Để lại cho con

Có anh bạn linh mục kể mình chuyện về một người Việt, bán vàng ở Phước Lộc Thọ. Bà ta bị ung thư, cảm ơn Chúa đã cho bà ta bị bệnh mới có thì giờ nhìn lại cuộc đời. Sang Hoa Kỳ, lo làm ăn nên quên hết việc khác. Cuối tuần buôn bán lo làm ăn, ở nhà sang trọng, con cái chỉ cho tiền nhưng không có thì giờ lo cho con cái. Bà ta chỉ cho linh mục, người con rồi nói đó là con nhưng không biết nó nghĩ gì, chỉ xin tiền rồi mua quà cho nó. Đi chơi cũng không dám đi chơi, nghĩ hè vì sợ mất bán. Nay có gia sản nhưng sắp chết.
Ông Napoleon Hill, tác giả cuốn sách "Think and grow Rich", kể người giàu nhất thế giới dạo ấy là ông Andrew Carnegie, di cư từ xứ Tô Cách Lan, đã trả chi phí cho ông ta, giới thiệu những nhà tài phiệt suốt 20 năm để giúp ông ta, phỏng vấn để viết cuốn kinh thánh cho những người muốn làm giàu, để biết những bí quyết của những đại phú gia mỹ.
Cuối đời, ông Carnegie tặng toàn bộ tài sản của mình cho các hội từ thiện để họ sử dụng tiền bạc của ông để lại, làm những việc đem lại lợi ích cho cộng đồng, nhân loại tiêu biểu viện âm nhạc Carnegie nổi tiếng ở New York, những hậu bối sau này như ông Warren Buffett, Bill Gates,... , đều bắt chước theo.
Tại sao người giàu ở Hoa Kỳ không để lại gia tài cho con cháu, lại đem xung vào các việc làm từ thiện? Có câu chuyện về Peter Buffett, con trai của ông Buffett, hỏi mượn tiền của cha nhưng ông bố không cho khiến ông con tức giận, đi mượn ngân hàng. Sau này ông con mới thấu hiểu những hệ lụy đi kèm với mượn tiền và cám ơn ông bố đã dạy ông ta một bài học.

Một mặt họ muốn sử dụng những gì luật pháp Hoa Kỳ cho phép để khỏi phải đóng thuế gia sản khi họ qua đời. Thí dụ: gia sản của ông Gates phải đóng ít nhất 65% thuế nếu ông ta qua đời. Dạo này người ta đang đánh bà Clinton với những đóng góp cho Foundation của gia đình họ Clinton. Thay vì lấy tiền dưới tên của hai vợ chồng này thì họ để các khách hàng nhờ họ tư vấn, đóng góp vào quỹ của foundation của họ, sẽ không bị đóng thuế. Họ và con cháu vẫn tiếp tục hưởng lợi tức từ Foundation này mà không phải trả thuế từ 3 đời này sang đời khác hình như ba thế hệ thì phải, sau đó sẽ dùng chiêu khác.
Hôm trước có cháu họ bên vợ hỏi mình để nhà lại cho con cái ra sao, mình nói không có cho đứa nào hết, hắn ngạc nhiên vì đến nhà mình để hỏi chuyển tên sang cho con gái độc nhất, nha sĩ nhưng lại sợ sau này con gái ly dị thằng rễ chia đủ trò. Mình kể có một căn nhà mình mua vì ông cha sang tên cho người con trai để được hưởng medicare như hai vợ chồng đang chuẩn bị về hưu. Bổng nhiên thằng con lăn đùng ra chết, cô vợ muốn bán nhà nhưng ông bố chồng không cho ai vô xem nhà mà đuổi thì cũng không được. Do đó cô vợ nhờ người bạn quen hỏi mình có muốn mua hay không. Mình làm giấy tờ sang tên rồi gõ cửa kêu là chủ mới rồi ký giấy tờ cho ông bố mướn nhà. Xong om! Khiến tên cháu họ run vì người tính không bằng trời tính.
Có bao nhiêu thì cho từ thiện, mình giúp con ăn học thành tài là xong bổn phận. Nếu chúng không tạo dựng được sự nghiệp với kiến thức của chúng thì để lại bao nhiêu tài sản cũng vô ích vì chúng sẽ đốt phá trong khi cho từ thiện như tặng học bổng cho sinh viên mà mình làm từ 30 năm nay, ít ra cũng giúp ai đó, thay đổi cuộc đời của họ như mình khi xưa được chính phủ tây cho tiền ăn học.
Mình nhớ ông làm vườn cho gia đình mình khi xưa ở Đà Lạt nói; để lại cho con ruộng nương không bằng để lại cho con cái nghề. Sau này đọc Tân Ước thì khám phá câu chuyện dạy người ta câu Cá thì người ta có Cá ăn Cả đời.
Có dạo mình đi xem căn nhà chủ muốn bán. Mình hỏi lý do tại sao bán thì ông chủ nhà kể là của cha mẹ để lại, ông ta muốn bán rồi đem tiền qua Nam Phi, đầu tư vào mõ kim cương, giàu nức vách. Thật ra, ông ta cấn nhà, mượn tiền của xã hội đen, nay muốn bán để trả nợ và còn chút tiền thì đầu tư với nhóm nào ở Nam Phi. Đến nay mình chưa nghe tên ông ta trở thành triệu phú nhờ mõ kim cương ở Nam Phi. Khi đầu tư, dùng tiền mồ hôi nước mắt của mình làm ra thì người ta rất cẩn thận, cân nhắc kỹ lưỡng còn của cha mẹ thì nơ pa. Tiền có mùi hương, nhang khói nên dễ bay.
Có ông thầy dạy về mua nhà cửa nói; ông ta dùng tiền bạc kiếm được dẫn vợ con đi chơi, nghỉ hè tại những nơi sang trọng, tạo dựng những kỷ niệm đẹp với gia đình, hưởng thú ở đời còn gia tài thì cho từ thiện thay vì để lại cho con cháu, sẽ làm chúng hư, hạn chế khả năng phát triển của chúng trong đời. Nếu chúng biết sẽ hưởng gia tài thì vô hình trung mình dập tắt ngọn lửa dựng nên sự nghiệp, dấn thân của tuổi trẻ vô hình trung giam lỏng chúng trong cái chuồng có gia tài của mình và chúng sẽ không có điều kiện để thi thố với đời.
Ông chủ cũ vườn của mình là Developer rất giàu, sau khi qua đời để lại tài sản cho con cái. Chúng cãi nhau, kiện nhau ra toà, tên con trai đang làm trustee của Trút gia đình bị đứa con gái kiện, khiến toà tước quyền của hắn giao cho cô con gái, ở New York. Anh em không nhìn mặt nhau nữa. Người Mỹ hay nói tiền bạc sẽ làm lộ chân tướng của con người ra. Trong gia đình, anh em thương nhau nhưng khi đã lập gia đình thì ai nấy đều nghĩ đến quyền lợi riêng tư của tiểu gia đình của họ rồi chị dâu em chồng xúm mỏ vào thì như cái chợ.
Cô con gái ở New York, không biết gì về vườn tược do thằng anh chăm sóc với bố từ bấy lâu nay. Tên làm vườn cứ nhận tiền lương nhưng cô con gái đâu biết hắn có làm việc hay không vì ở xa. Tên này để nước chảy khi mình đi viếng trước khi mua, phải trả tiền nước đến $7,000-$8,000/ tháng nên cô con gái bán tháo bán rẻ cho tên làm vườn giá $60,000. Tên làm vườn hái trái bơ bán đâu $80,000 rồi nộp tiền cho cô con gái rồi xoay qua bán cho mình với giá cao hơn. Nếu để thằng con trai được bố mẹ giao cho làm trustee, bán thì nó biết giá trị của mảnh vườn thì chắc chắn không đến tay mình.
Khi tiền mình làm ra bằng mồ hôi nước mắt thì khi chi tiêu mình cẩn thận trong khi tiền bạc của cha mẹ để lại như trúng số xài thẳng tay nên trung bình sau 5 năm là tiền bạc cha mẹ để lại thì các công tử Bạc Liêu đốt hết. Khi xưa, mình xin tiền bà cụ đi đánh bida, không tiếc tiền đến khi đi Tây làm nghề rửa chén thì tiết kiệm tiền, chịu khó đi bộ thay vì đi métro. Nhiều khi nghĩ lại thấy thương bà cụ nên em mình hay nói mình làm hư bà cụ. Bà cụ còn sống bao lâu mà đắn với đo.
Mụ vợ mình kể con gái không thích đi với mẹ nhưng mỗi lần đi mua sắm là rũ mẹ đi chung để mẹ trả tiền. Mẹ nó bắt trả phân nữa nên nó tự hạn chế mua đồ hiệu nhiều. Mình làm cho nó cái thẻ tín dụng của công ty để nó tập sử dụng. Mỗi lần nó xài chi tiêu mua áo quần là mình trừ tiền của trương mục nó nên nay hết dám tiêu bậy bạ. Nhớ ở Hán Thành, đi chơi shopping với mình thì 3 mẹ con không ai dám mua đồ gì cả vì biết bệnh dị ứng tiêu tiền của mình đến ngày cuối cùng, mình lấy cớ mệt nên về nhà ngủ rồi đi xem triển lãm. 3 mẹ con được tự do đi mua sắm, chiều về đi ăn vui vẻ không thể tả, cám ơn bố rối rít.
Ông thầy nói là nếu để lại tài sản cho con thì chúng sẽ ỷ y rồi không làm gì cả, chỉ đợi ngày lãnh gia tài. Làm như vậy thì ông ta phá hỏng cuộc đời con cháu vì biết đâu nếu chúng không mong đợi gì ở ông ta thì sẽ bung ra làm ăn thì có thể giàu gấp mấy lần ông ta. Tương tự người ta có một người tình nhưng chưa hài lòng lắm nhưng nếu đi tìm người khác thì sợ mất cái đang có nên cứ vòng vòng với người tình chưa vừa ý. Nếu người đó chịu khó đi tìm trong dân gian thì có thể tìm được ý trung nhân và sống hạnh phúc đến mãn đời thay vì sống với người phối ngẫu không hãnh diện hay chưa vừa lòng. Có lẻ vì vậy vào tuổi hồi xuân, nhiều người tiếc rẻ nên hay làm những điều quái quái như để níu kéo lại một thời đã qua.
Ơ Anh quốc khi xưa người ta có luật thừa kế mà Hoa Kỳ là cựu thuộc địa cũ thường dùng; để gia tài cho trưởng nam với điều kiện người trưởng nam cho em út canh tác ruộng vườn của cha mẹ để lại. Lý do là nếu ruộng cha mẹ để lại mà đem ra chia năm sẻ 7 thì dần dần đời này sang đời nọ trở thành miếng đất nhỏ khó mà trồng trọt không đủ ăn, lại phải bán rồi đi làm công cho thiên hạ.
Việt Nam với nền văn mình lúa nước, đất đai cày cấy là tối quan trọng, nên họ sợ đất đai bị chia 5 sẻ 7, chỉ để con trai thừa hưởng gia tài nhất là trưởng nam. Gặp ông Cả mà đàng hoàng thì em út còn nhờ cậy, gặp bà chị dâu Cả mà tham lam, muốn dành hết thì chả có sơ múi gì mà tết giỗ gì cũng phải về lo. Ngày nay, đa số sống trong thành thị thì nên cần sửa đổi tư duy về luật thừa kế.
Ông cụ mình quê ở Sơn Tây, sau này con học xong đại học, mình để dành tiền từ từ sẽ cho xây dựng lại nhà thờ ông bà ngoài quê, làm nhà thờ từ đường để bên nội có nơi họp mặt ngày giỗ. Có dạo bà cụ mình bàn nên bán một số đất rồi dùng tiền ấy sửa lại nhà thờ nhưng mình nghĩ không nên. Con cháu bán thì sau này dòng họ không còn gì.
Năm ngoái về Đà Lạt, mình phải động viên ông bà cụ đi ra tổ hợp luật sư ký giấy tờ di chúc, cấm con cháu không được bán căn nhà thờ từ đường thì khám phá ra vài thành viên trong gia đình không nhất trí với di chúc của ông bà cụ. Tối đó ở nhà như cái chợ nhưng rồi mọi người cũng quen với thời gian. May mà đã làm trước khi ông cụ qua đời chớ nếu không, nay anh em chắc có chuyện không vui. Mình tính mai mốt để dành tiền, sẽ cho sửa sang lại căn nhà mà mình đã từng đào đất trong suốt 3 tháng hè năm xong 3 ème để xây dựng lên nó, để sau này con cháu tứ xứ có về thăm, thắp nén hương cho ông bà cụ, đã bỏ quê đến lập nghiệp tại Đà Lạt.
Có một câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh: “Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Người hiền đức mà giàu có thì tự nhiên sẽ suy hao chí khí. Nếu con cháu không bằng được ta thì cũng chẳng lưu cấp tiền bạc để làm gì, người ngu muội mà giàu có thì càng trở nên ngu muội”.
Nhs