Chiến dịch Kingpin đột kích Sơn tây

Nhớ hồi sau năm Mậu Thân, có dạo báo chí miền nam nói khá nhiều về cuộc hành quân của quân đội mỹ, nhảy vào vùng Sơn Tây, quê nội của mình tại Bắc Việt để giải thoát tù binh mỹ bị nhốt giam tại vùng này. Xui cái là Hà Nội đã cho di chuyển tù binh mỹ, đổi trại giam trước đó, cho thấy dạo ấy tình báo không được chuẩn lắm.
Theo tài liệu mới đọc được đây từ 1 người miền Bắc, bộ đội phòng không thời đó ở vùng này kể. Mình viết bài này lâu rồi nên tải lên lại và thêm phần của anh bộ đội miền bắc để được tin tức hai bên. Xem cuối bài.

Gần đây, mình có đọc tài liệu được giải mã về chiến dịch Kingpin, hay Coast Ivory nói về cuộc đột kích tại Sơn Tây của quân đội Hoa Kỳ, nhằm giải thoát tù binh mỹ, bị giam giữ tại đây. Đa số là phi công bị bắn rơi.
Bản đồ trại giam tại Sơn Tây
Theo nghiên cứu của người Mỹ thì không quân Hoa Kỳ phạm một lỗi lầm lớn trong chiến tranh Việt Nam, sử dụng chiến thuật của đệ nhị thế chiến, đánh bom các khu kỹ nghệ chiến tranh, với máy bay không được trang bị vũ khí để tự vệ, đánh xập hoả tiển Sam của Liên Xô. Sau khi bỏ bom thì trên đường bay về, bị hoả tiển SAM hay phản lực cơ MIG của Liên Xô hạ như dế vì không được trang bị súng ống để phá huỷ các dàn phòng không. Rút từ kinh nghiệm này, trong cuộc chiến I-Rắc không quân Hoa Kỳ làm chủ không phận. Đó là một trong lý do chính của sự thất bại quân sự của mỹ tại chiến trường Việt Nam. Hoa Kỳ mất gần 10,000 chiếc máy bay tại chiến trường Việt Nam. Xin nhắc lại, theo tài liệu của Mỹ là gần mười ngàn chiếc máy bay.
Trên Wikipedia cho biết: “ In total, the United States military lost in Vietnam almost 10,000 aircraft, helicopters and UAVs (3,744 planes,[3] 5,607 helicopters[2] and 578 UAVs[1] ).

The Republic of Vietnam lost 1,018 aircraft and helicopters from January 1964 to September 1973.[4] 877 Republic of Vietnam aircraft were captured at war's end (1975)[5] Of the 2750[6] aircraft and helicopters received by South Vietnam, only about 308 survived (240 flew to Thailand or US warships[7] and 68 returned to the United States[8]).”

Theo tài liệu cho biết là vào năm 1970, Hoa Kỳ có khoảng 450 tù binh mỹ (POW) bị bắt tại miền bắc Việt Nam, và 970 binh sĩ bị mất tích MIA. Chính phủ Nixon đang chuẩn bị rút khỏi chiến trường Việt Nam, khi hiểu dẹp ông Diệm là sai lầm lớn và người Mỹ rất quan ngại tình trạng các tù binh chiến tranh tại Việt Nam vì gia đình của các tù binh làm reo, làm khó dễ chính quyền mỹ. Họ đoán có độ 350 phi hành đoàn bị bắt giam tại miền bắc. Sau chiến tranh, Hà Nội muốn lập bang giao với Hoa Kỳ nhưng lấn cấn vụ hài cốt của lính Mỹ chết tại Việt Nam. Gia đình các binh sĩ mất tích muốn nhận lại hài cốt của thân nhân họ.
Ngày 20/ 21 tháng 11 năm 1970, gần Lễ Tạ Ơn, chính phủ Nixon, ra lệnh tiến hành chiến dịch Kingpin, giải thoát các tù binh trước Lễ Tạ Ơn để giúp nâng cao uy tín của ông Nixon, chuẩn bị cho cuộc vận động tái tranh cử.
Bản đồ cho thấy các máy bay được xuất phát từ Thái Lan. Nghe kể gián điệp của Hà Nội, nằm ở đây rất đông, để báo cáo mỗi lần máy bay Hoa Kỳ rời đây như pháo đài B52,.. ngoài vịnh bắc việt thì hải quân Hoa Kỳ dương đông kích tây.

Cuộc đột kích vào Bắc Việt của quân đội mỹ khá táo bạo, được chuẩn bị rất kỹ càng đã khiến Hà Nội lên tiếng phản đối, vì máy bay Mỹ bay vào không phận miền bắc và bay ra mà Hà Nội không biết. Cuộc đột kích này được mệnh danh là chiến dịch Kingpin. Lấy lại tên của một cuộc hành quân giải thoát tù binh mỹ trong thế chiến thứ 2.
Theo tài liệu, không ảnh chụp bởi các máy bay USAF SR-71 “Blackbird”, cho thấy có sự hiện diện của tù binh mỹ tại Sơn Tây, cách Hà Nội độ 32 cây số. Các tù binh, dùng các vật lớn để xếp lại với nhau theo khẩu hiệu, mật mã đã được dạy tại trường huấn luyện nên khi máy bay thám thính chụp không ảnh từ cao nhận ra. Khi ông tướng Donald Blackburn, chuyên về các cuộc hành quân đặc biệt ở Ngủ Giác Đài, xem những hình ảnh này thì muốn tổ chức cuộc giải thoát tù binh.
Theo không ảnh, người ta được biết có đến 70 tù binh, họ bận áo quần tù binh, đứng xếp hàng theo đội hình S.A.R (Search and Rescue) nhất là một góc của khu trại giam có chữ “K”, mật hiệu mà các phi công được huấn luyện, làm dấu trên mặt đất “Come and get me” (đến giải thoát tôi). Mình co xem trên đài Military History, họ có cho xem mấy tấm không ảnh, về trại gia này. Ai buồn đời thì lên YouTube mò. Mình xem lâu rồi nên không nhớ khúc nào.
Bay từ THÁI LAN qua rồi ghé Lào để lấy nhiên liệu sau đó bay đến Sơn Tây trong khi hải quân mỹ thì bắn phá gần biển để các hệ thống phòng không Bắc việt nhắm vào đấy.
Khi ông tướng Blackburn trình bày ý tưởng đột kích, giải vây các tù binh mỹ thì tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ đồng ý và ra lệnh tập dợt và đợi ý kiến của tổng thống Nixon.
Đầu tháng 8 năm 1970, một toán đặc nhiệm mang tên “Ivory Coast”, chuẩn bị chiến dịch Kingpin. Vào những năm của thập niên 60 của thế kỷ 20, quân đội Hoa Kỳ được trang bị và huấn luyện cho các cuộc hành quân, đột kích do các Lực lương đặc biệt đảm nhiệm. Không quân Hoa Kỳ dùng các toán đặc biệt tìm kiếm và giải cứu các phi công bị bắn rơi với các trực thăng HH-53, hậu ủng bởi các khu trục cơ A-1 “Skyraider”.
Khởi đầu quân đội mỹ cung cấp 100 binh sĩ, sau đó chỉ còn 56. Hải quân mỹ cung cấp 59 phi cơ từ 3 hàng không mẫu hạm của Task Force 77 để làm nghi binh, đánh lạc hướng, bỏ bom ở Hải Phòng để báo động hệ thống phòng không của quân đội bắc Việt. Không quân mỹ sử dụng 5 trực thăng HH-53, 1 HH-3 (bị rớt khi hạ xuống Sơn Tây) và 5 phản lực cơ A-1E dùng để làm bế tắc điện tử của hệ thống phòng không, ngoài ra có các phi cơ tiếp tế nhiên liệu, nghe ngóng radar,..
Theo mình hiểu thì phòng không của Hà Nội được Liên Xô trang bị rất tốt, bắn hạ máy bay Hoa Kỳ khá nhiều. Ông cậu mình là thiếu tá không quân Việt Nam Cộng Hoà, kể là mùa hè Đỏ Lửa, Hà Nội được trang bị súng phòng không cá nhân, bắn hạ phi cơ của Việt Nam Cộng Hoà khá nhiều trong mùa hè Đỏ Lửa. Kiểu ngày nay ở chiến trường Ukraine, các súng Stinger có thể hạ máy bay Nga Sô.
Quân đội mỹ bắt đầu tập luyện cuộc đột kích từ ngày 20 tháng 8 năm 1970 tại căn cứ không quân Eglin thuộc tiểu bang Florida. CIA cung cấp một mô hình của trại giam và xung quanh vùng, và công binh mỹ đã xây một trại tù kiểu mẫu dựa theo không ảnh, và phải dỡ bỏ khi vệ tinh gián điệp Cosmos 355 của Liên Xô bay qua vùng này 2 lần một ngày. Họ tập luyện bay đêm hay tập theo các tình huống có thể xẩy ra. Theo tin tức mình đọc thì họ luyện tập suốt 3 tháng trời. Binh sĩ không biết sẽ được đi đâu. Chỉ đoán là đi giải cứu không tặc.
Nhìn bản đồ thì thấy con sông nằm cạnh trại giam. Mùa mưa đến thì nước dâng có thể lụt nên Hà Nội cho dời tù bình đi Hoả Lò khả tín. Không biết có phải sông Đáy hay không. Ai biết chỉ dùm

Mình có xem một tài liệu của Ấn Độ khi họ làm và thử bom nguyên tử. Họ cũng làm lén, cứ đến giờ vệ tinh của Mỹ hay Liên Xô bay ngang là họ phải dẹp hết các ngụy trang, để Hoa Kỳ, nga Sô cũng như Pakistan không nghi ngờ suốt bao nhiêu năm để thực hiện trái bom nguyên tử. Sadam Hussein vừa làm cái lò nguyên tử là bị không quân Do Thái bỏ bom ngay nhưng không dám làm gì cả vì đã vi phạm quy ước quốc tế. Trên AppleTV đang chiếu bộ phim Do Thái về xâm nhập gián điệp vào Ba Tư để phá hoại lò nguyên tử của xứ này rồi ám sát ông trưởng nhóm về vụ làm bom nguyên tử.
Tập luyện cho chiến dịch này kéo dài suốt 3 tháng tại căn cứ không quân ở Florida, Khó nhất là những chuyến tập dợt bay đêm đến khi vị chỉ huy cảm thấy 95% có thể thành công, sau đó toán đặc nhiệm được điều động đến Thái Lan (12-17 tháng 11).
Chiến dịch được bật đèn xanh nhưng không ảnh cho thấy số các tù binh chiến tranh bị giảm. Sau này mới biết là họ được điều về Hoả Lò (Hilton Hà Nội). Ngay chính tướng Manor, chỉ huy cuộc chiến dịch từ Đà Nẵng, không biết là không ảnh của trại tù đã thay đổi.
Theo bài mình đọc của ông bộ đội phòng không đóng tại vùng này, sợ trời mưa khiến nước sông dâng lên, sẽ làm ngập trại giam nên Hà Nội cho di tản các tù binh, có vài người dân đến ở, giặc áo quần phơi nên máy bay trinh thám chụp không ảnh, tưởng các tù binh vẫn còn tại trại giam. 
Hình chụp biệt kích mỹ trong máy bay trên đường đến Sơn tây. Ông ngồi thứ 3, được phỏng vấn trong một phim trên YouTube, kể lúc đo mới 20 tuổi nhưng tình nguyện tham dự cuộc đột kích này. Hình như nhóm lính tham gia cuộc đột kích này đang xin tiền để làm cuốn phim về chiến dịch này. Không giải thoát được ai nên Hồ Ly Vọng không muốn thực hiện. Có làm ra người Mỹ cũng ít coi.

