Tứ Biên

Sáng hôm sau thì bọn này trực chỉ hướng đông Bắc để viếng vùng 4 biên giới (Four Corners) mà mình nghe tụi mỹ bạn thường nói đến. Địa điểm có 4 biên giới của tiểu bang giáp nhau: Utah, Arizona, New Mexico và Colorado. Mấy tiểu bang ráp ranh giới nhưng ít khi có đến 4 tiểu bang nên khá đặc biệt.
Chạy mệt thở đến nơi đồng chí vợ rất là thất vọng vì giữa đồng mông hiu quạnh, có con đường nhỏ đi vào, trả $5/ người để thấy 2 đường ranh và điểm hội tụ của 4 biên giới tiểu bang. Cũng phải đứng xếp hàng để chụp hình. Họ cho một người được chụp tối đa 3 cái hình để thiên hạ không phải đợi.
Cầm iphone để xem định vị giờ giấc ra sao, nhảy từ làn biên này sang làn biên bên cạnh nhưng không thấy nhúc nhíc vì Utah và Colorado hơn một múi giờ. Có người giải thích là khu tự trị của người thổ dân da đỏ nên múi giờ của họ không thay đổi. Chán mớ đời!
Vợ con đi mua đồ kỷ niệm của thổ dân da đỏ xong thì ăn thử đồ ăn vùng này do người da đỏ bán. Fry bread tương tự bánh tiêu dầu chá quẩy nhưng dỡ hơn rồi taco. Dỡ không thể chê hơn được.
Tính chạy qua tiểu bang New Mexico rồi chạy dọc xuống miền nam rồi về Cali qua ngõ Phoenix để thăm Ngưu Lang nhưng thấy phong cảnh, có vẻ không khá hơn đây nên chạy ngược về hướng hồ Pơwell để ở lại đêm ở thành phố Page.
Xem internet thì Expedia cho biết giá phòng, nói còn có 1 phòng phải đặt phòng ngay. Gọi điện thoại cho khách sạn thì được biết còn 30 phòng. Hỏi thăm cô nhân viên trả lời điện thoại theo cách dạy của mấy ông thầy dạy về thương lượng thì cô ta bớt cho $30 và cho thêm ăn điểm tâm miễn phí, coi như đỡ thêm $36 cho 3 mạng, đở tốn $66 nếu đặt phòng qua internet. Đỡ buồn mớ đời!

Đồng chí vợ và đồng chí con gái muốn đi viếng mấy hang động do thổ dân da đỏ hướng dẫn nên sáng hôm sau lại đi sớm sau điểm tâm. Mụ vợ kêu là ăn sáng quá ngon so với những buổi khác mụ làm cho cả nhà ăn. Vùng này thuộc vùng tự trị của thổ dân da đỏ nên bao nhiêu trò hướng dẫn du khách đều do người thổ dân lãnh hết để tạo công ăn việc làm cho dân họ.
Giới trẻ ra phố ở cho tiện, để đi làm cho khách sạn hay công ty du lịch của thổ dân. Nói tiếng anh nhiều hơn thổ ngữ nên có lẻ một thời gian sau, một vài thế hệ nữa chắc sẽ bị đồng hoá theo dòng chính dù chính phủ mỹ có cho họ các quyền lợi đặc biệt như không đóng thuế,...
Nói chuyện với họ thì họ dùng iphone, xe hơi, internet,..., nên sẽ rất khó cho họ trở về sống trong khu tự trị để tiếp tục duy trì văn hoá ngàn xưa như sống trong các căn lều, đi săn thú bằng cung tên hay trồng trọt. Không có điện nước, internet,...
Bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát các văn hoá không chịu tân trang, cập nhật hoá cho kịp thời đại và kỹ thuật.
Giấy báo là phải đến trước 1 tiếng đồng hồ. Cả gia đình lục đục đến sớm, ngồi ngáp bụi. Mấy hướng dẫn viên, thổ dân da đỏ đã có mặt nhưng 1 tiếng sau họ mới mở cửa. Mỗi nhóm du khách được một hướng dẫn viên. Coi như cách làm việc của người da đỏ là ngồi ngáp ruồi với nhau một tiếng trước khi nói chuyện làm ăn như trong phim xi nê, phải hút thuốc đóm thổi ra khói trước khi đánh nhau.
Gia đình mình được một bà hơi già già làm hướng dẫn viên, có tên mỹ Daisy. Mình hỏi bà không có tên Navajo thì được biết xưa rồi. Bây giờ là mỹ rồi. Bà này không rành tiếng anh lắm nên trong suốt cuộc dã ngoạn, câm như hến trong khi các hướng dẫn viên khác, trẻ thì họ cầm điện thoại rồi đứng chụp hình, chỉ cho du khách cái này cái nà. Có một cô chụp pano rất đẹp.
Tới giờ họ cho lên xe GMC chở lính mỹ khi xưa, có người thì họ cho leo lên xe pick up được độ lại phía sau, gắn cái mui che nắng và hai băng ghế. Cả đoàn xe phóng phon phon trên sa mạc cát đỏ như rượt đuổi nhau, bụi cát bay mịt mù, cứ như xi nê, thấy mọi da đỏ rượt mỹ trắng.
Khi xưa, xem xi nê các phim cao bồi thấy mọi da đỏ cởi ngựa hú hú nay thì mọi da đỏ lái xe vận tải nhẹ chạy hú hú, cát bay mịt mù.
Đến nơi thì có nhiều xe chở du khách của các công ty du lịch khác đến nên khá đông người dù sáng sớm. Tính độ trên 200 người. Xe chở du khách đến, đậu hàng loạt khiến không gian hơi quái quái.
Đường vào hang động thì độ 1 mét ngang nên đi một hồi thì gặp nhóm đi trước quay lại nên đụng nhau. Thiên hạ đứng lại chụp loạn xà ngầu nhưng phải công nhận quá đẹp. Có chỗ họ nói là công ty Windows dùng tấm hình chụp ở đây để làm screen của máy điện toán. Nghe vậy cha con xúm nhau lại chụp đủ kiểu khiến bụi bay lên đầy.
Có lẻ đi viếng các hang động này khiến mình phải chụp hình rất nhiều vì thiên nhiên quá đẹp, ánh sáng rất đẹp. Một chỗ nhưng nếu quay vòng vòng thì ánh sáng tỏa vào hang động thay đổi. Chỉ tiếc là đi sớm qua nên mặt trời chưa lên cao nên không rõ hơn. Nếu trở lại, chắc sẽ đi vào lúc trưa.
Chạy về khách sạn tắm rữa cho sạch rồi trả phòng. Vợ con đòi ăn buffet ở Las Vegas nên mình, theo đường đi bọc phía sau Đại Vực phía bắc, qua tiểu bang Utah rồi ghé lại Las Vegas, vô sòng bài Bellagio ăn buffet.
Đường này dẫn đến cổng vào của Grand Canyon phía bắc, ngoằn ngoèo, từ tiểu bang Arizona qua Utah rồi chạy ngược lại Arizona. Cứ thấy đất đai ở Utah thì trồng lúa còn Arizona thì cứ để trống, cho thấy sự khác biệt, ảnh hưởng của tôn giáo tại hai tiểu bang này.
Utah nổi tiếng là nơi người theo đạo Mormon, do mục sư Joseph Smith, thành lập vào đầu thế kỷ 19 tại tiểu bang New York. Sau ông ta gửi những người đi truyền đạo và bị dân địa phương tẩy chay và đuổi đi vì đạo này muốn xây dựng một xã hội không tưởng, Zion, một thành phố Jerusalem thứ 2. Dạo mới sang Cali, mình hay thấy mấy tên trẻ trẻ bận đồ đàng hoàng, quần đen áo trắng, đi gõ cửa để giảng đạo.
Hình như giới trẻ theo đạo Mormon thì phải nghỉ học 2 năm để đi truyền đạo thì phải, ai rõ vấn đề này thì cho em hay. Có lần họ gõ cửa nhà mình, mình nói vợ tao không cho tao lấy vợ thứ 2 nên chắc không vào đạo của các bạn nhưng nó cứ đeo riết. Đành nói nhất vợ nhì trời thì chúng cãi thượng đế trước vợ thế là họ thua non.
Sau khi ông Smith chết thì ông Brigham Young thay thế và dẫn con chiên đi về phía Tây Hoa Kỳ, đến tiểu bang Utah và cắm dùi tại đây đến giờ. Trong cuộc trường chinh tây tiến, đàn ông chết nhiều nên đạo này cho phép đàn ông lấy nhiều vợ, vì mấy bà goá và con gái đông quá. Chỉ có đạo này được phép đa thê đến khi chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố vi hiến pháp. Nếu mình không lầm thì có thời dân đạo này phải bỏ chạy qua Mễ Tây Cơ, lánh nạn kỳ thị và đa thê. Ông Mitt Romney, có cha sinh bên Mễ, sau này về Mỹ làm đến thượng nghị sĩ.
Vào casino Bellagio, dạo này họ lấy tiền đậu xe vì dân tứ xứ ghé lại ăn buffet. Dạo mới ra thì họ chỉ cho du khách ngụ tại khách sạn của họ mới được ăn buffet. Sau cuộc khủng hoảng 9/11, ít du khách nên họ cho dân tứ xứ ăn líp ba ga. Vào đến tiệm ăn thì 4:00 chiều nên ít thực khách, ít phải đợi.
Ăn sashimi mệt thở, thịt bò Kobe quá nức nở, cắn vô một cái là thấy mềm ự. Ăn cua thì thấy mặn mặn nước biển nhưng đồng chí vợ mê. Đồ ăn tàu họ làm ngon nức nở, đồ ăn ý cũng ngon như ở ý.
Mình không thích bánh ngọt nhưng vào đây phải ăn thử mấy cái bánh dừa, ngon mệt nghỉ. Ăn xong thì xem như không còn tọng thêm đồ ăn vào được nên hai cha con ngồi thở xem đồng chí vợ ăn. Mình khát nước nên xin trà uống để chạy xe khỏi buồn ngủ, ai ngờ quay lại thấy uống 3 bình trà nên hết bụng để ăn.
Lên xe vợ con no nê nên ngủ lăn ngủ bò còn mình thì lái xe đến khi bà hàng xóm mỹ gọi điện thoại nói có một chiếc xe trắng đậu trước nhà thì mình nói chắc của thằng thợ mễ, đến bơm hơi lạnh vào hai cái máy lạnh vì hôm trước, nóng mình mở thì thấy không có hơi lạnh toả ra. Gọi thằng thợ thì nó nói đã làm xong.
Bấm iphone, có cái app để mở máy lạnh thì khi về nhà sẽ mát. Tính ra mấy ngày đi chơi, mình chạy 30 tiếng lái xe, trung bình 75 dậm/ giờ. Khá mệt. Lúc đi buồn ngủ nên nhờ con gái lái được 2 tiếng nhưng nay biết lái xe nên nó đâm ra lười, không háo hức như năm ngoái.
Nhs