Những người đàn bà trên mạng

Sau hội ngộ Văn Học ở San Jose thì ông thần Nhị Anh hứng chí thành lập một nhóm GoogleGroup lấy tên Dalatvanhoc. Lúc đầu chỉ có hai thằng viết cho nhau để đả thông tư tưởng say 40 năm xa cách, sau này có mấy người bạn học chung khi xưa gia nhập còn những ông bà học lớp trên mình ở Văn học xem đám bọn mình là đàn em nên không chơi nhưng dần dần lại thấy một đám lão bà nhảy vào quậy phá xôm trò lắm. Có nhiều người lên mạng tìm đalat thì khám phá trường Văn Học ngày xưa nên liên lạc. Mình nhớ có dạo lên mạng thấy một cựu học sinh Văn Học, học trên mình 5 năm, nhắn tin tìm bạn học cũ ở Văn Học xưa nhưng dạo ấy chưa có Trang Nhà của cựu học sinh Văn Học. Muốn bắt chim thì phải làm chuồng cho nhiều để rãi rác khắp nơi trên mạng chớ làm có một chuồng cái rồi giấu trong nhà thì có chim nào hay biết mà tìm về.
Mỗi ngày mấy lão bà gửi cho nhóm những thông tin "người cày có ruộng". Có thông tin thì mình đã đọc lâu nhưng có lẻ chạy vòng vòng trên mạng tiếng Việt nên lần hồi lại tải về lại mình nhưng cũng có những thông tin mới khá hay. Khi nhận được các thông tin của bạn bè gửi thì mình rất quý nhưng khi gửi cho một nhóm đông thì thông tin kia nhiều khi lại làm cho những người nhận không quen buồn cười.
Có hôm một bà gửi những suy tầm về nhân sinh quan có tựa "Nhớ" để giúp các bạn già luyện trí nhớ trong tuổi hoàng hôn của đời mình khiến có nhiều tranh cãi rồi hôm sau có người gửi cho nhóm thông tin với tựa đề "Quên" , khuyên chúng ta hãy quên, không nên nhớ, thứ lỗi cho mọi người về những điều họ đã làm phiền rồi lại có thông tin khác "Bất công " đưa ra những ví dụ để chứng minh có sự bất công đối với phụ nữ. Chưa đọc xong thì có người gửi đến bài giảng về những tấm lòng từ bi, hỉ, xã,... Nói chung là đọc các thông tin trên mạng rất tương phản từ người mà mình chỉ quen trên mạng tạm gọi là bạn ảo nhiều khi muốn trở thành "sát thủ đầu mưng mủ".
Có người lại gửi những mẫu truyện ngắn hay những bài báo mà người đọc thấy bất bình thường. Theo một số người quen làm báo chí ở VN thì đa số những phóng viên cứ bựa ra những mẫu chuyện để bán báo lá cải. Con người sống trong lầm than nên cần những món ăn tinh thần giúp họ quên đi những nổi buồn lo toan thường nhật, chạy tiền kiếm cơm vất vã, cần những gương sáng giúp mình mơ ước trong tâm khảm để vượt lên cảnh nghèo đói. Ngày xưa, nhóm Tự Lực Văn Đoàn làm báo, xuất bản sách để bài trừ những hủ tục phong kiến, đưa Tây học vào Văn hoá VN cho nên mình hơi nghi ngờ về những bài báo đăng toàn những chuyện không tưởng vì mục đích dân vận Nhà nước.
Có hôm nhận được một bài báo kể một anh chàng sinh viên nghèo ở quê lên học đại học được một cô gái cành vàng lá ngọc mê. Mình không biết cành vàng lá ngọc thời nào? Trước 75 hay sau 75? Trước 75 thì công nhận khá dĩ vì ngày xưa có nhiều học trò nghèo nhưng thông minh được các gia đình giàu đem về nuôi làm gia sư rồi gã con gái cho như trường hợp tác giả bài thơ "Màu tím hoa sim" hay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Nếu sau 75 thì chắc chắn là không vì cành vàng lá ngọc thuộc giới cán bộ cao cấp thì không thể nào lấy những người không có cùng giai cấp lí lịch, có thể gây ảnh hưởng cho tương lai chính trị của gia đình.
Câu chuyện kể cô gái cành vàng lá ngọc chấp nhận về quê làm nghề giáo viên còn anh nhà nghèo thì bị tai nạn nên chỉ nằm một chỗ ngáp ruồi. Hàng ngày cô vợ sau khi dạy, lo chuyện cơm nước, nắn bóp đôi chân nên sau mấy năm trời thì anh chàng đi đứng lại được và có một đại học nước ngoài mời sang giảng dạy 3 năm nhưng không muốn đi vì quen được vợ nuôi, không biết lao động nhưng cuối cùng cô vợ muốn có lợi nhuận thêm nên bảo đi. Anh chàng đi dạy ba năm xong về nước và muốn tạo sự bất ngờ nên không muốn báo cho gia đình biết nhưng khi đến phi trường TSN thì thấy cô vợ đứng đón nói là ngày nào em cũng ra phi trường đứng đợi anh từ ba năm qua. Giáo viên ở quê, lấy xe đò lên thành phố, bao nhiêu thời gian nhưng ngày nào cũng ra phi trường đứng đợi? Chán Mớ Đời 
Cho thấy người Việt mình vẫn còn những tư tưởng quái đản, mơ những gì không tưởng trên trời. Một anh chàng không đi dạy ở quê suốt 3 năm trời, nay lành bệnh, được một đại học quốc tế mời đến dạy trong khi cô vợ lại ở nhà, chiều chiều ra phi trường đợi như Thiếu Phụ Nam Xương. Muốn dạy đại học ở xứ tây phương, mỗi năm giáo sư phải viết nhiều bài nghiên cứu,… cái khổ người Việt mình lại cả tin nên tư duy rất lây bây như người đi trên mây.
Hãng Intel đầu tư vào VN, xây một nhà máy tân tiến và cần tuyển 125 người tốt nghiệp đại học về công nghệ thông tin để đưa đi tu nghiệp nhưng sau khi khảo sát và phỏng vấn biết bao nhiêu người tốt nghiệp tại VN thì chỉ nhận được 26 người VN có khả năng theo học lớp bổ túc này và số còn lại phải thuê kỹ sư Ấn độ. Cho nên bảo một anh nhà quê, không làm lụng trong vòng mấy năm, bị tai nạn lại được mời giảng dạy tại đại học quốc tế thì đúng là siêu Việt. Ông Ngô Bảo Châu nhờ ra khỏi nước mới học đến nơi đến chốn nên mới được đại học Chicago mời dạy chớ học tại chức ở VN thì cũng có bằng tiến sĩ nhưng ngoại quốc đâu có công nhận. Nghe báo chí Hà Nội cho hay có nhiều viện trưởng đại học, có học hàm tiến sĩ nhưng chưa học xong lớp 3 tưởng làng. Đó là báo ở Việt Nam.
Mình nghĩ người VN có cái bệnh tạm gọi là bệnh "Phù Đổng". Ngày xưa, mình học lịch sử nói đúng hơn là dã sử nói về một cậu bé, sinh ra không nói gì cả nhưng khi giặc Ân đến thì cậu Bé bổng nhiên mở miệng nói, xin đi đánh giặc. Kêu Bố mẹ thổi cơm, ăn mấy nồi rồi tự nhiên vươn vai là to lớn rồi nhổ các bụi tre ra trận đánh tan giặc rồi bay về trời.
Mình có tìm kiếm thì không thấy chính sử nói về giặc Ân từ Tàu tràn qua xâm chiếm VN. Mình nghe kể trong trại cải tạo, một quản giáo dạy sĩ quan ngụy về lịch sử VN; bà Triệu Ẩu lấy ông Lạc Long Quân, sinh ra 100 cái trứng sau đó 50 người con theo mẹ xuống miền Nam làm lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ còn 50 người con ở lại học tập để giải phóng miền Nam. Có một anh lính đánh thuê ngụy bảo " Chính sử và dã sử không thể lấy nhau được" thì bị cùm nhốt ca xô một tháng. Nghe nói ông quản giáo này ngày nay có bằng tiến sĩ tại chức.
Trong chiến tranh thường các nhà cầm quân giỏi về chính trị nên tạo ra những huyền thoại nhằm động viên dân quân. Ông Tào Tháo trong truyện Tam Quốc, thấy binh sĩ khát nước nên bảo đằng trước có rừng cây me khiến ai nấy đều nhõ nước miếng quên khát và hăng hái tiến lên. Mình có coi một chương trình của đài Military nói về cuốn sách của ông Trần Hưng Đạo viết về cách chống quân Nguyên và trong chiến tranh VN với Mỹ thì quân đội miền Bắc dùng các chiến thuật du kích chiến trong cuốn tài liệu chiến sử này.
Có một học giả người Anh qua VN để quay và thực hiện những hầm hố du kích của quân lính của ông Trần Hưng Đạo khi xưa. Ông Nguyễn Trãi tạo ra huyền thoại thần Kim Quy, tặng gươm thiêng cho ông Lê Lợi rồi viết trên lá cho kiến ăn rồi thả theo dòng suối để người dân tin tưởng có người được trời phái xuống trần gian để phá quân Minh. Sau khi thành công thì Nhà Lê phải giết Nguyễn Trãi để huyền thoại kia được sống mãi. Gần đây chúng ta thấy những huyền thoại Lê Văn Tám hay Trần Dân Tiên ,.. được bộ chính trị nắn tạo ra những thần tượng này để động viên nhân dân trong thời gian chống Mỹ.
Dạo sang Mỹ chơi lần đầu, Nhị Anh có nói là xứ Mỹ to lớn nên khi một người ra ứng cử thì phải viết một cuốn sách về đời tư của họ và đưa ra những tư tưởng chính trị của mình để giúp cho quần chúng biết về mình. Sau này sang Mỹ sinh sống thì nghiệm khá đúng. Bà Sarah Palin, cựu thống đốc tiểu bang Alaska, mà dân chúng chưa bao giờ nghe tên bổng nhiên được ông Mc Cain mời đứng chung liên danh làm ứng cử viên Phó tổng thống thì trong vòng một tuần lễ sách viết về bà này xuất bản ra ào ào giúp tên tuổi bà ta lên như diều gặp gió.
Mình đọc tài liệu nói 4,5 người của Đảng Cộng sản viết về cuộc đời của ông Hồ rồi kí tên là Trần Dân Tiên. Người của VNCH không biết nên cứ tưởng ông Hồ là tác giả nên cứ viết báo chửi ông Hồ. Cuốn “Le Dragon D’Annam, nói về cuộc đời của cựu hoàng Bảo Đại, do một người Pháp viết mà mình có quen rất thân, mới qua đời cách đây 4 năm. Mỗi tuần ông ta gặp ông Bảo Đại để thu băng và đặt câu hỏi. Ở ngoại quốc, các chính trị gia hay ai viết sách đều có một người do nhà xuất bản chỉ định viết chung. Người viết nhà nghề phỏng vấn nhân vật rồi xếp đặt thứ tự để viết lấy nhuận bút cho nên tất cả các sách về tiểu sử đều do người khác viết. Cho nên không nên chửi bới Trần Dân Tiên.
Nói về bệnh Phù Đổng thì người mình hay "nổ", cứ mơ làm Phù Đổng như người ta mơ trúng số đề hay độc đắc. Có lẻ những câu chuyện dã sử này đã huyễn hoạch đầu óc người VN khiến họ có những giấc Phù Đổng nồng cháy, cứ nghĩ sẽ làm được cái gì to lớn rất nhanh. Hàng tuần trên Đài MSNBC có cho chiếu chương trình "American Greed", điều tra các vụ lường gạt vì lòng tham của con người. Ai cũng muốn giàu có nhưng không chịu khó tiết kiệm và chăm chỉ làm việc nên cứ nghe ai nói là đầu tư tiền lấy lời nhanh là đem hết tiền bạc đưa cho rồi mất hết.
Họ không biết là muốn giàu thì phải có kế hoạch và thời gian và nhất là chịu khó làm việc thì mới mong một ngày nào sẽ có cuộc sống sung túc. Vì lòng tham nên họ bị lừa gạt, mất tiền mất của. Cách đây vài năm, có một người quen trong đoàn hướng đạo mời vợ chồng mình đi ăn để nghe một tên Mỹ trẻ đâu 23 tuổi nói chuyện về đầu tư có lời 24%. Mình lên trên mạng xem thì không thấy tên công ty này nên từ chối không đi làm người mời giận. Sau này nghe kể những người nghe bà này đầu tư tiền đều mất hết.
Hồi còn bé, con nít được nghe kể các chuyện thần thoại để giúp chúng mơ ước nhưng trẻ em bên Mỹ nghe chuyện thần thoại để học những hậu quả nếu về ứng xử như các nhân vật trong chuyện cổ tích. Thí dụ truyện Cinderella, cô bé sống với bà kế mẫu và em cùng cha khác mẹ. Cô ta ứng xử tốt với chim muôn nên được giúp đỡ khi kế mẫu bắt nhặt hết đậu. Vì mãi nhảy đầm với Hoàng tử nên cô ta ra về trể nên y phục dạ hội biến mất nên trẻ em học thói quen là không bao giờ trể hẹn. Trong khi VN có truyện tương tự Tấm Cám nhưng người mình dạy con nít căm thù, rung cây cho cô em chết rồi làm mắm gửi cho kế mẫu ăn. Kinh hoàng. Tại sao chúng ta phải gieo trong đầu một đưa bé căm thù, giết chị em mình.
Mình có nói cô con gái là đừng bao giờ mơ làm công chúa ngủ trong rừng để đợi Hoàng tử đến cưới. Ngày xưa, con gái không được đi học cho nên cuộc đời khó thay đổi ngoại trừ lọt vào mắt xanh của một vị Hoàng tử hay con nhà giàu. Ngày nay con có thể tự làm công chúa và ai lấy con phải hãnh diện có một người vợ giỏi và thông minh. Hồi con mình còn nhỏ thì mỗi tối phải kể chuyện cổ tích cho các cháu. Các cháu mê nghe kể về VN vì dạo đó VN là nơi xa lạ nhưng mình không dám kể các chuyện như Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám,... phải dùng chuyện cổ tích ngoại quốc rồi pha chế tiếng Việt.
Một phụ nữ Mông Cổ trong bộ y phục cổ truyền
Làm sao mình có thể dạy con là công chúa vì vô tình không biết ông Chủ Động Tử nghèo, trốn dưới cát nên tắm không may ông này thấy nên phải lấy ông ta hay Lưu Bình Dương Lễ là bạn học rồi kêu vợ mình đi hầu thằng bạn nối khố của mình cho nó ăn học thành tài. Vợ mình mà xem như một món đồ chơi, đưa cho bạn xài đở vài năm? Coi thường giá trị của đàn bà, tình nghĩa vợ chồng. Có lẻ vì được giáo huấn theo tinh thần này từ nhỏ mà ở VN, cứ 3-4 giờ chiều trở đi, ta thấy đàn ông rủ nhau nhậu mà quên về với vợ con?
Tuần rồi đọc một bài nghiên cứu về các sắc tộc da vàng di cư tại Mỹ thì người VN so với Ấn Độ, TQ, Đại Hàn, Phi thì trình độ giáo dục thấp nhấp, đa số người Việt không thạo anh ngữ cho nên lương bổng cũng không bằng các cộng đồng á châu khác. Nói chung thì dân Ấn Độ khá nhất vì đa số là giới trung lưu di cư sang Hoa Kỳ, có bằng cấp đại học tương tự lớp người di tản VN năm 75 nhưng sau này thì lớp vượt biên thì ít người có bằng cấp đại học, sang đây cũng có ít người đi học lại vì phải đi làm kiếm tiền gửi quà cho gia đình rồi thế hệ sang đoàn tụ thì trình độ giáo dục rất thấp vì sau 75, rất nhiều người bỏ học vì thời cuộc.
Trong cuốn Perfume Dreams của Andrew Lam, con của tướng Lâm Quang Thi, có kể cuộc gặp gở với một Việt Kiều cùng xóm. Anh này mới sang Mỹ có 3,4 năm về thăm quê hương là chùm khế ngọt. Hôm đó, trời mưa nên một cô osin hàng xóm hỏi anh ta có muốn gặp con bà chủ cũng Việt kiều nên anh ghé sang nhà chơi thì thấy ông Việt Kiều này bận đồ complet màu trắng như Ngô tổng thống đi kinh lí, trên tường có treo bằng tiến sĩ xuất thân đại học Harvard mà tiếng Anh của ông Việt Kiều không được trôi chảy lắm lại rất khó nghe. Câu chuyện này nói lên tính ưu Việt của người mình vì hồi nhỏ mình hay nghe Thiên Hạ nói người mình rất thông minh cho nên qua Mỹ là ai cũng vào đại học Harvard, 2,3 năm sau là đậu tiến sĩ cả.
Phụ nữ Ba Tư trong bộ y phục cổ truyền
Ai về VN cũng nổ là kỹ sư, bác sĩ vì đâu có ai kiểm chứng khiến nạn người bị lừa tình, lừa tiền,...Tại sao chúng ta phải nổ thay vì nói sự thật thì có gì xấu xa? Người Mỹ sinh tại Mỹ mà học lấy cái bằng tiến sĩ đã khó trong khi người mình mới sang thì Anh Văn còn kém thì làm sao trong 2-3 năm là đậu tiến sĩ Harvard? Có vài trường hợp đặc biệt. Mình có Anh bạn quen sang năm 75 thì lấy được hai bằng tiến sĩ nhưng anh này đậu B.A. của đại học canada từ VN qua chương trình hàm thụ nên sang Mỹ thì học thêm lấy tiến sĩ, dạy đại học Columbia, New York, nhưng phải công nhận anh ta rất thông minh có bộ nhớ cực tốt. Mình có quen ba anh em Nguyễn Tuệ, Nguyễn Tiến và Nguyễn Tài, vượt biên đều có bằng tiến sĩ cả. Hai người đầu thì tốt nghiệp đại học M.I.T, còn Tài thì UCSF. Tuệ có 7 cái bằng của M.I.T còn Tiến là ông mai của vợ chồng mình.
Có lẻ chúng ta nên nhìn lại chính mình, tự tìm hiểu khả năng của chúng ta, gạt bỏ những giấc mơ nồng cháy Phù Đổng và bắt đầu với mốc thời gian hôm nay để định hướng tương lai của mình thì mới hy vọng có sự thay đổi cho các thế hệ mai sau. Phải biết năng lực của mình để học hỏi sửa đổi để hoàn thiện nhất là sống không phải nói láo hay trong mộng huyễn. Còn tiếp tục mơ làm Phù Đổng thì sẽ trở thành những sát thủ sức đầu mưng mủ.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn