Sàigòn thánh 4 năm 2024

 Sàigòn tháng 4 năm 2024


Về Sàigòn kỳ này đúng dịp 30/4 khiến mình có cảm giác khó tả như đã đánh mất một kỹ vật như gặp lại cố nhân làm vợ người khác. Được cái là họ cho nghỉ lễ nên dân Sàigòn về quê hay đi chơi xa với gia đình vì được nghỉ bắt cầu đến 5 ngày. Xe cộ ít lại thấy hẳn cũng như nóng khiến ai cũng ở trong nhà. 

Ngồi đợi uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Mình ngạc nhiên là cờ được treo khắp Sàigòn nhưng ít hơn mình nghĩ. Chắc họ cũng hiểu vạn người vui, triệu người buồn  sau 49 năm cuộc chiến ngưng. Ngoài ra hình ảnh ông võ Nguyên Giáp được treo khắp nơi với những khẩu hiệu mừng trận đánh Điện Biên Phủ. Họ không ca ngợi chiến dịch đại thắng mùa Xuân năm 75. Có thể không muốn khơi lại vết thương của người dân miền nam. Tại sao không lấy những gì khác để ăn mừng thay vì chiến thắng 70 năm về trước. Quan trọng là hôm nay, dân có giàu hơn các xứ lâm cận. Sàigòn năm 1954 được xem là hòn Ngọc viễn đông mà các nước trong vùng đều mơ ước đạt được sự thịnh vượng của Sàigòn dưới thời thực dân. Nói như Lý  Quang Diệu, cựu thủ tướng Tân Gia Ba. Một trong những người sáng lập quốc sau khi dành lại độc lập từ Anh quốc. Tân gia ba không có anh hùng Lê Văn 8 nhưng có Lý Quảng Diệu với nấm mồ bình thường sau khi làm cho dân giàu nước mạnh. 


Thế hệ trẻ nay chả biết gì cả hay thờ ơ về cuộc chiến xưa kia. Rồi thời gian sẽ sa thải các thế hệ đã tham dự cuộc chiến đánh dùm cho ngoại bang. Lịch sử đang sang trang. 


Hôm qua ăn cơm hội ngộ với mấy người bạn đại học tổng hợp của đồng chí gái. Nói chung mấy người bạn học cũ đều khá giả. Họ kể chuyện khi xưa đi học tập quân sự, cầm súng khóc như cha chết. Có chị học chung kêu gọi phấn đấu vào đoàn rồi họ cho đi thanh niên xung phong qua chiến trường Campuchia. Tối đó gia đình cho chị đi vượt biển và không bao giờ đến bờ. 


Có người khi xưa không muốn đi Mỹ khi bố mẹ bảo lãnh vì làm ăn ra nhưng nay có tiền nhiều nhưng môi trường đủ loại, lại đầu tư bên Mỹ để hạ cánh. Bán nhà bên này chuẩn bị cả gia đình ra đi, bỏ lại sau quê hương. Mình có người em họ, dạy đại học Sàigòn kêu không đi và không muốn đi. Còn người em họ khác thì đã qua mỹ một lần, nay làm chiếu khán cho vợ đi luôn. Kêu em thích bên mỹ, đời sống sạch sẽ, gọn gàng đâu vào đó. Cho thấy có người hợp với đời sống tại Việt Nam, không thay đổi, còn có người đã ra nước ngoài thì họ có thể so sánh và muốn sống nhất là con cháu được sống trong môi trường tốt hơn. 

Cho thấy dù quê hương cơ cực với thời báo cấp nhưng những người có học đại học cuối cùng vẫn ngoi đầu lên và thành đạt. Do đó Lửa Việt tặng học bổng cho sinh viên nghèo, hy vọng họ sẽ giúp lại những kẻ thiếu điều kiện như họ mai sau. 


Hôm qua, về khách sạn ở Manila, không có tiền lẻ nên khi anh chàng ở lễ tân đem hành lý lên phòng mình boa cho anh ta. 1 phút sau anh ta bấm chuông hỏi mình có đưa lộn hay không vì số tiền quá nhiều. Mình nói không sao. Thấy anh ta hiền lành.


Có một chị kể bán cái đèn do Tây Ban Nha làm với giá $700,000 mà có người giàu có tại Việt Nam mua. Chị ta phải trả tiền cho thợ bên Tây Ban Nha bay qua để gắn cho khách hàng. Cho thấy ngày nay người Việt giàu có chơi sang với đẳng cấp quốc tế. 


Mình vào các khu shopping thì thấy các tiệm ăn ngoại quốc mọc lên rất nhiều như đại Hàn, tàu, Nhật Bản, Đài Loan và Tây Mỹ. Có mấy cô bận quốc phục của mấy xứ này đứng chào. Toàn là giới trẻ ăn mấy chỗ này như ở Cali mấy tiệm ăn trendy. Khá đắt. Mình với 3 đứa cháu, sinh viên ở Sàigòn ăn lẩu mà tốn $100, ngang ngửa với giá bên Cali. 


Nghỉ lễ thiên hạ kéo nhau ra biển thì thấy chụp hình bãi biển đầy rác do du khách xã vô tư trên bãi biển. Hình ảnh cả gia đình vô tư ngồi bên đống rác một cách vô tư. Chưa kể là ruồi nhặng bay khác nơi. 


Nhìn hình thấy thương cho dân mình, hưởng được những giây phút vui bên gia đình trên các đống rác. Phải thay đổi văn hoá rất nhiều mới tránh nạn này. Mình khi xưa ở Việt Nam cũng quăng xả rác đủ thứ nhưng nhờ ra nước ngoài, bắt chước thay đổi. Thấy hình ảnh này, ai còn muốn đi viếng biển Việt Nam.

Kỹ thuật thay đổi liên tục nên người dân phải thức thời thay đổi theo. Khi xưa mình về lần đầu tiên. It thấy xe hơi chở khách. Sau đó thì thấy taxi ra đời rồi vài năm sau về thì có nhiều hãng taxi dành thị trường theo định hướng kinh tế thị trường. Như vinasun thay thế Mai Linh rồi Grab bắt đầu dành khách hàng biết sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh. Họ thích hơn vì không sợ chặt chém hay tài xế cố ý chạy xa để cho đồng hồ nhảy. Chưa yên vui trên chiến thắng thì vinfast bán không được xe nên thành lập đạo quân chạy taxi. Xe mới có gắn máy lạnh nên dân Sàigòn ưa thích vì xe Grab như Uber của người tài xế. Mình thấy Xe Vìnast loại hai bánh như Vespa. Họ hạn chế tối đa sử dụng máy lạnh. Chạy một cuốc xe bị công ty chính chặt 32%. Uber không có xe mà làm 32 tỷ một năm còn Airbnb không sở hữu nhà cửa nhưng làm 54 tỷ một năm. Cho thấy có tư duy tìm ra một cách để sử dụng. Những gì người khác có để làm lợi cho mình và giúp thiên hạ kiếm tiền luôn. Xanh sờ mờ thì tài xế lái ăn theo tỷ lệ chạy đón khách hàng. Mình muốn tải ứng dụng xanh sơ mờ để gọi xe nhưng mụ vợ kêu đi grab tiết kiệm để giúp thiên hạ. Lên xe mụ kêu tài xế hôi. Chán Mớ Đời 


Mình thấy người Việt sử dụng xe do Trung Cộng chế rồi đổi tên bán cũng tốt. Bill Gates đâu có viết lập trình DOS gì đâu. Ông Vinfast mua rồi bán tại thị trường Việt Nam làm giàu nhưng không hiểu sao người Việt không thích ông chủ Vinfast. Cứ chê đủ trò. Đọc báo thì khách tiêu dùng ở Hoa Kỳ đang thưa kiện công ty này bên Hoa Kỳ. Cổ phiếu của công ty xuống te tua. Kiện nhưng khôgn có tiền trả thì bù trớt. Có lần mình mua cổ phiếu một công ty xe hơi đổi bình điện giá lên như diều gấp 4 lần nhưng tham nên cứ để chờ nó lên nữa. Sau này xuống có mấy xu. Chán Mớ Đời 


Mình nghĩ người Việt nên ủng hộ người Việt nhưng có lẻ người Việt xính đồ ngoại, chê đồ lô can hay ganh tị với người thành đạt. Nghe nói có một gia đình Mỹ chạy Vìnfast chết và xe bị cháy. Trước đây có một chiếc xe Tesla bị cháy, người ta phỏng vấn ông Musk thì ông ta xin lỗi nhưng nói chỉ một hay 2 trường hợp trên mấy triệu xe. Xe hơi nào cũng có lỗi cả.

Rất đúng đàn ông tự thay đổi vì yêu vợ con

Đồng chí gái đi thăm Bạn bè, mình đi bộ lòng vòng để nhìn Sàigòn ngày nay. Ngồi lề đường ăn như ngày xưa. Thấy xe đậu lề đường choáng chỗ bộ hành, bụi và khói xe bay mịt mù. Nhiều người bán hàng rong. Thấy chiếc xe bán nước tắc cho người lái xe Grab ghé lại uống. Một trái dừa giá 20,000 đồng chưa tới 1 đô la. Tại Honduras mình mua trái dừa cho mụ vợ uống giá 8 đô. Dân Honduras nghèo hơn dân mình. 

Sự thật sau 50 năm hòa bình. Đây là người có công với họ còn lính Việt Nam Cộng Hoà thì không biết ra sao. Nghe nói chương trình giúp thương phế binh bên Mỹ đã ngưng vì Việt Cộng làm khó dễ những ai nhận được tiền trợ giúp, tuy không nhiều. 

Thấy dân đi bán vé số đông cho thấy nước vẫn nghèo. Mình nhớ khi xưa người ta bán vé số ở các sập bán báo. Mình nhớ thầy Phạm Văn An dạy việt văn năm 11 B. Mình có hỏi thầy có hai bằng cử nhân và văn khoa. Lý do nào thầy đậu xong cử nhân luật lại đi học văn khoa. Thầy nói khi học luật rất mê vì muốn cứu người bị thiệt thòi. Muốn lấy công lý cho người nghèo. Khi ra trường đi làm luật sư tại tòa, họ cho cãi cho một ông Việt Cộng. Chỉ nói vớ vẩn rồi họ lên án ông Việt Cộng nên Chán Mớ Đời bỏ nghề luật sư đi học văn khoa cho vui đời. Có câu mình nghe thầy nói là nghề mà giúp đời nhiều nhất là nghề làm chính trị. Khi có viễn kiến để xóa đói giảm nghèo giúp đất nước Phú cường thì cần những người tài giỏi lập ra phương án phát triển đất nước. Chúng ta đã thấy một Lý Quảng Diệu của Tân gia ba, của ông hoàng xứ Emirats với Dubai hay ông hoàng Monaco.  Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn