Dạo này chính phủ và truyền thông mỹ lên án Trung Quốc ăn cắp trí tuệ của các nước tây phương như trường hợp công ty Huewei mà Hoa Kỳ ra lệnh dẫn độ con gái của chủ công ty này bị bắt ở Gia Nã đại.
Vấn đề ăn cắp sở hữu trí tuệ đã có từ ngàn xưa ngay chính các tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đã khuyến khích người Mỹ ở Anh Quốc, ăn cắp các sơ đồ của máy dệt để bắt kịp Anh Quốc, đã giúp Hoa Kỳ làm được cuộc cách mạng kỹ nghệ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
Trong cuốn “Trade secrets”, Doron Ben-Âtra cho rằng Hoa Kỳ trở thành nhà lãnh đạo công nghiệp của thế giới bằng cách chiếm đoạt bất hợp pháp các đổi mới cơ học và khoa học từ Châu Âu. Năm 1812, một sinh viên tốt nghiệp đại học Harvard, có tên là Francis Cabot Lowell, lên tàu ở Anh Quốc trở về Hoa Kỳ, đem theo những bí mật thương mại quý giá nhất của kẻ thù. Ông ta mang theo mình những kế hoạch được đánh cắp của máy dệt do Edmund Cartwright sáng chế, đã biến Vương quốc Anh trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
Ở giữa Đại Tây Dương, một chiến hạm nhỏ của Anh đã chặn tàu của ông Lowell đang đi. Mặc dù người Anh đã lục soát hành lý của ông ta và giam giữ ông ta trong nhiều ngày, Lowell biết rằng họ sẽ không bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng gián điệp nào vì ông ta đã giấu kế hoạch ở một nơi mà họ sẽ không bao giờ tìm thấy chúng trong tâm trí nhiếp ảnh của ông ta. Không thể tìm thấy bất kỳ tài liệu nào mang theo, người Anh đành cho phép ông Lowell trở về Boston, nơi ông ta sử dụng thiết kế Cartwright để giúp thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Hoa Kỳ.
Lowell hầu như không phải là người Mỹ đầu tiên ăn cắp tài sản trí tuệ của Anh. Những người khai quốc Hoa Kỳ không chỉ dung túng cho vi phạm bản quyền trí tuệ, họ còn tích cực khuyến khích. Nhiều người đồng ý với Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton, người tin rằng sự phát triển của một cơ sở sản xuất công nghiệp mạnh là rất quan trọng đối với sự tồn tại của quốc gia chủ yếu là nông nghiệp. Nhiều tháng trước khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống đầu tiên vào năm 1789, George Washington đã viết cho Thomas Jefferson rằng, việc giới thiệu những cỗ máy cải tiến để giảm bớt lao động, sẽ giúp cho nền kinh tế của nước Mỹ.
Tuy nhiên, đất nước Hoa Kỳ mới được thành lập này thiếu một ngành sản xuất dệt may trong nước và tụt hậu kỹ thuật rất xa so với Vương quốc Anh. Cách nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc không phải là phát triển các thiết kế từ đầu mà là đánh cắp chúng như Trung Quốc đang làm hiện nay.
Trong hồ sơ “Report on Manufactures”, ông Hamilton đề nghị trọng thưởng những ai đem về những bí mật và cải thiện có giá trị cho đất nước. Ông Thomas Attwood Digges, một trong những gián điệp kỹ nghệ của Hoa Kỳ tại Anh Quốc vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, tìm kiếm và đưa các chuyên viên giỏi, có thể bảo hành và sử dụng các máy móc này Về Hoa Kỳ.
Chính phủ Anh Quốc cấm xuất cảng các máy móc dệt, không cho các kỹ thuật viên, có khả năng sử dụng các máy móc đi di cư, rời khỏi nước. Năm 1796, chính phủ Anh Quốc có in thông tin cảnh báo người dân về những gián điệp ngoại quốc tìm cách lôi cuốn các chuyên viên đi mỹ.
Ông Digges, bạn của tổng thống đầu tiên Hoa Kỳ, Washington bị Anh Quốc bắt ở tù, mấy lần vì mang tội chiêu dụ kỹ thuật gia người anh. Ông ta chiêu dụ được ông William Pearce, một chuyên viên kỹ thuật mà ông ta gọi là Archimedes thứ 2. Ông này làm việc trong các hãng dệt ở Philadelphia.
Trong cuốn “hot property: the stealing of ideas in age of Globalization”, Pat Choate cho rằng những ai trộm các kỹ thuật ở các xứ khác, có thể xin bằng sáng chế ở Hoa Kỳ qua đạo luật Patent Act 1793. Samuel Slater, người anh sang Hoa Kỳ lập nghiệp. Ông ta nhớ những chi tiết của Richard Arkwright, giúp ông ta thành lập hãng dệt đầu tiên ở Rhodes Ísland, máy móc chạy bằng hơi nước và trở thành giàu có. Sau này, người Anh Quốc gọi ông ta là Slater The Traitor, mà ở Cali có con đường khá dài mang tên ông này.
Sống tại Edinburg, Tô Cách Lan, ông Lowell, quyết tâm đem kỹ thuật của ngành dệt về Hoa Kỳ. Ông viếng thăm các công ty dệt ở Tô Cách Lan, không ghi chú hay đặt câu hỏi nhưng nghiên cứu máy móc và các thiết kế, trang bị.
Về lại Hoa Kỳ, ông ta nhờ Paul Moody, cải thiện máy của Cartwright và xây dựng một nhà máy dệt ở Massachusetts, lần đầu tiên có thể nhuộm bông gòn và dệt vãi tại chỗ.
Về lại Hoa Kỳ, ông ta nhờ Paul Moody, cải thiện máy của Cartwright và xây dựng một nhà máy dệt ở Massachusetts, lần đầu tiên có thể nhuộm bông gòn và dệt vãi tại chỗ.
Nhờ những sáng chế đánh cắp này mà nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ mới phát triển, giúp Hoa Kỳ trở thành một cường quốc như ngày nay.
Từ ngày Đặng Tiểu Bình kêu gọi cải tiến kinh tế, khoa học của Trung Quốc, họ đã cho du học sinh qua Hoa Kỳ rất đông, nghe nói hàng năm lên đến 275,000 du học sinh, Ấn Độ gửi sinh viên đâu 200,000. Đại học MIT, có thời được gọi là đại học Made In Taiwan vì du học sinh đến từ Đài Loan rất đông. Học xong có một số đông ở lại Hoa Kỳ mà người ta gọi là lấy chất xám. Chính phủ ngoại quốc nuôi những du học sinh giỏi, được đào tạo rồi Hoa Kỳ cho phép họ ở lại làm việc, nhờ đó mà Hoa Kỳ chiếm đa số các giải Nobel về khoa học. Có một ông gốc ý, đoạt giải Nobel nên chính phủ Ý Đại Lợi chiêu dụ ông ta về để làm việc nhưng ông ta nói, ở Ý Đại Lợi không thể nghiên cứu được nên phải bỏ chạy sang Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ ra đạo luật về di dân mà đa số những người di dân là chất xám của nhân loại.
Cuộc chiến ở thế kỷ 21 là cuộc chiến về trí tuệ. Ấn độ hiện nay sản xuất mỗi năm 1,800,000 kỹ sư, Trung Quốc sản xuất 3,000,000 người tốt nghiệp đại học trong khi Hoa Kỳ chỉ sản xuất được 500,000. Nghe nói có 22 trường đại học ở Trung Quốc, giảng dạy hoàn toàn bằng anh ngữ. Tháng vừa qua, được biết Trung Quốc đã đáp xuống mặt trăng.
Xét về lịch sử thế giới tây phương, người ta thấy biển Địa Trung Hải là cái nôi của sự thịnh vượng văn hoá Tây Phương khi xưa với nền văn minh Hy lạp, La Mã rồi khi Kha Luân Bố khám phá ra Mỹ châu thì cái nôi của nhân loại về kinh tế được di chuyễn sang Đại Tây Dương, các cường quốc tây phương thi nhau chiếm đóng các thuộc địa ở Mỹ châu để làm giàu cho xứ họ.
Ngày nay, nếu cho nhìn bản đồ thế giới thì bao nhiêu kinh tế của thế giới đều đỗ dồn về Thái BÌnh Dương. Ta thấy Hoa Kỳ có các tiểu bang như Cali, Oregon, Washington với những công ty lớn ở Thái Bình Dương như Boeing, Microsoft, Starbucks, Silicon Valley. Về quân sự thì có rất nhiều căn cứ nằm dọc Thái BÌnh Dương. Phía nam thì có Mễ tây Cơ, các nước Trung Mỹ, Á Căn Đình, Chí lợi,… phía bắc có Gia NÃ Đại như thành phố Vancouver,...
Đối diện với Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, cho thấy Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Tân Gia Ba, Mã Lai, Úc Đại Lợi, Đài Loan, Nam Dương…
Ai khôn khéo sẽ lãnh đạo vùng Thái Bình Dương ở thế kỷ 21, còn không thì sẽ làm nô lệ cho thế giới và muôn đời sẽ không ngóc đầu lên được. Việt Nam có trên 24,000 tiến sĩ, hy vọng sẽ không bị bỏ cuộc trong cuộc chiến tranh trí tuệ của thế giới ở thế kỷ 21.
Chán Mớ Đời