Tân Gia Ba

Ở Đông Nam Á, sự hình thành của Tân Gia Ba khiến thế giới ngạc nhiên và tìm cách phát triển nước họ trở thành một Tân Gia Ba, một trong những cường quốc nhưng không ai làm được. Ngày nay, GDP bình quân của mỗi người dân là $57,000, được xem là cao hơn người Mỹ, Đức.
Có một giáo sư của Tân Gia Ba, có cái tên dài khó nhớ, viết rất nhiều bài và sách, cho rằng 30 năm trước người Tân Gia Ba, mong muốn trở thành như Hoa Kỳ nhưng nay thì không thèm.
Tân Gia Ba được xem là thủ đô của Châu Á ngày nay. Sự bành trướng của xứ này, có thể khởi đầu thế kỷ của Á châu, tương tự thế kỷ 18 là của Âu châu và thế kỷ 20 thuộc về mỹ châu. Hôm nào rảnh sẽ kể vụ này.
Anh Quốc trao trả nền độc lập lại cho Mã Lai, Tân Gia Ba,… cuối thập niên 50 của thế kỷ 20. Các nước này họp nhau thành lập Liên Bang Mã Lai gồm Mã Lai Á, Bắc Borneo, Tân Gia Ba và Sarawak. Vấn đề là đảo Sư Tử có nhiều giống dân; Mã Lai, Ấn Độ, đa số là Tàu nên thủ tướng Mã Lai tìm cách khống chế Tân Gia Ba, áp đặt văn hoá và tôn giáo của Mã Lai lên hòn đảo này khiến cuối cùng ông Lý Quang Diệu, khóc và phải rút lui khỏi liên bang Mã Lai. May cho họ là Anh Quốc, tuy trao trả độc lập nhưng vẫn tiếp tục bảo vệ an ninh với quân đội Anh Quốc xứ này đến năm 1971 nên giúp họ có thời gian để chuẩn bị thành lập quốc gia và quân độ riêng của họ. Khác với Việt Nam, Pháp rút khỏi Đông Dương khiến chánh quyền, an ninh bị bỏ ngõ nên loạn đủ trò. Nếu quân đội Pháp vẫn ở lại, vài năm để giúp chế độ VNCH thành lập quân đội của VNCH thì có lẻ kết quả cuộc chiến đã khác.
Điểm rất lạ là cựu thuộc địa của Anh Quốc như Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi,..do người da trắng thành lập, nói chung ngày nay rất giàu có còn các thuộc địa khác thì te tua.

Cuộc chiến giữa quân đội mã Lai với Cộng Sản Mã Lai kéo dài rất lâu đến năm 1989 thì phải, lãnh tụ Chín Peng mới buôn súng, hoà đàm, chấm dứt cuộc chiến phi lý khi Liên Xô sụp đỗ. Do đó khi các thuyền nhân đến từ Việt Nam, hải quân của Mã Lai rất lo sợ, Việt Cộng trà trộn để đến giúp đám lính cộng sản Mã Lai trong rừng nên tìm cách chặt thuyền, phá thuyền để người Việt không đến xứ họ nữa.
Năm 1965, khi Mã Lai trục xuất Tân Gia Ba khỏi Liên Bang của họ thì GDP của xứ Tân Gia Ba chỉ có GDP độ $400/ người và năm 2017 trên $55,000/ người xem như gấp 130 lần. Người dân đa số thất học, chính phủ tham nhũng, nổi loạn khắp nơi kiểu miền Nam sau 1954 với đám lính BÌnh Xuyên,…
Tân gia Ba là hải cảng được Anh Quốc xây dựng ở Á châu như Hương Cảng bên Tàu, để các thương thuyền ghé lại nên khi người Anh Quốc trao trả lại nền độc lập thì hạ tầng cơ sở do người Anh xây dựng vẫn còn và chính phủ mới của Lý Quang Diệu, không đập phá gì cả. Họ vẫn sử dụng hình luật của Anh Quốc nên về khi giao thương với ngoại quốc thì luật thương mại của Anh Quốc vẫn được sử dụng nên dễ dàng được các công ty ngoại quốc đầu tư.
Nhờ hệ thống toà án xử theo luật Anh mà Singapore có thể duy trì vai trò 'trọng tài' trong các thương vụ quốc tế. Khi Anh Quốc sắp sửa giao trả Hương Cảng lại cho Trung Quốc thì người Tàu ở á châu đầu tư vào Tân Gia Ba. Càng gần đây, lo ngại Trung Quốc lũng đoạn luật pháp Hong Kong lại khiến dân làm ăn tiếp tục tìm đến Singapore.
Khi dành được độc lập thì kinh tế của xứ này te tua, họ không có tài nguyên thêm dân số rất ít lại đa chũng. Nhiều khi không có tài nguyên nên họ mới khá, không có nước nào muốn chiếm đóng hay tìm cách lấy cắp tài nguyên của họ.
Mã Lai nghĩ Tân Gia Ba sẽ bị te tua để rồi phải năn nỉ xin vào liên bang của họ nhưng không ngờ ngày nay, xứ này là một trong những nước giàu nhất của thế giới, qua mặt Mã Lai cả trăm lần dù xứ này có dầu hoả. Cũng xin nhắc lại là Mã Lai dành lại độc lập nhưng bị cộng quân Mã Lai, đánh du kích kiểu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nên cũng bị te tua để yên ổn phát triển đất nước. Xứ này sử dụng chiến lược Ấp Chiến Lược thành công nên chính phủ Ngô Đình Diệm áp dụng chiến lược này đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ thì họ đổi chiến lược, đem người dân vào thị thành để bao vây kinh tế MTGPMN ở nông thôn.
Tân Gia Ba tìm ra cách phát triển xứ họ qua sự đầu tư của ngoại quốc trực tiếp tại nước họ với sự tập trung vào canh tân. Trong cuốn From Third World to First: The Singapore Story-1965 – 2000, ông Lý Quang Diệu có kể: “I was convinced our people must never have an aid-dependent mentality. If we were to succeed we had to depend on ourselves.”
Chính phủ Tân gia Ba thành lập hội đồng phát triển kinh tế “Economic Development Board (EDB),” nhằm giúp người ngoại quốc đầu tư vào xứ họ, sẽ tạo nên công ăn việc làm cho dân sở tại. Nước này được xem là nước đứng thứ 2 trên thế giới, dễ dãi về thủ tục hành chánh, làm ăn sau Tân Tây Lan.
Dạo này thống đốc Cali kêu gào, phải xây nhà cho người mỹ bình dân ở nhưng với thủ tục hành chánh, thuế má, luật lao động nên người đầu tư chỉ xây nhà cửa với số tiền khủng nên người nghèo không thể nào mua được hay ở, chấp nhận phải sống trong những Ghetto. Đó là nghịch lý của chủ nghĩa xã hội; anh muốn đánh thuế người giàu nhưng lại muốn họ xây nhà rẻ cho người nghèo, anh không muốn người ta làm giàu nhưng lại đòi hỏi họ xây nhà cho rẻ. Ai ngu mà bỏ tiền ra để xây nhà cho rẻ, không lời. Mình có xem vài chung cư của chính phủ xây cất cho dân nghèo thì giá thành gấp 3, trễ nãi, vật liệu kém ….
Cứ tính bình quân, tiền chi phí xin giấy phép để xây một căn nhà tại Cali là trên $150,000. Xây nhà bây giờ với đủ thứ bảo hiểm là $360/ sqft. Xây một căn nhà nhỏ độ 1,000 sqft là thấy đi đoong $360,000 cộng $150,000, xem như là $510,000 giá thành, tính đóng thuế đủ trò thì $600,000. Nhà đầu tư phải lời 20% tối thiểu thì mới dám làm. Coi như giá $720,000. Với giá này thì người mỹ trung bình làm sao có thể mua được. Do đó họ chỉ xây nhà bán trên $1,000,000 thì mới có lời. Cho thấy chủ nghĩa Tân Xã Hội của đảng Dân chủ ở Cali khá đi ngoài thực tế. Họ kêu gào đánh thuế thằng giàu mà nếu thằng giàu không bỏ tiền xây nhà thì nhân công thất nghiệp.
Đọc tài liệu thì dân đầu tư bỏ Cali chạy đi chỗ khác xây chung cư hay cơ sở thương mại vì lời hơn.
Năm 1970, tổng số đầu tư của ngoại quốc vào Tân Gia Ba là $93 triệu mỹ kim và năm 2017 số tiền mà người ngoại quốc đầu tư vào xứ này lên đến $63.6 tỷ mỹ kim hay $63,600 triệu đô la độ 684 lần cho một nước chỉ 6.2 triệu dân.
Ông Lý Quang Diệu kể rằng, năm 1970 xứ ông ta là đệ tam thế giới nên phải cố gắng tìm người đầu tư. Nghe kể nhưng chưa tìm được nguồn chính thức, là ông Lý Quang Diệu dạo ấy mơ Tân Gia Ba trở thành Sàigòn, được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Họ phải đến Hoa Kỳ để thuyết phục các nhà đầu tư Hoa Kỳ vì thời đó chỉ có người Mỹ mới có tiền đầu tư. Đại khái họ đến Hoa Kỳ 40 lần thì mới có một phái đoàn người Mỹ đến Tân Gia Ba. Được cái là người Mỹ rất thích người Tân Gia Ba vì họ không xin xỏ, trợ giúp như các nước nghèo khác. Họ chỉ yêu cầu đầu tư vào nước họ với những thủ tục dễ dàng mà đến nay thủ tục hành chánh rất dễ dãi. Nghe nói có những công ty khởi đầu của Việt Nam, chạy sang xứ này để làm ăn.
Chiến lược của Tân Gia Ba khác với các nước đệ tam thế giới khác. Thay vì chú ý đến giúp đỡ kỹ thuật kiểu USAID, nhân công rẻ cho các xưởng sản xuất công nghệ hay may mặc như Hương Cảng dạo ấy thì họ lại kêu gọi ngoại quốc đầu tư vào để canh tân kỹ thuật mà người Tây Phương gọi là “Transfer the Know How”, chuyển giao công nghệ. Lấy thí dụ: khi một công ty ngoại quốc đầu tư vào một nước nghèo, phải tuyển hay huấn luyện các chuyên viên của nước sở tại thay vì đem chuyên viên của họ qua, còn người dân sở tại chỉ được quét rác, nấu nước pha trà, làm ô sin cho họ. Các chuyên viên của nước sở tại được làm việc và quen cách thức làm ăn, bảo hành máy móc thì một mai người sở tại có thể thành lập một công ty tương tự hay hay hơn để cạnh tranh thị trường. Đó là đường lối mà Đặng Tiểu Bình đã học từ Lý Quang Diệu, đưa Trung Quốc đến cường quốc trong vòng 30 năm.
Sự đầu tư của ngoại quốc tạo dựng công ăn việc làm ở cấp kỹ thuật cao nên cần nhiều chuyên viên kỹ thuật cao, giúp chuyên viên của xứ này học cách canh tân xứ sở họ. Đại học được mở ra nhiều, chú trọng vào thực chất nhiều hơn để đào tạo tài năng quốc gia, giúp mở mang kỹ nghệ và thương mại.
50 năm về trước, Tân Gia Ba sản xuất các mặt hàng như mùng chống muỗi và lưỡi câu và ngày nay họ sản xuất về hàng không, Semiconductor, biotech và là trung tâm tài chánh của các công ty nổi tiếng trên thế giới như BMW, Roche, Novartis, Microsoft and Apple. Hãng hàng không của xứ này được xem là số 1 trên thế giới hay phi trường của họ cũng lịch sự, to lớn, đẹp nhất nhì trên thế giới. Xuống phi trường của họ và phi trường Nội Bài sẽ thấy sự tương phản của hai chế độ.
Mô hình của Tân Gia Ba chứng thực là sự thịnh vượng lâu dài không thể được đem đến khơi khơi từ viện trợ nước ngoài. Mình có mấy người bạn gốc Tân Gia Ba, học ở Anh Quốc, rũ mình về xứ họ làm việc với họ khi xưa. Họ kể là tham nhũng ở xứ họ hầu như không có. Họ tuyển lựa những sinh viên giỏi nhất để làm việc cho chính phủ, được lương bổng cao gấp 2 lương ngoài, nhà cửa do chính phủ cấp nên họ không dám ăn hối lộ vì sợ đi tù mà khi ra tù thì khó mà kiếm được việc làm. Mấy người bạn không đậu vào trường đại học của Tân Gia Ba nên phải sang Anh Quốc học. Ai cũng thèm được chính phủ nhận làm việc trong các cơ quan chính phủ, tương tự kiểu Napoleon, xây dựng các trường lớn để đào tạo nhân tài, giúp việc cho chính phủ sau này như trường Bách Khoa hay ENA,…
Vào những năm 1960-70 của thế kỷ trước, có 9% dân số sống trong các chung cư của chính phủ, ngày nay số này lên tới 80%. Hệ thống này khá tốt, bao đảm giá nhà không cao để giúp người dân để dành tiền, nghe nói họ để dành đến 20% lợi tức để lo cho mai sau khi về già hay khi gặp hoàn cảnh xui xẻ như bị bệnh,… trung bình họ lãnh $55,000/ năm thì để dành được $11,000/ năm trong khi 25% người Mỹ có $1,000 trong trương mục ngân hàng.
Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, Tân gia Ba là nơi sản xuất các Disk, Hardrive, đồ điện tử như Hong Kong nhưng ngày nay chỉ có 24% kinh tế của họ thuộc về ngành kỹ thuật vào 70% chuyên về dịch vụ.
Nghe nói muốn sở hữu một chiếc xe hơi ở xứ này, tốn tiền rất bộn về thuế. Xứ này nhỏ nên không thể có nhiều xe hơi được. Bao nhiêu đều đi sử dụng hệ thống xe buýt, xe điện ngầm,..
Có một nước ở Phi châu đang bắt chước cách phát triển xứ họ theo đường lối Tân gia Ba là Rwanda. Xứ này một thời được nổi tiếng vì diệt chũng, chiến tranh chém giết nhau. Họ hiểu rõ sự giúp đỡ của nước khác sẽ gây ra nạn tham nhũng và các nước này không giúp đỡ khơi khơi. Năm 2000, số tiền đầu tư của ngoại quốc vào xứ này là 8 triệu đô la và năm 2017 số tiền đầu tư lên đến 1.7 tỷ đô la.
Người ngoại quốc đến đầu tư, họ chỉ đem tiền bạc, và khoa học đến, giúp người bản xứ, cập nhật hoá, cách thức làm ăn, kỹ thuật rồi những người sở tại này có thể thành lập một công ty hay dịch vụ khác theo khuôn khổ của người tây phương trong khi nhận sự giúp đỡ, như mình đã kể về chủ nghĩa Tân Thực Dân. Các xứ này đem đến làm việc chi đó nho nhỏ rồi ký hợp đồng xây dựng mấy cái lớn béo bở hơn. Họ chỉ cho đám cán bộ ăn một chút để họ làm ngơ. Họ đem chuyên viên của họ sang làm việc nên rốt cuộc các Khow How, kỹ thuật chẳng bao giờ được chuyển cho người bản xứ thì kỹ thuật sẽ không bao giờ gia tăng. Thậm chí các đại học của nước sở tại không đào tạo trình độ kỹ thuật viên để có khả năng làm việc cho các công ty quốc tế. Điển hình là Intel thành lập một công ty sản xuất ở Việt Nam, muốn mướn 150 kỹ sư người Việt để đào tạo nhưng chỉ có đâu 20-30 người là hội đủ điều kiện ngoài ra họ phải mướn kỹ sư ấn độ, mặc dù người Việt cứ tự xưng là thông minh.
Có người đọc cuốn sách của ông Lý Quang Diệu và dịch ra việt ngữ đoạn ông ta gặp thủ tướng Việt Cộng nên chép lại đây.
Lý Quang Diệu gặp Phạm Văn Đồng - Cuộc hội kiến của hai thủ tướng (copy từ Facebook Thái Bá Tân)
Phạm Văn Đồng đến Singapore vào ngày 16/10/1978. Tôi cảm thấy ông kiêu ngạo và khó ưa.
Tôi khởi đầu bằng sự đón chào ước vọng của Việt Nam muốn hợp tác cùng chúng tôi vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng nhưng khi nghe đài phát thanh Hà Nội và đọc báo Nhân dân tôi trở nên dè dặt. Họ không thân thiện, thậm chí còn đe dọa. Ông Đồng tuyên bố Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa và ông là một người cộng sản. Học thuyết của ông là chủ nghĩa Mác–Lênin. Ông đến Singapore để nói chuyện với tư cách Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam phải đóng góp vào sự nghiệp cách mạng và hòa bình của Đông Nam Á và thế giới. Điều này không liên quan gì đến Singapore.
Việt Nam là một đất nước 50 triệu dân, một quốc gia kiên cường, thông minh và giàu tài nguyên thiên nhiên. Cả Mỹ và Nhật đều bảo Việt Nam sẽ trở thành một nước mạnh về kinh tế; Mỹ và Nhật, sẽ cần các mối quan hệ thương mại và kinh tế với họ.
Sau đó ông quay sang các quan hệ kinh tế với một đề nghị gây bất ngờ là Singapore có thể đóng góp vào việc tái xây dựng Việt Nam. Tôi phản đối một cách lịch sự rằng chúng tôi phải có được sự đáp trả cho hàng hóa và dịch vụ của mình, ông nói thẳng thừng rằng nền kinh tế Việt Nam không phát triển và các khả năng thương mại bị giới hạn. Đêm đó trong khi tôi đi bộ với ông đến tiệc chiêu đãi, ông lại nói một lần nữa rằng Việt Nam không thể trao đổi mậu dịch nhưng cần giúp đỡ; Singapore đã thu lợi từ chiến tranh Việt Nam, bán vật liệu chiến tranh cho người Mỹ, do đó trách nhiệm của chúng tôi là phải giúp đỡ họ. Tôi lặng người bởi thái độ ngạo mạn và hung hăng này.
Khi chúng tôi trên xe chạy dọc khu cảng vào ngày hôm sau, ông thấy nhiều tàu bỏ neo. Một lần nữa ông buộc tội chúng tôi đã thu lợi vô cùng lớn từ chiến tranh Việt Nam và phát triển Singapore trên sự mất mát của họ vì thế trách nhiệm của chúng tôi là giúp đỡ họ. Tôi hoài nghi. Tôi không thể hiểu tại sao chúng tôi lại buộc phải giúp đỡ họ trong khi họ bị kiệt quệ bởi một cuộc chiến mà chúng tôi không gây ra và chúng tôi không hề đóng bất cứ vai trò nào trong cuộc chiến ấy. Tôi nói những nguyên liệu chiến tranh chính yếu chúng tôi cung cấp cho các lực lượng Mỹ ở Việt Nam là POL (xăng, dầu và chất bôi trơn) xuất phát từ các công ty dầu của Anh và Mỹ. Lợi nhuận cho Singapore là không đáng kể. Trông ông có vẻ ngờ vực.
Tôi nói chúng tôi chuẩn bị để giao dịch kinh tế chứ không phải để viện trợ không hoàn lại. Ông không hài lòng. Chúng tôi chia tay lịch sự nhưng lạnh lùng.
Theo Theo Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Singapore 1965 - 2000/ From Third World to First: The Singapore Story - 1965-2000.
Khi người Việt bỏ nước ra đi, bà Thatcher muốn mướn một hải đảo ở Đông Nam Á để người Việt tỵ nạn sinh sống kiểu xứ Tân Gia Ba nhưng ông Lý Quang Diệu sợ nên đã viết thư cho bà thủ tướng Anh Quốc, bác bỏ ý tưởng này vì sợ người Việt sẽ phát triển và cạnh tranh với xứ ông ta.
Chính phủ Carter, muốn đóng góp vào sự phát triển Việt Nam sau 1975, nghe nói đâu 2 tỷ mỹ kim nhưng chính phủ Việt Cộng không chấp nhận vì mới chiếm được Sàigòn nên hồ hởi chê đến mấy chục năm sau, phải năn nỉ người Mỹ bỏ cấm vận, đầu tư vào Việt Nam. Dạo ấy quân đội Hà Nội được xem đứng hạng thứ 5 trên thế giới với mấy triệu bộ đội, xe tăng,… có lẻ vì vậy mà Hà Nội rất hồ hởi, đe doạ các xứ láng giềng theo thuyết Domino là miền nam Việt Nam bị xụp đỗ thì toàn Đông Nam Á sẽ xụp đỗ theo.
Cũng may là Trung Quốc xua quân qua biên giới nếu không thì có lẻ Hà Nội sẽ đánh chiếm xong Cam Bốt sẽ chạy qua Thái Lan, …
Ông Lý Quang Diệu, được du học tại Anh Quốc có bằng hành nghề là luật sư, sau này về nước tham gia chính trị, đòi lại độc lập. Ông có nghề thầy cãi nên đấu tranh với người Anh Quốc theo bài bản được dạy trong trường, còn Việt Nam mình theo văn hoá võ biền, chỉ đánh nhau với súng ống vì không có chữ nghĩa nhiều để chọi lại mấy thằng tây rồi tàn phá hết nền công nghệ của Sàigòn sau 75.
Với chí hướng thay đổi Tân Gia Ba mà khi qua đời, ông ta chỉ cho xây một ngôi mộ bình thường vì ai cũng nhớ đến ông ta, dù chả có khẩu hiệu treo đầy phố ở Tân Gia Ba nhằm nhắc nhở đến công lao của ông này và nhóm người giúp việc cho ông ta.
Chán Mớ Đời