Những sự thật khi hưu trí


Sau mấy chục năm cật lực lao động, chúng ta nghĩ về hưu sẽ có thời gian để vui chơi những ngày tháng còn lại với con cháu hay thực hiện những mộng ước mà trước đây không có thời gian như du lịch, học thêm hay làm những gì mình thích như một ông Mỹ 97 tuổi viết cuốn sách kể mỗi 5 năm học một thứ như chơi đánh đàn, học vẽ, nhảy đầm …

Mình thấy câu nói này khá đúng. Chúng ta không muốn tự do vì tự do đưa đến trách nhiệm và đa số lo ngại trách nhiệm nên để kẻ khác lo cho mình. 

Cái khó khăn nhất là giai đoạn chuyển tiếp từ thói quen đi làm mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nay bổng nhiên mất cái thói quen này và phải tìm một thói quen khác để khỏi buồn chán với ngày dài tháng rộng. Vấn đề là sự chuyển tiếp gây nhiều bất ngờ mà đa số chúng ta không lường được. 


Điều chúng ta thường nghe là về hưu, không có lợi tức nên sẽ đóng thuế ít hơn. Vấn đề là chúng ta có cuộc sống trung lưu nên khó biến thành một cuộc sống nghèo khổ một sớm một chiều. Chúng ra muốn ăn ngon mặc sướng như trước đây nhưng không có lợi tức nhiều. Phải rút từ quỹ đầu tư hưu trí mà lấy ra thì bị đóng thuế cao hơn nếu muốn giữ cuộc sống khá khá như xưa. Lấy tiền ra thì bị uncle Sam hỏi thăm. 

Tiền an sinh xã hội không đủ cho cuộc sống với lạm phát. Chúng ta có thể phải dọn đến nơi khác để ở rẻ hơn như người Mỹ về hưu hay đi sang Bồ Đào Nhà, hay Thái Lan, Phi luật Tân. Đi Phi Luật Tân mình thấy nhiều ông tây, cặp bồ với mấy cô trẻ. Họ về già sang Phi Luật tân sống với đồng tiền hưu cố định, có một cô chăm sóc ăn uống. Còn phần cô gái thì ít ra có chút tiền thay vì đi làm thuê cho người sở tại không bao nhiêu để nuôi gai đình cha mẹ. Cả hai bên đều có lợi.


Đa số người sống tại Cali, về hưu thường bán nhà, chạy qua Florida ở vì rẻ hơn và không có đánh thuế lợi tức. Mình đi Florida thì sợ nhất vào mùa hè, mùa đông thì ấm áp chớ hè thì chỉ muốn ở trong nhà, không dám ra đường. Hôm qua. Đọc một tờ báo nói về người cao niên sống ở Florida, rên là thuế địa ốc cao, không mua được bảo hiểm, nóng nực đủ trò.


Khi về hưu chúng ta muốn đi du lịch, đi đâu đi đó viếng thăm những địa danh hay chơi cù với hình ảnh người thành đạt hay làm những việc chúng ta mong muốn. Sự thật là có thể chúng ta không có đủ tiền để trang trải những dự tính khi về hưu. Vấn nạn là tiền an sinh xã hội sẽ không đủ cho cuộc sống của chúng ta mong muốn. Chúng ta cần thêm tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí, hay phải tiếp tục làm việc để trang trả các chi phí chi tiêu hàng ngày. 


Khi còn lao động chúng ta có thói quen tập quán và cấu trúc cuộc sống. Khi hưu trí, chúng ta không còn phải theo thói quen đó. Nhiều khi phải dọn đến một nơi rẻ hơn và gần các trung tâm y tế. Mình có anh bạn cùng tuổi về hưu. Anh ta sống tại Hạ Uy Di nhưng cuộc hoả hoạn năm ngoái khiến anh ta bỏ nghề, dọn về Cali rẻ hơn. Phải dọn vào mướn một căn phòng gần bolsa để có thể đi bộ gần chợ hay khám bác sĩ. Không mua xe chạy vì không đủ tiền trả bảo hiểm và bảo trì. Ở Hoa Kỳ con cháu sẽ không ở chung với mình như ở Việt Nam nên chán nản, sẽ bị cô đơn khi về già. 


Lạm phát

Ngoài ra chúng ta thường ít để đến lạm phát vì sẽ làm giảm giá trị tiền để dành của mình. Sau Covid, giá cả lên 50%. Nay đi ăn phở là tốn $20 vừa phở vừa thuế vừa tiền nước. Đi ăn mì họ tính một ly trà dỡ cực dỡ $2 rồi thêm 8.75% thuế rồi tiền bo. Nay  đi ăn tiệm Việt Nam và tàu khỏi kêu nước trà. Một ly trà nhỏ $2.  Chán Mớ Đời. Chúng ta cần được cố vấn đầu tư để không bị lạm phát ăn hết tiền của mình. 

Hình ảnh du lịch mà chúng ta ước ao đi viếng khi về hưu 

Sớm muộn gì chúng ta sẽ cần Long-term care dù Medicare bảo hiểm các chi phí y tế nhưng một ngày nào đó chúng ta sẽ không tự sống một mình được, cần người giúp. Tại toastmasters có một bà Mỹ kể là khi không ngất, té cái đùng. Tĩnh lại trong nhà thương và phải dọn vào một trung tâm dành cho người già. Bà ta đến toastmasters để học tập nói lại, tiếp tục cuộc sống. Có thể các công ty sẽ chấp nhận nhận bảo hiểm nhân thọ để trả tiền cho các y phí. Đa số chúng ta ít để ý đến việc này. Mình thấy trên mạng một người con trai đánh đập ông bố bị khó khăn trong vấn đề đi đứng. 


 Mình có quen một bà, về hưu, ngồi xe lăn nhưng có nuôi 2 cô điều dưỡng viên người Phi. Nếu không tiền thì bà ta khó mà trả nổi 2 cô điều dưỡng viên.


Vấn đề chăm sóc mình sau này khi không còn khả năng tự chủ, gây phiền phức cho con cái. Mình có chị bạn, chồng chết không có con nên mấy ông anh bà chị bán cái cho vụ nuôi mẹ. Chị ta ở mobile home với bà cụ trong khi anh chị ở nhà to cửa rộng. Vấn đề là các anh chị không chăm sóc người mẹ nhưng cứ la lối, bảo chị bạn chăm sóc mẹ như thế này như thế kia. Rồi anh em cãi nhau. Chán Mớ Đời 


Đó chưa kể là đụng tới tiền bạc của bố mẹ. Phức tạp lắm. Cách tốt nhất là tự lo cho mình rồi vào viện dưỡng lão để khỏi phiền con cháu. Phúc bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Mình nghĩ khi còn làm ra tiền nên tạo Phước giúp đỡ người nghèo như trồng cây ra trái. Mình không trồng gì cả thì về già cây không trái. 

Một vấn nạn nữa là chúng ta sẽ xài hết tiền tiết kiệm. Khi họ thành lập an sinh xã hội, lấy đích cho tuổi hưu trí là 65 tuổi. Dạo ấy người Mỹ sống thọ độ 60.5 tuổi nghĩa là có khả năng chết 4.5 năm trước khi nhận được tiền lương hưu trí. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, tuổi thọ người Mỹ lên đến 77.5 tuổi. Xem như chúng ta có khả năng sống thêm 12.5 năm sau khi rời tầng lớp lao động. Chúng ta phải có ít nhất 12.5 năm lương để có thể sống không Âu lo. Càng về già chúng ta lại cần tiền cho y tế. Theo thống kê thì trung bình người Mỹ về hưu tốn $200,000 cho y tế. Nếu anh đổi họ từ Nguyền Lê Trần đến họ Cao thì mỗi tháng tốn độ $600 tiền thuốc men, dù có Medicare. Chưa kể khi bị mổ xẻ, nằm bệnh viện, nhức đầu lắm.


Có một điều rất quan trọng khi về già, người ta có thể bị cô lập về xã giao. Lý do là chúng ta thường quen biết, sinh hoạt với các đồng nghiệp nên khi về hưu ít có thân hữu. Từ đó có thể mang lại stress và Âu lo vì bị cô đơn. Mỗi thứ sáu mình nói chuyện với bà cụ vì ở nhà có một mình. Cô em chăm sóc bà cụ đi làm chỉ gặp mặt vào chiều nên cũng cô đơn nhất là người quen đóng tuổi cũng ra đi khá nhiều. Theo thống kê thì 30% người Mỹ về hưu bị trầm cảm.


Thay vì tuổi hưu trí là 65 tuổi nay tiền an sinh xã hội ít nên chính phủ biểu quyết tuổi hưu trí là 67 tuổi. Chúng ta có thể phải làm việc quá tuổi hưu trí để có thể trả các chi phí cho cuộc sống trung lưu, để có thể cảm nhận đã thành tựu trong cuộc đời. 


Về mặt tâm lý hưu trí có thể khiến chúng ta khốn đốn về tâm lý vì phải đương đầu với những cảm xúc bất chợt, sáng nắng chiều mưa mà ai trong chúng ta không được hướng dẫn về mặt tâm lý trước khi về hưu. Ngoài ra chúng ta không chuẩn bị một kế hoạch hưu trí, có thể sẽ không cảm nhận được sự yên bình khi về hưu. Chưa kể là đối chọi với kẻ nội thù hàng ngày. Có nhiều cặp về hưu chịu không nổi nhau nên ly dị.


Điểm then chốt là đa số không chuẩn bị sự ra đi của mình, từ giã cõi đời này. Chúng ta biết là một ngày nào đó sẽ ra đi về thiên quốc nhưng không chịu chuẩn bị di chúc kê khai tài sản để lại cho con cháu hay muốn được chôn cất ra sao để tránh cảnh con cái cãi nhau. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Cho thấy về già cũng có cÁi khổ của già và chúng ta sống trong lo âu của sự bất định của ngày mai và cái kết rất gần. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn