Viếng thăm phi luật tân

 


Đây là lần đầu mình viếng xứ này dù có quen bạn gốc Phi luật tân bên Hoa Kỳ nhiều. Đến xứ này, cứ như đến mấy xứ ở vùng Trung Mỹ. Lý do là dân bản xứ đều bị Tây Ban Nha đô hộ nên tên của họ đều là từ xì pà nít mà ra. Gặp một anh da vàng nhưng lại mang tên Santa Inez hay Cardoza.


Người Tây Ban Nha chiếm đóng xứ này vào cuối thế kỷ 16 nhưng bị cướp biển tàu quấy phá nên họ xây các thành luỹ để tự bảo vệ. Ngày nay chỉ còn cái tường thành mà họ gọi muralla. Có một khu phía trong thành được giữ gìn gọi là intramuros. Phía ngoài là extramuros. Nói cho ngay người phi luật Tân không ai nói tiếng Tây Ban Nha. 

Những gì còn lại của cổ thành do người Tây Ban Nha xây dựng nhằm chống lại đám Hải tặc tàu

Hôm nay hai vợ chồng tới đây viếng. Cái khổ là mình đi chơi khá nhiều nên các di tích còn lại tại xứ này không đẹp lắm. Khá thất vọng. Nói đúng hơn là nếu thành cổ của Tây Ban Nha thì phải đến xứ Tây Ban Nha, có nhiều thành cổ đẹp thêm các di tích lịch sử của đế chế la mã. Ở Á châu thì một điểm đến. 


Sau này Anh quốc chiếm đóng khi Tây Ban Nha yếu kém rồi anh Nhật Bản đến chiếm đóng tương tự hòn đảo Đài Loan. Sau 1945 thì anh Mỹ chiếm đóng sau khi chết khá nhiều để đánh bật quân đội Nhật Bản ra khỏi hòn đảo này. Đúng hơn xứ này có rất nhiều đảo như Nam Dương. Có cuốn phim kể về ông lính người Nhật cứ trốn trong rừng xanh ở Phi luật Tân đến khi có người Nhật đến kêu gọi mới lò đầu ra. Dân Phi chết tại Manila độ 100,000 và máy bay nhật thả bom nát hết. Trong số những người chống Nhật Bản có ông Ferdinand Marcos. Sau này làm tổng thống xứ này.


Nói chung thì xứ này đang xây dựng lại sau một thời gian dài bị cản trở bởi các giới cầm quyền tham nhũng. Tiền của Mỹ đổ vào cho cảng Subic và phi trường quân sự. Dân đói nên tìm đường đi lao động quốc tế. Dân xứ này có trên 15% dân số đi xuất khẩu lao động. Mình nhớ năm 1995, về Việt Nam trên đường ghé lại Hương Cảng thăm anh bạn người Đài Loan. Anh ta dẫn ra bến tàu Victoria gì đó. Đúng ngày chủ nhật các ô sin gốc phi, hẹn nhau ra đây chia nhau các món adobo, lumpiao,… thấy thương lắm. Nhiều ngừoi bỏ chồng bỏ con đi cả năm mới về thăm nhà.


Dòng họ tổng thống Marcos vớt hết tiền Hoa Kỳ viện trợ. Hình ảnh ghê rợn nhất là cảnh ông chính trị gia, Aquino đối lập từ MỸ về. Vừa bước xuống phi trường, thấy tên sát thủ bò lại dưới chiếc máy bay rồi bắn cái đùng khiến ông ta bay về thiên quốc. Hình ảnh này được Loan truyền khắp thế giới khiến Hoa Kỳ phải bỏ ông Marcos, khiến ông ta qua Hạ Uy Di sống. Rồi tình hình khá khá đến New York. Rồi cũng chết. Vợ ông Aquino lên làm tổng thống rồi cũng tham nhũng bị dẹp tiệm. Nay con trai của Marcos trở về làm tổng thống. Hôm nay anh chàng chạy xe thồ, hướng dẫn viên chỉ mình cái vườn có tất cả các tổng thống phi luật tân, khen ông Marcos. Kêu thời ông ta 1 đô ăn 2 pesos, nay 1 đô ăn 57 pesos.

Motif của bể vòi nước cho thấy thuộc gia đình vua chúa với hoa Lys
Ngôi nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên được xây cất tại châu Á khi người Tây Ban Nha chiếm đóng xứ này
Mình thấy hai con kỳ lân được đặt bên cạnh hai cột trụ như hai hộ pháp giữ nhà thờ. 

Thời đó, 1 đô ăn 150 đồng Việt Nam Cộng Hoà, khi mình về Việt Nam năm 1992 thì một đô ăn 10,000 đồng nay thì 27,500. 


Mấy năm trước, mình có đọc một bài báo nói về các người Phi sống tại hải ngoại, Hoa Kỳ, trở về đầu tư rất nhiều vì môi trường làm ăn, khá hơn xưa. Con trai của Marcos, sửa đổi cách làm ăn cho người pHi ở hải ngoại nên rất đông người phi bỏ xứ đang ở trở về phi làm ăn, đem lại công ăn việc làm cho người địa phương. Chạy khắp nơi ở thủ đô, thấy công trình đầy trong khi ở Sàigòn mình thấy rất ít công trình, chẳng bù lại những năm trước covid, xây dựng ào ào. Không có màn nuôi heo mập rồi làm thịt như ở Việt Nam. Thủ tục hành chánh nhanh chóng hơn, không phải đút tiền hối lộ. Thấy dân chúng yêu thích ông tổng thống mới, treo hình đúc tượng ngoài trời.

Tượng tổng thống trước cửa tiệm ăn. Nghe nói tiệm này ngon nên hai vợ chồng bò vào. 


Về ăn ninh thì có nhóm người hồi giáo đòi tự trị này nọ. Họ đặt bom đủ trò, bắt cóc du khách đòi tiền chuộc. Thời tổng thống Duarte, ông này cho lính đánh mệt thở còn dân buôn sì ke cũng bị giết luôn không có thấy đổi gì không. Vào khách sạn hay các trung tâm mua sắm thì đều bị xét ví và túi xách. Hình như ông Duerte là người gốc tàu như Hun Sen của Kampuchia. Trước khi lên máy bay họ kêu mình điền eglobal nên xem biết ai đến phi trường nên dễ dàng quá cửa khẩu. Hải quan của họ nhẹ nhàng và làm việc nhanh chóng. 


Bù lại thì gia đình của những người đi lao động quốc tế, không làm gì, chỉ đợi hàng tháng con làm nô lệ, nhịn ăn nhịn mặc, gửi tiền về sống, tạo dựng một thế hệ ký sinh trùng. Nên nhớ 15% dân số xứ này bỏ nước ra đi làm ô sin còn ai có học qua y khoa thì làm điều dưỡng viên ở Hoa Kỳ. Hình như mình đọc đâu đó có đến 5% người Việt ở Hải ngoại. Không biết họ tính luôn dân tỵ nạn. Ông tài xế xe grab cho biết người nghèo được chính phủ cho căn hộ ở miễn phí và cho 4.000 pesos mỗi tháng. Hèn gì hôm qua, mình không có tiền lẻ nên đưa cho anh đêm hành lý lên phòng 1.000. Anh ta trở lại kêu có lầm không vì số tiền quá lớn. 



 Đặc biệt mình thấy dân đây ra đường đẩy xe bố mẹ ông bà đi chơi, ăn uống khác với Việt Nam. Không thấy ai đẩy xe lăn người già đi ngoài đường. 

Sơn xe thồ tại Manila 

Hạ tầng cơ sở của họ tương tự bên Thái Lan. Họ có đường cao tốc trên trời, gọi là skyway. Nếu không thì không xe nào đi cả. Có xe Jeepneys, xe Vespa loại xe Lam khi xưa nhưng nhỏ hơn, chỉ chở được 2 người, xe lôi như tuk-tuk . Ít xe gắn máy, thay vì gắn chỗ ngồi cho khách phía sau, họ gắn bên cạnh. Loại đạp loại gắn máy. Xe Grab thì nhiều. Vinfast chưa qua nên Grab vẫn là vua, có taxi nhưng không nhiều lắm.


Hôm qua đi bộ ở Makati, ngay khách sạn. Các khu mua sắm đi từ dãy này sang bên kia với các chiếc cầu kính, to lớn. Sàigòn mình có ghé lại Sàigòn Centre và Vincom không lớn lắm như ở đây. Dân đây xem như là dân mỹ vì thấy họ ăn toàn là thức ăn của các công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Nói chung phụ nữ phi không đẹp lắm. Giới lai tàu và lai chút gì Tây Ban Nha khi xưa thì đẹp. Đều khắp Á châu mình thấy gái Việt Nam đẹp nhất. Ở Hoa Kỳ ngụ tại khách sạn Holidays Inn thì tiện lợi, nhanh chóng, xem như khách sạn loại hạng 3 sao nhưng ở á châu thì được xem loại sang. 5 sao. Kinh


Lâu rồi mình có đọc một bài nói về xe công cộng Jeepney. Sau 1945, lính mỹ bắt đầu rút quân, họ bỏ lại rất nhiều xe Jeep quân đội. có ông phi nào đó thầu mua lại rẻ rồi chế lại để chở khách như xe Lam của Việt Nam khi xưa. Nay sang thì chắc loại xe đó đã bị phế thải vì cũ, các loại mới thì to hơn và được độ chasis lại nên khá dài. Họ Sơn vẽ đủ thứ khá độc đáo.

Dân tình đây có nhiều người ăn đồ Mỹ nên khá bự con
Xe jeepney chở hành khách như xe đò Đà Lạt chi lăng khi xưa. Họ chế lại từ chiếc xe jeep quân đội Mỹ khi xưa

Tối qua hai vợ chồng lấy Grab ra phố tàu chơi. Phố tàu này được xem là được thành lập thứ nhất tai hải ngoại. Không có màu đỏ như các phố tàu khác. Sạch sẽ hơn. Cũng là điểm du lịch cho du khách đến tham quan. Họ cứ hỏi mình đi xe lam nhưng khi Mình nói đến Makati là họ dội. Makati là khu vực tài chính, hình như họ cấm các loại xe này đến đó, sẽ bị phạt.

Món chè halo halo nổi tiếng xứ này
Hôm qua đi ăn tiệm Tây trên lầu cao

Nói chung thì rất thất vọng về Manila. Nhà cửa thì các toà nhà lớn rất khá hơn các toà nhà ở tại Việt Nam. Chắc do người Tàu đầu tư nên thấy giống nhà ở Hương Cảng.


Mai bay đi Palawan 4 ngày vui cùng thiên nhiên, chớ ở Manila chắc Chán Mớ Đời.


Cũng có thể mình đi viếng nhiều nơi quá nên thấy không có gì đáng viếng thăm Manila như một thành phố tại Hoa Kỳ nhưng có dân phi luật Tân. Nói chung đời sống đây rẻ hơn Việt Nam. 


Xứ này có hệ thống 5 Gờ nên internet nhanh hơn ở Việt Nam 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn