹp, nết na, thuỳ mị hơn Lan. Bổng nhiên nay ở xứ mỹ, trong vài phút trên máy điện toán, hắn đã nhìn lại được hình ảnh của cô gái 40 năm về trước. 40 năm qua hắn có dò hỏi tìm tông tích gia đình của Răng Khểnh tại Việt Nam nhưng chịu nay với đế quốc dãy chết thì vài phút đã lòi ra hình ảnh. Hiện đại hiện đại thật.
Thằng cháu chở hắn vào nhà hàng, thấy lát đát một đám đông, nên đoán là nhóm bạn tổ chức sinh nhật cho Răng Khểnh của hắn. Hai chú cháu lấy bàn ăn rồi hắn cố nhìn sang các bàn phía trước, đang cười đùa vui vẻ để tìm đôi mắt người xưa. Rồi chương trình nhạc hát cho nhau nghe bắt đầu nên thằng cháu ghi danh ông chú để hát tặng cô Răng Khểnh.
Hắn lên sân khấu, run rẩy vì đứng trước đám đông thêm đôi mắt người xưa. Anh chàng onemanband bắt đầu dạo nhac…. Rồi như có một luồng sức mạnh từ đâu thổi về, hắn bổng cất tiếng, bài hát của Nguyễn Trung Cang mà ngày xưa, cô bé Răng Khểnh với cái núm đồng tiền chấm phẩy, hay hát mỗi lần hai đứa đi chơi ở Sân Cù, đi trong mưa phùn của Đà Lạt.
Như mưa ngày nào thắm ướt vai em
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Thương em ngày nào khóc ướt môi mềm
Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau
Hắn bổng thấy Răng Khểnh từ từ bước lên sân khấu rồi cầm micro hát tiếp
Khi mặt trời vắng bóng
Khi lời nguyền khuất lấp
Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong
Như giọt buồn nước mắt
Mưa ngại ngùng héo hắt
Thương người về buốt giá trên đường xa
Bao là tình thắm thiết
Cho giờ này nuối tiếc
Thương nhiều rồi cũng cách xa mà thôi
Mưa từng ngày thiết tha
Mưa bàng hoàng xót xa
Còn mưa mãi giữa bơ vơ đắm trong mơ
Tiếng nhạc vừa dứt thì hắn và Răng Khểnh nhìn nhau như bác sĩ Zhivago và Lara sau bao nhiêu xa cách như thầm hỏi đang mơ lẫn ngạc nhiên. Cuối cùng Răng Khểnh cảm ơn hắn đã đến dự sinh nhật và nhớ đến lời hẹn 40 năm về trước. Răng Khểnh giới thiệu hắn cho người thân và các người bạn. Răng Khểnh đã có gia đình nhưng ông chồng chết sớm, có 4 người con và 10 cháu nội và ngoại. Răng Khểnh cho hắn biết, bị bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, nên bạn bè tổ chức sinh nhật hoành tráng như hôm nay nhưng vui nhất là được gặp lại hắn ở những giây phút cuối đời.

Hắn nói để hắn ở lại Sân Jose để săn sóc Răng Khểnh trong lúc trị bệnh. Hắn không cho Răng Khểnh phấn son vì son môi đều có chất chì và các hoá chất khác mà nhiều chính phủ ở âu châu đã cấm sử dụng. Chính phủ rất ngại học sinh bị chất chì nên khi cho thuê nhà hay bán nhà, người ta đều cảnh báo trước vì sơn trước năm 1978, đều được pha chất chì để giữ nước sơn cho bóng đẹp lâu ngày. Trong khi Trung Cộng tiếp tục pha chất chì vào sơn để ơn đồ chơi cho con nít và bán qua Hoa Kỳ.

Mỗi ngày hắn đến nhà Răng Khểnh sớm để đưa đi bộ trong rừng hay ra biển để hóng gió biển rất tốt và tập nội công Hồng Gia để thêm nội lực. Hắn bồi dưỡng cô nàng toàn sinh tố C vì khi ở tù, hắn ở chung trại với một ông bác sĩ nhảy dù và được ông ta giải thích sự hiệu nghiệm của sinh tố C nên khi đi lao động đều tình cách kiếm các loại rau quả đầy sinh tố c để tiêu diệt các tế bào xấu. 3 tháng sau, cô bé Răng Khểnh đi khám nghiệm lại thì bác sĩ rất ngạc nhiên vì khối bướu đã biến mất.
Hắn nhìn qua cửa sổ máy bay, xa xa tiểu bang Cali từ từ nhạt nhoà trong cơn mưa đầu mùa, nơi Răng Khểnh của hắn đã ở lại. Hắn rất mãn nguyện là đã được sống những ngày cuối cùng ở Hoa Kỳ bên cô bé Răng Khểnh với má núm đồng tiền chấm phẩy. Hắn bổng nhiên bật khóc, xa xa tiếng hát của Răng Khểnh:
Như mưa ngày nào thắm ướt vai anh
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Thương anh ngày nào khóc ướt môi mềm
Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau
Nguyễn Hoàng Sơn 

Xong om