Nhớ dạo còn bé, cứ gần Tết, bà cụ kêu mình chạy lên Số 4, đường La Sơn Phu Tử, tới nhà ông chi quên tên rồi, hình như ông Hạp, người làng Dạ Lệ hay Phường Thê, Thừa Thiên, cùng làng với ông Thầy Chiêm, nuôi ma só, nổi tiếng một thời ở Đàlạt, có bà vợ bán hàng bên cạnh hàng bà cụ mình. Ông Hạp này chuyên làm đồ hàng mã, lấy đồ về để cúng giao thừa rồi mồng 3, khi cúng tiễn ông bà thì có màn đốt vàng bạc, áo quần ngũ sắc, mũ đủ trò rồi quăn muối, hột nổ nghe lốp bốp.
Nay nhớ lại mới kinh vì từ nhà mình lên số 4 cũng hơn cây số, đi về là vị chi 3 cây số, phải mang theo mấy thùng vàng và áo quần hàng mã, nhất là gặp bọn Số 4, du côn hay đánh lộn, ăn hiếp người lạ. Mấy thỏi vàng làm bằng giấy vàng, kiểu khi xưa mình học làm thủ công, cắt giấy màu, dán lên khung, xếp chồng lên nhau, được buột lại bằng giây lát. Áo quần 5 màu, chắc để ông bà thay đổi mỗi tuần vì một màu người ta tưởng là bận đồ cũ.
Nghe người lớn kể bà Hạp lớn tuổi hơn ông chồng nên gia đình không chịu nên hai người trốn quê vào Đàlạt. Tạm gọi chuyện tình hàng mã. Hôm nào rảnh mình kể chuyện này vì khi xưa cứ nghe thiên hạ chọc ông ta uống sữa quá date, nên mình ngu ngu không hiểu chi cả.
Nghe kể khi xưa người chết sau 3 năm mãn tang, gia đình lấy áo quần cũ của người quá cố, đem đốt rồi dần dần người ta kêu người chết có “Phép thiêng biến ít thành nhiều” nên họ bắt đầu làm đồ giã nhỏ bé để cúng. Nhà mình có cái thùng thiết nước mắm Phan Thiết, chuyên dùng cho đốt hàng mả để tránh cháy nhà.
Được giải thích là cúng vàng để ông bà có tiền xài và bận áo quần ngũ sắc nguyên năm ở thế giới bên kia mà mình không biết là niết bàn hay địa ngục còn thảy muối, hột nổ lốp bốp để ma quỷ sợ bỏ chạy, không chạy vào nhà mình. Mình thì mỗi năm bà cụ mua cho 2 bộ đồ bận cả năm mà ông bà tổ tiên được cả chục bộ đồ giấy, tính ra bà cụ mình thương ông bà gấp 2.5 lần con cái, mới hiểu câu người lớn hay kêu đi với ma bận áo giấy. Nghe kể hột nổ được làm bằng nếp, nhuộm 4 màu: đỏ, vàng , xanh và trắng.
Ở Huế, có làng Lại Ân, gần phú Vang chuyên làm hạt nổ để bán, mình có ghé đây. Còn ngoài bắc thì có làng Đông Hồ, chuyên vẽ tranh dân gian bán Tết, nhất thì làm thêm đồ hàng mã. Tranh Đông Hồ thì chả có gì đặc biệt, họ làm mấy cái khuôn rồi trét sơn lên rồi in trên giấy bán cho thiên hạ đem về treo. Gọi là tranh dân gian. Tương tự mấy câu đối người ta nhờ ông thầy đồ viết để treo trong nhà.
Ở Huế, có làng Lại Ân, gần phú Vang chuyên làm hạt nổ để bán, mình có ghé đây. Còn ngoài bắc thì có làng Đông Hồ, chuyên vẽ tranh dân gian bán Tết, nhất thì làm thêm đồ hàng mã. Tranh Đông Hồ thì chả có gì đặc biệt, họ làm mấy cái khuôn rồi trét sơn lên rồi in trên giấy bán cho thiên hạ đem về treo. Gọi là tranh dân gian. Tương tự mấy câu đối người ta nhờ ông thầy đồ viết để treo trong nhà.
Sau này nghe kể, người ta đốt thẻ tín dụng để người thân có thể sử dụng khi đi ra ngoài phố ma. Có người đốt tiền đô la đủ trò như iphone, để có thể sử dụng ở cõi âm để gọi cho con cháu, kêu chúng cúng món gì khi ngày giỗ…. Không biết ở dưới ấy có hệ thống mấy Gờ chắc 9 G vì có đến 9 tầng địa ngục. Hôm trước thấy trên mạng có ảnh chụp ai đem chiếc xe ô tô con hàng mã về để đốt cho ông bà dùng bên kia thế giới khiến mình hoảng vì sợ họ phải lấy xăng đốt để người thân mới lái được, gây hoả hoạn, sợ kẹt xe vì chưa chắc có xa lộ không đèn bên ấy. Gửi xe có ông bà mà không gửi xăng thì sẽ bị ôn mệ chửi suốt năm.
Mình không biết có ai thương bố hay ông của họ, để đốt mấy cô đầu, gà bia ôm để bên kia thế giới, bố hay ông của họ được nghe mấy cô đầu hát chèo hay đấm bóp hay đi bia ôm. Chán Mớ Đời
Mình đọc đâu đó cho rằng hủ tục hoá vàng khởi đầu từ đời nhà Đường, thời của Đạt Tôn bên tàu, một ông khuyên vua nên cho dân chúng đốt vàng Mã nhân ngày rằm tháng 7, ngày Diêm vương xét tội để cúng thân nhân đã mất.
Từ đó dân chúng đốt hàng Mã hoá vàng đến khi các tăng sĩ phật giáo kêu là hủ tục, phản đối, cho rằng làm mất đi ý nghĩa của lễ này, khiến mấy người làng hàng Mã bị thất nghiệp nên họ hùa nhau tìm kế khác để làm tiền.
Có một tên làm hàng Mã nghĩ cách giã chết rồi gia đình xúm lại đốt hàng mã ngay cả hình người rồi ông ta lù lù sống lại, kể dưới địa ngục đủ trò nên dân chúng tin tưởng và tiếp tục đốt hàng mã làm giàu cho nhóm này.
Mình thấy người Việt có phong tục về gia đình rất hay như tết đến thì về quê ăn tết, đi thăm viếng họ hàng. Dạo mình còn bé thì chả biết quê ở đâu để về ăn Tết. Quê ông cụ thì ngoài bắc còn bà cụ thì ở Huế, ngay ông bà cụ mình còn chưa về được huống chi là mình. Chỉ nhớ hàng năm đi thăm bà Đệ, người cùng làng với ông cụ, di cư vào nam, định cư ở Tùng Nghĩa.
Bên ngoại thì xôm tụ hơn. Trước Tết thì có trò đi chạp mộ ở Mả Thánh, dạo ấy nhà mình chưa có ai chết nên đi theo mấy người cùng làng với bà cụ, lên mả thánh, nhổ cỏ mấy cái mộ người trong làng đã chết. Mình có một cô em gái làm dâu chú sau này.
Đến trưa thì về nhà chú Thành, chạy xe Lam, ở đường Hai Bà Trưng, đối diện nhà Phạm Đình Kháng ăn uống. Hồi nhỏ đi học, mẹ mình trả tiền cho chú chở đi học với đám Tuấn Trung, Bảo,.. Họ làm cái rạp trước sân nhà rồi mấy ông đi chạp mộ về, mệt đừ thì mấy bà phục vụ bồi dưỡng nồi bún bò, bú xua la mua không nhớ. Bà cụ mình giới thiệu đây là cậu A, đây là Dì B, đây là mợ T kia là dượng H,… sau này ra đường, gặp mấy người này, phải chào mệt thở dù chả biết là ai. Nay xa Đàlạt trên 48 năm nên mình quên tuốc luốc.
Sau này, hàng xóm có gia đình ông Tước dọn về, người cùng làng Dưỡng Mong nên có lẻ hai gia đình thân nhau. Gần Tết cả làng đi chạp mộ trên mả thánh thì thấy tên Cu Bi hay đi chung với mình lên mả thánh rồi ghé nhà Chú Thành, ăn bún bò nhận làng nhận xóm thời Bảo Đại. Hôm trước, thấy cô hàng xóm tải hình về thăm làng mới thấy cái cổng của ông tướng Nguyễn Chánh Thi làm khi về làm quân đoàn trưởng. Ông Thi là anh chú bác ruột với ông ngoại mình.
Sau này, hàng xóm có gia đình ông Tước dọn về, người cùng làng Dưỡng Mong nên có lẻ hai gia đình thân nhau. Gần Tết cả làng đi chạp mộ trên mả thánh thì thấy tên Cu Bi hay đi chung với mình lên mả thánh rồi ghé nhà Chú Thành, ăn bún bò nhận làng nhận xóm thời Bảo Đại. Hôm trước, thấy cô hàng xóm tải hình về thăm làng mới thấy cái cổng của ông tướng Nguyễn Chánh Thi làm khi về làm quân đoàn trưởng. Ông Thi là anh chú bác ruột với ông ngoại mình.
Ở bên tàu, người ta cho biết khi tết đến thì có cuộc di cư lớn nhất thiên hạ vì mấy trăm triệu người về quê cha đất tổ ăn tết. Xem hình ảnh người ta chen lấn, leo xe hoả, xe đò. Kinh. Có anh bạn tàu kể là xe hoả của người Tàu mới, mà sau 1 tiếng đồng hồ là khạt nhổ, đái ỉa tùm lum trên tàu. Dội luôn. Hắn kêu tui là gốc tàu mà thấy bọn tàu cộng là thua luôn.
Mình cảm thấy người Việt sống về quá khứ nhiều hơn là tương lai. Nói rõ hơn là nhìn tương lai trong quá khứ. Có lần mình đưa bà cụ về thăm quê ngoại ở An Lưu và Dưỡng Mong, trên đường về lại Đà Nẳng, Hội An mình kêu anh tài xế, ghé ngang Làng Ma ở gần Thuận An, gần Phú Vang có cái làng tên An Bằng để mục thị cái nghĩa địa đắt tiền nhất Việt Nam.
Xe chạy qua Phá Tam Giang mà khi xưa học ca dao tục ngữ nói về sợ Truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang. Hình như ông Tô Thuỳ Yên có làm bài thơ về vùng này khi ông ta đi hành quân trên trực thăng. Lâu quá không nhớ nổi. Khi chạy đến cái nghĩa địa của làng này thì mới khám phá ra các ngôi mộ to như cái đình. Nghe kể, làng này đi đánh cá rồi vượt biên. Sang xứ người làm ăn khá nên vinh quy bái tổ, xây nhà thờ họ, từ đường cho to rồi hàng xóm ganh tị, cứ xây các mồ mã tổ tiên cho to hơn thằng bên cạnh. Nghe kể mỗi ngôi mộ lên đến $50,000 đô, nuôi dân chúng trong làng còn ở lại từ mấy chục năm nay. Cứ xây xong lại để dành tiền rồi về đập cái cũ để xây cái mới to hơn cái cũ. Muốn ông bà ở mãi trong nghĩa địa thay vì đi đầu thai.
Người giàu ở Hoa Kỳ, điển hình ông Bill Gates, dùng tài sản của mình để giúp nhân loại ở thế giới đệ tam, ngay cả ở Việt Nam, ông ta cũng có chương trình xây giếng nước,… thấy không lãng phí tiền bạc, giúp ích cho xã hội còn xây mộ cho to thì người bàng quang cũng chẳng khen hay chê. Còn Việt Nam thì xây mộ cho to rồi tiền bảo quản năm này sang năm nọ rất tốn, vài năm sau lại bỏ hoang, hư hao, phí tiền bạc, chưa kể sau này chúng cưỡng chế đất đai để làm sân cù. Không có viễn kiến lâu dài. Mình làm di chúc là hiến cái xác mình cho khoa học, khỏi làm phiền con cháu làm đám ma, tốn tiền.
Về Đàlạt thấy cái nghĩa địa mà khi xưa, dân địa phương gọi Mả Thánh, bị Việt Cộng kêu dời mộ người thân đi xuống Du Sinh, để họ làm sân vận động đá banh hay chi đó. Họ cũng bán đất phía ngoài cho thiên hạ xây nhà. Mình đoán họ nói vậy chớ đất vàng thì nên xây nhà cửa. Cả 10 năm nay chưa thấy họ làm gì cả cho nên xây mộ cho người thân ở Việt Nam cũng nguy hiểm. Mình nghĩ tốt nhất là hoả thiêu rồi đem vào chùa để hay ở nhà cũng được nhưng nghe nói có nhiều chùa, họ đem xe máy cày đến ủi xập theo quy trình cưỡng chế nên có lẻ tốt nhất là đừng có chôn là khỏi lo về sau.
Nói vậy chớ dân làm mộ ở nghĩa địa cũng kinh hoàng lắm. Nếu mình không kêu họ xây, kiếm người khác rẻ hơn thì họ sẽ phá mộ gia đình. Mình nhớ dạo còn ở nhà, lên nghĩa địa thắp hương mấy ngày tết cho người em trai chết năm Mậu Thân, thấy tụi chăn bò dắt bò đi trên mộ thiên hạ, đạp bể tùm lum. Bà cụ mình phải kêu chúng cho tiền và đồ cúng để chúng khỏi đem bò lại mộ để bò cắm dùi.
Nhớ dạo về Đàlạt, có người em rể xin được miếng đất ở Trại Mát để làm nghĩa trang cho gia đình, mình có gửi tiền về để xây cho xong thì ông cụ qua đời. Người lớn tuổi rất lo vấn đề này. Mình nhớ khi xưa, đến nhà người quen lớn tuổi, hay thấy mấy cái hòm mà họ đã mua sẵn để lỡ khi nằm xuống thì có mà chôn thay vì bó chiếu. Khi Việt Cộng vào thì nghèo quá, nhờ có mấy cái hòm đã mua trước nên khi chết, con cháu mới có hòm để chôn nếu không chắc cũng bó chiếu như bao nhiêu người dân khác.
Trong tờ The Economist, có đăng chính phủ Trung Quốc khuyến khích, đúng hơn là bắt buộc người dân quê hoả táng người thân thay vì chôn. Có video, chiếu các cán bộ đi tịch thu hay cưỡng chế mấy cái hòm mà người lớn đã mua sẵn cho mình. Họ leo vào nằm trong hòm, đủ trò. Xây mộ cho to rồi một ngày đẹp trời, cán bộ lớn cho xe ủi đến ủi hết trong đêm để xây sân cù cho du khách.
Vẫn biết mình có tiền, có quyền muốn làm nở mặt nở mày cho bố mẹ đã chết, do đó không biết tổ tiên có chứng giám hay không vì người Việt hay nói “sống có cái nhà, chết có cái mồ” nhưng đem tiền xây mấy cái mả cho ông bà thân sinh cho to thì theo mình không nên. Có lẻ mình ở hải ngoại lâu năm nên không còn quen với lối suy nghĩ của người Việt tại quê nhà. Có thể họ thương cha mẹ nhưng bỏ nước ra đi tìm một con đường sống nên không có bên cạnh cha mẹ già để trông nom nên khi bố mẹ qua đời, họ muốn nói lên tiếc thương của họ.
Ở Hoa Kỳ, người ta khi qua đời, đều xin miễn phúng điếu, dùng số tiền phúng điếu, mua liễng hoa, cho những cơ quan từ thiện vì có ích hơn là mua hoa rồi ngày sau, khi hạ quan thì nhà quàn quăn hết. Phí tiền.
Thêm nữa, trong nghĩa trang ở Hoa Kỳ thì không có vụ xây lăng, xây mộ. Mỗi người chết, có một tấm bia để dứoi đất để xe cắt cỏ hàng tuần chạy đến cắt cỏ cho dễ. Chỉ có khu Bôn Sa thì có xây mộ như kiểu ở Việt Nam. Có xây mộ nhưng mà xem như mướn đất, 40, 50 năm sau phải trả tiền tiếp nếu không chủ đất dẹp để cho người khác thuê để chôn người thân.
Ở Việt Nam nghe nói có mấy ông tướng mới qua đời, bắt dân trong làng đóng thuế mệt nghỉ để xây lăng mộ cho họ. Xem cái mộ của ông Lý Quang Diệu, người tạo nên một đất nước giàu có, ngôi mộ sơ sài làm theo ý muốn của ông ta, không khoe khoang. Ở các xứ tây phương thì người nào có công với đất nước thì được chôn ở Pantheon như ở Pháp. Ở Hoa Kỳ thì chôn ở nghĩa trang Arlington ở Hoa Thịnh đốn còn mấy ông tổng thống về hưu, gây quỹ để xây thư viện của họ, như một trung tâm nghiên cứu lịch sử dưới thời của họ.
Đi viếng mấy cái thư viện của cựu tổng thống Hoa Kỳ tại Cali như của ông Nixon, gần nhà mình hay ông Reagan gần thành phố Los Angeles hay Johnson ở Austin, Texas cho thấy nguyên thủ quốc gia mà họ chỉ xây ngôi mộ bình thường trong khung viên của thư viện, có tư liệu về cuộc đời của vị tổng thống Hoa Kỳ nhất là những thông tin trong thời gian làm tổng thống. Người Mỹ đi viếng thư viện để tìm học thêm về ảnh hưởng, sự nghiệp của vị tổng thống thay vì viếng cái mồ to đại chảng.
Mình đọc đâu đó, có thông tin là trung bình hàng năm, người Việt tại Việt Nam đốt vàng bạc cho tổ tiên không cần đi làm bên kia thế giới cỏi âm đến 624.000 đồng, gấp 8 lần tiền sách vỡ cho học sinh trong năm. Hàng ngày, cứ thấy trên mạng đăng hình ảnh các em nghèo lội xìn đi học, thiếu áo quần, sách vỡ. Có lẻ tổ tiên cũng đồng ý là hy sinh đời ông củng cố đời cháu, nên thay vì về hưu khi chết. Mỗi ngày ở bên kia thế giới, thay vì kêu con cháu gửi tiền hàng tháng qua hoá vàng để đi bia ôm ở cõi âm, họ sẽ chịu khó đi lao động cho Diêm vương, để giúp hậu duệ thay vì dùng tiền mua vàng mã để hoá vàng cho họ, để mua thêm sách vỡ cho con cháu ăn học.
Cứ lấy thế hệ của mình làm thí dụ, hàng ngày mấy ông về hưu, đi uống cà phê buổi sáng, chiều đi nhậu, tối đi bia ôm. Lâu ngày gan bị sơ cứng vì uống rượu bia quá nhiều, bị bệnh. Vào nhà thương, con cháu phải chạy tiền y phí, vay nợ rồi kết cuộc qua đời. Con cháu tiếp tục trả nợ tiền nhà thương. Để tưởng nhớ đến người cha anh hùng, người chồng nhân dân, chuyên gia nhậu, tự xưng là nam nhi đại trượng phu, phá tiền của gia đình, con cháu vay tiền xây cái mộ cho to đẹp rồi phải cúng hoá vàng mã, nào là xe ô tô con, thẻ tín dụng để xài líp ba ga khi đi bia ôm bên kia thế giới, toi theo thêm tiền, phải chạy đi vay mượn.
Con cháu sẽ không bao giời ngất đầu lên nổi vì đến đời cháu, sẽ bắt chước tiếp tục thông lệ, phong tục quái quái này. Có lẻ vì vậy người Việt nghèo hoài vì tư duy khác lạ đối với tây phương. Người tây phương thì họ nhớ đến ngày sinh và tổ chức hàng năm trong khi người Việt thì chỉ nhớ ngày chết. Có lẻ họ theo phong tục để được ăn. Nghe anh bạn kể là ở Huế, hàng xóm nhớ ngày chết của thân sinh của anh ấy vì người Việt cái gì cũng kiếm cớ để ăn. Người chết thì ghé lại viếng thăm để ăn và nhậu….
Người Việt mình có cái bệnh khoe khoang bề ngoài, bệnh thành tích vì sợ mất mặt. Lúc nào cũng sợ thiên hạ cười chê dù cứ kêu ai chê đám cưới, ai cười đám ma. Ở Hoa Kỳ, mình hay gặp mặt mấy người Mỹ triệu phú, uống cà phê ở tiệm MacDonalds vào buổi sáng vào lúc 6:00 sáng. Họ uống một ly $0.69, rồi được refill thả dàn, xem như 2 hay 3 ly rồi trước khi ra về, chơi thêm một ly đem về cho vợ ở nhà hay uống trong xe.
Tài sản của họ đổ đồng trên 10 triệu đô, tiền cho thuê nhà hàng tháng từ 25 ngàn cho đến 150 ngàn nhưng ra đường không ai biết họ là triệu phú, chẳng bù lại những tay dân chơi, uống cà phê tiệm Starbucks bên cạnh, giá gấp 6 lần, đi xe xịn nhưng trong trương mục ngân hàng, không có đến $500.
Mình có quen một cặp vợ chồng kia, không muốn có con. Anh ta giải thích là nếu có con là vợ chồng anh ta phải có bổn phận, trách nhiệm, nuôi nấng đứa con do đó hai người đưa đến quyết định, không muốn đứa con ra đời. Anh ta ra đời vì bố mẹ anh ta hò giã gạo trên giường nên họ phải có bổn phận nuôi nấng anh ta vì đó là quyết định của bố mẹ anh ta nên anh ta không có trách nhiệm nuôi nấng, phụng dưỡng cha mẹ khi họ lớn tuổi.
Mỗi lần mình kể về tư duy của anh này thì mọi người Việt quen, đều lên án tư tưởng phản động của anh này. Cho là bất hiếu, trái ngược với truyền thống, văn hoá Việt Nam. Hôm trước, nói chuyện với bà cụ, mình nói là sau này về già, mình sẽ không sống chung với con cháu. Khi xưa ở Việt Nam, người ta cần có con cháu để nuôi họ khi về già, nay ở hải ngoại thì có tiền hưu bổng nên không làm phiền con cháu. Chỉ mong chúng sống vui vẻ là mừng.
Một đứa bé sinh ra trong một gia đình thiên chúa giáo, bị kêu là có tội nên phải xin phép ông cố đạo để làm lễ rửa tội. Đứa bé đâu có tự ý muốn sinh ra đời đâu, bố mẹ nó giao hợp nên mới cấu tạo ra nó thì bố mẹ mới là người tội lỗi cần phải rữa tội. Cho thấy cái nghịch lý mà người ta gán khơi khơi cho kẻ vô tội.
Tương tự một đứa bé mới sinh ra tại Việt Nam, bị người lớn kêu mày có nợ với cha mẹ mày vì công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nghe kể khi xưa, nhiều người làm cái chòi bên cạnh một của bố mẹ mất và sống đó đến 3 năm mới được mãn tang. Hồi nhỏ, học Nhị Thập Tứ Hiếu thì thấy 24 ông có hiếu với cha mẹ, mà thầy cô kêu mình phải noi theo gương họ, đều đói nghèo cả vô hình trung khuyến khích con người ta phải nghèo thì người ta kêu có hiếu.
Trong 18 năm sinh sống tại Đàlạt, mình ít thấy ông bố nào trong xóm, gọi là có công nuôi con như núi Thái Sơn cả. Đa số là các công chức, đánh bài, nhậu nhẹt không, để mấy bà vợ quán xuyến mọi đằng. Nay về thăm nhà cũng thấy tình trạng này, thậm chí còn nhiều hơn xưa.
Còn bé họ đã kêu đứa con nít đã có hai cái nợ lớn mà cả đời không thể trả nổi. Đưa đến tình trạng mà ông Nguyễn Du, kể Thuý Kiều bán mình chuộc cha. Mình đoán là chắc mắc nợ vì đánh bài chi đó chớ một thằng lái buôn trong xã hội nho giáo khi xưa đâu có quyền hành gì nhiều để hãm hại bố của Thuý Kiều, một viên ngoại giàu có. Ngày nay, bao nhiêu cô gái Việt Nam, trả hiếu, làm dâu xứ Hàn, xứ Đài để dành dụm tiền bạc, gửi cho bố mẹ để xây nhà tại quê.
Có lẻ vì vậy người ta kêu “thêm người thêm của” vì có thể bán con mình tương tự mấy cô gái phi châu được cha mẹ đổi lấy bò hay dê khi đi lấy chồng. Chán Mớ Đời
Về Việt Nam, mình thấy chùa chiềng rất thương mại hoá ngay cả chùa Thầy ở quê ông cụ mình. Hôm trước xem ảnh thấy người ta sắp hàng để xin cúng sao ở chùa đông hơn kiến nhất là thấy hình ảnh nhiều cán bộ cấp cao đi chùa bái Phật, khác với chủ nghiã duy vật nên không hiểu. Con người sinh sốn gầm chỉ cầu mong ở thánh thần, trời phật thì khó mà đi xa, không có viễn kiến về tương lai của mình, chỉ cầu mong thánh thần cho lộc, kiểu mua bán thánh.
Thấy người dân đi chùa, đi miếu thì cũng hay nhưng lại thấy đánh nhau, dành giựt nhau để lấy lộc ở chùa. Mình nhớ hồi nhỏ đi lễ giao thừa ở chùa Linh Sơn Đàlạt. Ra về thấy thiên hạ trèo hái máy nhánh cây dọc mấy thang cấp đi lên chùa. Sáng mồng một đi chùa lại thì thấy cây lá trụi lủi hết.
Mình nhớ có xem một cuốn phim nhật bản hình như The Ballad of Nảrayama của đạo diễn Shohei Imamura, nói về phong tục của một làng ở Nhật Bản đoạt giải điện ảnh Palme d 'Or ở Cannes, cách đây 35 năm.
Thiếu thực phẩm nên trong làng ra quy định để mấy đứa bé và người già trên 70 tuổi chết vì thuộc thành phần không lao động lại tốn lương thực. Họ bắt buộc người nhà phải đem những người không lao động được lên núi và để họ lại trên đó. Con gái thì cho nuôi để bán sau này. Có một bà lão còn khỏe mạnh, muốn nhường phần của mình nên nói người con trai cõng mình lên núi để bà ta chết. Trên đoạn đường cõng mẹ lên núi, phong cảnh rất đẹp, hai mẹ con có dịp ôn lại những kỷ niệm rồi người con vuốt nước mắt, người mẹ xua đuổi con xuống núi trong khi những giọt tuyết rơi phủ dần dần lên người mẹ, hy sinh đời mình để củng cố đời con. Cuốn phim có lẻ nói lên tính hy sinh của bố mẹ để lo cho tương lai con cháu.
Xong om
Nhs
Nhs