Nên vui hay lo khi được trả tối thiểu $20/ giờ

 


Tiểu bang Cali có luật mới, bắt buộc chủ các tiệm thức ăn nhanh, phải trả lương tối thiểu cho nhân viên $20/ giờ khiến vật giá leo thang thấy chóng mặt. Các quan sát viên cho rằng tiểu bang Cali này là vua sản xuất các luật lệ cực ngu. Hôm nay đọc tin tức thì được biết lạm phát gai tăng 3.5% từ 12 tháng qua.

Ông thống đốc tiều bang Gavin Newsom tuyên bố: “chúng tôi thấy những sự bất công… chúng tôi có trách nhiệm phải tiếp tục thay đổi”. Các tiểu bang có đa số là đang Dân CHủ, thì các công đoàn lao động muốn tăng lương cho hội viên của họ nên các chính trị gai phải nghe lời.

Các khất sĩ đang tạo dáng

Đài CNN tuyên bố các nhân viên của các tiệm thức an nhanh, từ nay sẽ lãnh $20/ giờ. Center for American Progress, một tổ chức thiên tả tuyên bố là lương tối thiểu được gia tăng sẽ giúp hàng triệu gia đình xoá đói giảm nghèo và sẽ kích thích nền kinh tế Cali. Kinh


Tại sao $20/ giờ? Tại sao không tăng lên $30, hay $100/ giờ.


Thường các người theo đảng Dân CHủ, chưa bao giờ làm kinh doanh nên chả hiểu gì cả. Họ chỉ lờ mờ trong lớp rồi cứ ngồi nghĩ bú xua la mua.

Tác giả viết cuốn này ở thế kỷ 19 mà đến nay vẫn có giá trị. Kinh. Mình đang đọc rất hay.


Trong cuốn sách "That Which Is Seen, and That Which Is Not Seen," ông Frederik Bastiat cho rằng khi chính phủ can thiệp vào các quyết định về kinh tế thì luôn luôn có những hậu quả bất ngờ. Các hậu người ngắn hạn rất hay nhưng về lâu dài thì vong mạng.


Điển hình là tiểu bang ra luật bắt buộc lương tối thiểu là $20/ giờ. Rất hay! Đó là hậu quả mà chúng ta thấy ngay tức thì do các giới truyền thông, công đoàn lao động và Center for American Progress thấy và được phiếu của cử tri. Những các hậu quả vô hình mà chúng ta không lường được như sau:


Hàng ngàn nhân viên tại Cali mất việc từ Covid đến giờ vì có rất nhiều nhà hàng đóng cửa. Có nhiều người khác mất việc vì chủ cắt giảm giờ làm việc để cắt giảm chi tiêu. Điển hình dãy nhà hàng thức ăn nhanh El Pollo Loco đã sa thải 10% nhân viên của họ. Pizza Hut tuyên bố sẽ sa thãi thêm hàng ngàn các người giao pizza cho khách hàng. Ông ta kể về ông Michael Ojeda, một nhân viên giao hàng của Pizza Hut cho rằng lên lương làm gì để mất việc thì bù trớt.

Hôm qua đi ăn ở Bolsa, thấy họ dán tờ này trước quầy tiền mới thất kinh. Thành phố đông dân cư và nghèo nhất quận cam lại chém thuế gấp thành phố mình đang ở 


Ai còn công việc thì sẽ mất việc trong tương lai vì chủ nhà hàng đang tìm cách ngừoi máy hoá. Mình có thấy một tiệm ăn MacDonald chỉ còn một người đứng đưa đồ ăn cho khách hàng. Mấy người trước đây đứng lấy Order của khách hàng đã được thay thế bằng máy. Khách hàng chỉ cần bấm nút rồi trả bằng thẻ tín dụng rồi lấy cái phiếu có số tên của mình để đợi lấy đồ ăn hay mở ứng dụng MAcDonald ra mà mua và trả tiền rồi đến scan cái điện thoại mình để được giải đồ. Thậm chí CNN hoan hô tăng lương $20/ giờ cũng  phải thú nhận là các công ty bán thức ăn nhanh đang thay thế con người bằng các máy.  Xong om


Khi ông thống đốc tiểu bang ký luật này thì phóng viên có hỏi liệu giá cả của MacDonald hay Starbucks có gia tăng. Ông này vỗ ngực kêu không bao giờ. Starbucks ngày nay lên giá 15%. CHipotle lên giá 8%. Mấy công ty này đâu có lo vì cuối cùng là người tiêu dùng bị khệnh và trả thêm. Anh đói, hamburger ở MAcDonald rẻ nhất thì cũng hải bò lại mua mà ăn.


Cái nguy hiểm nhất là giới trẻ dậy thì, không có nghề ngỗng gì cả sẽ không được mướn. Khi xưa, giới trẻ vào mùa hè thường đi làm cho mấy tiệm ăn này để có tiền tiêu ba tháng hè và học được cách tiếp xúc với khách hàng để hiểu chút gì về nghề nghiệp. Nay thì chả ai mướn thì giới trẻ sẽ không có cơ hội kiếm thêm tiền hè và học cách giao tiếp với đời. 


Khi lương tối thiểu gia tăng thì chủ mướn những người nào có kinh nghiệm thay vì mướn một đứa học sinh 16 tuổi.

Có tăng lương hay không thì tương lai các người máy sẽ thay thế con người. Ngành sản xuất sẽ tự động hóa hết và chỉ mướn những người nào có khả năng để bảo trì máy móc. Muốn có những việc này cần có học vấn kỹ sư hay tiến sĩ. Các người không có khả năng này sẽ khó kiếm được công ăn việc. Làm, và trở thành một gánh nặng cho xã hội. Họ sẽ cảm thấy Chán Mớ Đời đâm ra nghiện ngập vì cảm thấy mình thuộc giai cấp vô  dụng.


Lúc đầu mình nghĩ giới làm việc chân tay nhưng thợ hồ hay nông dân như mình vẫn có việc nhưng mình xem phim tài liệu về người máy thì thất kinh. Người máy có khả năng xây cất nhà cửa, hái bơ, nhổ cỏ, tỉa nhánh đủ trò. Người máy máy biết hái loại trái nào chín đem bán và chừa mấy trái còn non. Thế là ngọng. Chỉ biết lấy cái nồi cơm điện đi làm khất sĩ ở Bolsa là vừa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bia Việt Nam có formaldehyde

 Bia Việt Nam có formaldehyde

Nhân ngày lễ chiến sĩ trận vong Hoa Kỳ, mình đọc vài tin tức của cựu chiến binh mỹ về cuộc chiến Việt Nam khi xưa thì có một ông tiến sĩ, từng tham chiến tại Việt Nam, viết một bài nghiên cứu kêu là bia Việt Nam thời đó có chất formaldehyde mà ngày nay người ta cấm tiệt sử dụng vì mang lại ung thư. Hình như ở âu châu họ cấm hoàn toàn sử dụng loại này. Xem link của tổ chức ung thư phổi.


Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam thì có xuất cảng bia của mỹ vào Việt Nam cho binh sĩ của họ. Mình nhớ khi xưa, ngoài chợ có bán bia mỹ đủ trò như Budweiser,…nhưng đắt hơn bia do người Việt sản xuất như Bia 33 hay bia con cọp Larue. Tết nhất, có khách quý mới thấy ông bà cụ mình kêu khui bia mỹ cho khách còn thường giỗ thì mua bia con cọp uống cho rẻ tiền hơn. Dạo đó, chạy lên quán nhà bà Thủ có con nằm vùng, bị bắt nhốt trong trung tâm thẩm vấn ở đường Bá Đa Lộc. Mua rồi đem chai trả lại tiền đặt cọc. Dạo ấy có hai loại nước ngọt nước Cam vàng và xá xị cũng của hãng BGI.
Mình nhớ có một năm Tết sau Mậu Thân, bà cụ mình mua một thùng bia lon Mỹ hình như tên Hamm’s mà ngày nay mang danh hiệu Molson Coors. Mình thử uống bia lần đầu tiên. Uống có một ngụm sau đó mặt mình đỏ như gấc, tim đập bình bịch lăn lên giường ngủ tới sáng mai. Từ đó mình sợ đến già không dám đụng đến bia. Ngược lại mình mua cổ phiếu của Molson. 

Theo các binh sĩ mỹ đã từng uống bia Việt Nam thì cho rằng, hương vị các bia 33 hay con cọp khác nhau tuỳ đợt không giống nhau dù làm cùng hãng bia. Có chất đắng, hay chua chua như dấm hay mùi của chất formaldehyde, một hoá chất dùng để làm các vật liệu xây cất, hay bảo quản tại các nhà quàn.
Bia Hommel sản xuất tại Hà Nội, sau này được nhập với bia Larue.

Trên thực tế thì tất cả các loại bia trên thế giới khi xưa đều sử dụng hoá chất này để giúp bia lên men và bảo quản lâu dài.

Họ cho rằng bia 33 được làm theo công thức của người đức vào cuối thế kỷ 19. Mình đoán là nguồn gốc từ vùng Alsace và Lorraine. Hai vùng này nằm ngay biên giới pháp và Đức quốc nên hay bị hai nước này thay phiên chiếm hữu. Cuối cùng thì sau 1945, Đức quốc thất trận thì hai vùng này thuộc về Pháp quốc. Mình có quen 2 gia đình gốc Alsace, họ nói phương ngữ như đức ngữ và một ông bố kể là trước 1945, Ông ta đi lính cho Weimar và bị quân đội mỹ bắt làm tù binh. Ở Pháp đa số các vùng đều uống rượu nho duy chỉ có hai vùng này là uống bia nhiều nhất với các tiệm bán bia được gọi là Brasserie.

Người Việt gọi 33 vì một chai nhỏ có dung lượng 33 centilitre. Năm 1875, Victor Larue, một cựu lính Hải quân Tây ở lại Việt Nam và thành lập năm 1909 một công ty mang tên là Glacières et Brasseries d'Indochine, BGI vì làm đá cục để bán cho dân Việt Nam. Hình như năm 1909, một ông tây tên là Victor Larue, đi lính qua Việt Nam rồi khi được giải ngũ, buồn đời ở lại Sàigòn, mở hãng làm nước đá bán cho tây và người Việt rồi từ từ ông ta mới kết hợp với một ông Tây nào ở Hà Nội tên Homberg, làm bia để bán mang tên Bière Larue. Người Việt hay gọi la-de do từ La Bière của người Pháp. Từ từ người Việt gọi là bia con cọp vì cái logo là hình con cọp.

Sau khi ông Larue qua đời thì 4 anh em nhà họ Denis, gốc Bordeaux, tiếp nối, phát triển công ty này đến 1975 thì đứt phim, có đến 4,000 nhân viên. Mình thấy có gì hơi lộn xộn nên mò thêm tin tức thì khám phá ra công ty Les Frères Denis, rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của người Pháp tại Đông-Dương. Thật ra công ty này được thành lập bởi bố của 4 anh em này. Ông bố sinh trưởng tại Lorraine, vùng tranh chấp với Đức quốc. Khi người Pháp chiếm được Việt Nam thì ông ta cho con sang Việt Nam để thăm dò thị trường, vì người Pháp muốn có nơi làm ăn buôn bán với đông Nam Á như Anh quốc với hải cảng Tân Gia BA.
Trụ sở chính của Bia LArue tại Sàigòn khi xưa

Khởi đầu họ buôn bán đồ của Pháp tại Đông Dương và bán về Pháp gạo. Năm 1883, họ thành lập công ty tại Sàigòn mang tên Riserie Saigonnaise đoạt giải về gạo tại cuộc đấu xảo tại Paris năm 1889. Từ đó họ mới khuyết trương thêm các chi nhánh tại Hà Nội, Hải PHòng, TUyên Quang.

Ông Larue thành lập công ty bán nước đá tại Đà NẴng với số tiền là 300 đồng đông Dương. Sau này mới hợp tác với 4 anh em họ Denis, sản xuất bia với sự đồng tình của ông Homberg, chủ tích ngân hàng tại Hà Nội.
Quảng cáo của công ty Denis Frères

Năm 1912, dòng họ Denis thành lập Compagnie Franco-Indo-Chinoise, với quỹ là 1 triệu quan pháp. Dạo ấy một đồng Đông-Dương bằng 2.75 phật lăng. Đến năm 1921, thành lập thêm công ty Societé cotoniere de Saigon, với số tiền là 6 triệu phật lăng cũ; năm 1927, 4 anh em họ Denis mua luôn Brasseries et Glacière indochinoise (BGI) của anh em nhà Larue có các nơi sản xuất tại Mỹ Tho, Nam Vang. Từ từ họ đầu tư vào gỗ, điện, thầu khoán, máy móc khắp Việt Nam. Có thể nói là nếu không có Điện Biên Phủ thì công ty này còn lớn mạnh nhất Đông-Dương. Mình chỉ tóm tắc sơ sơ tại đây nhưng đọc về các chương trình, công ty của họ tham gia tại Việt Nam trước 1954 thì phải công nhận họ có viễn kiến đầu tư, làm ăn lâu dài.

Theo ông tiến sĩ này thì khi xưa, trời nắng ẩm nên khó bảo quản các vật liệu để làm bia do đó có sự thay đổi vị của bia tùy theo ngày tháng sản xuất nên hương vị thay đổi tùy thời tiết. 

Tấm ảnh này do người Mỹ chụp tại Sàigòn ngay khách sạn Caravelle

Dạo ấy các lon bia của Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam cho quân đội mỹ chưa có đồ mở như bây giờ. Dạo ấy phải dùng đồ mở chai mà lính mỹ gọi là “church Key”. Nói chung thì bia Việt Nam có nhiều chất cồn hơn bia mỹ. Bia Việt Nam dùng gạo lên men để tạo chất cồn cho bia 33 và Con Cọp.

Trong thời chiến tranh, quân đội có bán bia và thuốc lá thường được gọi là Quân Tiếp Vụ như Bastos, Capstan,.. cũng do hãng BGI sản xuất nhưng có logo là quân tiếp vụ.

Sau 1975, Hà Nội đổi tên bia 33 thành 333 để xóa dấu tàn tích của chế độ cũ và thực dân. Nghe nói không ngon như trước 75, có lẻ vật liệu xấu. Nay bia này do công ty Heineken mua lại. Hình như Tân Gia Ba có bia COn Cọp (Tiger Beer).

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


Ai giúp Hoa Kỳ giành độc lập


Khi xưa, năm 11 B học lịch sử Hoa Kỳ thì được biết là ông tướng Lafayette được triều đình Pháp cho sang Mỹ châu giúp lực lượng chống đối lại sự cai trị của thực dân Anh quốc. Đi chơi buồn đời đọc thêm về lịch sử thì chới với. Thật ra chính Tây Ban Nha đã giúp người Mỹ thắng được quân Anh quốc và thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Dạo ấy các nước như Tây Ban Nha, Pháp quốc, Bồ Đào nHa và Anh quốc tìm cách làm bá chủ năm châu, chiếm đóng các vùng đất tại năm châu. Anh quốc với lực lượng hải quân gần như khống chế các đại dương chính. Họ vỗ bụng tự xưng nước Anh quốc không bao giờ có mặt trời lặn.

Khi lực lượng người Mỹ đứng lên chống lại nhà cầm quyền Anh quốc vì sưu thuế cao, tạo nên cơ hội cho các triều đình âu châu xen vào để làm giảm thiểu sức mạnh của Anh quốc trên thế giới.


Ngoài việc tiếp tế cho quân đội cách mạng, Tây Ban Nha còn khiến quân đội Anh quốc bị trải rộng ra và kêu gọi trao trả độc lập của Hoa Kỳ nếu Anh quốc muốn ký hòa ước với họ.


Dưới sự cai trị của Anh quốc, chỉ có 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ ngoài ra vùng Louisiana, dạo ấy dưới sự cai trị của Pháp quốc mà sau này người Mỹ đã mua lại của ông napoleon, trải dài từ miền nam biên giới Gia-nã-đại xuống đến tiểu bang Louisiana ngày nay. Mình có kể vụ này rồi. Napoleon cần tiền để chi viện cho các cuộc 

Tây Ban Nha chiếm đóng tiểu bang Florida từ thế kỷ 16 nhưng bị Anh quốc chiếm với hòa ước Paris năm 1763 để chấm dứt cuộc chiến 7 năm với Anh quốc. Trước khi cuộc chiến kết thúc Pháp quốc đã tặng tỉnh Louisiana và Hải cảng New Orleans cho Tây Ban Nha thay vì để lọt vào tay của Anh quốc. 


Khi cuộc chiến chống quân đội Anh quốc xẩy ra thì Tây Ban Nha làm chủ Hải cảng New Orleans có thể di chuyển vào nội địa Hoa Kỳ và tiếp tế đạn dược qua con sông này. Ngoài ra còn chia quân đội Anh quốc tại Florida làm hai: đông và Tây. Nếu ai viếng thăm tiểu bang Florida sẽ thấy tiểu bang này trải dài trên hai múi giờ. Tây Ban Nha hy vọng nhờ cuộc chiến này sẽ lấy lại Gilbratar đã lọt vào tay người Anh quốc vào năm 1713. Và làm giảm sức mạnh của Anh quốc tại vùng Trung Mỹ. Nếu không có vụ cách mạng giành độc lập của người Mỹ thì có lẻ Anh quốc đã chiếm trọn vùng Nam Mỹ khỏi tay người Tây Ban Nha và nay dân vùng sẽ mang tên MácDonald thay vì Espinoza. 


Vào năm 1776, Tây Ban Nha chiếm đóng nhiều nơi tại Mỹ châu trong khi Anh quốc chiếm đóng trải dài từ phi châu đến Á châu, Mễ Tây cơ,… các tiểu bang như California, Texas đều dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha.


Khi Pháp quốc tuyên bố ủng hộ các người Mỹ muốn dành độc lập từ người Anh quốc vào năm 1778, Tây Ban Nha cũng được mời tham dự cuộc chiến nhưng Tây Ban Nha do dự can thiệp vào. Lý do là họ cũng có một số thuộc địa cần bình định. Nếu giúp Hoa Kỳ trở thành độc lập mà không trao trả độc lập các thuộc địa của mình thì hơi khó xem. Và lo ngại của họ được trải nghiệm bởi các phong trào đòi độc lập vào thế kỷ 19 của các thuộc địa tại Nam Mỹ. 

Vua Carlos là em họ của vua Louis 16, xem đây là cơ hội để tái chiếm lại các thuộc địa đã mất vào tay của Anh quốc. Ngày 21 tháng 5 năm 1779, Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh quốc. Mưu lược được xem là hay nhất của Tây Ban Nha kiểu ngư ông hưởng lợi. Xúi pháp đánh Anh quốc để họ hưởng lợi. 


Thời đó nếu làm chúa tể biển cả sẽ giúp đánh bại Anh quốc. Hải quân Anh quốc có thể chận các cảng Hoa Kỳ để không được tiếp tế. Thời đó di chuyển bằng đường biển. 


Ngay ông Washington tuyên bố là Hải quân Anh quốc mạnh hơn Pháp quốc và chỉ có Tây Ban Nha tham chiến mới có thể chống Lại Hải quân Anh quốc. Thậm chí ngoại trưởng Pháp quốc cũng nói với vua là cần sự tham chiến của Hải quân Tây Ban Nha. Dạo đó Hải quân Anh quốc khống chế các đường biển. Hóa ra cuộc chiến giành độc lập của người Mỹ đã thay đổi bộ mặt thế giới vì đánh nhau khắp nơi. Từ địa trung Hải, đến Trung Mỹ, Florida khiến quân đội Anh quốc phải chọn lựa đâu là điểm chính để bổ sung Hải quân của họ. Vì Hải quân của Tây Ban Nha có thể đánh chiếm Anh quốc. Vương quốc Tây Ban Nha lúc đó gồm nhiều nước ở Âu châu. Do đó các tàu chiến Anh quốc có thể được điều động sang Hoa Kỳ phải giữ lại Anh quốc để phòng thủ.


Do đó lực lượng của Anh quốc tại Châu Mỹ không nhiều, mướn các đội binh của các nước khác như Phổ,…đánh dùm. Tổng lịch sử loài người, chúng ta thấy nhiều cường quốc lên rồi xuống.


Đi chơi tại Phi Luật tân, mình gặp một bà người Anh quốc, ly dị ông chồng người Ai Cập, đi chơi một mình. Mình hỏi bà ta có ghé thăm khách sạn nơi Nhà văn Agatha Christine ngụ lại ở Luxor để viết mấy cuốn sách ăn tiền. Bà ta kêu không nhưng bà rất cảm phục bà này. Bà ta kể ông nội bà ta sang Ấn Độ làm việc, còn bà nội thì đi sang đó để làm đám cưới. Kiểu phim passage to India.


Bà ta kể là đi các thuộc địa cũ của rất thì khám phá người dân không căm thù người Anh quốc, rất đàng hoàng. Bà ta hỏi mình nghĩ gì về chế độ thực dân. Mình kêu rất khó giải thích vì hồi nhỏ đi học bị thầy cô, sách vỡ nhồi sọ là người Pháp gian ác nhưng khi mình sang pháp học thì thấy ngược lại. Người pháp giúp đỡ mình rất nhiều. Chúng ta sống ở thời đại này, khác với thời thực dân nên khó tìm được suy nghĩ chín chắn. Với tình trạng ngày nay, chúng ta có thể lên án ông bà mình hoặc cha mẹ vì khác thời đại nhưng nếu chúng ta sống vào thời đại của họ, có thể mình sẽ làm như họ. 


Điển hình là cuộc chiến đúng hơn là kháng chiến tại Gaza. Sinh viên thấy hình ảnh hai bên đưa ra, thấy DO Thái bom các Gaza rồi thấy chết đủ trò khiến sinh viên ở tây phương lên án DO Thái. Chúng ta không biết hư thực ra sao các hình ảnh ấy có đáng tin cậy hay không hay do tuyên truyền để bán quảng cáo. 


Tương tự khi xưa, người tây phương và người Mỹ thấy truyền hình chiếu cảnh thả bom ở chiến trường Việt Nam thì họ lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam. Kết quả người Mỹ bỏ của chạy lấy người và ngày nay người ta thấy sự thật được phơi bày, tây phương thua Hà Nội trên bình diện chính trị. Họ bỏ tù trên 2 triệu quân công cán chính của Việt Nam Cộng Hoà trong các trại cải tạo mà Hà Nội gọi là trả thù nhân đạo. 


Hoa Kỳ dành được độc lập từ Anh quốc, được dạy ở trường là nhờ sự ủng hộ của Pháp quốc. Nay đọc thêm tin tức thì khám phá thêm các chi tiết chính đưa giúp thế giới có một nền dân chủ lâu năm. 

Các mệ tạo dáng lấy mất nồi cơm thì mấy chồng lấy gì để nấu cơm cho mấy mệ ăn khi tạo dáng xong. Lại chửi chồng từ sáng đến chiều. 


Có thể ngày nay nền dân chủ Hoa Kỳ cần phải được cập Nhật hóa với thời đại vì có những vấn đề cần thay đổi cho hợp với tình thế mới. Lịch sử chỉ đưa cho chúng ta nhìn từ vài góc độ nên cần phải xét thêm từ. Ác giác độ khác để có cái nhìn chung một cách rõ ràng hơn. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nhà 







Ong chết con người chết theo?

  Ong chết hết mật ong

Dạo này, thấy trên mạng rất nhiều tin tức kêu rằng ong chết như rạ. Xin mọi người hãy cứu ong vì nếu không có ong chúng ta sẽ chết. Trên du-tu-be có một video có đến 15 triệu lượt người xem, dùng những danh từ dao to búa lớn như “bee-pocalypse” hay “bee-mageddon.” Họ cho biết ong chết sẽ đưa đến hàng triệu người trên thế giới chết đói. Là nông dân, mình cần nuôi ong trong vườn để giúp hoa đậu trái bơ vào mùa xuân nếu không là vỡ nợ.

Buồn đời, mình tìm tài liệu để đọc. Trước đây khi mình mua cái vườn bơ thì có nghe nói đến ong và chim tại Hoa Kỳ bổng nhiên biến mất, chết như rạ. Họ cho rằng nông dân xịt thuốc sâu trên phấn hoa nên ong chết, người thì cho rằng các từ trường từ những cột được gắn các máy nhận và phát các làn sóng của Internet, mấy gờ để điện thoại di động bắt được. Họ cho biết là lấy cái điện thoại bỏ vào tổ ong thì khám phá ra ong không bay về tổ vào buổi chiều. Mình đi ngang mấy tổ ong trong vườn với điện thoại đeo bên người nhưng vẫn bị ong bu vào chích đều đều. Cho thấy chúng chả sợ thằng tây nào.

Các khoa học gia gọi hiện tượng này là “colony collapse disorder.” Và không ai biết hay chứng minh lý do, chỉ toàn là giả thuyết. Vì thiếu ong nên tới mùa hoa hạnh nhân ra thì các chủ đồn điền hạnh nhân ở Cali, kêu các người nuôi ong từ các tiểu bang khác như Florida, lái xe tải xuyên bang chở mấy tổ ong qua Cali để một tháng được trả $200/ tháng. Thường họ đem mấy ngàn tổ ong sang nên làm tiền cũng khá. Khiến mấy ông tàu từ Trung Cộng mới chạy qua làm ăn, bán mật ong Giả, pha đường gạo đủ trò khiến ngày nay đi tìm mật ong ở siêu thị thì chắc chắn là không phải 100%. Thậm chí họ nuôi ong bằng đường cho chúng làm mật cho nhiều. Nay họ khám phá ra có một loại ong to đùng đến từ Trung Cộng giết ong của âu châu và Hoa Kỳ. Họ gọi Asian Hornet và họ tìm cách giết loại ong này bằng lưới điện giựt.
Hình hơi mờ nhưng để xem ông từ Trung Cộng to chừng nào

Mình nhớ ông nuôi ong ở vườn mình kêu là mua ong Chúa nhập cảng từ Tân Tây Lan hay Úc Đại Lợi. Nhưng từ từ thì hiện tượng ong chết ít dần. Các người nuôi ong, chia các tổ ong ra bỏ thêm ong chúa để làm các tổ ong khác và ong chúa đẻ mệt thở, đẻ ngày chưa đủ tranh thủ đẻ đêm. 1 ngày trên 2,000 con. Và ong tại Hoa Kỳ gia tăng lại.


Một nhà báo về khoa học cho rằng là hiện nay số ong nhiều hơn thập niên trước. Có ông Jon Entine có thành lập một chương trình gọi là “Genetic Literacy Project,” phản biện giới truyền thông, về đưa tin sai lệch về khoa học. Lý do là giới truyền thông luôn luôn tìm cách bán quảng cáo đưa ra những tin tức để hù doạ độc giả, câu View.


Điển hình đài NBC cho biết: “Ong đang chết ở mức đáng báo động”. Hay tiêu đề của CNN: “Số lượng ong đang chết dần. . . thực phẩm chúng ta ăn đang gặp nguy hiểm.”… mấy cái này thì mình có đọc hay xem các phim tài liệu nên run. Ông ta đưa ra thí dụ như năm 2013, tờ Time đăng trang bìa “A World Without Bees.”(một thế giới không có ong.) nếu chúng ta bắt chước ông NGuyễn Du, cho rằng 100 năm trong cõi người ta, những gì không biết thì ta gú gồ. Thì sẽ có kết quả là ong gia tăng từ 10 năm qua nhưng giới truyền thông không viết bài xin lỗi, họ nhảy sang các tiêu đề khác tương tự New York Times cũng kêu: ‘The Insect Apocalypse.’ Báo chí luôn luôn bán các tin tức tiêu cực và phóng đại để độc giả mua báo của họ hay xem đài với quảng cáo. Họ ít khi nào phỏng vấn các chuyên gia khoa học về tiêu đề này.

Họ phỏng vấn các hội nhóm về môi trường như “Environmental Working Group” hay Pesticide Action Network” để lên tiếng về các vấn đề này. Sự lo sợ, hoang mang của quần chúng sẽ giúp gây quỹ cho các hội nhóm này.


Ông Entine cho biết là các hội đoàn về môi trường này, muốn được bảo trợ, cho tiền nên lên tiếng báo động một cách vô tội vạ vô hình trung lại gây khó dễ cho nông dân và khách tiêu dùng.  


Họ báo động hay nói với các chính trị gia cũng muốn được phiếu nên cấm sử dụng các loại phân hoá học cũng như thuốc trừ sâu mới, bảo vệ môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng. Điển hình, ong trên thế giới ngày nay gia tăng nhưng Liên Hiệp Âu Châu cấm sử dụng chất neonicotinoids, một loại sát trùng, vì sợ sẽ giết hại các con ong. Do đó các nông dân vẫn tiếp tục sử dụng các loại sát trùng cũ, độc hại hơn, sát hại ong.

Tại sao chúng ta phải sử dụng hoá chất trong nông trường? Chúng ta thường nghe nói đến phải ăn thực phẩm Hữu Cơ trên môi mọi người, bảo vệ môi trường này nọ vì không có hoá chất. Cái này thì mình đang xin phép chính phủ Cali đổi qua vườn được xác nhận vườn hữu cơ. Phải mất 3 năm. Mình có đi xem các vườn hữu cơ thì thấy họ sử dụng hóa chất mệt thở còn hơn vườn mình nữa. Vườn mình thì không có sát trùng hay thuốc diệt cỏ nhưng ở các vườn tự gọi là hữu cơ thì họ làm đủ thứ. Không lẻ họ sử dụng cây gậy thần tiên để hô biến trên cây hết sâu, sên, sóc hay chim ăn trái của họ. Thay vì dùng các hoá chất tự nhiên, họ dùng loại như “ copper sulfate,” một trong các hoá chất độc hại nhất. Đi Seminar, có mấy tên bán loại này đến bảo trợ chương trình hội thảo. Và lên khoe dùng cái này là sạch trưng, sên sóc đủ loại. Mình cũng ham nhưng xem lại thì thấy không lời nhiều lắm mà lại có hại cho sức khoẻ của chính mình trước. Hoá chất bột mở ra thì bay khắp nơi, phải hít vào.


Lấy thí dụ ở Siri Lanka, tổng thống xứ này nghe các nhà bảo vệ môi trường nên ra lệnh cấm sử dụng phân hoá học, không chuẩn bị cho một giai đoạn chuyển tiếp, huấn luyện nông dân, khiến các nông trại sản xuất ít lại, giá thực phẩm gia tăng 80%. Người dân xứ Siri Lanka nổi điên lên, chạy vào dinh tổng thống và ông này chạy ra hải ngoại, hạ cánh an toàn. Tân chính phủ cho phép sử dụng phân hoá học lại và cuộc khủng hoảng thực phẩm ngưng.


Ai buồn đời thì đọc https://www.adb.org/multimedia/partnership-report2022/stories/urgent-response-to-a-food-crisis/#:~:text=Full%2Don%20Food%20Crisis,food%20insecure%20by%20July%202022.


Đó là vấn nạn của ngày nay, có phong trào tiêu thụ thực phẩm hữu cơ. Vấn đề là họ vẫn sử dụng các hoá chất như các nông trại không hữu cơ nhưng giá bán đắt hơn thực phẩm bình thường.

Đây hình ảnh tại thủ đô văn hoá của Âu Châu.

Thật ra thì phong trào hữu cơ, bảo vệ môi trường là một phong trào chống lại chủ nghĩa tư bản, từ đấu tranh giai cấp của thế kỷ trước, được hoá thành hữu cơ bảo vệ môi trường để chống lại các công ty đa quốc gia, đại diện cho giới tư bản. Những công ty thực phẩm ngày nay rất to lớn, đều xuất hiện trên các quốc gia trên thế giới. Anh đi xứ nào cũng thấy người dân uống coca cola, ăn KFC,… Các người chống chủ nghĩa tư bản đều chống lại các thực phẩm mà người ta gọi genetically modified organisms (GMOs). Họ kêu gọi LIên Hiệp Âu Châu cấm các loại giống GMO nhưng loại giống GMO giúp nông dân trồng được nhiều thực phẩm và ít tốn đất vì các loại giống này kháng trùng, không bị sâu ăn. Kiểu lúa Thần Nông khi xưa mà Việt Nam trồng. Trồng loại giống này sẽ giúp nông dân ít sử dụng thuốc sát trùng, hoá chất nhằm hạ giá thực phẩm, giúp dân nghèo có ăn.


Nông dân muốn được lợi nên nhiều khi bán rẻ lương tâm, sử dụng hóa chất để diệt trùng, này nọ hay chúng ta thấy họ ngâm nước với hoá chất làm tươi rau cải trước khi đi bán. Đố là vấn nạn ngày nay trên thị trường thực phẩm. Nông dân không được bảo vệ hay giúp đỡ bởi chính phủ. Các tiền hỗ trợ về canh nông đều cho vào túi của các côn gty lớn vì cho tiền các đa đại biểu quốc hội.


Hôm kia, nói chuyện với một chị bạn, từng làm trong nhà hàng Mỹ. Chị cho biết là rau héo thì họ ngâm với một chất gì đó khiến rau tươi lại ngay. Ở Hoa Kỳ còn sử dụng loại này thì khắp thế giới đều chơi líp ba ga.


Điển hình ở Bangladesh, các khoa học gia đã chế được cà tím GMO, giúp giảm sử dụng 85% hoá chất. Giúp phụ nữ và trẻ em làm việc đồng áng bớt khổ cực vì phải xịt thuốc sâu, hít hơi độc, này nọ.

Vấn đề ngày nay chúng ta cứ tuân theo thể lệ về môi trường được đưa ra cách đây 40 năm, và khoa học thay đổi rất nhanh và chúng ta hay đúng hơn các thể lệ bảo vệ môi trường chưa được cập nhật hoá với khoa học hiện đại. Cho nên chúng ta các tiêu đề, ý định giúp người tiêu dùng và nông dân nhưng trên thực tế lại làm hại họ. Các hoá chất tân thời và GMO giúp sản xuất thực phẩm rẻ và sạch hơn trước.


Mình làm nông dân đại trà từ 10 năm qua. Đi học các lớp về GAP, về môi trường đủ thứ hết. Thì mình thấy canh tác theo phương thức hữu cơ và không hữu cơ chả khác nhau gì cả ngoại trừ thực phẩm hữu cơ giá bán gấp 3. Nói chung thì có những tổ chức này cũng tốt, để kiểm soát các hành vi, cách chăn nuôi, trồng hoa quả của các công ty đa quốc gia nhưng không nên tôn sùng như lẻ sống đời ta như giới trẻ ngày nay. Tốt nhất là tự trồng ở nhà, trồng theo phương thức thuỷ canh thì cũng phải bón phân hoá học. Thấy có ông người Úc chỉ cách trồng thuỷ canh và nuôi cá. Dùng phân cá để bón phân rau cải trồng theo thuỷ canh. Vấn đề là khi cá lớn ăn được, ai là người đập đầu cá? Chán Mớ Đời 


Mình có quen một tên mỹ bán ở chợ nông dân ở Santa  Monica, hay đến vườn mình mua bơ và quýt. Hắn kể là ở Fallbrook. Hắn có một mẫu đất để trồng rau cải hữu cơ và trái cây. Hắn bán chừng 2 tuần là hết, phải đợi mùa sau. Nên hắn phải đi mua ở vườn thiên hạ rồi chở ra chợ nông dân (Farmers’ Market). Mỗi thứ 5 là hắn chạy vòng vòng mua đồ tại các vườn rồi thứ 6 chạy lên Santa Monica bán ở chợ này 3 ngày. Tối hắn ngủ lại motel. Hắn kêu cứ kêu hữu cơ ở mấy nơi giàu có thiên hạ đổ ra mua như bánh mì mới ra lò. Có một phim tài liệu về thực phẩm hữu cơ, ai buồn đời nên tìm xem. Họ chiếu cảnh thiên hạ vào chợ mua trái cây không hữu cơ rồi bán với giá hữu cơ, mà mấy thùng đựng vẫn còn ghi tên của siêu thị. Chả có thằng tây nào trồng ở vườn rồi đem lại bán cả. Toàn là ba láp ba sàm cả nhưng thiên hạ vẫn tin.


Tóm lại hữu cơ cũng sử dụng hóa chất như các vườn bình thường. Được cái là mình tuy nông dân những không tham lam lắm. Đi dự các buổi hội thảo của các hội về bơ tại Nam Cali thì có nhiều công ty bảo trợ cho chương trình lên tiếp thị về các sản phẩm hoá chất của họ, kích thích lòng tham của mình. Như xịt thuốc để đậu trái cho nhiều. Mới hiểu lý do nào các trái dưa hay quýt không có hột vì họ xịt thuốc khi ra hoa. Vấn đề là ăn vào thì có thể bị lộn xộn. Mình không dùng thuốc sát trùng diệt cỏ này nọ trong vườn vì người lãnh nợ trước là mình vì phải hít trước. Phân thì sử dụng phân nước, họ pha sẵn cho mình đem tới vườn bơm vào bể chứa to đùng rồi tự động máy bơm đưa và hệ thống tưới.

Bờ biển tại Việt Nam được xả rác vô tư

Tóm lại, thế kỷ 20 là thế kỷ của đấu tranh giai cấp còn thế kỷ 21 cũng là sự đấu tranh giai cấp dưới chiêu bài bảo vệ môi trường. Chúng ta thấy có lý khi họ đưa ra chiêu bài bảo vệ môi trường nhưng phải đào sâu vào để hiểu lý do. Bảo vệ môi trường là bổn phận chung của chúng ta nhưng không nên mù quáng, bị người khác hay tổ chức nào lợi dụng. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn