Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình yêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình yêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Bầu Đức giáo hoàng


Đức giáo hoàng Francisco vừa qua đời vào ngày thứ hai của lễ Phục Sinh thì theo luật nhà thờ, ngài sẽ được chôn vào ngày thứ 4 đến thứ 6 sau khi qua đời. Tòa thánh Vatican sẽ vào giai đoạn Papal Interregnum sau 20 năm từ khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo II qua đời. Vì vị đức giáo hoàng Benedict XVI, sau ông ta từ chức trước khi chết. Khi đức giáo hoàng qua đời, mọi việc sẽ ngưng hẳn, chú tâm cho tang lễ. Căn phòng của đức giáo hoàng sẽ được niêm phong. Nếu ai tò mò nên xem cuốn phim “Conclave” rất tỉ mỉ về bầu đức giáo hoàng của thiên chúa giáo. Trong phim họ quay cảnh cửa của căn hộ sang trọng của đức giáo bị niêm phong để không ai vào phòng, lấy đồ phi tang này nọ trong khi họ điều tra. Hình như đức Giáo hoàng Francisco không ngụ tại đây nhưng vẫn bị niêm phong. Ngài đã ở nhà khách, bình thường hơn. Xem như triều đại của ông đã chấm dứt.

Như trong phim Mật Nghị (Conclave,) trong khi chờ đợi đức giáo hoàng mới được bầu lên thì Đức Hồng y Kevin Farrell, sẽ thay thế cai quản Vatican. Người ta gọi ông ta theo tiếng ý “Camerlengo”. Ông ta giữ hết các quyết định quan trọng khi Vatican vắng đức giáo hoàng.

Đám tang sẽ diễn ra tại thánh đường San Paolo. Quan tài của ngài Francisco sẽ được để trong thánh đường San Paolo như khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo II qua đời. Sẽ có hàng ngàn người nối đuôi thăm viếng. Đám tang của ngài xong, sẽ tiếp theo 9 ngày để tang mà nhà thờ gọi Novendiales. Mình nhớ năm 1978, sau đám tang của đức giáo hoàng Palus VI, mình mới đến La Mã và có mục kiến tân đức Giáo Hoàng Giovanni Paolo đệ nhất, được bầu nói trước lan can của nhà thờ nhưng 33 ngày sau ông ta lăn đùng ra chết. Nghe nói bị ám sát. Có dịp mình kể vụ này.


Đức giáo hoàng Francisco muốn được chôn dưới lòng đất, không trống không kèn, chỉ có tấm đá được khắc tên “Franciscus”.

Sau đám tang, mọi việc sẽ trở thành quan trọng vì nhà thờ sẽ phải chọn người kế nghiệp để dẫn dắt con chiên 5 châu của nhà thờ ở thế kỷ 21 với nhiều thử thách rất lớn. Các đức Hồng y trên thế giới sẽ bay về, những ai dưới 80 tuổi sẽ có quyền được đầu phiếu, bầu vị đức giáo hoàng mới. Nghe nói kỳ này có đến 136 vị. Họ sẽ gặp mặt nhau và chuẩn bị : Conclave.(mật nghị). Trước kia thường họ bầu các Hồng y người Ý Đại Lợi nhưng từ khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, người Ba Lan được bầu thì các đức giáo hoàng tiếp nối đều người ngoại quốc, nói lên sự ảnh hưởng quan trọng của những vùng đông giáo dân. Nghe nói có thể năm nay là một đức hồng y xuất thân từ Phi Châu. Không biết có theo chủ nghĩa thức tĩnh hay không. Trong phim Mật Nghị, họ nói đến bầu người đồng tính làm đức giáo hoàng.

Nhà nguyện Sixtina, có trần nhà được vẽ bởi Michelangelo, nói các đức Hồng y họp mặt để bầu vị lãnh đạo của 1.4 tỷ con chiên trên thế giới. Trong hình các Hồng y xếp hàng để bỏ phiếu.

Khi các đức Hồng y sẵn sàng cho vụ bầu phiếu thì họ tự nhốt trong nhà nguyện Sixtina. Không được đem điện thoại vào hay có mặt truyền thông nên sẽ không có tin xì ra. Mỗi đức Hồng y sẽ viết Một (1) tên: “eligo in summum Pontificem” (tôi bầu đức giáo hoàng tối cao) rồi bỏ vào thùng phiếu. Nếu không ai đủ phiếu 2/3, họ sẽ đốt các lá phiếu với hoá chất. Khói sẽ bốc lên màu đen hay trắng. Năm 1978, mình viếng La-mã đúng lúc họ đang bầu đức giáo hoàng mới Giovanni Paolo đệ Nhất, sau khi đức giáo hoàng Paulus VI qua đời. Ngày nào mình đều ghé Vatican để xem khói đen hay khói trắng. Khói đen thì chưa bầu được ai còn màu trắng là chúng ta có một vị tân đức giáo hoàng.

Năm 1978, mình ghé lại toà thánh mỗi chiều để xem khói từ ống khói. Đen như hình thì chưa còn trắng là chúng ta có tân đức giáo hoàng.

Cũng mất mấy ngày nhiều khi mấy tuần. Họ bầu 4 lần trong ngày. Họ ngưng để cầu nguyện, rồi bàn cãi, thương lượng như làm chính trị, rồi bỏ phiếu. Đến khi một người được đủ số 2/3 phiếu của 136 vị lãnh đạo nhà thờ trên thế giới. Một đức Hồng y sẽ đại diện bước ra lan can kêu: “habemus papam“ (chúng ta có đức giáo hoàng). Lúc đó thiên hạ đứng ở quảng trường San Paolo reo hò như mình năm 1978 dù không phải công giáo nhưng cũng ké với thiên hạ.

Dưới mấy cái tượng có một lan can, sân thượng, một Hồng y sẽ tuyên bố cho giáo dân sau khi bầu được vị lãnh đạo tối cao. Sau đó vị đức giáo hoàng mới, sẽ được trình diện với giáo dân trên thế giới 

Vấn đề là kỳ này khác biệt vì đức giáo hoàng Francisco đã phá bỏ thông lệ. Ngài không sống trong dinh Vatican, như trong phim Mật Nghị, ngài rửa chân các người tỵ nạn, nghèo khó theo hình ảnh của Chúa Giê-su khi xưa. Đó là hình ảnh khiêm nhường này khiến mình thích vị đức giáo hoàng này. Do đó người ta đặt câu hỏi, người kế vị sẽ theo bước chân của ngài? Hay trở lại thông lệ xưa? Ngoài ra có những chuyện mang tai tiếng cho nhà thờ như xách nhiễu tình dục các trẻ em trong nhà thờ từ bao nhiêu năm qua và được giấu che. Người kế vị sẽ phải giải quyết những vấn đề này. Danh tiếng của nhà thờ trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào những biện pháp, giải quyết các vụ tai tiếng này. Không chỉ ở Vatican, Âu châu mà còn loan tả khắp thế giới có đến 1.4 tỷ tín đồ, chờ đợi sự dẫn dắt của Tân đức giáo hoàng. Ông ta có thể thay đổi thế giới về niềm tin, pháp lý, truyền thống và sự cảm thông. Ngày nay người Âu châu mất niềm tin rất nhiều vào nhà thờ Vatican. Ít ai đi lễ nhà thờ hàng tuần, ít cúng dường nên nhà thờ gặp khó khăn, phải bán hay cho thuê nhà thờ. Mình có vào nhiều nhà thờ được thành lập khu thương mại, nhà sách, tiệm cà phê,…

Thánh đường San Paolo nơi họ đang đặt quan tài của đức giáo hoàng

Mình không phải công giáo nên có những từ của công giáo không biết nên các bác biết thì cho em biết để bổ túc.

Hôm nào rảnh mình sẽ kể nhà nguyện Sixtina với mấy tấm tranh của Michelangelo.

Đây căn phòng là Đức giáo đã ngụ suốt 12 năm đứng đầu các lãnh đạo thiên chúa giáo. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ngày cưới vợ một đời trả nợ

 Hôm nay đọc báo Ấn Độ, có một đề tài khá quan trọng cho tương lai của các cặp vợ chồng mới cưới. Kỹ nghệ tổ chức đám cưới ở Ấn Độ lên đến 50 tỷ mỹ kim hàng năm. Có người cho biết nhiều hơn lên 120 tỷ. Mình nhớ 2 bác đại diện ông bà cụ mình đi hỏi đồng chí gái cho mình kêu: “cưới vợ một ngày một đời cưới vợ”, bác này gốc người minh hương nói về văn hóa người Tàu. 

Cách đây đâu 20 năm có một phim rất nổi tiếng, ăn khách The Big Fat Greek Wedding, nói về anh Mỹ trắng lấy vợ gốc Hy Lạp, nói lên văn hoá của người gốc Hy Lạp khá vui. Đây họ bắt chước nói về đám cưới Ấn Độ.

Hôm Tết, thằng cháu và cô bạn gái sống chung hỏi mình có nên làm đám cưới hay dùng tiền đó mua một căn nhà cho thuê. Mình chỉ cười vì sợ bố mẹ chúng nghe lại chửi mình. Mình chỉ gật đầu khi cô bạn gái nói tiếc tiền đám cưới, rồi hỏi mình có giận nếu con gái mình không làm đám cưới. Mình nói mình khuyên nó và thằng Bồ mua nhà cho thuê, thay vì dùng tiền đó tổ chức đám cưới bú xua la mua rồi về đi làm trả nợ, rồi đổ thừa nhau. Đó là hậu quả của tưng bừng đám cưới, âm thầm ly dị.

Có lần mình đi dự đám cưới rất linh đình, mời khách lên hơn 1,000 ở khách sạn sang trọng, mọi người ngồi chung bàn đều khen đáo khen để, sang trọng rồi 1 năm sau âm thầm ly dị rồi vài năm sau lại nhận thư mời dự đám cưới lần thứ hai nên đành kiếu. Đóng hụi chết một lần thôi.


Theo bài báo thì gia đình cô dâu chú rể đều muốn linh đình, kiểu Việt Nam. Đám cưới là của bố mẹ, chả quan tâm đến cô dâu chú rể. Trung bình là gia đình bỏ ra trên 20% tiền tiết kiệm của gia đình để tổ chức đám cưới. Nên kỹ nghệ cho vay làm đám cưới bùng nổ ở Ấn Độ. Ngày nay giới trẻ đang tìm cách giới hạn lại số người mời tham dự đám cưới. Họ muốn thoát ra khỏi tập tục phí tiền, một đời trả nợ.

Có tiền nên cho vay mấy cặp muốn làm đám cưới linh đình để một đời trả nợ cho mình

Có một chị, gốc Đà Lạt xưa, kể con trai ở Hoa Kỳ, còn vợ chồng chị ta ở Đức quốc. Thằng con mời bố mẹ dự đám cưới khiến chị ta lo vì ở bên Đức quốc, phải mò sang Hoa Kỳ để hỏi vợ cho con. Thằng con kêu không cần, đừng có lo. Rồi một ngày đẹp trời, thằng con gửi vé máy bay cho hai vợ chồng bay qua Mễ Tây cơ, được xe của khu nghỉ dưỡng đón về phòng. Tại đây được giới thiệu cô dâu và gia quyến. Ở thêm 2 ngày để dưỡng sức, làm quen với thông gia rồi ngày thứ 4, làm đám cưới trong khu nghỉ dưỡng, chỉ có gia đình thân hữu quen tham dự. Xong xuôi cô dâu chú rể bay đi tuần trăng mật, hai vợ chồng ở lại làm quen với sui gia thêm 2 ngày rồi bay về Đức quốc. Xong om.


Mình nhớ hôm đám cưới trong khi đồng chí gái hò hét gì với bạn bè, mình ngồi với cô em ở một góc xa xa, đếm phong bì khách lì xì để trả tiền nhà hàng. Hú vía vừa đủ, không bị nợ. Xem như là hên. 


Người ta đoán là kỹ nghệ đám cưới ở Ấn Độ lên trên 50 tỷ USD, mặc dù có thể là một ước tính bảo thủ từ vài năm trước, phản ánh một hệ sinh thái rộng lớn chạm đến hầu hết mọi khía cạnh phong tục, tập quán của xã hội Ấn Độ. 

  1. Trang sức (~40-50% chi tiêu): Các đám cưới là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ vàng của Ấn Độ, nước tiêu thụ lớn thứ hai toàn cầu sau Trung Quốc. Hình như nước Ấn Độ là quốc gia sở hữu nhiều vàng nhất thế giới. Cô dâu truyền thống nhận vàng như của hồi môn hoặc quà tặng, tượng trưng cho sự giàu có và an toàn. Với 50 tỷ USD, riêng trang sức có thể chiếm 20–25 tỷ USD, với giá vàng (khoảng 3,000USD/ounce vào tháng 3 năm 2025) và các chuẩn mực văn hóa thúc đẩy các gia đình chi hàng trăm nghìn rupee cho đồ trang sức—thường chiếm 20-30% ngân sách đám cưới. Xem mấy phim Ấn Độ, thấy họ quay các đám cưới suốt mấy ngày, ăn uống phủ phê. Mình nhớ chạy tiền đi mua chiếc nhẫn cho đồng chí gái là đã khóc một dòng sông. Nói thôi kệ mang đỡ mai này có tiền anh mua cho cái mới to lớn hơn. Đến nay mình quên mất lời hứa cuội của tên nông dân ngày nào. Chán Mớ Đời 

  2. Trang phục (~15-20%): Lehenga của cô dâu, sherwani của chú rể và trang phục cho hàng chục khách mời thúc đẩy một thị trường dệt may khổng lồ. Một chiếc lehenga cao cấp từ các nhà thiết kế như Sabyasachi có thể có giá 5-10 lakh INR (6.000–12.000 USD), trong khi ngay cả những đám cưới tiết kiệm cũng bao gồm nhiều lần thay trang phục qua các nghi lễ như mehendi, sangeet và sự kiện chính. Phân khúc này có thể đóng góp 7,5–10 tỷ USD. Đám cưới mình thì cô dâu đi làm về, may áo đầm cho 4 cô phụ dâu, còn đòi may áo cưới nhưng sau thiên hạ bàn ra. Cho thấy lấy chồng nghèo là một cái xui. Bác sĩ hỏi không lấy, đi lấy thằng nông dân để được bạn bè, họ hàng kêu đồ ngu. Tình yêu đủ lớn để vượt qua. Đồng chí gái giới thiệu mình cho họ hàng và bạn, họ chê mình quá cỡ thợ mộc nhưng không hiểu sao đồng chí gái lại chịu lấy mình. 
  3. Khách sạn và phục vụ ăn uống (~20%): Việc phục vụ từ 300–1.000 khách không phải là hiếm, với thực đơn từ các quầy thức ăn đường phố đến tiệc buffet đa phong cách có giá 1.000–5.000 INR mỗi suất. Các địa điểm như sảnh tiệc, nhà trang trại, hoặc các điểm đến như cung điện Rajasthan, thêm một lớp chi phí nữa. Phần này có thể chiếm 10 tỷ USD, với cao điểm trong 2,5 triệu đám cưới vào tháng 11-tháng 12. Mình có xem một phim Ấn Độ nói về chuyện tình của một cặp lúc đầu chỉ tổ chức đám cưới cho thiên hạ rồi từ từ anh anh ơi, ra mà xem họ cưới nhau kìa, chuyện chúng mình ta tính sao đây. Đám cưới tụi này, hai vợ chồng không muốn tổ chức tại nhà hàng tàu nên kiếm chỗ cho mướn để làm đám cưới theo kiểu Mỹ. Rồi kêu nhà hàng tàu đem thức ăn đến. Tiệm ăn cho người phục vụ, không quen thức ăn tàu nên bàn nhỏ có nhiều phần ăn hơn bàn lớn thiếu thức ăn nên hơi bể dĩa. Được cái là mấy người lớn tuổi vui, trẻ ở lại đến 12 giờ đêm mới chịu về. Mình phải đuổi họ về vì sợ nhà hàng tính tiền tăng ca.
  4. Lập kế hoạch sự kiện và trang trí (~10-15%): Từ mandap hoa đến sân khấu đèn LED, trang trí là biểu tượng của địa vị. Các nhà lập kế hoạch tính phí từ 50.000 INR đến hàng crore tùy theo quy mô, đóng góp 5–7,5 tỷ USD. Nhiếp ảnh gia, quay phim (bao gồm cả cảnh quay bằng drone) và phim trước đám cưới làm tăng thêm chi phí. Mình nghĩ ngày nay tốn tiền hơn vì khi xưa chỉ mướn hai người quay video chụp hình, 1 Onemanband 1 ca sĩ là xong. Đám cưới mình thì có tên bạn bên Tây qua làm cái bục gỗ, cô bạn làm bong bóng là xong. Đám cưới nông dân vậy là quá đỉnh. Ngày nay thì đám cưới có người chuyên tổ chức đám cưới lo hết. Cô dâu chú rể trả tiền. 
  5. Linh tinh (~5-10%): Thiệp mời, quà tặng, linh mục, vận chuyển và du lịch trăng mật chiếm phần còn lại, dễ dàng đạt 2,5–5 tỷ USD. Mình thấy nay họ in thiệp mời đủ loại tốn tiền. Đi tuần trăng mật thì ở Cancun cho xong vì nghe thiên hạ kêu đẹp này nọ nhưng mình thấy chả có gì.
  6. Nhớ đám cưới mình và đồng chí gái có đâu 250 người. Thấy đông quá, nhất là nhà gái. Nhà trai thì chỉ có mấy người bạn Bút Nhóm Lửa Việt tham dự. Độ 20 người. Có vợ chồng cô em từ Pháp và cô bạn đầm bay sang. Đại diện cho nhà trai. Coo dâu đòi 4 phụ dâu, mình hỏi tìm đâu ra 4 thằng phụ rể, hỏi đi mướn 4 tên Mễ đứng đường ở Home Depot được không, giá thời đó 50 đô một ngày bao ăn luôn. Đồng chí gái không chịu đành năn nỉ mấy tên quen ở Texas, Tây,..bay về dùm. Có 2 tên lấy vợ quen tỏng đám cưới mình.
  7. Số lượng đám cưới khổng lồ: Dân số 1,4 tỷ người của Ấn Độ bao gồm một nhóm nhân khẩu trẻ—khoảng 50% dưới 30 tuổi. Với 10–12 triệu đám cưới mỗi năm (một số ước tính lên tới 15 triệu), ngay cả mức chi trung bình 5.000–15.000 USD mỗi đám cưới cũng nhanh chóng tăng lên. So với Mỹ, với 2 triệu đám cưới ở mức 35.000 USD mỗi cái tổng cộng 70 tỷ USD, chi phí thấp hơn mỗi đám cưới ở Ấn Độ được bù đắp bởi số lượng.
  8. Ý nghĩa văn hóa: Đám cưới không chỉ là sự kết hợp—chúng là hợp đồng xã hội, liên minh gia đình và biểu hiện của địa vị. Khái niệm “đám cưới béo phì Ấn Độ” bắt nguồn từ truyền thống hàng thế kỷ nơi lòng hiếu khách (phục vụ khách) và sự phô trương (vàng, trang phục) thể hiện sự thịnh vượng. Nhiều nghi lễ, đính hôn, haldi, sangeet, pheras, làm tăng chi phí. Như người Việt mình đám cưới, có áo dài rồi áo Tây đủ trò.
  9. Yếu tố kinh tế: Tăng trưởng GDP của Ấn Độ (6–7% mỗi năm) và tầng lớp trung lưu đang mở rộng (dự kiến 547 triệu người vào năm 2030) thúc đẩy thu nhập khả dụng. Đám cưới là dịp hiếm hoi được xã hội chấp nhận để chi tiêu xa hoa, thường được tài trợ bằng tiền tiết kiệm, vay nợ hoặc đóng góp gia đình. Đô thị hóa gia tăng cũng chuyển chi tiêu sang các dịch vụ chuyên nghiệp thay vì đám cưới tự làm ở làng quê. Vụ này mình thấy ở Việt Nam ngày nay, tiệc Tùng gì, họ đều kêu người đến phục vụ, nấu nướng hết. Khỏi phải chạy qua hàng xóm mượn bàn ghế như xưa. Khi xưa, lâu lâu về nhà không thấy bàn ghế, hỏi ra thì hàng xóm có giỗ chi đó mượn bàn ghế để đãi khách.
  10. Tính thời vụ và ngày lành tháng tốt: Chiêm tinh học Hindu quyết định “muhurat” (ngày may mắn), tập trung đám cưới vào các khoảng tháng 11–tháng 2 và tháng 4–tháng 7. Tháng 11 trở đi là mùa ít nóng nhất của xứ này. Điều này tạo ra một cơn sốt, khách sạn được đặt trước hàng năm, thợ kim hoàn tăng gấp đôi sản lượng (Ấn Độ nhập khẩu 800–1.000 tấn vàng mỗi năm, phần lớn cho đám cưới), và các nhà cung cấp xoay xở nhiều sự kiện mỗi ngày. Cái này còn quá cha hơn người Việt mình. Có dạo ông thần chuyên in lịch Tam Tông Miếu ở Bôn Sa, nghe lời ai nịnh tổ chức làm cuốn video lỗ học gạch.
  11. Chi tiêu tham vọng: Bollywood, mạng xã hội và đám cưới của người nổi tiếng (ví dụ, đám cưới 600 triệu USD của Anant Ambani năm 2024) đặt ra các tiêu chuẩn. Ngay cả các gia đình trung lưu cũng căng ngân sách để bắt chước sự xa xỉ, hãy nghĩ đến đám cưới tại các điểm đến như Goa hoặc Udaipur, giờ đây là một phân khúc phụ trị giá 500 triệu USD. Lâu lâu xem phim Ấn Độ là thấy đám cưới linh đình, tiếp thị cho thị trường đám cưới.

Tác động rộng lớn kinh tế và xu hướng

  • Việc làm: Ngành này duy trì 10–15 triệu việc làm, từ thợ kim hoàn nông thôn đến DJ đô thị. Đây là nguồn sống cho khu vực không chính thức của Ấn Độ (70% nền kinh tế), mặc dù GST và số hóa đang chính thức hóa một phần.
  • Ảnh hưởng toàn cầu: Người Ấn Độ không cư trú (NRI) chi 50.000–100.000 USD cho đám cưới tại quê nhà, cộng với “du lịch cưới” (người nước ngoại quốc tổ chức ở Ấn Độ, chắc ấn kiều), thêm một tầng quốc tế—có lẽ 1–2 tỷ USD mỗi năm. Kiểu Việt kiều về Việt Nam cưới vợ. Cách đây mấy năm có một chương trình trên Netflix, nói về mấy bà Mai Ấn Độ, làm mai cho ấn kiều tại Hoa Kỳ, Anh quốc với mấy cô gái tại Ấn Độ khá vui.
  • Thay đổi: Sau COVID, các đám cưới nhỏ (dưới 50 khách) tăng lên, nhưng sự phục hồi xa hoa vẫn chiếm ưu thế. Tính bền vững (trang trí thân thiện với môi trường) và công nghệ (truyền hình trực tiếp, ứng dụng cưới) đang nổi lên, nhưng không làm giảm sự xa hoa cốt lõi.

Trên thực tế, tổ chức đám cưới khiến nhiều cô dâu và chủ rể lo lắng, bị stress, cần gặp bác sĩ tâm lý học. Giới trẻ ngày nay, bắt đầu nhận thức vấn đề, tìm cách tổ chức đám cưới rất nhỏ, gọn gàng, đơn giản để tránh nợ nần sau này. Có thể ngày nay người ta học cao nên nhận thức về văn hoá cổ gây tai hại cho các cặp vợ chồng một ngày cưới vợ, một đời trả nợ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dẫn độ hồi hương dưới thời 47

Dạo này tin tức và hình ảnh dẫn độ di dân lậu hồi hương khắp nơi khiến mấy ông tòa nhảy vào bảo ngừng này nọ. Thấy xứ mỹ này hay là ông quan tòa nhỏ có thể cản trở một thời gian ngắn cơ quan hành pháp. Từ từ mới học được cách thực thi dân chủ ở xứ này. Mình đoán là P.R. Để thiên hạ thấy cảnh dẫn độ để giảm bớt các cuộc vượt biên giới, tốn tiền và chả được gì.


Vấn đề là thời nào cũng có dẫn độ như thời ông Obama, 3 năm đầu có đến 1.8 triệu người bị dẫn độ, trong 8 năm tại vị, ông ta đã dẫn độ đến 3 triệu người di dân bất hợp pháp. Nhiều hơn thời ông Trump 1.0 xem đường dẫn:

https://www.npr.org/2024/12/05/nx-s1-5207967/lessons-learned-from-when-the-obama-administration-deported-millions-of-people

Thậm chí thời ông Biden cũng dẫn độ nhiều hơn ông Trump, xem đường dẫn của đài BBC https://www.bbc.com/news/articles/c36e41dx425o

Hôm nay, tin tức cho biết Cartel bên Mễ Tây Cơ đã sát hại 3 binh sĩ Mễ được cử đến vùng biên giới Mỹ-Mễ, cho thấy sẽ có nhiều vấn đề để cản ngăn vụ vượt biên qua Hoa Kỳ.


Trên trang nhà BBC Ấn Độ, có phỏng vấn một người gốc Ấn Độ, bị dẫn độ hồi hương về xứ sau cuộc hành trình dài qua 27 trạm dừng, từ Mumbai đến San Diego, California suốt mấy tháng trường. Hiện nay mỗi năm có độ 225,000 sinh viên Ấn Độ sang Hoa Kỳ học đại học. Sau khi tốt nghiệp 1 số sẽ ở lại Hoa Kỳ qua những chương trình do các công ty công nghệ Hoa Kỳ bảo trợ, hay ở lậu đi làm cho các công ty do người gốc Ấn Độ làm chủ. Hiện tại có trên 725,000 người ấn độ, di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Đây là bản đồ cuộc hành trình của ông Gurpreet rời xứ của ông ta để đến biên giới Hoa Kỳ suốt 5 tháng trời, máy bay, đi bộ, xe buýt, tàu ghe.


Họ kể ông Gurpreet, 39 tuổi, người Ấn Độ đã nằm trong danh sách đầu tiên bị dẫn độ hồi hương dưới chính quyền của ông Trump. Ông ta đã chi tiêu hết số tiền để dành và mượn của gia đình để đến Hoa Kỳ, xây dựng giấc mơ Hoa Kỳ để tránh nạn thất nghiệp rất lớn tại Ấn Độ hiện nay. Đến Dubai sẽ thấy rất nhiều người Ấn Độ, sang làm việc.


https://www.pewresearch.org/short-reads/2024/07/22/what-we-know-about-unauthorized-immigrants-living-in-the-us/


Theo thống kê của Pew Research, số người Ấn Độ di dân lậu ở Hoa Kỳ đứng thứ 3 sau người Mễ TÂy Cơ và El Salvador. Theo lời ông Gurpreet, ông ta muốn xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ như trên báo chí, mạng xã hội tại Ấn Độ bàn tán và chỉ dẫn. Vấn đề là ông Trump ký sắc lệnh hành chính, không cho phép xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ, chỉ được phép xin khi ở ngoài Hoa Kỳ như trường hợp người Việt vượt biển khi xưa, tạm cư tại các trại tỵ nạn, để người của họ đến phỏng vấn, nay đuổi cổ về. Kiểu có dạo mấy người Việt vượt biển đến các xứ như Mã Lai Á, Thái LAn, Nam Dương ,… bị tàu của nước sở tại, kéo ra khơi thả ngoài đó. Hay ở Hương Cảng, họ đem ra phi trường chở về Hà Nội.

Từ Guyana, đi xe buýt xuyên qua Ba Tây đến Bolivia, rồi đến Peru rồi Ecuador, Colombia và Panama. Người tàu thì họ đến thẳng Quito, Ecuador vì không cần chiếu khán du lịch và từ đó đi qua Colombia

Dưới thời tổng thống Biden, có trên 3,700 người ấn độ bị dẫn độ hồi hương. Thời ông Obama cũng dẫn độ hồi hương đâu trên 1.8 triệu người trong nhiệm kỳ thứ nhất nhưng các hình ảnh ngày nay cho thấy các người Ấn Độ bị dẫn độ hồi hương, bị còng tay, xiềng chân như tù nguy hiểm. Như để cảnh cáo những người nào khác ở Ấn Độ hay các xứ khác muốn ra đi. 


Lính Mỹ biên phòng đi tuần ở biên giới, tải hình ảnh và nhắn nhủ: “if you cross illegally, you will be removed”. Ông Ấn Độ kể là bị còng tay và xiềng chân suốt 40 tiếng đồng hồ, phụ nữ cũng bị còng tay luôn, chỉ có con nít thì không. Phe đối lập lên tiếng tại quốc hội, kêu ông Modi và ông Trump là bạn mà sao lại để người dân Ấn Độ bị còng tay,… theo bộ ngoại giao của Ấn Độ thì có thưa chuyện với bộ ngoại giao Hoa Kỳ, và phụ nữ không còn bị còng tay. Ông Gurpreet cho biết khi nào ông Trump còn tại chức thì không ai muốn nhập cư lậu nữa. Thêm nữa những tay cò, đưa người đi tại Ấn Độ đều trốn hết vì sợ bị cảnh sát Ấn Độ lùng bắt. ông Gurpreet cho biết, cảnh sát Ấn Độ hỏi ông ta tên tuổi tên cò di dân lậu ở Ấn Độ đã dẫn dắt ông ta ra đi nhưng hắn đã biến luôn.

Dân tình đi xuyên rừng do mấy người trong đoàn chụp, dấu mặt
Từ Panama đi qua Costa Rica rồi Nicaragua, Honduras rồi Guatemala sau đó thì Mễ Tây Cơ

Họ kể lại chuyến đi từ ngày 28 tháng 8 năm 2024 đến 15 tháng 1 năm 2025, xem như 5 ngày trước khi ông Trump nhậm chức.


Ông Gurpreet cho biết nếu ông ta có công ăn việc làm đàng hoàng ở Ấn Độ thì đã không bỏ nước ra đi. Ông ta có mẹ già, một người vợ và một người con 18 tháng. Kinh tế Ấn Độ rất te tua. Ông ta kể có một công ty vận tải nhưng chính phủ MOdi ra lệnh đổi tiền trong vòng 4 tiếng. Khách hàng không trả tiền. Ông ta có nộp đơn xin di cư qua Gia-nã-đại nhưng bị bác đơn. Cuối cùng ông ta bán đất đai, mượn tiền họ hàng được $45,000 để trả tiền cho cò vượt biên.

Cuộc hành trình di dân lậu của ông ta khởi đầu ngày 28 tháng 8 năm 2024.

Từ Mễ thì đến Cabo San lUcas đợi thêm 15 ngày trước khi cò đến chở qua biên giới
Ông ta đáp phi cơ từ ấn độ đến Guyana ở Nam Mỹ, nơi đang có lộn xộn vì có dầu hoả. Từ Guyana, ông ta đi qua Ba Tây, Bolivia, Peru, Ecuador và Colombia bằng xe buýt, xe hơi, đôi khi bằng tàu và máy bay do người dẫn đi. Có khi bị cảnh sát địa phương bắt giữ nhưng rồi mấy tên cò xuất hiện, chi phí lo hết nên được thả. Kiểu vợ mình đi vượt biên, kể có người địa phương dẫn đi đâu thì đi theo, suýt bị bể mấy lần. Vì canh me.

Từ Columbia, mấy người dẫn đường muốn ông ta bay đến Mễ Tây Cơ để tránh đi qua Darien Gap nhưng hải quan Columbia không cho ông ta lên máy bay nên ông ta phải đi qua rừng hoang rất nguy hiểm. Vùng rừng ngày rất nguy hiểm vì có cướp, phải đi bộ. Năm vừa qua có đến 50 người chết trên đường này, khi họ tìm đến Hoa Kỳ.


Ông ta cho biết tuy chơi thể thao nhưng phải đi bộ suốt 5 ngày liền bằng đường mòn và ghe và trời mưa không dứt. Khi họ đến Panama, ông ta và trên 150 người khác bị cảnh sát biên giới bắt giam, nhốt 20 ngày. Sau khi được thả thì mất 1 tháng trời để đến Mễ Tây Cơ qua các nước khác như Costa Rica, Nicaragua, Honduras và Guatemala. Có anh bạn cho biết thợ của anh ta gốc Guatemala, năm ngoái hay năm kia trả 50 ngàn đô cho vợ con được dẫn qua biên giới. Dưới thời tổng thống Biden cho phép vô tư vào Hoa Kỳ.


Tại Mễ Tây Cơ ông ta phải đợi cả tháng trước khi có cơ hội băng qua biên giới đến San Diego. Mấy người dẫn đường cắt một đường dây kẽm gai nơi cái tường biên giới. Ông ta xâm nhập vào Hoa Kỳ ngày 15 tháng 1 năm 2025, 5 ngày trước khi ông Trump nhậm chức. Tưởng là thoát vì còn thời tổng thống Biden. Ai ngờ.


Khi đến San Diego thì ông ta đầu hàng lính biên phòng của Hoa Kỳ. Mình nghe anh bạn, làm thiện nguyên viên ở biên giới kể. Mấy người này qua biên giới rồi thì họ chỉ đứng đó đợi lính biên phòng Mỹ đến, chở về văn phòng làm giấy tờ. Người Tàu không sợ vì không có thoả hiệp dẫn độ về tàu. Nên họ chỉ đứng lại rồi đợi lính Hoa Kỳ đến làm biên bản. Họ xin tỵ nạn, không biết chừng nào phải ra toà nhưng trong thời gian đó cứ vô tư ở tại Hoa Kỳ. Rồi họ gọi điện thoại cho người quen đến đón về. Mình có xem một phim tài liệu truyền hình, hình như của Mỹ và Tân Gia Ba. Cô phóng viên đi chung với mấy người Tàu từ Ecuador, trên xe buýt rồi cuối cùng cô ta đón ở bên Hoa Kỳ. Khi làm giấy tờ xin tỵ nạn cứ nói là đạo tin lành, ở Trung Cộng cấm không cho họ thờ chúa nên ra đi.

Hình như mình có kể vụ này, ở New York, họ khám phá ra một công ty luật sư tàu sử dụng phương cách này để làm giấy tờ cho người Tàu di dân lậu ở lại Hoa Kỳ. Sau này thì công ty luật sư này bị rút bằng.

Máy bay quân sự Hoa Kỳ chở di dân lậu hồi hương

Dưới thời tổng thống Biden thì sau khi được phỏng vấn, mấy người này được thả ra và đi đâu thì đi, đợi ngày ra toà. Họ có ứng dụng để biết tình hình đơn của mình. Đơn xét sẽ mất rất nhiều năm, trong khi chờ đợi, ông Gurpreet muốn tìm công ăn việc làm tạm rồi sẽ tìm cách trở lại nghề lái xe tải nhưng không ngờ 3 tuần lễ sau, ông ta bị dẫn độ ra sân bay lên máy bay quân sự C-17. Nay ông ta ở Ấn Độ, phải tìm cách kiếm công ăn việc làm để trả nợ.


Muốn tránh các vụ di dân lậu thì chỉ có cách giúp các nước nghèo có công ăn việc làm. Khi có công ăn việc làm không ai bỏ nước ra đi. Đó là một trong ý định của sự toàn cầu hoá. Do đó người Tây phương đem các công ty sản xuất qua các nước nghèo. Vấn đề là các nước này phải có một nền chính trị ổn định như Trung Cộng do đó con người vẫn tiếp tục ra đi dù Trung Cộng này rất phát triển. Lý do? Ai cũng có giấc mơ Hoa Kỳ.


Vấn đề là người Mỹ ngày nay không muốn làm việc nặng nhọc, lười đi học nên chỉ có di dân lậu mới làm thôi. Có lần mình hỏi ông thợ mộc Mỹ, lý do không mướn Mỹ trắng. Ông ta cho biết Mỹ trắng lười, cứ ăn gian bảo hiểm tai nạn nên cứ nghỉ hoài rồi lười nữa. Không chịu làm tăng ca.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sắc lệnh hành chánh có hại?

Ông Trump lên mới hơn một tháng mà tin tức dồn dập, đủ thứ chuyện, quốc tế quốc nội. Từ ngày ông này tuyên bố ra ứng cử tổng thống năm 2014 thì nước Mỹ như có nội chiến. Được cái là chỉ chửi nhau, chớ chưa lấy súng ra nả nhau vì dân Mỹ có quyền mua súng ống để trong nhà. Ở Thuỵ Sĩ thì ai đi lính, đều có súng đạn trong nhà vì lỡ có chiến tranh là họ có thể sử dụng được ngay. Xem như nội chiến chửi. Thiên hạ chửi ngày chưa đủ tranh thủ chửi đêm. Chửi tăng ca mệt thở thôi. Không bên nào nghe bên nào. Cả hai bên đều tuyên truyền qua các cơ quan truyền thông và cộng đồng mạng đua nhau đấu khẩu. Fake news đều được tung ra để thiên hạ cứ dựa vào đó để choảng nhau. Mình không biết là các cơ quan tình báo có truy ra các quốc gia khác nhúng tay vào để đảo lộn tình hình chính trị tại Hoa Kỳ. Có nhiều nhóm ở các nước khác, tạo ra video, hay tin tức bựa để lấy tiền quảng cáo. 


Thắc mắc và lo ngại, không biết có đưa đến đánh nhau tại Hoa Kỳ. Chỉ đoán chắc ngày nay, chửi qua bàn phím dễ hơn nên mình rất phục mấy bà đầm cởi trần xuống đường biểu tình vì trời mùa đông khá lạnh. Vì xứ này đa chủng nên dễ đập lộn như cảnh bạo loạn ở Los Angeles, khi ông Rodney King bị cảnh sát đánh tơi bời hoa lá. Người Mỹ đen, không vào khu Mỹ trắng đập phá mà bò đến khu Đại Hàn cướp bóc, bắn nhau đủ loại. Buồn đời mình mò tài liệu để đọc.

Tổng thống Truman nói về các chính trị gia làm giàu 

DOGE qua sự điều khiển của ông Musk, cứ tiếp tục xả tin tức về các số tiền được USAID tài trợ trên thế giới. Nhiều khi thấy vô lý. Dân Mỹ nghèo, vô gia cư, bệnh hoạn rất nhiều. Họ kêu bọn nhà giàu sung sướng này nọ nhưng xem chỉ số thì cho thấy 20% GDP của Hoa Kỳ, thuộc vùng District Columbia. Mấy ông thần bà thánh đại biểu quốc hội, càng ngày càng giàu to. Cả hai bên. Tại sao phải tài trợ cho những chương trình như giáo dục chuyển giới ở Guatemala,…này nọ. Thậm chí tài trợ các tổ chức có liên quan với các thánh chiến hồi giáo,… đồng ý là Hoa Kỳ có thể giúp đỡ các nước nghèo nhưng với những chương trình quái đản thì không nên. Có ông thần nào ở Việt Nam kể là chương trình gỡ mìn chiến tranh tại Việt Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ. Vùng gần biên giới nơi Trung Cộng tràn qua biên giới đánh cho Việt Nam một bài học thì sau đó họ cho gỡ mìn rất nhanh. Ngược lại vụ rà mìn do Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ gài trong chiến tranh thì làm càng chậm càng tốt để tiền của đế quốc rót vào từ mấy chục năm năm nay, và có thể tiếp tục 1,000 năm sau.


Cổ phiếu Tesla xuống như lá mùa thu. Đồng chí gái hỏi thì mình nói năm ngoái đã chuyển hết mấy cổ phiếu nguy hiểm rồi. Tình hình kinh tế từ 2 năm nay báo hiệu sẽ có suy thoái. Nhà cửa nay ở Texas, Florida, Arizona, Tennessee đang xuống. Cali cũng đứng. Gần nhà có căn nhà rao bán mà đã 5 tháng chưa thấy ai mua. Có căn nhà mình đã đi xem, chủ nhà hơi ham nên mình không mua, hạ giá 200K mà chưa thấy bán. Các nợ thương mại thì cứ 7-10 năm phải tái tài trợ mà trước đây tiền lời 3, 4%, nay lên 8% nên nhiều chủ mấy căn hộ, cơ sở thương mại đang khóc.


Mình thắc mắc là các chương trình mà ông Trump ký sắc lệnh hành pháp rất nhiều, không kịp đọc, chắc chắn đã được chuẩn bị, thiết kế từ lâu. Nên buồn đời mình đi tìm tài liệu trong các Think Tank thì thất kinh. Vì các khái niệm thanh lọc nền hành Chánh quan liêu của Hoa Kỳ đã được viết trước bầu cử và chắc chắn có chương trình để thực thi, hành động. Mình có nghe đến chương trình 2025 khi họ vận động bầu cử. Bên Dân Chủ lên án chương trình này trong khi ông Trump kêu không biết chương trình này. Có rất nhiều tài liệu do cựu cố vấn cho ông Trump nhiệm kỳ trước viết nhưng đọc được một số thì ớn, nên chỉ tóm tắc về các tổ chức phi chính phủ NGO tại đây, còn mấy chuyện khác như vụ Ukraine thì nếu rảnh sẽ ghi lại thêm. Hình như mình đã ghi lại trong lần trước.


Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự chính sách tiến bộ đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong vài năm qua. Các tổ chức phi chính phủ này, sử dụng cái gọi là "quyền lực mềm" để thực thi chính thống tiến bộ trong các thể chế ngày càng tham nhũng của nền hành chính, nhận được nguồn lực đáng kể do người Mỹ nộp thuế tài trợ thông qua các khoản tài trợ và phân bổ của liên bang. Sau đó, các nguồn lực này được sử dụng để trao quyền cho một nhóm các thực thể tạo ra cách tiếp cận "toàn xã hội" nhằm củng cố các đặc quyền của một bộ máy quan liêu liên bang thức tỉnh và được vũ trang hóa bằng cách gây tổn hại đến phúc lợi và lợi ích của người dân Mỹ. Thay vì dùng tiền dân đóng thuế vào các chương trình phúc lợi cho người Mỹ, đây họ sử dụng vào các chương trình ở hải ngoại nhằm thực thi sự toàn cầu hoá, lũng đoạn vào nội bộ các chính phủ qua các tổ chức phi chính phủ.

Đảng Cộng Hoà cho rằng Đảng Dân Chủ tiếp tục thực hiện chủ nghĩa Mát Xít, sau khi Liên Xô sụp đỗ, đã chuyển hướng qua chủ nghĩa thức tĩnh với chương trình DEI. Thay vì kêu gọi xây dựng thế giới đại đồng, không giai cấp, thì xây dựng một xã hội mà người da màu, đồng giới tính, chuyển giới,… đều như nhau. Các chính quyền Dân Chủ sử dụng cơ quan USAID để thực thi chủ nghĩa thức tĩnh toàn cầu. Đúng hơn là bộ ngoại giao và cơ quan CIA.


Một số thành viên của Quốc hội đã bắt đầu nhắm mục tiêu đúng đắn vào các thực thể này vì vai trò nổi bật của họ trong việc thúc đẩy cuộc khủng hoảng biên giới của chính quyền Biden dưới chiêu bài cung cấp "viện trợ nhân đạo". Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của các tổ chức phi chính phủ bao trùm hơn nhiều so với việc chỉ cung cấp vỏ bọc cảm xúc được chế tạo cho cuộc xâm lược biên giới đang tàn phá các cộng đồng của Hoa Kỳ. Các tổ chức phi chính phủ đang đi đầu trong các nỗ lực xuất khẩu hệ tư tưởng thức tỉnh ra nước ngoài, kéo Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột quân sự không hồi kết và kiểm duyệt các phong trào chính trị không được ủng hộ ở cả trong và ngoài nước. Như đã kể trên chương trình giúp chuyển đổi giới tính ở Guatemala,…

Hoa Kỳ được thành lập trên nền tảng cộng hoà như đế chế La MÃ khi xưa. Có lẻ Hoa Kỳ đang đến khúc quanh của đế chế La MÃ vì khi các thượng nghị sĩ tham nhũng thì các Caesar sẽ lên ngôi. Khi thượng viện, quốc hội, những người lập pháp nền cộng hoà la mã tham nhũng, chia chát với nhau khiến lính ở biên thùy nổi giận. Tướng Julius Caesar, đã vượt dòng sông Rubicon, về La Mã để giải thể thượng viện và sau đó các thượng nghị sĩ tìm cách ám sát Julius qua con nuôi của Julius. Ngày nay, chúng ta thấy ông Trump cai trị như một ông vua vì cứ ký sắc lệnh và để tránh việc ông ta trở lại chính quyền, các nhóm tham nhũng tìm cách trừ khử ông ta qua các vụ kiện. Không được thì họ ám sát ông ta hai lần trong thời gian tranh cử mà số ông ta chưa chết nên khiến ông ta tin tưởng là thượng đế đã cứu rỗi ông ta để thành hình sứ mạng chi đó. Các sự kiện này càng khiến các tín đồ của ông ta càng thêm niềm tin vào ông ta. Hình như hôm qua, ông ta mới ký một sắc lệnh nếu ai kiện chính phủ thì sẽ bị trả tiền luật sư phí rất nặng để tránh thiên hạ kiện tụng vớ vẩn. Chưa đọc sắc lệnh này nhưng đoán là khi nộp đơn kiện thì phải đóng một số tiền lớn cho toà án trước rồi tính sau. Sẽ giảm bớt kiện tụng. Tín đồ Trump hoan hô còn tín đồ Kamala chửi.


Việc cắt giảm tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ có hại này nên là ưu tiên hàng đầu của cả Quốc hội khóa 119 và chính quyền Trump. Do đó ngay giờ phút đầu tiên, ông Trump nhậm chức thì các hacker của DOGE đã tìm cách xâm nhập vào các máy điện toán của các cơ quan hành chính của liên bang.



Tổ chức phi chính phủ được cho là đã nhận được sự giám sát chặt chẽ nhất của công chúng trong quá khứ và gần đây là Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy gọi tắc NED). Được thành lập vào năm 1983 khi Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao, NED được cựu Giám đốc CIA William Casey và cựu nhân viên CIA Walter Raymond Jr. sáng lập. Có xem cuốn phim tài liệu về ông Colby vì liên quan khá nhiều với Việt Nam. Sau này ông ta là giám đốc CIA, chết khi lái du thuyền trên biển nên thiên hạ nghi ngờ. Ai đó muốn bịt miệng ông ta. Người biết quá nhiều chuyện ở D.C.


 Tổ chức NED này là một tổ chức phi chính phủ “bán độc lập” được thiết kế để tiếp nhận những hoạt động bí mật của CIA trước đây và tô vẽ chúng một cách công khai dưới mục tiêu đã nêu là phát triển và củng cố các thể chế dân chủ trên toàn thế giới. NED thực hiện điều này thông qua việc phân bổ tiền tài trợ cho các nhóm lợi ích được ưu ái và có mối quan hệ tốt ở nước ngoài. Động thái này cho phép các hoạt động duy trì được bầu không khí độc lập khỏi các hành động chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Điển hình họ có cấp học bổng cho các sinh viên ngoại quốc rồi trong thời gian du học tại Hoa Kỳ, được hướng dẫn cách tổ chức hoạt động về đòi hỏi dân chủ tại xứ họ một khi về nước. Tạo ra các cuộc cách mạng tại các xứ Ả rập, Đông Âu,… mình nghe nói có vài du học sinh người Việt cũng được huấn luyện nhưng ở Việt Nam thì bị bắt ngay. Hoa Kỳ điều đình cho họ được sang Hoa Kỳ hay các nước ở Âu châu. Mình vẫn thấy họ đăng bài trên mạng. Không biết khi DOGE cắt đứt mấy vụ tài trợ này, họ còn tranh đấu nữa không. Vì thấy họ đi đi nhiều nơi, họp hành chi đó, không biết có đi làm hay không.

Một số hoạt động ban đầu của NED vào những năm 1980 bao gồm tài trợ cho các nhóm bất đồng chính kiến ​​ở các quốc gia khối Liên Xô cũng như tài trợ cho các tổ chức chống cộng sản ở các địa điểm địa chính trị chiến lược trên khắp Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Những nỗ lực này đã đạt được một số thành công trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô cộng sản ở nước ngoài đồng thời củng cố các câu chuyện chống cộng sản từ Washington, D.C. Ví dụ, các nguồn tài trợ từ NED đã được sử dụng để phát triển phong trào Đoàn kết ở Ba Lan và giúp quốc gia này chuyển đổi sang nền dân chủ thị trường tự do sau khi Liên Xô sụp đổ. Không có tổ chức này thì ông Walesa khó mà trụ được. Mình nhớ dạo đó đi biểu tình ở Paris để ủng hộ Solidarnosc ở Pháp.


Tổng thống Ronald Reagan đã từng mô tả khái niệm NED trong bài phát biểu trước Quốc hội Anh là một hoạt động được thiết kế để "thúc đẩy cơ sở hạ tầng của nền dân chủ, hệ thống báo chí tự do, công đoàn, đảng phái chính trị, trường đại học". Là một công cụ để chống lại chủ nghĩa cộng sản, người ta có thể lập luận rằng NED đã đạt được các mục tiêu được chỉ định vào năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, giống như trường hợp của hầu hết các thực thể liên kết với chính phủ, NED đã di căn thành một thứ hoàn toàn khác để biện minh cho sự tiếp tục tồn tại của mình thay vì giải thể. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã bắt đầu quá trình tiến hóa ổn định của tổ chức này thành một thực thể có hại tích cực và ngày càng mờ đục, đi ngược với lợi ích của người dân Hoa Kỳ.


Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) đã công bố một bản ghi nhớ vào năm 1991, trong đó đòi hỏi NED cung cấp các lý do cụ thể cho các hoạt động đang diễn ra của mình sau khi Liên Xô sụp đổ. Điều này đã trở thành một kế hoạch chiến lược được ban quản lý của NED công bố vào năm sau, định hướng lại tổ chức theo hướng nỗ lực có chủ đích hơn để "mở rộng các chương trình của mình tại các quốc gia và khu vực mà các đột phá dân chủ vẫn chưa xảy ra". Trong số các địa điểm được liệt kê để can thiệp trong tương lai có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Châu Phi và Trung Đông. Mình nhớ khi ông Bush con lên ngôi thì ông ta sử dụng chiêu bài dân chủ hoá toàn cầu.


Trong những thập kỷ tiếp theo, NED đã trở thành công cụ hàng đầu cho các cuộc tập trận xây dựng quốc gia tân bảo thủ trước và sau vụ tấn công ngày 11/9. Điều này bao gồm đào tạo và tài trợ cho các phong trào chính trị quan trọng ở Ai Cập, Yemen, Libya và các quốc gia khác đã châm ngòi cho cái gọi là "Mùa xuân Ả Rập" vào năm 2011, trực tiếp góp phần vào tình trạng hỗn loạn địa chính trị đã nhấn chìm Trung Đông trong 13 năm qua. Trong số các nhóm vô tình được trao quyền bởi sự can thiệp "ủng hộ dân chủ" của NED ở Trung Đông có những chiến binh thánh chiến cực đoan như Houthis ở Yemen, Mặt trận Al-Nusra ở Syria và Nhà nước Hồi giáo (hay còn gọi là ISIS) ở Syria và Iraq. Có thể có bàn tay của cơ quan MOSSAD nhúng tay vào, để giúp xứ này bớt bị đánh bom.

NED đóng vai trò là mũi nhọn của ngọn giáo về những nỗ lực gia tăng của CIA và Bộ Ngoại giao nhằm thúc đẩy cách mạng chính trị ở Ukraine. Một luồng tài trợ liên tục của NED cho vô số các thực thể và phong trào chính trị của Ukraine đã thúc đẩy cả 'Cách mạng Cam' và 'Cách mạng Maidan' mở đường cho cuộc chiến tranh Ukraine-Nga hiện tại. Trong số hàng trăm khoản tài trợ cho các thực thể chính trị của Ukraine kể từ năm 2014 có các khoản thanh toán cho các tổ chức tư pháp và thẩm phán, các khoản tài trợ cho các thực thể chính trị gần NATO như Viện Dân chủ Châu Âu và tài trợ cho Quỹ Phát triển Truyền thông để đào tạo người Ukraine phát triển tuyên truyền chống Nga hiệu quả.


Khi cuộc chiến Ukraine-Nga xẩy ra thì mình chỉ đọc tin tức được chọn lọc nên ủng hộ hoàn toàn Ukraine, vì bị tẩy não tuyên truyền. Gần đây đọc các báo cáo đã viết trước bầu cử thì mới bắt đầu hiểu mình là nạn nhân bị tuyên truyền cho cuộc chiến, giúp các chính trị gia làm giàu. Mỗi ngày cứ thấy trên mạng rào rào các đại biểu quốc hội sau 4 năm đã có một tài sản lên mấy chục triệu,.. đoán là họ tung ra tin tức này dù chưa đúng hoàn toàn nhưng để cảnh báo các đại biểu quốc hội nghe lời họ để bầu bán. Như các bộ trưởng của nội các ông Trump kỳ này xộn trong vòng 4 tuần lễ đầu khác với lần trước kéo gần cả năm.


Trước khi NED tắt tính năng tìm kiếm tài trợ vào năm 2022, dữ liệu cho thấy tổ chức này đã chuyển hàng chục triệu đô la Mỹ cho các thực thể Ukraine và các lợi ích chống Nga tại Ukraine với hơn 330 khoản tài trợ duy nhất. Trong thời kỳ đỉnh cao của Cách mạng Cam năm 2005, NED đã truyền hơn 2, 3 triệu đô la trực tiếp vào các tổ chức và nhà hoạt động chống Nga, bao gồm các nhánh hoạt động của các đảng phái chính trị Ukraine và Quỹ Xã hội Mở của George Soros, để ủng hộ ứng cử viên được ưa thích Viktor Yushchenko. Các luồng tài trợ của NED cho các nhà hoạt động và tổ chức chống Nga đã tăng 52 phần trăm vào năm sau lên hơn 3,5 triệu đô la sau khi Cách mạng Cam kết thúc.


Vào năm 2022, một trong những dự án đặc biệt của NED, có tên là "Trung tâm Hỗ trợ Truyền thông Quốc tế", đã nêu rõ vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong việc hỗ trợ tạo điều kiện cho cả Cách mạng Cam 2004-05 và Cách mạng Maidan 2014 tại Ukraine. Điều lưu ý là trong số các kết quả hoạt động của NED tại Ukraine là lật đổ tổng thống thân Nga, Viktor Yanukovych, tiếp theo là chiến tranh bùng nổ ở miền đông Ukraine dẫn đến việc Nga sáp nhập Crimea. Vào thời điểm diễn ra Cách mạng Maidan năm 2014, học giả chính sách đối ngoại John Mearsheimer đổ lỗi cho phương Tây về sự bùng nổ chiến tranh ở Crimea, đặc biệt nhấn mạnh đến sự can thiệp của NED vào quốc gia này. Mearsheimer đã trích dẫn lời của chủ tịch khi đó, Carl Gershman, mô tả Ukraine là "giải thưởng lớn nhất". Ai buồn đời thì đọc đường dẫn https://en.wikipedia.org/wiki/John_Mearsheimer

 Tuy nhiên, chính các phong trào chính trị dân túy ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác đã đẩy NED từ việc chỉ gây hại cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ thành tham gia vào sự thù địch hoàn toàn. Những gì bắt đầu là một tổ chức phi chính phủ được thiết kế để ngăn chặn sự xâm lược của cộng sản đã biến thành một vũ khí chính trị hoàn toàn mang tính đảng phái nhằm mục đích làm mất tính hợp pháp của các phong trào dân chủ.


Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và các phong trào chính trị dân tộc chủ nghĩa ở Hoa Kỳ, Châu Âu và những nơi khác trong thập kỷ qua đã gây ra một sự thay đổi nội bộ đáng kể trong NED và các tổ chức phi chính phủ có cùng chí hướng. Đỉnh điểm của kết quả bầu cử phá vỡ mô hình ở Vương quốc Anh với Brexit, cuộc bầu cử đầu tiên của Tổng thống Donald Trump tại Hoa Kỳ và sự trỗi dậy của các phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ và Brazil đã gây ra mối đe dọa trực tiếp đến sự đồng thuận xuyên Đại Tây Dương đã được thiết lập của giới tinh hoa toàn cầu.


Những phát biểu của ông Vance tại Âu châu, và những cách dàn xếp của ông Trump về cuộc chiến Ukraine và Nga khiến các giới tinh hoa Âu châu lo ngại. Mình đoán có nhiều điểm quan trọng hơn phiá sau hậu trường chính trị nhưng họ không nói. Chỉ đóng kịch trước máy truyền hình trực tiếp.


Vào năm 2016, cách tiếp cận lưỡng đảng lâu đời của NED đã bị từ bỏ trong một nỗ lực công khai nhằm ngăn chặn và sau đó cản trở Tổng thống Trump. Cựu chủ tịch của NED, Carl Gershman, đã xuất bản một bài xã luận một tháng trước cuộc bầu cử, thúc đẩy trò lừa bịp của Nga hiện đã bị vạch trần rằng Tổng thống Trump đã hợp tác với nhà độc tài Nga Vladimir Putin để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Thành viên hội đồng quản trị Jendaya Frazer đã tuyên bố vào năm 2016 rằng bà là một đảng viên Cộng hòa, nhưng cho biết bà "thà đất nước tôi không đi theo con đường phát xít" khi nhắc đến đề cử của Donald Trump. Viết cho Hội đồng Đại Tây Dương toàn cầu vào năm 2019, thành viên hội đồng quản trị NED và chủ tịch hiện tại Damon Wilson tuyên bố rằng Tổng thống Trump có "khả năng kỳ lạ trong việc chia rẽ cả người Mỹ và Hoa Kỳ khỏi các đồng minh dân chủ của mình". Đó là sự khơi mào tuyên truyền chống ông Trump. Có thể ông Trump trước đây làm ăn ở Nga, nên có thể bị Puchin biết sự thật về chuyện đời tư chi đó, để làm chantage. Cũng như ở Trung Cộng. Lúc đó ông ta trẻ, gái gú ra sao đó rồi bị quay phim này nọ.

https://www.movedemocracy.org/person/carl-gershman-united-states

Những nỗ lực này nhằm làm mất tính hợp pháp của các phong trào chính trị và các nhà lãnh đạo trong nước là "mối đe dọa đối với nền dân chủ" vẫn chưa hề suy giảm. Robert Kagan, thành viên ban biên tập Tạp chí Dân chủ của NED, đã viết một bài xã luận vào năm 2023 lập luận rằng những người bỏ phiếu cho Trump cũng giống như những người Đức ủng hộ Adolf Hitler. Rachel Kleinfeld, thành viên ban quản trị của NED, chỉ đưa ra lời lẽ ít cực đoan hơn một chút khi bà tuyên bố rằng Đảng Cộng hòa là một hoạt động phản dân chủ dưới thời Trump. Điểm lạ là các người này đều gốc Do Thái, những trí thức được giới tinh hoa Mỹ kính trọng.


Một thành viên khác của ban quản trị NED, Anne Applebaum, đã xuất bản một cuốn sách gần đây mô tả Tổng thống Trump là một nhà độc tài cùng khuôn mẫu với Vladimir Putin và Nicolas Maduro. Sau đó, trước cuộc bầu cử vào tháng 11, bà ta lập luận rằng phong trào dân túy Nước Mỹ Trên Hết America First do Tổng thống Trump lãnh đạo đã "phi nhân hóa" con người, bị cáo buộc là sử dụng ngôn ngữ tương tự như Hitler, Stalin, Mao, Pol Pot và Mussolini. Với tư cách là thành viên ban quản trị NED đang tại vị, Applebaum đã so sánh cựu Tổng thống Hoa Kỳ và sắp trở thành Tổng thống tương lai với những tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử, những kẻ đã sát hại hoặc chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 100 triệu con người.

Phát xít của Mussolini không diệt chủng

Các nhân viên của NED đã thực hiện các cuộc tấn công tương tự đối với các nhà lãnh đạo dân túy nổi tiếng khác: Narendra Modi ở Ấn Độ, Jair Bolsonaro ở Brazil, và Nayib Bukele ở El Salvador. Cho thấy sau khi ông Trump đắc cử, mới thấy mấy người này xuất hiện tại Hoa Kỳ như ông Modi gần đây. Chiến lược mới này phù hợp với sự thay đổi tiến bộ trắng trợn của NED trong thập kỷ qua, khi tổ chức này chuyển từ thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài sang chống lại các phong trào dân chủ không được ủng hộ, đe dọa khả năng kiểm soát các câu chuyện và duy trì quyền lực của CIA và Bộ Ngoại giao ở các quốc gia dân tộc. Chúng ta thấy gần đây cuộc bầu cử dân chủ ở Lỗ Ma Ni bị Âu châu khôgn hợp thức hoá vì người về đầu không nghe họ, được gắn cái tên là bù nhìn do Puchin cài đặt như trường hợp ông Trump. Ông ứng cử viên này bị bắt, họ kêu là thấy tiền để dấu trong nhà.


Sự thay đổi này đã được các nhân viên của NED áp dụng như học thuyết trên thực tế thông qua một trò lừa bịp khéo léo để thay đổi ý nghĩa của dân chủ. Theo cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mike Benz mô tả, "Đã có một sự định nghĩa lại về dân chủ từ ý nghĩa là sự đồng thuận của các cá nhân sang ý nghĩa là sự đồng thuận của các thể chế". Mình theo dõi ông này từ hai năm nay. Ông ta tuyên bố, viết nhiều điều rất quan trọng để hiểu về cuộc chiến Ukraina-Nga. Theo định nghĩa đó, bất kỳ phong trào chính trị hoặc chính trị gia nào phản đối chương trình nghị sự của các thể chế toàn cầu này, theo tiêu chuẩn mới này, là "mối đe dọa đối với nền dân chủ". Hoặc như ông Benz nói, "Những gì họ đang làm với chủ nghĩa dân túy chính là những gì họ từng làm với chủ nghĩa cộng sản". 


Có lẽ sự tiến hóa đáng lo ngại nhất trong lập trường ngày càng được vũ trang hóa của NED đối với người dân Mỹ chính là vai trò của họ trong việc phát động các chiến dịch kiểm duyệt ở nước ngoài và trong nước chống lại công dân Mỹ. Chủ tịch NED hiện tại, Damon Wilson, đã giúp phát triển Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số (DFRLab). Tổ chức này là một trong bốn thành viên sáng lập của Đối tác toàn vẹn bầu cử, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức công nghệ lớn và Bộ An ninh Nội địa để kiểm duyệt người Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. 


Báo cáo cho thấy GDI đã nhận được khoản tài trợ đáng kể từ cả NED và Trung tâm tham gia toàn cầu của Bộ Ngoại giao, một tổ chức vũ trang khác cần phải giải thể vĩnh viễn. Với nguồn tài trợ đó, GDI đã dán nhãn mười hãng tin “rủi ro nhất” tại Hoa Kỳ là American Spectator, Newsmax, The Federalist, The American Conservative, One America News, The Blaze, The Daily Wire, RealClearPolitics, Reason và The New York Post. Sau đó, GDI đã gắn cờ các ấn phẩm bảo thủ và thiên hữu này là thành trì của thông tin sai lệch đối với các ấn phẩm của công ty nhằm mục đích làm cạn kiệt tiền quảng cáo và đưa chúng vào danh sách đen.


Sau khi công bố báo cáo liên kết NED với các nỗ lực kiểm duyệt trong nước, NED đã cắt đứt quan hệ với GDI. Tuy nhiên, thiệt hại đối với tính hợp pháp của NED là vĩnh viễn và không thể phủ nhận thành tích lâu dài của tổ chức này về thái độ thù địch công khai đối với một nửa công dân Hoa Kỳ. Những người theo chủ nghĩa độc tài phản dân chủ điều hành NED đã quay lại điểm xuất phát: “củng cố nền dân chủ” bằng cách tiến hành chiến tranh với Hiến pháp và chính nền tảng của quyền tự do ngôn luận và tự do chính trị của Hoa Kỳ.


Thực thể từng được tạo ra để được cho là "thúc đẩy cơ sở hạ tầng của nền dân chủ" lại trở thành một trong những công cụ tiên tiến nhất để phá hoại nó. Bờ lốc mình bị chặn mỗi khi mình viết chút gì về đề tài chính trị. Facebook cấm mấy ngày, kêu đã xóa bài mình đăng. Nên có người nhắn tin hỏi sao lâu nay không thấy viết bài. Từ khi ông Trump lên thì không thấy bị xoá nữa. Nhưng bị các bác chống trump chửi ngày chưa đủ tranh thủ chửi đêm. Dạo này là mùa hái bơ nên mình không có thời gian nên các bác cứ việc chửi, đợi qua mùa bơ sẽ tính sau.


Được tài trợ gần như hoàn toàn bằng các khoản phân bổ của quốc hội cho Bộ Ngoại giao, NED phân bổ các khoản tài trợ cho các thực thể ở những nơi mà cơ sở hạ tầng ngoại giao truyền thống của Hoa Kỳ bị hạn chế hoặc bị ràng buộc bởi các cân nhắc của địa phương. Nguồn tài trợ của NED không được coi là một khoản mục, vì các khoản phân bổ này được chuyển đến Bộ Ngoại giao, nơi điều hành một thỏa thuận tài trợ với NED được mã hóa trong Đạo luật Quỹ Quốc gia vì Dân chủ năm 1983. Bộ Ngoại giao cũng được phép cung cấp các khoản tài trợ tùy ý khi cần cho NED ngoài thỏa thuận tài trợ hiện có. Các khoản phân bổ hàng năm đã tăng đột biến kể từ khi NED thành lập, tăng từ khoảng 15 triệu đô la trong Chiến tranh Lạnh lên hơn 362 triệu đô la trong năm tài chính 2023. Trên thực tế, NED đã nhận được hơn 1 tỷ đô la tiền tài trợ của liên bang trong bốn năm qua. 


Trong Chiến tranh Lạnh, các địa điểm nhận được nhiều sự chú ý nhất của NED bao gồm Đông Âu và các quốc gia khối Xô Viết khác. Không có gì ngạc nhiên khi thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh chứng kiến ​​dấu ấn và hồ sơ sứ mệnh của NED mở rộng đáng kể để hiện kết hợp các hoạt động tại khoảng 130 quốc gia. 


Thông qua các khoản tiền này, NED điều hành Tạp chí Dân chủ, một ấn phẩm nhằm củng cố sự đồng thuận toàn cầu giữa các nhóm tinh hoa chính trị để đảm bảo sự liên kết liên tục với sứ mệnh mới của tổ chức là ngăn chặn các phong trào chính trị dân túy. Nguồn tiền tài trợ cũng được sử dụng để chuyển tiền tài trợ cho các thực thể công bố sự đồng thuận về ý thức hệ đã được thiết lập trong Bộ Ngoại giao và CIA, cho dù đó là sự ủng hộ của họ đối với việc duy trì chiến tranh Ukraine-Nga, thúc đẩy hệ tư tưởng thức tỉnh về phá thai và các vấn đề LGBT, hay một cách giáo điều coi thường các nhà lãnh đạo chính trị hoài nghi về cơ sở chính sách đối ngoại độc đảng đã thất bại.


Ngay trước khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine và sau khi phải chịu trách nhiệm trong việc kiểm duyệt công dân Hoa Kỳ trong chu kỳ bầu cử năm 2020, NED đã chấm dứt một cách kỳ lạ hoạt động minh bạch lâu đời của mình là công bố danh sách những người nhận tài trợ. Năm nay, tổ chức này đã dán nhãn gần như toàn bộ khoản tiền do Bộ Ngoại giao chuyển cho là "nhạy cảm" nhằm biện minh cho việc che giấu những người được tài trợ khỏi công chúng. Do đó DOGE cứ hăm he đăng các danh sách này nhưng chắc sẽ không bao giờ vì sẽ làm công cụ chính trị khi bầu bán. Có 3 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ không tái ứng cử cho nhiệm kỳ tới.


 Sự thiếu minh bạch đột ngột này đã không thoát khỏi sự chú ý, với các cuộc kiểm toán độc lập xác định rằng NED vẫn không tuân thủ trong nhiều năm qua về nghĩa vụ theo luật định của mình là báo cáo với những người được tài trợ về số tiền liên bang của họ. Nói một cách đơn giản, tổ chức này đang mất kiểm soát và hành xử theo cách cho thấy ban lãnh đạo tin rằng tổ chức này không chịu trách nhiệm với bất kỳ ai.


Năm 2018, Tổng thống Trump đã công bố đề xuất ngân sách của mình, cắt giảm 60 phần trăm tiền tài trợ của NED. Một cuộc phản công toàn diện đã được NED và các đồng minh trong báo chí doanh nghiệp và giới chính trị tinh hoa của D.C. phát động, tạm thời làm chậm lại các nỗ lực cắt giảm tiền tài trợ của tổ chức. Sáu năm sau, rất rõ ràng là tình hình đã thay đổi, và hiện có một nhiệm vụ chính trị là phải cắt giảm mạnh mẽ các thực thể vũ khí hóa như NED, những thực thể đã đưa ra các ưu tiên trái ngược với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và tuyên chiến với một bộ phận đáng kể công dân.


Họ đề nghị cắt giảm tiền tài trợ cho NED. Trong số những lý do rõ ràng và cấp bách nhất bao gồm:


1. Chiến tranh Ukraine: NED đã đi đầu trong việc thúc đẩy cách mạng chính trị ở Ukraine trong hai thập kỷ thông qua hàng chục triệu đô la tiền tài trợ cho các thực thể chính trị, an ninh và kinh tế xã hội của Ukraine. NED đã góp phần kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến không vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.


2. Can thiệp vào Trung Đông: NED tích cực tạo điều kiện cho các nhóm chính trị bất đồng chính kiến ​​trên khắp thế giới Ả Rập dẫn đến "Mùa xuân Ả Rập" và tình trạng hỗn loạn sau đó đã nhấn chìm phần lớn Trung Đông. Những hành động này đã trao quyền cho các nhóm thánh chiến nguy hiểm từ Libya đến Iraq.


3. Vũ khí hóa đảng phái: Ban lãnh đạo của NED đã từ bỏ mọi sự giả vờ về sự hòa hợp lưỡng đảng và mục đích thống nhất thông qua các hoạt động đảng phái khoa trương của các thành viên hội đồng quản trị. Những nỗ lực không hối lỗi nhằm làm mất tính hợp pháp của Tổng thống Donald Trump và phe cánh hữu chính trị Hoa Kỳ nhấn mạnh tổ chức này là một thực thể vũ khí hóa khác.


4. Tăng tính mờ đục: NED đã từ bỏ quy trình cấp vốn minh bạch của mình và trong ba năm qua, hầu như đã che giấu những người nhận tài trợ của mình khỏi công chúng Hoa Kỳ. Thật kỳ lạ khi điều này xảy ra sau vai trò kiểm duyệt người Mỹ và dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh ở Ukraine. Việc rút vốn đột ngột khỏi tính minh bạch này chỉ làm gia tăng mối lo ngại rằng NED đang chuyển nguồn tiền của người nộp thuế cho các thực thể đang lôi kéo người Mỹ vào các cuộc xung đột ở nước ngoài và tìm cách kiểm duyệt chính những công dân tài trợ cho tổ chức này. 


5. Những nỗ lực kiểm duyệt trong nước chuyên chế: NED đồng lõa trong việc sử dụng nguồn tiền của người nộp thuế để tài trợ cho các chiến dịch nhằm kiểm duyệt công dân Mỹ và đưa các tổ chức truyền thông bảo thủ vào danh sách đen để tác động đến các cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho kết quả tiến bộ.


NED đang tích cực tham gia vào việc kiểm duyệt những công dân Mỹ có quan điểm "không mong muốn" trong một cuộc tấn công toàn diện vào Tu chính án thứ nhất và chính ý tưởng về nước Mỹ dưới cái tên vô lý là "thúc đẩy dân chủ". Nó đang thực hiện một chính sách đối ngoại bất chính, độc lập với nhánh hành pháp (tức là Tổng thống) đang kích động chiến tranh ở Đông Âu và Trung Đông không vì lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và đe dọa đến phúc lợi của người dân Hoa Kỳ. 


Quốc hội Hoa Kỳ phải cắt giảm tất cả các khoản phân bổ cho NED trong Quốc hội khóa 119 và ban hành các điều khoản theo luật định cấm nguồn tài trợ của Bộ Ngoại giao chảy vào NED. Nếu tổ chức này muốn hoạt động như một cơ quan "bán độc lập", thì với tư cách là một thực thể hoàn toàn theo đảng phái thúc đẩy các chính sách toàn cầu chống Mỹ, nó có thể cố gắng tồn tại thông qua các khoản quyên góp. Một tổ chức phi chính phủ đang tích cực gây chiến với ít nhất một nửa công chúng Hoa Kỳ, tiếp tục ủng hộ các chính sách trái ngược với chính sách mà vị Tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ ủng hộ thì đơn giản là không nên tiếp tục nhận hàng trăm triệu đô la tiền thuế của người dân hàng năm.


Các thực thể khác nên được coi là thù địch với chương trình nghị sự chính sách Nước Mỹ Trên Hết cần phải bị loại bỏ hoặc chặn nguồn tài trợ từ người nộp thuế của họ bao gồm:


Trung tâm Công chúng được thông tin, do giáo sư cấp tiến Kate Starbird lãnh đạo và đồng lõa trong các chiến dịch kiểm duyệt trong nước, đã nhận được hơn 2 triệu đô la tiền tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia.

Dịch vụ Di trú và Tị nạn Lutheran, cung cấp dịch vụ và vận chuyển cho những người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, đã nhận được khoảng 80 phần trăm tiền tài trợ từ người nộp thuế vào năm 2021.

Meedan, một tổ chức phi lợi nhuận mới nổi đang phát triển các công nghệ để kiểm duyệt "thông tin sai lệch", đã nhận được 5,7 triệu đô la tiền tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia.


Phòng Nghiên cứu Pháp y Kỹ thuật số, đứa con tinh thần của Hội đồng Đại Tây Dương và Damon Wilson, đã tích cực tham gia vào các nỗ lực kiểm duyệt công dân Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2020.


Các tổ chức phi chính phủ đã trở thành những người tiên phong của chủ nghĩa chính thống tiến bộ. Nhiều tổ chức bán độc lập này thúc đẩy các hệ tư tưởng thức tỉnh và vũ khí hóa và một cách tiếp cận toàn xã hội hướng các nguồn lực của chính phủ theo các ưu tiên tiến bộ cấp tiến. Hơn nữa, bức màn độc lập bề ngoài mà các tổ chức phi chính phủ tuyên bố sở hữu liên quan đến các hoạt động chính thức của các cơ quan liên bang thường chỉ là một vấn đề kỹ thuật.


Quỹ Quốc gia vì Dân chủ vẫn là cánh tay quyền lực mềm của cả CIA và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là một thực thể thúc đẩy chương trình nghị sự chính sách được thiết kế để bảo vệ các thể chế đang có chiến tranh với người dân Hoa Kỳ và tấn công các phong trào chính trị trong nước dám ưu tiên lợi ích của công dân Hoa Kỳ hơn là giới tinh hoa toàn cầu. Đã đến lúc phải cắt nguồn tài trợ vĩnh viễn cho tổ chức phi chính phủ bất hảo và tích cực gây hại này.

Bà Victoria Newland, chủ chốt cuộc chiến tại Ukraine với các cuộc cách mạng Cam và Maidan. Nghe nói bà ta nhúng tay vào việc ám sát ông Trump. Không biết có đúng hay không nhưng từ một ông tướng, được ông trump bổ nhiệm làm cố vấn an ninh nhưng bị kêu là gặp người của Puchin chi đó.

Đọc những tài liệu này, mới hiểu cách hành xử của chính phủ ông Trump trong những ngày đầu mời nhậm chức. Không hiểu họ sẽ làm tới đâu. Nguỵ cơ mình thấy nếu là nếu chính phủ làm việc theo các sắc luật hành Chánh do ông Trump ký thì nền cộng hoà Hoa Kỳ sẽ từ từ biến thể thành như nền cộng hoà La Mã khi xưa, khi Julius Caesar lên nắm chính quyền vì người dân chống lại quyền lực của thượng viện. Nếu họ được cải tổ các tổ chức phi chính phủ lại, giảm được thâm thụt ngân sách thì người tổng thống kế tiếp sẽ lại tiếp nối con đường của Caesar. Như vậy chúng ta sẽ mất nền dân chủ được xây dựng từ ngày lập quốc đến nay.


May mắn chúng ta còn tối cao pháp viện, để cản trở sự hành xử này như trường hợp tối cao pháp viện đã ra lệnh cho chính phủ Trump phải giải ngân 2 tỷ Mỹ kim để trả những chương trình mà cơ quan USAID cần phải giúp đỡ. Để xem vì theo hồ sơ Epstein, nghe nói sẽ được công bố rồi phải sửa lại, trước khi cho công chúng biết vì chắc họ đã thương lượng với các phạm nhân nổi tiếng liên quan đến thuộc thành phần của lưỡng Đảng. Rồi sẽ bỏ sọt rác vì có nhiều tên tuổi dính liếu nhất là Mossad dính vào.


Khi xưa, mình thích xem truyền hình vì họ luôn luôn mời hai người không đồng ý kiến để nói chuyện về một vấn đề. Do đó khi mình xem cả hai bên trình bày quan điểm của họ thì ít ra cũng có một cảm nhận hai mặt của vấn đề. Ngày nay thì họ đưa ra một đám 5 hay 6 người cùng một dòng tư tưởng để bàn về một vấn đề do đó đưa đến sự mù quáng cho khán giả, tin hoàn toàn vào mấy người này tuỳ theo lập luận Dân Chủ hay Cộng Hoà. Đưa đến tình trạng hiện nay là chỉ có chửi nhau, khiến xã hội gia đình đưa đến tình hình chia rẽ trầm trọng. Khó có thể hàn gắn lại. Con người nhìn nhau qua ánh mắt hình viên đạn thay vì mở rộng dung lượng trái tim của mình. Ai cũng kêu cuộc đời là vô thường nhưng cứ chửi. Chán Mớ Đời 

(Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn