Bia Việt Nam có formaldehyde

 Bia Việt Nam có formaldehyde

Nhân ngày lễ chiến sĩ trận vong Hoa Kỳ, mình đọc vài tin tức của cựu chiến binh mỹ về cuộc chiến Việt Nam khi xưa thì có một ông tiến sĩ, từng tham chiến tại Việt Nam, viết một bài nghiên cứu kêu là bia Việt Nam thời đó có chất formaldehyde mà ngày nay người ta cấm tiệt sử dụng vì mang lại ung thư. Hình như ở âu châu họ cấm hoàn toàn sử dụng loại này. Xem link của tổ chức ung thư phổi.


Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam thì có xuất cảng bia của mỹ vào Việt Nam cho binh sĩ của họ. Mình nhớ khi xưa, ngoài chợ có bán bia mỹ đủ trò như Budweiser,…nhưng đắt hơn bia do người Việt sản xuất như Bia 33 hay bia con cọp Larue. Tết nhất, có khách quý mới thấy ông bà cụ mình kêu khui bia mỹ cho khách còn thường giỗ thì mua bia con cọp uống cho rẻ tiền hơn. Dạo đó, chạy lên quán nhà bà Thủ có con nằm vùng, bị bắt nhốt trong trung tâm thẩm vấn ở đường Bá Đa Lộc. Mua rồi đem chai trả lại tiền đặt cọc. Dạo ấy có hai loại nước ngọt nước Cam vàng và xá xị cũng của hãng BGI.
Mình nhớ có một năm Tết sau Mậu Thân, bà cụ mình mua một thùng bia lon Mỹ hình như tên Hamm’s mà ngày nay mang danh hiệu Molson Coors. Mình thử uống bia lần đầu tiên. Uống có một ngụm sau đó mặt mình đỏ như gấc, tim đập bình bịch lăn lên giường ngủ tới sáng mai. Từ đó mình sợ đến già không dám đụng đến bia. Ngược lại mình mua cổ phiếu của Molson. 

Theo các binh sĩ mỹ đã từng uống bia Việt Nam thì cho rằng, hương vị các bia 33 hay con cọp khác nhau tuỳ đợt không giống nhau dù làm cùng hãng bia. Có chất đắng, hay chua chua như dấm hay mùi của chất formaldehyde, một hoá chất dùng để làm các vật liệu xây cất, hay bảo quản tại các nhà quàn.
Bia Hommel sản xuất tại Hà Nội, sau này được nhập với bia Larue.

Trên thực tế thì tất cả các loại bia trên thế giới khi xưa đều sử dụng hoá chất này để giúp bia lên men và bảo quản lâu dài.

Họ cho rằng bia 33 được làm theo công thức của người đức vào cuối thế kỷ 19. Mình đoán là nguồn gốc từ vùng Alsace và Lorraine. Hai vùng này nằm ngay biên giới pháp và Đức quốc nên hay bị hai nước này thay phiên chiếm hữu. Cuối cùng thì sau 1945, Đức quốc thất trận thì hai vùng này thuộc về Pháp quốc. Mình có quen 2 gia đình gốc Alsace, họ nói phương ngữ như đức ngữ và một ông bố kể là trước 1945, Ông ta đi lính cho Weimar và bị quân đội mỹ bắt làm tù binh. Ở Pháp đa số các vùng đều uống rượu nho duy chỉ có hai vùng này là uống bia nhiều nhất với các tiệm bán bia được gọi là Brasserie.

Người Việt gọi 33 vì một chai nhỏ có dung lượng 33 centilitre. Năm 1875, Victor Larue, một cựu lính Hải quân Tây ở lại Việt Nam và thành lập năm 1909 một công ty mang tên là Glacières et Brasseries d'Indochine, BGI vì làm đá cục để bán cho dân Việt Nam. Hình như năm 1909, một ông tây tên là Victor Larue, đi lính qua Việt Nam rồi khi được giải ngũ, buồn đời ở lại Sàigòn, mở hãng làm nước đá bán cho tây và người Việt rồi từ từ ông ta mới kết hợp với một ông Tây nào ở Hà Nội tên Homberg, làm bia để bán mang tên Bière Larue. Người Việt hay gọi la-de do từ La Bière của người Pháp. Từ từ người Việt gọi là bia con cọp vì cái logo là hình con cọp.

Sau khi ông Larue qua đời thì 4 anh em nhà họ Denis, gốc Bordeaux, tiếp nối, phát triển công ty này đến 1975 thì đứt phim, có đến 4,000 nhân viên. Mình thấy có gì hơi lộn xộn nên mò thêm tin tức thì khám phá ra công ty Les Frères Denis, rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của người Pháp tại Đông-Dương. Thật ra công ty này được thành lập bởi bố của 4 anh em này. Ông bố sinh trưởng tại Lorraine, vùng tranh chấp với Đức quốc. Khi người Pháp chiếm được Việt Nam thì ông ta cho con sang Việt Nam để thăm dò thị trường, vì người Pháp muốn có nơi làm ăn buôn bán với đông Nam Á như Anh quốc với hải cảng Tân Gia BA.
Trụ sở chính của Bia LArue tại Sàigòn khi xưa

Khởi đầu họ buôn bán đồ của Pháp tại Đông Dương và bán về Pháp gạo. Năm 1883, họ thành lập công ty tại Sàigòn mang tên Riserie Saigonnaise đoạt giải về gạo tại cuộc đấu xảo tại Paris năm 1889. Từ đó họ mới khuyết trương thêm các chi nhánh tại Hà Nội, Hải PHòng, TUyên Quang.

Ông Larue thành lập công ty bán nước đá tại Đà NẴng với số tiền là 300 đồng đông Dương. Sau này mới hợp tác với 4 anh em họ Denis, sản xuất bia với sự đồng tình của ông Homberg, chủ tích ngân hàng tại Hà Nội.
Quảng cáo của công ty Denis Frères

Năm 1912, dòng họ Denis thành lập Compagnie Franco-Indo-Chinoise, với quỹ là 1 triệu quan pháp. Dạo ấy một đồng Đông-Dương bằng 2.75 phật lăng. Đến năm 1921, thành lập thêm công ty Societé cotoniere de Saigon, với số tiền là 6 triệu phật lăng cũ; năm 1927, 4 anh em họ Denis mua luôn Brasseries et Glacière indochinoise (BGI) của anh em nhà Larue có các nơi sản xuất tại Mỹ Tho, Nam Vang. Từ từ họ đầu tư vào gỗ, điện, thầu khoán, máy móc khắp Việt Nam. Có thể nói là nếu không có Điện Biên Phủ thì công ty này còn lớn mạnh nhất Đông-Dương. Mình chỉ tóm tắc sơ sơ tại đây nhưng đọc về các chương trình, công ty của họ tham gia tại Việt Nam trước 1954 thì phải công nhận họ có viễn kiến đầu tư, làm ăn lâu dài.

Theo ông tiến sĩ này thì khi xưa, trời nắng ẩm nên khó bảo quản các vật liệu để làm bia do đó có sự thay đổi vị của bia tùy theo ngày tháng sản xuất nên hương vị thay đổi tùy thời tiết. 

Tấm ảnh này do người Mỹ chụp tại Sàigòn ngay khách sạn Caravelle

Dạo ấy các lon bia của Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam cho quân đội mỹ chưa có đồ mở như bây giờ. Dạo ấy phải dùng đồ mở chai mà lính mỹ gọi là “church Key”. Nói chung thì bia Việt Nam có nhiều chất cồn hơn bia mỹ. Bia Việt Nam dùng gạo lên men để tạo chất cồn cho bia 33 và Con Cọp.

Trong thời chiến tranh, quân đội có bán bia và thuốc lá thường được gọi là Quân Tiếp Vụ như Bastos, Capstan,.. cũng do hãng BGI sản xuất nhưng có logo là quân tiếp vụ.

Sau 1975, Hà Nội đổi tên bia 33 thành 333 để xóa dấu tàn tích của chế độ cũ và thực dân. Nghe nói không ngon như trước 75, có lẻ vật liệu xấu. Nay bia này do công ty Heineken mua lại. Hình như Tân Gia Ba có bia COn Cọp (Tiger Beer).

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn