Dạo mình sang Hoa Kỳ làm việc thì có nhiều trò khiến mình thất kinh. Xem truyền hình, họ nói nhanh dễ sợ, không chậm chạp như bên Anh Quốc, lý do là để dùng thì giờ bán quảng cáo. Trung bình 15 phút tiếp thị cho mỗi tiếng phát hình. Cứ nói ba la bu lua là thấy mấy phút quảng cáo nên chán không muốn xem.
Cuối tuần thì thấy đài truyền hình giảng đạo. Các con chiên khỏi cần lên đồ đến nhà thờ nhất là khi trời mưa, bão tuyết vì Chúa đã phán; con chiên ở đâu thì có ta ở đấy. Cứ bận đồ áo ngủ, xà lỏng run đùi nghe mấy cha cố giảng đạo rồi đến cuối chương trình, rút thẻ tín dụng ra, cúng phát sương thỏi mái. Có dạo người ta còn xem xi nê trong xe hơi nên cũng có đi lễ nhà thờ nhưng đậu xe trong bãi đậu xe rồi nghe cha giảng qua radio, tay ôm người yêu. Cuối giờ chạy ra trả tiền ở cổng.
Hết màn truyền đạo xong, sau cơm trưa là đến màn xem thể thao với quảng cáo bia và hot dog ầm vang cả nhà. Xem một mình không vui, bọn mỹ rũ nhau lại nhà xem, chúng bận đồ của các cầu thủ chúng tôn thờ. Ngày Superbowl, trận chung kết hàng năm của bóng bầu dục, kiểu Rugby của Âu châu nhưng được chế biến lại thêm cái màn trong sở, mỗi người chung tiền để cá cược.
Năm ngoái đi La Mã lại, có đưa đồng chí gái viếng thăm Colesseo, nơi Lý Tiểu Long đấu với Chuck Norris đến chết trong phim Mãnh Long Quá Giang. Nơi mà khi xưa các hoàng đế La Mã đã đến tham dự các trận giác đấu được diễn lại trong phim Gladiator một cách ngoạn mục.
Nhà thơ trào phúng Decimus Lūnius Luvenālis, thời La Mã đã diễn tả những cuộc chém giết với cụm từ "panem et circenses" (bánh mì và trò xiếc) dưới thời bạo chúa Nero như sau: “Ngày nay, họ thậm chí còn chẳng buồn mua phiếu bầu của chúng ta. Công chúng trở nên vô dụng. Giới bình dân mới ngày nào còn quan tâm đến luật pháp được ban hành ra sao, ai là quan chấp chính, các quân đoàn La Mã chinh phạt đến đâu; nay đã trở thành những kẻ thèm khát không gì ngoài hai thứ: bánh mì và những gánh xiếc.”
Nhà thơ trào phúng Decimus Lūnius Luvenālis |
Nhà thơ này cho rằng nền Cộng Hoà La Mã đang trên đường sụp đổ vì giới bình dân trở nên biếng nhác, vứt bỏ trách nhiệm chính trị đối với quốc gia, chỉ muốn cái bụng no nê và hoan lạc với những trò chơi, nói theo thời nay là hủ hoá, mất quan điểm lập trường cách mạng.
Nhớ dạo còn nhỏ, học lịch sử Việt Nam vào thời Pháp thuộc thì thầy giáo giải thích dạo ấy thực dân cứ tổ chức cho thanh niên ăn chơi, nhảy đầm, chơi thể thao nhằm ru ngủ lòng ái quốc, tư duy của thanh niên. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có làm bài "Hội Tây":
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
Dạo mình sang Tây thì cuộc cách mạng văn hoá "Mai 68" đã qua, có lẻ vì vậy mà các trận đấu túc cầu hay banh bầu dục được truyền hình phát tuyến hàng tuần. Các trận đấu âu châu vào tối thứ 4 và địa phương vào ngày cuối tuần. Đi làm khuân vác ở siêu thị, nghe mấy tên tây đồng nghiệp cứ bàn tán về cầu thủ mới nổi như Rocheteau, Didier Six,..khiến mình nghiện, lương không bao nhiêu cũng phải móc túi đi xem đội tuyển Pháp đá ở vận động trường Parc De Prince.
Ngoài túc cầu, Rugby, các môn thể thao khác được chính quyền nâng đở như thể một chương trình không nhằm giúp người dân có cuộc sống lành mạnh nhưng để định hướng người dân và quản chế họ trong những ngày nghỉ cuối tuần. Sáng thứ hai vào nhà máy thì trong lúc nghỉ giải lao, công nhân thợ thuyền bàn tán về trận đấu vừa qua rồi đến ngày thứ 5, 6 là họ nói về trận đấu sắp tới,…. Cứ thế, giới cầm quyền có thể đánh lạc hướng người dân bất mãn chế độ, hạn chế tối đa khả năng tham gia một cuộc cách mạng nhằm lật đỗ giới cầm quyền hiện tại.
Đọc báo mấy ngày nay, thấy thiên hạ chửi um sùm về sự thất bại của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan, rồi giới truyền thông lèo lái về một quá khứ xa xưa khi VNCH, vô địch các giải quốc tế, đá hay hơn các đội tuyển Nhật Bản, Nam Hàn và họ không gọi VNCH là nguỵ quân nguỵ quyền nữa để thoa diệu những bức xúc của người dân về giới lãnh đạo dốt nát, vơ vét, bán thuốc trị bệnh ung thư giã cho người dân để làm giàu.
Giá xăng đang tăng thì họ tạo ra những trò khác để người dân bàn cãi như hát nhạc Bolero làm mất quan điểm lập trường cách mạng, phải hát nhạc đỏ để nhớ đến những chiến thắng hào hùng khiến nhạc sĩ Trần Tiến, nếu mình không lầm là tác giả bài “những đôi mắt mang hình viên đạn: kêu gọi nên quên quá khứ đi khi người đứng đầu của đảng, tuyên bố là chúng ta đánh Mỹ cho Nga, cho Tàu.
Thể thao ngày nay được phổ biến toàn cầu, một cầu thủ như Neymar Jr vừa được mua bởi đội Paris Saint Germain, với giá khủng, nghe nói đâu trên 220 triệu Euro. Lý do là cầu thủ này có nhiều người theo dõi trên mạng, nghe nói có đến 52 triệu người ái mộ, sẽ giúp cho các nhà đầu tư vào đội banh PSG quảng cáo, bán tiếp thị trên mạng của cầu thủ này chỉ cần bán 2 triệu cái áo có tên Neymar là huề vốn.
Các nhà tư tưởng hay tâm lý học cho rằng "bánh mì và xiệc" là văn hoá đại chúng hiện đại, đặc trưng cho thời kỳ đầu tôn giáo, là thuốc phiện tinh thần ru ngủ người dân. Do đó muốn gầy dựng lực lượng cách mạng thì điều tiên quyết là phải kéo dân chúng ra khỏi vùng văn hoá đại chúng ngu muội này. Mình nhớ khi xưa, gặp mấy ông kêu gọi chống cộng đủ trò nhưng mê đá banh Mỹ mệt thở, đang họp họ kêu mau mau để về coi đá banh. Chán Mớ Đời
Ông Friedrich Nietzsche cho rằng chủ nghĩa xã hội mà Karl Marx và Hegel chủ xướng là một phiên bản thế tục của tôn giáo mà họ hô hào xây dựng một xã hội không đói nghèo, không bốc lột và người dân trở thành nô lệ cho thói ganh tỵ vô sản và đạo đức cách mạng. Ông Karl Marx, con một mục sư Tin Lành nên học thuyết của ông ta chịu nhiều ảnh hưởng của Kito giáo. Tương tự người ta cũng chỉ trích các mô hình xã hội do Phát Xít và cộng sản, khiến người dân từ bỏ trách nhiệm chính trị để đổi lấy những chương trình phúc lợi rẻ tiền với nền văn hoá vô sản đầy tuyên truyền tính, quay mặt mặt với thành quả của kỷ nguyên Khai Sáng.
Tưởng tượng người nông dân Việt Nam khi xưa làm ruộng cực nhọc, bị quan chức nhà Nguyễn đánh thuế, hạch sách như giới cầm quyền cộng sản hiện tại bổng nhiên có một ông cố đạo người tây phương đến, rao giảng về một thế giới bình đẳng trước thiên chúa, về một thiên đàng như thế giới đại đồng,…thì họ sẵn sàng chết nếu bị quan quân triều đình ngăn cấm bắt.
Tương tự ngày nay người dân Hương Cảng đã sống trên 100 năm với tự do dân chủ nên họ sẵn sàng xuống đường để bảo vệ tự do của họ. Trong khi đó thanh niên Việt Nam xuống đường đi bão sau một trận túc cầu. Có người chê trách họ không đi biểu tình như người Hương Cảng. Họ có nếm mùi tự do dân chủ một ngày nào từ khi cha sinh mẹ đẻ đâu mà chí trích họ.
Tương tự ngày nay người dân Hương Cảng đã sống trên 100 năm với tự do dân chủ nên họ sẵn sàng xuống đường để bảo vệ tự do của họ. Trong khi đó thanh niên Việt Nam xuống đường đi bão sau một trận túc cầu. Có người chê trách họ không đi biểu tình như người Hương Cảng. Họ có nếm mùi tự do dân chủ một ngày nào từ khi cha sinh mẹ đẻ đâu mà chí trích họ.
Chế độ quân phiệt xứ Á Căn Đình, tổ chức giải túc cầu thế giới, họ mua đội banh Peru để được vào chung kết và thắng, giúp cho chế độ tồn tại một thời gian, nhưng kinh tế vẫn bết bát nên họ cho quân đổ bộ đảo Maldives nhưng không may là gặp bà Thatcher nên chế độ tan rã.
Do đó người ta chửi Hà Nội cứ xưng “tàu lạ”, người nước lạ,...vì họ không thể đánh Trung Cộng được. Đánh là thua thì chế độ sẽ tan rã như chế độ quân phiệt Á Căn Đình. Trên báo ngoại quốc có một tên nào, mình đoán là do Trung Cộng trả tiền viết vì hắn kể các Hải cảng quân sự cua Trung Cộng khi đánh Việt Nam ra sao; bằng không quân, Hải quân,... chúng ta thấy Trung Cộng cho làm phim tuyên truyền về các phim hành động quân sự, đủ trò chiếm ngập Việt Nam để định hướng người Việt, không nên chống lại Trung Cộng.
Do đó người ta chửi Hà Nội cứ xưng “tàu lạ”, người nước lạ,...vì họ không thể đánh Trung Cộng được. Đánh là thua thì chế độ sẽ tan rã như chế độ quân phiệt Á Căn Đình. Trên báo ngoại quốc có một tên nào, mình đoán là do Trung Cộng trả tiền viết vì hắn kể các Hải cảng quân sự cua Trung Cộng khi đánh Việt Nam ra sao; bằng không quân, Hải quân,... chúng ta thấy Trung Cộng cho làm phim tuyên truyền về các phim hành động quân sự, đủ trò chiếm ngập Việt Nam để định hướng người Việt, không nên chống lại Trung Cộng.
Cái vui là chương trình Obamacare, mình hỏi 10 tên ủng hộ chương trình này, giải thích cho mình lý do họ ủng hộ thì 10 người như một, không ai hiểu chương trình này. Thật ra cũng không trách họ, ngay mấy ông dân biểu liên bang bỏ phiếu chương trình cũng chưa đọc. Chúng ta bị giới truyền thông gây ảnh hưởng mà không tìm tòi tài liệu để đọc. Chúng ta từ bỏ trách nhiệm chính trị của một công dân, bỏ mặt cho những chính trị gia tha hồ nói phét, để chấp nhận một nền văn hoá vô sản rẻ tiền.
Chúng ta bán lương tâm mình để đổi lấy những phúc lợi riêng tư. Có anh bạn kể là gia đình anh ta trả tiền bảo hiểm trên $200/ tháng, với chương trình Obamacare thì phải trả gấp 3. Có dạo mình tính viết về Obamacare nhưng họ đang sửa đổi lại nên thôi. Họ ủng hộ nhưng không hiểu chính phủ lấy tiền đâu ra để trả. Họ không bao giờ đọc giấy trả lương nên không biết là phải đóng thêm 3.8% thuế cho Obamacare mà họ dùng cụm từ khác là “Medicare Tax”
Khái niệm "bánh mì và xiệc" cho thấy tính ích kỷ và vô trách nhiệm của người bình dân. Anh từ khước quyền bỏ phiếu để rồi khi ông Trump đắc cử, anh lại chửi bới kêu không phải tổng thống của anh. Thay vì tụ tập nhậu nhẹt, xem đá banh, anh có thể tổ chức những buổi nói chuyện về chính trị, cải tổ tại địa phương thay vì cứ chửi bới như ru ngủ lòng tự mản chính anh. Anh không dám xuống đường vì sợ bị cảnh sát đánh, bắt nên chỉ nhấn "Like" trên mạng như những tên trí thức dỡ hơi.
Về Việt Nam, mình thấy thiên hạ cứ rũ nhau đi ăn nhậu, bàn tán đến cá độ thì thấy tương lai của một Việt Nam thịnh vượng rất xa vời. Một người dân làm đồng nào là nhậu đồng đó, nợ cá độ. Một thành phố Đà Lạt không có tiền trả lương cho cán bộ nhưng cán bộ đi xe xịn, nhậu thâu đêm rồi tăng 2 tăng 3.
Vấn đề nan giải của xã hội là người ta không biết giới bình dân sẽ làm gì nếu họ buồn chán khi họ thấy những giới giàu có ăn chơi sung sướng. Hình ảnh mình nhớ mãi thời bé là nhìn qua cửa sổ của một gia đình được xem là trung lưu trong xóm, xem con gái của họ cắt bánh tây trong buổi tiệc sinh nhật. Mình còn nhớ cứ nuốt nước miếng ừng ực để rồi bà chủ nhà chạy ra, cầm chổi chà xua đuổi mình với mấy thằng trong xóm bên cửa sổ như đuổi ăn mày.
Nếu trời không ỉa trúng đầu mình, được đi du học thì biết đâu sau 75, mình dám làm dân CM30, tố cáo bà hàng xóm là không cho mình ăn bánh tây, còn lấy chổi chà xua đuổi đám bần cố nông như mình. Chán Mớ Đời
Tổ chức các trận bóng, rút ruột người dân khiến chúng chỉ lo kiếm tiền mà quên bổn phận, trách nhiệm người dân, mặc phó cho kẻ cầm quyền "no". Vua Gia Long có tuyên bố một câu rất ý nghĩa: "có đói nói mới nghe".
Xong om
Nhs
Nhs