Khi màn đêm xuống vào ngày 20 tháng 11 năm 1970, các phi đội đều sẳn sàng tiếp chiến. Tổng hành dinh của tướng Manor được nối kết với các khu trục cơ qua EC 135 và 2 EC-130. Tất cả các thông tin đều được theo dõi qua hệ thống RC-135M. 10 phản lực cơ F-4 bay theo đội hình chiến đấu để kiểm soát không phận, thêm 5 chiếc F-105 được dùng để tiêu diệt các dàn hoả tiển SAM. Có 10 chiếc KC-135 dùng để tiếp liệu. Các trực thăng tham dự cuộc đổ bộ và chiếc A-1 cất cánh từ Udorn và Nakhon Phanom, Thái Lan, bay đến điểm hẹn, và được tiếp tế nhiên liệu trên không trung.
2:18 giờ sáng ngày 21 tháng 11 năm 1970, các biệt đội xâm nhập vào Sơn Tây. 6 trực thăng bay theo đội hình V, sau chiếc MC-130, bay sát ngọn cây qua Lào và đến miền Bắc. Máy bay MC-130 rọi sáng như ban ngày vùng trại giam. Mình nhớ dạo còn bé, sau Mậu Thân, máy bay Caribou rọi đèn sáng kinh hồn ban đêm, rồi nghe bắn ào ào về phía Số 4 hay Mã Thánh, hình như C47 hay Dakota hay gì đó. Các súng đại liên của HH-53 bắn hạ các toà canh gác và các HH-3 đáp xuống để các lực lượng đặc biệt nhảy ra.
Trong khi chiếc HH-53 tấn công các trạm gác và các dãy nhà, chiếc HH-3 hạ cánh trong khuôn viên của trại giam và các lực lượng đặc biệt tìm kiếm các tù binh. Các trại giam đều trống không. Họ dùng cái loa nói tiếng Mỹ, kêu gọi tù binh, ngồi yên tại chỗ, họ sẽ đến giải cứu ngay. Khi vào các phòng giam thì không hấy thằng tây thằng Mỹ nào cả.
Trực thăng chở ông Simon, chỉ huy trưởng toán đặc nhiệm, đáp xuống lầm chỗ, theo tường trình của không ảnh được xem là trường học nhưng thực tế là chỗ ngủ của cảnh vệ và hạ các lính gát ở đây. Nghe nói lên đến 50 mạng. Thất vọng không tìm được tù binh, ông Simon ra lệnh rút lui. Các HH-53 đón các biệt đội lực lượng đặc biệt và quay lại căn cứ không quân ở Thái Lan. Trong cuộc rút lui, có một chiếc Wild Weasels, bị hệ thống phòng không SAM, bắn hạ nhưng phi hành đoàn được giải cứu sau đó.

Cuộc hành quân giải cứu các tù binh Hoa Kỳ tại Sơn Tây được xem là một chiến dịch hoàn hảo của quân đội Hoa Kỳ. Chỉ có mặt 27 phút thay vì 28 phút như dự trù ở dưới đất, giúp quân đội Hoa Kỳ sau này học tập để tổ chức các cuộc hành quân khác tương tự như vụ đột kích vào Pakistan để bắt Bin Laden.
Dạo mình sang Pháp, thời ông Carter, có vụ giải cứu các con tin trong toà đại sứ Hoa Kỳ ở Teheran. Hình như họ gọi chiến dịch Eagle Claw, bị thất bại. Lý do là truyền thông, liên lạc giữa các nhóm tham gia chiến dịch này như hải quân va không quân Mỹ không được chặc chẻ lắm. Nên sau này, họ dùng chiến dịch Kingpin, để toor chức hành quân và luyện tập mỗi khi có chiến dịch đặc biệt nào.
Nếu Hoa Kỳ cứu được tù binh trong chiến dịch này thì có thể cuộc chiến Việt Nam có thể thay đổi, Hoa Kỳ có thể đàm phán trong tư thế cứng rắn hơn ở Paris, thay vì bỏ ngỏ cho Hà Nội xâm chiến miền nam sau hiệp định Paris.
 “Negative items,” blurted from radios, as firing died down. Nearly 50 guards lay dead as Meadows and Sydnor’s men withdrew out the hole. They boarded the choppers and lifted off, unaware that a navigation error placed Bull Simons group outside another camp complex where they tore into what appeared to be Chinese advisors, killing some 200 along with their Vietnamese allies. Simons ordered his chopper back and got his men out, linking back up to the force heading towards Laos.”
Có phần này mình đọc trên báo cáo của mỹ, không biết có đúng hay không. Ngay ông lính biệt kích tham dự chiến dịch này, kể trên YouTube là có máy bay bị lạc đến chỗ khác, gặp cố vấn tàu và Việt Cộng, làm thịt luôn đến 200 mạng. Không biết có đúng hay không vì báo Hà Nội không thấy nhắc đến. Ai có tin tức gì thêm thì cho mình để bổ túc. Nếu hạ sát thì có lẻ máy bay Caribou bắn súng chớ chỉ có 27 phút dưới mặt đất, 56 biệt kích, khó có thể đếm sát.
Trực thăng bi dính cây, được biệt kích phá huỷ tước khu rút lui tương tự vụ ám sát Bin Liden

Chán Mớ Đời
 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Mình mới đọc được bài này trên mạng, của ông bộ đội phòng không nào, khi xưa, đóng tại đây. Không biết có đúng hay không vì cũng trên 52 năm rồi. Xin mạn phép ghi lại đây. Không nhớ đọc từ đâu.

KIỂU GÌ CŨNG PHẢI KỶ LUẬT.

(Chuyện “Tạp phế lù” tin hay không thì tuỳ)


Nhân chuyện đồng chí công an tụt dây từ tầng 11 rơi xuống, chuyện Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long bị kỷ luật, cụ Tần kể câu chuyện ngày xưa liên quan đến vấn đề “kỷ luật” cho các cụ nghe.


Các ông có nhớ vụ đột kích Sơn Tây của biệt kích Mỹ vào năm 1970 không? Khi ấy tôi ở binh chủng Phòng không & Không quân đóng ở đó. 

Báo chí của ta lúc ấy không đăng tin, nhưng bên ta được một phe bẽ mặt, để cho biệt kích Mỹ đổ bộ ngay vào trung tâm hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Biệt kích Mỹ không cứu được một tù binh nào, nhưng cũng chẳng có thằng biệt kích nào bị bắt, hay bị thương, chúng nó êm ả rút hết, chỉ để lại một xác trực thăng bị phá huỷ do cánh quạt va vào cây bàng bị gãy.

Phía ta có mấy người chết.


Sau vụ đó Binh chủng phòng không & Không quân nhiều sỹ quan bị kỷ luật, mệnh lệnh được ban ra luôn phải cảnh giác túc trực chiến đấu 24/24 giờ, bắn hạ tất cả máy bay xâm phạm từ phía Lào bay sang mà không cần xin lệnh, xin chỉ thị, nếu không có thông báo trước.


Hôm ấy từ đài quan sát phát hiện có trực thăng bay vào từ hướng Tây (hướng Lào ) chỉ huy trung đoàn ra lệnh tiêu diệt.

Loạt đầu bắn lên trượt, loạt sau bắn lên cũng trượt.

Chiếc trực thăng hạ độ cao xuống thấp, pháo không còn tầm bắn.

Mấy phút sau, có lệnh không được nổ súng, đó là máy bay của ta.


Buổi chiều ban chỉ huy trung đoàn bị gọi lên.

Tướng Phùng Thế Tài - Phó tổng tham mưu trưởng, (trước đó là Tư lệnh Phòng không & Không quân) hầm hầm nét mặt. Ông này nổi tiếng là nóng tính, hay đánh lính còn gọi là “Phùng Thế Ục”

Tướng Tài chính là người có mặt trên chiếc trực thăng bị bắn trượt buổi sáng. Ông muốn bí mật bất ngờ đi kiểm tra, xem công tác cảnh giác đề phòng của lực lượng Phòng không & Không quân như thế nào.


Tướng Tài, nhìn chằm chằm vào từng sỹ quan của ban chỉ huy trung đoàn, mắt đỏ vằn như muốn nuốt thịt từng người. Tướng Tài hét lên:

- Cách chức, bỏ tù hết lũ ăn hại này đi.

Cả lũ xanh mặt, tham mưu trưởng trung đoàn ú ớ:

- Báo cáo Phó tổng tham mưu trưởng đã có lệnh bắn hạ bất kỳ máy bay nào xâm phạm từ hướng đó, nếu không được thông báo.

Tướng Tài túm áo ngực tham mưu trưởng trung đoàn.

- Tôi không kỷ luật các anh vì nổ súng, tôi kỷ luật các anh vì tội bắn trượt. Các anh luyện tập thế nào, bắn hai loạt vào chiếc trực thăng bay chậm như rùa mà không trúng, có phải là đồ ăn hại không? Sáng nay là máy bay địch thì nó vào đến tận Hà Nội thăm trung ương, thăm Phủ chủ tịch rồi.


Hôm qua nghe mấy thằng cháu bên công an tào lao về chuyện cậu công an tụt dây từ tầng 11 ngã xuống chết, vì chuyện bồ bịch gì đó, tôi mới hỏi chúng nó, liệu chết rồi có bị kỷ luật gì không?

Chúng nó bảo, ỉm đi được thì không kỷ luật, nếu phanh phui ra phải kỹ luật.

Một thằng chẳng biết nó nói thật hay nói đùa, nó bảo:

- Không kỷ luật không được. Nhưng kỷ luật chuyện trai gái, đĩ bợm làm gì, của chúng nó không giữ được chẳng nhẽ Đảng giữ hộ. 

Tội đối với ngành, thì ngành xử, Công an gì mà có tụt dây từ tầng trên xuống tầng dưới mà ngã chết, kỷ luật là do yếu kém nghiệp vụ chuyên môn để xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an.


Quay lại vụ đột kích Sơn Tây của biệt kích Mỹ, tôi kể cho các ông nghe vì nhiều người không biết sự thật, cứ tưởng ta tài giỏi phá được kế hoạch của Mỹ.


Tù binh Mỹ (hầu hết là phi công) được giam trong trại ở Sơn Tây là chính xác.

Những tù binh này đã dùng đất đá, và nhiều vật dụng như quần áo, cuốc xẻng… xếp thành một ký hiệu, hy vọng máy bay trinh sát của Mỹ căn cứ vào ký hiệu sẽ tìm ra ra chỗ giam giữ để người Mỹ có thể giải cứu.


Quả tình là qua không ảnh, người Mỹ khẳng định trại giam Sơn Tây có tù binh Mỹ. Qua nhiều lần cho máy bay trinh sát kiểm tra, người Mỹ đã quyết định đột kích Sơn Tây để giải cứu.

Trước khi đột kích hai ngày, ảnh gửi về vẫn thấy có quần áo phơi trong trại có nghĩa là vẫn có phi công sống trong đó.


Nhưng khi biệt kích Mỹ đổ bộ xuống lại không có tù binh nào, đó là do một nguyên nhân tình cờ không chủ ý.

Trước đó mấy ngày khu vực Sơn Tây có mưa lớn, nên trại có nguy cơ bị ngập. Phía Bắc Việt phòng xa nên quyết định chuyển tù binh sang trại khác cách đấy mấy chục km.

Khi tù binh chuyển đi, có một số thương binh và binh lính đến sống trong trại, họ tắm giặt, phơi phóng quần áo, nên phía Mỹ vẫn tin tưởng trong trại có người.


Khi đội biệt kích Mỹ đang trên đường bay đến trại giam Sơn Tây, thông tin tình báo nằm vùng gửi về Mỹ, tù binh đã được chuyển đi nơi khác thì đã quá muộn.


Sau này phía Việt Nam nói phét, vì có tin tình báo nên đã chuyển tù binh đi nơi khác.

Nếu có tin tình báo, sao không tổ chức đón lõng, mai phục tiêu diệt, bắt sống nhóm biệt kích này, để chúng an toàn về căn cứ.


Chuyện kỷ luật, thông tin của ta hoàn toàn phụ thuộc ý chí của một người, nhóm người, muốn sao nó thành vậy, chẳng biết thế nào mà lần.