Ông Trịnh Công Sơn có lần đi viếng vùng Hà Tĩnh, nghe kể về mấy bà ở vùng này nấu cơm cho mấy ông bộ đội trong thời chiến tranh nên có làm bài hát về Huyền thoại của mẹ. Đêm chong đèn ngồi nhớ lại thời xưa…
Mẹ mình thì không có huyền thoại, chỉ toàn là nước mắt. Kỳ này về thăm nhà, thấy mẹ mình không khỏe như xưa nên buồn. Thân hình gọn lại nhưng đi đứng tuy vẫn thẳng lưng nhưng chậm lại. 92 tuổi đời đã bắt đầu đặt cân lên hai vai của mẹ. Ngồi nhìn mẹ ăn mình cảm thấy buồn cho tương lai. Vui vì mẹ được hưởng những món ăn ngon của đầu bếp giỏi để bù lại những tháng ngày bao cấp..
Mẹ hết thích đi chơi xa. Kêu con đi với vợ để mai mẹ ở nhà nhưng có mấy cô em đi theo nên vui vẻ đi. Đi đâu xa về, bị say xe nên nằm cả ngày. Khi xưa nghe đi chơi là gật đầu ngay. Mẹ mình đi các nước như Pháp, Hoa Kỳ, cộng hòa Dominique, Nhật Bản, Thái Lan hai lần, Mã lai, Tân Gia Ba, Nhật Bản, Campuchia, Trung Cộng và Nam Hàn. Mình muốn đưa mẹ mình đi viếng xứ kanguru thăm bà con nhưng có lẻ khó vì lớn tuổi, bay trên trời hơi nguy hiểm. Tại Hoa Kỳ mẹ đã đi chơi các tiểu bang như New York, Pennsylvania, New Jersey, Delaware, Virginia, Maryland, Nevada, Utah, Texas và Arizona.
Nhiều người sang Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ ra khỏi Tiểu Sàigòn. Nhớ có lần mẹ mình sang Hoa Kỳ chơi, ông cụ không chịu đi nên phải mời một bác, bạn bà cụ khi xưa ở Đà Lạt đi chung cho vui. Bác này khi xưa giàu lắm. 30/4 ra đi để lại ít nhất 30,000 bao xi măng và sắt thép tại trại Hoàng Hoa Thám. Bác kể từ ngày sang Mỹ hơn 20 năm chưa bước ra khỏi khu bolsa. Mỗi lần gặp bác là cứ nhắc đến chuyến đi hy hữu này, cứ cảm ơn rối rít trong khi mình lại cảm ơn chịu đi làm bạn với mẹ mình. Đi viếng Las Vegas rồi các công viên quốc gia ở Utah, Arizona, ở khách sạn sang, ăn ngon.
Mỗi lần về mình đều đưa mẹ đi chơi Hội An, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Mũi né và Nha Trang nhiều lần. Có lẻ về thăm quê ngoại là một niềm vui của mẹ, như bơi lại dòng sông của tuổi thơ. Mẹ kể đủ thứ chuyện thời bé, bị mệ ngoại đánh ra sao, lao thừa phủ nơi ông ngoại làm cai ngục. Đem tù về nhà làm cỏ để thân nhân có thể đến gặp và tiếp tế rồi ông ngoại đi chiến khu ở Vinh. Sau họ thấy ông ngoại già và bướng. Không nghe lời thủ trưởng nên đuổi về Huế. Cậu mình kể may chớ ở lại Vinh chắc cậu giờ đã chết trên đường vào nam đánh cho Mỹ cút ngụy nhào.
Có lẻ chuyến đi Nhật Bản với mẹ là vui nhất, đầy kỷ niệm. Mình nghĩ nên cho mẹ đi hạng thương gia một lần trong đời. Mẹ mình cứ thắc mắc về giá tiền máy bay nhưng mình cứ nói đừng lo. Cứ hỏi hoài nên mình đánh thú thật thì mặt mẹ mình xanh như bị trúng gió vì số tiền quá lớn so với đời sống tại Đà Lạt. Mẹ có thể sống cả 2 năm dư dã. Khi vào phòng đợi thì được uống champagne, ăn uống đủ trò. Lên máy bay thì có ghế nằm khá hơn xe Thành Bưởi, tiếp viên chăm sóc chuẩn mực khiến mẹ mình vui như ngày hội. Hết ăn món này lại thử món kia. Mẹ không ngớt u châu u châu.
Mẹ mình thường là rất cần kiệm nhưng hôm mình đưa vào mướn áo quần kimono, để chụp hình thì mẹ không sợ tốn tiền con cái, thấy thiên hạ chụp kiểu này kiểu nọ và đòi chụp như họ. Thấy vui. Mừng là mình lúc đó có khả năng để làm vui lòng mẹ để bù lai những lần khi xưa mình hay nả tiền mẹ đi ăn hàng, xem xi nê nhất là tốn tiền học trường Tây. Cứ lâu lâu ông thư ký vào lớp lôi cổ mình ra lớp kêu về lấy tiền đóng tiền học vì tiên học phí hậu học văn. Mình giận mẹ lắm, ra chợ vùng vằng vì bị mất mặt trong lớp, chưa đóng học phí. Mẹ phải chạy lòng vòng mượn tiền đưa cho mình đi đóng học phí. Sau này Chán Mớ Đời mình sang trường Văn Học hai năm cuối, được thầy Chử Bá Anh cho học bổng. Từ đó lên hết đại học mình không phải xin tiền mẹ đóng học phí. Ngược lại thì đi làm bồi, xin tụi bạn Tây đầm thuốc gửi về cho mẹ nuôi mấy em và vượt biển.
Hôm trước, ở Đà Lạt đi chơi với mẹ và đồng chí gái. Mình dắt tay mẹ qua đường trong khi mụ vợ chụp hình phía sau. Nhìn lại rất cảm động. Không ngờ bằng tuổi mình còn có mẹ để nắm tay qua đường. Âu đó là ơn trên ban cho mẹ sau một thời khốn khổ về cha mẹ, chồng con. Những giây phút đó rất quý.
Hôm lên vinpearl xem show cũng dắt tay mẹ đi sợ vấp ngã. Đó là những hình ảnh đẹp nhất của chuyến về thăm mẹ. Nay mẹ già nên chắc phải cố gắng về thăm mẹ mỗi năm. Mình về kỳ này, cô em không thông báo cho mẹ, sợ mẹ trông không ngủ được. Mình vô nhà, cô em vào phòng kêu có ai hỏi. Mẹ đi ra thấy mình đứng như Từ Hải. Vui mừng khôn xiết. Lại thấy dâu về thăm.
Mẹ nói thế hệ của mẹ chết khá nhiều nên ít có người nói chuyện. Khi nói chuyện thì đài phát thanh của mẹ đều khởi đầu bằng câu: “con ơi! Giải phóng vô là khổ chi mà khổ. Thời tây đi tù họ còn cho ăn” rồi bắt đầu nói về những sợ hãi lo lắng khi chạy giặc về Phan Rang rồi Bình Tuy đến Sàigòn. Người chết vì Việt Cộng pháo kích hai bên đường. Lính có nơi ăn cướp đủ trò. Xe lam chạy qua mặt xe gia đình đang chạy thì mấy phút sau thấy banh ta lông người ngồi trong xe, chết thế cho xe mình.
Mẹ mình kể một chiếc xe Lam như vậy, chở đầy một gia đình, bóp còi, vượt qua mặt xe mình thì 10 phút sau thấy đạn pháo kích trúng chết nằm la liệt. Xem như gia đình này chết thế cho gia đình mình.Từ Sàigòn trở lại Đà Lạt. Mẹ mất hết vốn liếng vì một người dì tưởng cả nhà mình đi di tản nên lấy hàng hóa bán nhưng không đưa tiền lại. May còn cái nhà để ở. Có bà người Tàu bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn tiền để mua hàng bán lại thêm dì Gái con bà Cáp cũng đứng ra bảo lãnh, từ từ làm lại cuộc đời mình với 9 đứa con, lại thăm nuôi ông cụ ở trại cải tạo 15 năm. Có gặp một anh nhỏ tuổi hơn mình kể ông Bố bị bắt cùng đợt với ông cụ mình, nay qua Mỹ rồi qua đời.
Những người hàng xóm 30, đấu tố mẹ mình, viết thư nặc danh phản động nhưng may có cô Ba Chỉ nằm vùng khi xưa làm lớn nên giúp không bị đưa đi kinh tế mới. Ngày đi buôn tối về tranh thủ đi họp khu dân phố, nuôi đàn con 9 đứa rồi thăm nuôi ông cụ ở trại Đại Bình suốt 15 năm liền. Mẹ mình cứ nhắc đến mấy người em đậu vào đại học nhưng không được phép đi học vì lý lịch ông cụ. Mẹ một đời không đi học nên muốn con cháu được học hành đến nơi đến chốn nhưng cách mạng không cho dù khi xưa mẹ có đi theo kháng chiến bị Tây bỏ tù mệt thở.
Sau đó đến phần kẻ thắng cuộc vào Nam nhận hàng. Họ hàng bên nội thay phiên vào Nam phải nuôi họ rồi khi họ về phải quà cáp. Có người lại chôm đồ ra đi để lại lá thư ký giấy nợ sẽ trả sau này nhưng cứ réo tiền. Nam nhận họ Bắc nhận hàng.
Mẹ lại về quê, chăm sóc ông bà nội. Kêu mình gửi tiền về sửa sang nhà cửa ông bà nội. Rồi xây lại cái cổng đình làng. Nhờ vậy mà sau này mẹ xin được đất nghĩa địa, làm lễ dời mộ ông bà về đây hết. Xưa kia họ chôn ông bà trong ruộng nên khi mình về quê lần đầu tiên, hỏi mấy ông chú dẫn đi thăm mộ ông bà thì ai nấy đều kêu thôi. Xình lầy. Cho thấy một tay mẹ đã thay thế ông cụ cán đán các việc của trai đầu. Nhiều khi mình phục mẹ mình, một phụ nữ chưa bao giờ cắp sách đến trường mà giỏi như vậy. Nếu mẹ được cho ăn học như người ta thì có thể làm việc lớn hơn.
Qua thời kỳ bao cấp lại kể về thời con gái, khi còn ở Huế. Thấy thiên hạ đem em lên nhà thương xin thuốc xổ sán lại được cho kẹo nên dẫn em út lên xin. Về cho em uống thuốc đi rẻ quá nên bị ăn đòn. Nói chung, chỉ có mẹ mình là đi làm nuôi mấy em ăn học, gửi tiền cho ông mệ ngoại hàng tháng chớ mấy người dì hay cậu thì không. Mệ ngoại mình muốn cúng cái bàn thờ Phật cho chùa Già Lam là kêu mẹ mình gửi tiền cúng chùa nên nay họ mới cho để di ảnh ở chùa. Nhiều khi đó là tạo nên Phước giúp mẹ có những ngày vui bên con cháu ở hậu vận.
Hôm trước ngồi nói chuyện mấy cô em. Mình nói mẹ học day huyệt khi xưa để chữa bệnh cho thiên hạ. Có lẻ nhờ vậy mà về già hết khổ.
Rồi mẹ tiếp tục kể đến thời vào Đà Lạt. Có người bà con từ Đà Lạt về Huế. Ông cậu mình kể là thấy bà ta nói chi với mệ ngoại rồi dắt mẹ mình đi luôn không trở lại. 15 năm sau cậu lấy vợ, đi tuần trăng mật mới gặp lại mẹ mình. Mẹ đi xe từ Huế ra Đà Nằng rồi vào Sàigòn. Từ đó lấy xe đò đi Phan thiết rồi lên Đà Lạt. Sinh sống đến ngày nay.
Kể xong thì mình hỏi giờ sướng chưa? Hậu vận tốt hỉ. An ủi phần nào. Hôm trước mụ vợ bổng nhiên kêu nhìn lại mấy tấm ảnh cả đại gia đình đi Dubai mà vợ chồng mình bao thầu hết. Thật ra vợ chồng mình về Việt Nam, đều mời đại gia đình đi chơi Nha Trang, Mũi Né, Đà Nẵng. Mụ vợ kêu không tiếc tiền, khó mà làm lại chuyến đi đầy đủ như vậy. Em út, cháu từ Hoa Kỳ từ pháp từ Việt Nam bay qua với bà cụ đến Dubai. Cả đại gia đình vui chơi, ăn no say, ở khách sạn 5 sao. Bà cụ vui được nhìn lại con cháu đông đủ từ năm châu về như đàn gà con chạy về dưới cánh gà mẹ. Nay bà cụ yếu chắc khó làm lại. Có thể đi du thuyền gần Việt Nam chắn được nhưng phải đợi mình bán cái vườn. Cô em kêu chắc em phải cầu nguyện quá. Biết đâu năm tới trúng mùa bơ thì đi chơi cũng được. Mình may mắn có được một người vợ tâm tốt, không so đo bên chồng bên vợ. Mụ cứ cho tiền chùa ở Việt Nam.
Đi chơi trong gia đình thì có ai trả thì mới đi chung chớ còn phải trả tiền thì nhiều người do dự dù mấy người em của mình đều có của ăn của để. Cho nên mình anh đầu phải gánh hết cho được việc. Cái vui là để mẹ vui còn tiền thì sau này có nhiều mà mẹ không đi được thì cũng trớt quởt. Mình nghĩ Đà Lạt có rất nhiều người mẹ tương tự như mẹ mình, đã hy sinh cho chồng cho con trong khoảng thời gian sau 75. Nếu không có họ chịu khó thì khó mà giữ vững gia đình an vui cho đến ngày nay. Mẹ mình là một tỏng những số ít còn sót lại của thế hệ này.
Mẹ là gió uốn quanh trên đời con thầm lặngTrong câu hát thanh bình mẹ làm gió mong manhMẹ là nước chứa chan trôi giùm con phiền muộnCho đời mãi trong lành mẹ chìm dưới gian nan (Trịnh công Sơn)
Có ông nhà thơ Trần Trung Đạo làm bài thơ
ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
(Trần Trung Đạo)
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn