Giải mã các tấm ảnh về trường Bùi thị Xuân Đàlạt xưa

 Ở Đàlạt 18 năm, mình chỉ vào trường Bùi Thị Xuân được 2 lần. Lần đầu, lúc đó 7, 8 tuổi gì đó, mình đi theo thằng Dư, hàng xóm vào xem văn nghệ do hướng đạo Lâm Viên tổ chức. Khởi đầu vụ biểu tình sinh viên học sinh, tranh đấu chống Thiệu Kỳ, trong khuôn viên chùa Linh Sơn, kêu gọi đem ông Nguyễn Cao Kỳ lên đoạn đầu đài, rồi cảnh sát dã chiến đột kích, bắn lựu đạn cay. Từ nhà mình nhìn sang chùa Linh Sơn thấy thiên hạ chạy như ong vỡ tổ khi các xe nhà binh đỗ xuống mấy ông thần cảnh sát dã chiến và lần thứ 2 khi đi theo đoàn văn nghệ của trường Văn Học tham gia hát thi về áp chót. Kinh

Lần thứ nhất, còn nhỏ chỉ nhớ đứng nghe mấy anh chàng hướng đạo Lâm Viên lên cầm mandolin và guitar hát hò gì đó nhưng có một bài mà âm hưởng vẫn đi theo mình đến ngày nay là “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi…” mình chỉ nhớ là văn nghệ được trình diễn trên hành lang lầu còn thiên hạ đứng dưới sân nhìn lên. Rồi mấy người lớn kêu đả đảo Thiệu Kỳ gì đó. Lần sau gặp anh Điểm, giáo sư Bùi Thị Xuân, mình sẽ hỏi thêm vụ này. Anh ta chỉ kể là khi xưa, bạn bè rủ đi, không phải vào lớp.

 

Lần thứ 2, theo ca đoàn của trường Văn Học đi thi hát nhân dịp đại hội thể thao học sinh Đàlạt Tuyên-đức năm 1972 ở trường này. Năm đó, mình được bầu làm trưởng lớp nên phải tham dự mấy chương trình này để làm gương cho cả lớp. Đi tập hát, mình bị ông thầy la hoài, kêu hát đuổi theo thiên hạ không. Nói cho ngay, dạo ấy tiếng Việt của mình không rành lắm, từ trường tây sang trường việt nên hơi lóng cóng.


Hát bài “Bạch Đằng Giang”, mình chỉ đứng phía sau lép nhép miệng thôi vì ông thầy cấm không được hát, sợ bể mánh hết. Tại ít tên tham dự nên phải cho mình đứng làm kiểng. Ca đoàn Văn Học về áp chót. Mọi người kêu lỗi tại mình nên cuộc đời ca sĩ của mình chấm dứt từ đó.

 

Mình chỉ nhớ mại mại trường nằm trên đồi, gần đại học Đàlạt, nơi mình từng đi học được 1 tháng trước khi đi tây. Học để có giấy hoãn dịch và lỡ không được đi du học. Mình có mấy cô em gái học trường Bùi Thị Xuân.

 

Nếu mình không lầm thì trường có hai dãy lớp hai tầng hai bên còn ở giữa là văn phòng chi đó, có một tầng. Trước cổng trường ngay đường Võ Tánh có mấy hàng quán cho mấy nữ sinh trường này. Hình như có một hành lang nối hai dãy lớp học 2 tầng. Mỗi lần tan trường thì nữ sinh đông, đi chật hết đường Võ Tánh nên ít tên nào dám bò lại khu vực này, sợ bị con gái chọc mệt thở.

 

Tình cờ mình thấy mấy tấm ảnh của trường này do một chiến binh mỹ chụp từ trên trực thăng, rồi đậu máy bay tại sân trường học nên mình thắc mắc không biết lý do gì, thêm có hình một người lính mỹ đứng chụp hình với cô Lệ Minh, và nữ sinh của trường. Gần đây, có người kêu mình vào Facebook của một nhóm người mến Đàlạt xưa do cựu quân nhân Hoa Kỳ, tên Bill Robie thành lập thì mới hiểu. Sau đây là nguyên văn của người chụp hình với cô hiệu trưởng Lệ Minh và nữ sinh.

 

The nice explanation from Timothy Pham about the "VH" building leads to another interesting story. In 1968, when supporting Dalat MACV, we would often land in a vacant area just west of the cathedral on Tran Phu. Across the street was the American Cultural Center (then 22 Yersin). When I had time waiting for a MACV mission, I would cross the street and talk with Ong Hai at the Center. Coordinating with Mr. Hai, I collected donations from flight crew members in the 92nd AHC to present as scholarship money to deserving students. The scholarships were given to 2 students at Dalat University, 2 at Tran Hung Dao, and 2 at Bui Thi Xuan. The day we went to Bui Thi Xuan (second photo, and Dalat U. can be seen In the background) to make the presentations, we landed in a vacant area just north of the school before walking up to the buildings. One of the two girls receiving the scholarship award, Hoang Thi Nguyet, is in the first photo by a school doorway. I was told the principal was "Ba Le Minh". The other student, Nguyen Duc Tam, wasn't available that day and we returned later when the second photo was taken. I visited Bui Thi Xuan during my first return trip to Vietnam in 1996, but that's another story to save for later.

 

Hình sân trường của trường Bùi Thị Xuân do ông Bill Robie, cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam chụp. Đa số hình màu về Đà Lạt vào những năm Mậu Thân, đều do ông này chụp. Đà Lạt dạo ấy chưa có ai biết rữa hình màu.
Trực thăng của phi đội ông ta đậu xuống khuôn viên trường  Bùi Thị Xuân
Nếu mình không lầm, đây là dãy lớp học mà hướng đạo Lâm Viên tổ chức văn nghệ. Các người hát hò đứng trên hành lang trên lầu
Hình do ông Bill Robie chụp từ trên trực thăng
Ông Bill Robie và đồng đội, chụp hình chung với hai cô học sinh được phi đội của họ tặng học bổng.

Phần sau thấy để việt-ngữ nên mình đoán ông ta nhờ Google dịch ra cho người Việt ở Đàlạt hiểu.

 

Lời giải thích hay của Timothy Phạm về việc xây dựng "VH" dẫn đến một câu chuyện thú vị khác. Năm 1968, khi hỗ trợ Đà Lạt MACV, chúng tôi thường sẽ hạ cánh ở một khu vực trống phía tây của nhà thờ trên đường Trần Phú. Phía bên kia đường là Trung tâm Văn hoá Mỹ (sau đó là 22 Yersin). Khi tôi có thời gian chờ đợi một sứ mệnh của MACV, tôi sẽ băng qua phố và nói chuyện với anh Hải tại Trung tâm. Phối hợp với ông Hải, tôi thu thập đóng góp của các thành viên phi hành đoàn trong AHC 92 để trình bày như là tiền học bổng xứng đáng cho sinh viên. Học bổng được trao cho 2 sinh viên trường Đại học Đà Lạt, 2 tại Trần Hưng Đạo và 2 tại Bùi Thị Xuân. Ngày chúng tôi đến Bùi Thị Xuân (ảnh thứ hai, và Đà Lạt U có thể nhìn thấy ở phía sau) để trình bày, chúng tôi đã hạ cánh xuống một khu vực trống phía bắc của trường trước khi đi bộ đến các tòa nhà. Một trong hai cô gái nhận được học bổng, Hoàng Thị Nguyệt, nằm trong bức ảnh đầu tiên của một cánh cổng trường. Tôi được nói với hiệu trưởng là "Bà Lê Minh". Một sinh viên khác, Nguyễn Đức Tâm, không có mặt vào ngày hôm đó và chúng tôi quay lại sau khi chụp ảnh thứ hai. Tôi đã đến thăm Bùi Thị Xuân trong chuyến đi trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng đó là một câu chuyện khác để dành cho sau này.

 

Đây là hình ông ta chụp từ bãi đất trống, bên cạnh ty cảnh sát quốc gia, ngay đường Yersin, nhìn qua thấy thư viện Đà Lạt bên trái và trung tâm văn hoá Việt-Mỹ, có văn phòng Hội Việt Mỹ, mà khi xưa cứ 3 tháng mình lại phải bò lại đây, đóng học phí cho các lớp anh ngữ do hội Việt mỸ tổ chức tại Đà Lạt. Hai trường dạy học sinh theo học là Đoàn Thị Điểm và Việt Anh. Lúc đầu mình học ở Đoàn Thị Điểm, sau Việt Anh mở lớp nên học ở đó, gần nhà. Ngoài ra mình có học lớp Nhật NGữ ở trường Việt Anh. Mình có gặp Tú Anh Long, con gái của cô ngồi lấy tiền đóng học phí ở Hội Việt Mỹ tại cali. Mình chỉ gặp lại cô ta khi cô ta làm việc với nhóm thiện nguyện SAP-VN, nay đã qua đời.
Cổng vào trường Bùi Thị Xuân, sau Mậu Thân
Hình ông Robie chụp với giáo chức của trường và một cô học sinh được tặng học bổng. Hôm ấy, một cô không có mặt theo lời giải của ông Robie.

Mình thấy người Mỹ dạo ấy tham chiến tại Việt Nam mà họ quyên góp trong phi hành đoàn của họ, để tặng học bổng cho các học sinh nghèo, học giỏi. Ngày nay, cháu mình đi học bị bắt đóng tiền mua sách mệt thở.

 

Cái vui là sau này, ông này có trở lại thăm Đàlạt, có hỏi thăm về hai nữ sinh được học bổng thì được biết một cô về sống ở gần Cam Ranh và ông ta có đến thăm và gặp được cô nữ sinh sau 50 năm.

 

Ngoài ra, họ còn cho học bổng học sinh trường Trần Hưng Đạo. Có nhắc đến thầy Hoàng Trọng Hàn, hiệu trưởng và hai học sinh được thầy Hàn chọn là Lê Kim Thắng và Phạm Thành Lân. Mình có đến trường này một vài lần để đá banh nhưng không được vào trong. Trường Trần Hưng Đạo, có thời để các đội Ngự Lâm Quân của ông Bảo Đại đóng tại đây. Trong một lần đóng quân, ông cụ mình, lính của Bảo Đại, phát hiện ra mối tình hữu nghị của bà cụ mình tại chợ Đà Lạt. Mình nhớ cạnh trường Trần Hưng Đạo có một cái hồ nhỏ, tên Vạn Kiếp nhưng chỉ mới một kiếp là đã được Hà Nội lấp mất.

 

Ông Bill Robie chụp hình với học sinh được học bổng bên cạnh thầy Hoàng Trọng Hàn. Anh LÊ KIM THẮNG là người đứng sau, anh ấy là dạy trường đại học Bách Khoa - Phú Thọ , hiện nay định cư tại Úc từ chuyến vượt biển năm 1981 (Theo anh Quang Ngoc Nguyễn)
Nhìn hình thấy cây thông nhiều, chắc ngày nay họ chặt hết các tàn tích của chế độ cũ.
Học sinh Trần Hưng Đạo chới với khi thấy trực thăng đậu xuống 

Thầy Hoàng Trọng Hàn khi xưa gầy, sau này mình gặp thầy thì khá to con

In addition to the scholarships at Bui Thi Xuan, the 92nd AHC presented awards to 2 students at Tran Hung Dao, the boy's high school. Principal Hoang Trong Han selected Le Kim Thang and Pham Thanh Lan, both having "excellent academic performance" and "poor economic background". To coordinate the process prior to the presentations, I flew to the school and landed unannounced right next to the buildings in the playing field. Chaos erupted at the school. The area was very small and surrounded by many trees and thinking back now, landing there was not a safe thing to do. But, we were very good pilots and did dangerous things all the time. The presentations were made later and we drove to the school by car.

 

Mấy tấm ảnh của hai trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo với trực thăng mỹ khiển mình thắc mắc, nay được giải toả. Thời ấy mình mới 12, 13 tuổi nên chả biết gì. Nay đầu óc mình không còn bị lộn nữa. Xong om

 

Xin cảm ơn ông Bill Robie đã chia sẻ các hình ảnh do ông chụp và kể lại những ký ức trước 1975 về Đàlạt. Mình vẫn hay liên lạc với ông ta. Năm tới rảnh mình sẽ bay đi gặp ông ta và vài người lính Mỹ khi xưa, đóng tại Đà Lạt, để hỏi thêm tin tức về ngày ấy.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

 

Nhs 

 

 

 

 

Máy bay mỹ rơi tại Đàlạt

 Trong 800 tấm ảnh do ông Nguyễn Kính gửi cho mình thì thấy một chiếc trực thăng của quân đội mỹ rơi ngay dốc Lê Đại Hành và đường vào chợ Đàlạt nên mình có viết hỏi trên blog của mình. Chiếc máy bay có số 476, tên Daytipper, rớt ngày 18/2/1970.

Có người gửi cho mình cái link kể như sau:

https://sites.google.com/site/datutieuvuparis/trang-giai-tri/-vinh-hieu/phi-vu-dhieu-cay

 

Tuấn Nam Nguyễn:  Năm đó mình học tại trường kỹ thuật lasan .trưa hôm mình và ba người bạn trốn học xuống dưới đập Hồ xuân Hương bơi. Và thường nhóm mình hay đi xuống dưới cây thông nơi máy bay rớt  nhưng hôm đó cả nhóm kéo nhau lên rạp Hòa bình.Đang đi lên dốc thì lúc đó thấy một trực thăng đang chao đảo trên khách sạn Mộng đẹp và quay xuống bến xe cũ và vòng lại đâm vào bờ dốc ngay cây thông .khi mình đến xem thì tất cả đều đã chết không một ai nhảy ra trực thăng ơ cư ly thấp nhờ vậy mà dân Dalat thoát nạn hôm đó. đã lâu quá rồi bây giờ không biết nhưng người bạn mình hôm đó còn sống hay đã mất

 

Dalat xảy ra hai tai nạn trực thăng và một phi cơ. Một vu mất trực thăng. Trực thăng roi  ơ thủy tạ khác với roi ơ cho âm phủ. Vụ này dân Dalat ai cũng biết.

 

Rồi có mấy tấm ảnh về trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo với phi công mỹ đứng chụp hình,…khiến mình như bò đội nón, không hiểu lý do về mấy tấm ảnh này.

 

Hôm qua, Nguyễn Kính gửi mình bài viết về Việt Cộng chiếm đóng Lãnh-địa Đức Bà (domaine de marie), nơi mấy bà sơ nuôi trẻ em mồ côi, kêu thả Việt Cộng ở trung tâm thẩm vấn ra nếu không họ sẽ giết các trẻ em mồ côi thì các phi công mỹ được lệnh bay đến và bắn hoả tiễn, sau đó lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hoà chiếm lại, tránh được một vụ thảm sát người vô tội tại Đàlạt. Để hôm nào mình kể.


Nguyễn Kính hỏi mình có biết vụ này thì mình chỉ nhớ là Việt Cộng có công kích vào Đàlạt lần thứ 2 hay thứ 3 gì đó sau Mậu Thân, có chạy vào Lãnh-địa Đức-bà, núp bắn máy bay rồi trực thăng bay đến bắn hoả tiễn đủ trò. Việt Cộng thụt B40 vào chiếc thiếc giáp M113 của quân đội Việt Nam Cộng Hoà nhưng hụt, bay xuống vườn của bà bị mình và thằng Khánh ăn cắp buồng chuối, chửi mấy ngày mấy đêm. Mình có thấy một tấm ảnh vùng này, chỉ thiếu nhà của mình nhưng nhà của Tuấn Cao, trung tá Tốn, trường Đa Nghĩa đều thấy. Để hôm nào mình kể, bỏ lên đây.

Đây là tấm không ảnh chụp lãnh địa Đức BAF (Domaine de Marie) phía góc phải là vườn mà mình có lần ăn cắp buồng chuối, B40 của Việt Cộng bắn thiết giáp M113 hụt lọt xuống vườn trúng ngay mấy buồng chuối.

 

Các tấm không ảnh về Đàlạt trước 75 do người Mỹ chụp rất đẹp, cho mình thấy thành phố nhìn từ trên cao. Không biết tìm đâu ra. Nay ông Nguyễn Kính lại kêu mình tham gia một nhóm trên Facebook cho chính mấy người mỹ chụp mấy tấm không ảnh và kể lại các hình ảnh về trường Trần Hưng Đạo và Bùi thị Xuân. Để hôm nào mình kể lại. Hôm nay kể vụ máy bay trực thăng rớt.

 

Sau đây là những gì mình đọc trên Facebook của nhóm Dalat Historic, kể lại như sau:

 

Chao Kinh: Thanks for posting photo and message. I flew helicopters with the 92nd Assault Helicopter Company (AHC). I flew missions to Dalat many times between March, 1968 and March, 1969. Helicopter tail number 476 was not in the 92nd AHC. Maybe it came from the 192nd AHC in Phan Thiet or the 155th AHC in Ban Me Thuot. ?? I think the full tail number was 67-17476. If this photo shows the helicopter in Nguyen Thi Minh Khai Street in front of Cho Dalat, is the market behind the photographer? Is that the "Modern Hotel" in the background?

 

Information on U.S. Army helicopter UH-1H tail number 67-17476

The Army purchased this helicopter 0568

Total flight hours at this point: 00001980

Date: 02/18/1970

Accident case number: 700218301 Total loss or fatality Accident

Unit: 192 AHC

The station for this helicopter was Phan Thiet in South Vietnam

Number killed in accident = 0 . . Injured = 7 . . Passengers = 3

costing 244345

Original source(s) and document(s) from which the incident was created or updated: Defense Intelligence Agency Helicopter Loss database. Army Aviation Safety Center database. Also: OPERA (Operations Report. )

Loss to Inventory

 

Crew Members:

AC W1 WILLIAMS RL

P W1 COLLINS JM

CE E4 FREEL JC

G E4 FENSKY SS

 

Passengers:

 E3 JL BAKER, PAX, D; E5 HD ELSEA, PAX, D; E4 AL CARR, PAX, D;

 

 

Accident Summary:

 

 ON 13 FEB 70, ARMY AIRCRAFT UH-1H SN 67-17476 ASSIGNED TO THE 192D AV CO (A') DEPARTED PHAN THEIT. RVN FOR DALAT, RVN TO WORK FOR "C" COMPANY, 75TH RANGERS WHO WERE WORKING OUT OF CAMLY AAF AND WAS TO REMAIN THER FOR AN EXTENDED PERIOD OF TIME. ON THE AFTERNOON OF 18 FEB 70, WO1 ROBERT L. WILLIAMS, THE AIRCRAFT COMMANDER,AND THE CREW PICKED UP FIVE RANGERS. THEY WERE THEN GOING TO THE SOUTHWEST OF DALAT, RVN TO CONDUCT A VISUAL RECONNAISSANCE FOR THE PURPOSE OF LOCATING LANDING ZONES FOR LATER TEAM INSERTS. AT 1308 HOURS CAMLY TOWER GAVE AIRCRAFT 67-17476 CLEARANCE TO DEPART FROM RUNWAY 10R. WO1 WILLIAMS, DOING ALL OF THE FLYING, MADE A STRAIGHT OUT, LOW LEVEL DEPARTURE. HE LATER ASKED FOR CLEARANCE FOR A RIGHT BREAK AND FREQUENCY CHANGE WHICH WAS GRANTED. HE THEN MADE A RIGH TURN FOLLOWED BY A LEFT DESCENDING TURN. HIS FLIGHT PATH WAS THEN A LOW PASS OVER THE MARKET AREA AND THE MODERN HOTEL IN THE CITY OF DALST, RVN. REALIZING HIS LOW ALTITUDE WO1 WILLIAMS APPLIED POWER AND FLARED THE AIRCRAFT TO CLIMB OVER ELECTRIC WIRES AND OTHER OBSTACLES IN HIS FLIGHT PATH. HE ALSO INCREASED HIS GOVERNOR INCREASE-DECREASE BUTTON BECAUSE AT ONE GLANCE AT THE INSTRUMENT PANEL HE FELT HE HAD 6400 RPM INSTEAD OF 6600 RPM. WITH THE AIRCRAFT IN A TAIL LOW SLIGHT LEFT BANK ATTITUDE, IT STRUCK A STREET LIGHT POLE (HB 73). THE POLE MADE A HOLE AFT OF THE SYNCHRONIZE ELEVATOR AND CONTINUED TO SCRAPE UP THE VERTICAL PORTION OF THE TAIL. AS IT DID ONE TAIL ROTOR BLADE ALSO HIT THE POLE. THE SUDDEN STOPAGE OF THE TAIL ROTOR BLADE PROBABLY CAUSED THE DRIVE SHAFT BETWEEN THE 42 DEG AND 90 DEG GEAR BOXES TO FAIL TORSION WISE. THE TAIL ROTOR HEAD WAS TORN OFF THE 90 DEG GEAR BOX AND THE 90 DEG GEAR BOX WAS TORN FROM THE AIRCRAFT. THUS THE AIRCRAFT STARTED SPINNING TO THE RIGHT. PROBABLY DUE TO THE INITIAL LEFT BANK BEFORE HITTING THE POLE THE FLIGHT OF THE AIRCRAFT WAS CHANGED ENOUGHT TO KEEP IT FROM HITTING THE BUILDING THAT WAS IN FRONT OF IT TO THE SOUTHWEST FLIGHT PATH ESTABLISHED WHEN COMING OVER THE MODERN HOTEL. THE AIRCRAFT CONTINUED SPINNING 4 TO 6 360 DEG CLOCKWISE TURNS BEFORE COMING TO REST HEADING IN THE GENERAL DIRECTION OF WEST. ON IMPACT THE AIRCRAFT LANDED AGAINST A CONCRETE EMBANKMENT IN A LEVEL ATTITUDE. THE NOSE OF THE AIRCRAFT WAS PROBABLY THE FIRST PART TO IMPACT AND POSSIBLY A LITTLE RIGHT LOW. IT IS NOT CERTAIN WHETHER THE AIRCRAFT BOUNCED AFTER INITIAL IMPACT BUT IT CAME TO REST FLAT WITH THE TERRAIN. ONE OF THE MAIN ROTOR BLADES STRUCK THE CONCRETE EMBANKMENT ON THE RIGHT SIDE CAUSING THE BLADE TO BREAK INTO 4 OR MORE MAIN PIECES OF APPROXIMATELY 5 FEET IN LENGTH. THIS SUDDEN STOPPAGE OF THE MAIN ROTOR BLADE ALSO CAUSED THE ENGINE TO MOVE REARWARD ABOUT A FOOT WHEN THE TRANSMISSION WAS TORN FROM ITS MOUNTS IN THE AIRCRAFT. THREE PASSENGERS WERE THROWN OUT UPON IMPACT. TWO OF THEM WERE DRAGGED AWAY FROM THE AIRCRAFT DUE TO BEING UNCONSCIOUS FOR A SHORT PERIOD OF TIME. THE AIRCRAFT COMMANDER WAS ALSO UNCONSCIOUS AND WAS REMOVED BY WITNESSES OF THE ACCIDENT. THE AIRCRAFT ENGINE, WHICH CONTINUED TO RUN AFTER IMPACT AND WAS SHHT OFF AFTER EVERYONE WAS REMOVED FROM THE AIRCRAFT BY THE CREW CHIEF ON THE GROUND WHO WITNESSED THE ACCIDENT.\\


 Qua lời giải thích của người Mỹ thì đúng như thiếu tá Phong của đại đội trinh sát 302 Đà Lạt Tuyên Đức cho hay là máy bay này chở anh ta và lính đi hành quân về, đậu cho xe đưa anh ta về đơn vị thì mới xảy ra vụ này phi công Mỹ bay lượn ở khách sạn Modern (Mộng Đẹp) để thả thính mấy cô gái điếm ở chung trong đó với lính Mỹ. Dạo đó khách sạn của thầy khoán Nguyễn linh Chiễu cho lính Mỹ thuê toàn bộ khách sạn, họ cho rào kẽm gai xung quang và lô cốt để chống Việt Cộng nằm vùng tấn công.


Hi Dennis: Thank you for the kind comments about this Facebook site and some of the photos I have posted. I was with the 92nd AHC based at Dong Ba Thin (near Cam Ranh) and flew many missions to Dalat and the surrounding area. (Maybe I flew you to one of your mountaintop signal sites, in particular maybe Nui Lang Bian. Flew to that mountaintop many times.) I likewise always though Dalat was a beautiful place. I was drawn back for my first return visit in 1996. Still very beautiful and not too developed. My next trip in 2004 saw the beginning of changes mostly oriented to tourism. On my last trip in 2015, I saw too much change and overdevelopment in a touristy way. Mini hotels everywhere and attractions and entertainment that detracted very much from Dalat's historic charm. Its still worth going back for a visit, but the changes you would see since 1969 will be somewhat overwhelming. A few 2015 Dalat photos posted below.


Trên Facebook, thấy họ dùng Google để dịch ra tiếng Việt như sau:


Xin chào Dennis: Cảm ơn bạn đã bình luận tốt về trang Facebook này và một số hình ảnh tôi đã đăng. Tôi đã tham gia AHC thứ 92 có trụ sở tại Đông Ba Thin (gần Cam Ranh) và bay nhiều nhiệm vụ đến Đà Lạt và khu vực lân cận. Có lẽ tôi đã đưa bạn đến một trong những trang web tín hiệu của bạn, đặc biệt có thể là Núi Lang. Tôi cũng vậy, mặc dù Đà Lạt là một nơi tuyệt đẹp. Tôi đã được rút lại cho chuyến thăm trở lại đầu tiên của tôi vào năm 1996. Vẫn rất đẹp và không quá phát triển. Chuyến đi tiếp theo của tôi vào năm 2004 đã chứng kiến ​​sự khởi đầu của những thay đổi chủ yếu hướng đến du lịch. Trong chuyến đi cuối cùng của tôi vào năm 2015, tôi đã thấy quá nhiều thay đổi và phát triển quá mức theo cách du lịch. Các khách sạn nhỏ ở khắp mọi nơi và các điểm tham quan và giải trí làm mất đi rất nhiều sự quyến rũ lịch sử của Đà Lạt. Nó vẫn đáng để quay trở lại cho một chuyến thăm, nhưng những thay đổi bạn sẽ thấy kể từ năm 1969 sẽ có phần quá sức. Một vài hình ảnh Đà Lạt 2015 được đăng dưới đây.

 

Qua sự kể lại, người Mỹ tìm được tài liệu về tai nạn, cho thấy không có ai chết như ông thần nào, người Đàlạt kể về vụ này. Mình nghe kể vụ trực thăng rớt ở hồ Xuân Hương là do mấy ông phi công bay lượn chào em gái hậu phương, đụng phải cột cờ, thuỷ lôi của nhà hàng Thuỷ Tạ mà rớt. Lại có nguồn tin khác, là khi trực thăng rớt thì an ninh quân đội đến niêm phong một căn phòng tại khách sạn Palace và đem hành lý giấy tờ trong phòng đi mà đến nay, các biên bản, báo cáo về chiếc máy bay rớt như trên, không có trong hồ sơ của quân đội.

 

Chủ trang Facebook về Đàlạt xưa than phiền về các người Việt tham gia, không cống hiến gì cho trang ngoài mấy quảng cáo du lịch ăn uống vớ vẩn về Đàlạt. Ông Bill Robbie, người chụp hình Đà Lạt nhiều nhất và cho học bổng học sinh giỏi và nghèo của hai tường trung học Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân vừa qua đời.

 

Hôm nào mình sẽ kể về trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo với những tấm ảnh thấy trên mạng mà thiên hạ không giải thích, lấy từ đâu. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

 

Nhs

Con là Nợ?

 Có chị bạn rên, con tui trên 30 tuổi, vẫn ở với tui, không trả đồng bạc nào cả, mượn tiền của tui cũng không trả. Mình kêu thì con là nợ thì chị phải trả đến khi nào hết rồi khi chị chết thì của cải của chị để lại là nó hốt hụi chót.

 

Hôm trước, mình có kể có nên chuyển tài sản qua cho con hay không. Mình có nợ với con nên chuyển giao tài sản, xem như con mình hốt hụi chót rồi biến mình vô sản, vào viện dưỡng lão công.

 

Người Mỹ cũng rên là thế hệ trẻ ngày nay không hăng say, ra đời sớm như họ khi xưa. Theo thống kê thì 30% giới trẻ đi làm vẫn còn sống với bố mẹ, còn gia đình á đông thì chắc nhiều hơn tỷ lệ này.

 

2 đứa con mình ra trường, đại dịch đến nên chúng làm việc ở nhà. Con gái được Hilton mướn trước khi ra trường rồi xoá hợp đồng khi luật cách giãn xã hội, khiến nó phải tìm 2 công việc bán thời gian; 1 làm ở nhà, 1 lấy xe mình đi làm từ sáng sớm, và cuối tuần. Nay nó được làm toàn thời gian nên nghỉ một hãng và làm ở nhà.

 

Thằng con cũng làm ở nhà, mụ vợ cũng làm việc ở nhà biến mình thành ô sin nhân dân vừa đảm trách chức vụ người chồng nhân dân và người cha ô sin ưu tú. Nấu cơm cho 3 mẹ con, trưa, chiều, đi chợ vì ai cũng sợ bị lây lan. Nấu cơm xong lại phải rữa chén bát. Vậy mà mỗi tuần lên truyền hình, bô bô cái mõm. Chán Mớ Đời 

 

Tuần trước, mình đi chơi với đồng chí gái ở công viên quốc gia ở tiểu bang Utah, thằng con căn dặn là phải bắt mẹ nó đeo khẩu trang vì có nhiều người điên điên ở ngoài. Nó thương mẹ, sợ bị lây nên căn dặn mình mà nó chưa hiểu là mẹ không bao giờ nghe lời bố. Chán Mớ Đời 

 

Nếu gọi con là nợ thì thấy có lý, nhất là người mẹ. Phải mang nặng đẻ đau rồi sinh con ra, phải thức khuya dậy sớm, cho bú, thay tả,… con có đau ốm thì phải bò dậy để cho uống thuốc,…

 

Mình nhớ khi xưa, thi tú tài, mẹ mình lén lấy thẻ thí sinh, trời mưa gió vẫn đem thẻ thí sinh đến các am ở Đàlạt như am Sohier và am Mệ Cai Thỏ, nơi vía mình được bán từ bé, để khấn vái chi đó nên mình mới đậu và được đi du học và từ đó hết nợ với mình.

 

Mình thấy nhiều gia đình quen. Bà mẹ chăm sóc đứa này nhưng không lo cho mấy đứa kia. Xin tiền đứa này để dành cho đứa nọ, người ta kêu mang tội. Có người con yêu mến, cho tiền, đem thức ăn đến chăm sóc thì không để ý, lại hay la, chê dỡ đủ trò nhưng lại lo cho những đứa con không đến thăm. Bò đến thăm thì chúng kêu bận, đi làm chi, đường xá xa xôi. Chán Mớ Đời 

 

Mình có anh bạn kể đứa con học ở San Diego. Một hôm về nhà vợ kêu nhớ con quá, chạy đi mua đồ, nấu thức ăn rồi hai vợ chồng, 10 giờ đêm, lái xe xuống thăm con. Bò đến phòng của thằng con, gõ cửa, hai vợ chồng hồ hởi chờ đợi khuôn mặt thân thương. Thằng con mở cửa, hỏi “đến đây làm gì?”. Bà vợ nói sợ con thiếu ăn nên nấu đồ ăn đem xuống, thằng con lấy thức ăn rồi đuổi hai vợ chồng về. Trên đường về, hai vợ chồng không nói câu nào. Sau này thằng con ra trường rồi đi chơi đâu đó, bị tai nạn xe, qua đời. Hết nợ.

 

Lâu lâu, thấy báo chí Việt Nam đăng tin, con đánh mẹ đánh bố rồi thiên hạ nhảy vào còm đủ thứ. Nghiệp chướng. Phật giáo có nói đến 3 loại con: ưu sanh, tuỳ sanh và liệt sanh. Mình thì thuộc loại dạng Liệt sanh vì khi xưa, không bao giờ nghe lời bố mẹ, tiêu tiền của mẹ mình. Cứ đi chơi, phá làng phá xóm bị người ta đến mắng vốn. Có lần mẹ mình hỏi sao không thấy mình học thì Tú tài gì cả, thấy con mấy người bạn học chết bỏ. 

 

Qua tây, mình đi làm bồi cuối tuần cho một bà việt, có thằng con đánh bài nên làm bao nhiêu thằng con phá hết. Cuối tuần nó không chịu phụ mẹ nó, đi chơi, đánh bài nên đành mướn mình chạy bàn. Đó là hình ảnh con là nợ nên nhiều người không có con lại buồn, mình kêu không có nợ ai, nên mừng là phải. 

 

Mình có quen một bác kia nay đã qua đời, có mấy người con. Cứ lo cho thằng con đầu và con út ăn trợ cấp. Mấy người con kia thì ghé lại thăm hàng tuần, đem trái cây, thức ăn thì bác ấy để dành kêu hai thằng con đến lấy rồi cho tiền lãnh hàng tháng của chính phủ, thậm chí xin tiền mấy đứa khác để cho mấy người con ăn trợ cấp. Xem ra vừa ăn trợ cấp chính phủ vừa ăn trợ cấp mẹ già. Lâu lâu rên mấy đứa con khá giả, xin tiền để cho hai đứa con kia. Kêu tội chúng nghèo! Chán Mớ Đời 

 

Có cô con gái, nhà ở xa nhất nhưng nghe kể là mỗi chủ nhật, mưa gió đều đến với hai đứa con thăm mẹ và ăn cơm chiều với bà ngoại. Còn mấy người ở gần thì lâu lâu mới ghé lại. Nhiều khi chạy ngang, mót tè nên chạy vào tè rồi kêu bận phải chạy. Xong om.

 

Nhìn lại thì mẹ mình nợ mình nhiều nhất trong 10 người con. Ngày xưa, cho học trường tây nên tốn học phí khá bộn rồi đi du học, mới hết nợ. 18 năm trời, tốn biết bao nhiêu tiền về mình. Mình hốt hụi chót khi đi tây. Mấy người em thì học trường công, chương trình Việt nên chả đóng đồng nào. Nếu Sàigòn không mất thì chắc mẹ mình còn nợ mình dài dài. Việt Cộng vào nên 20 năm sau mình mới gặp mặt lại. Lúc này thì hết nợ.

 

Trong Phật giáo, có nói đến 4 dạng về con cái: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ như câu “Nhi nữ thời bứt trái, khảo trái, hoàn trái, hữu trái phương lai”.

 

  • Báo ân: con cháu làm mình hạnh phúc
  • Báo oán: làm khổ cái tâm, anh em cãi nhau, lục đục hoài
  • Trả nợ: con mình đem bánh trái, tiền bạc đến phụng dưỡng mình. Mình lại lấy tiền này để đưa cho đứa khác mà mình nghĩ cần hơn.
  • Đòi nợ: mình tốn tiền với chúng, chúng cứ rên nghèo khổ, mượn tiền như con của chị bạn.

 

Mình quan sát các gia đình quen đều tương tự. Mấy người con về thăm hỏi, cho tiền tươi, chăm sóc khi đau ốm thì cứ chửi chúng trong khi mấy đứa con không về thăm thì lại sợ chúng. Con cái thấy vậy lại kêu này nọ, anh em chị em cãi nhau đủ trò.

 

Người lo cho bố mẹ thì trách những người không lo, lại vớt tiền của bố mẹ, kêu bố mẹ thương con cháu không đồng đều với những câu “cháu bà nội tội bà ngoại” rồi kiện nhau ra toà đủ trò. Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

 

Nếu mình chấp nhận thuyết “con là nợ” thì đành chấp nhận, thi hành phận sự ô sin cho con, chỉ mong chúng sớm lập gia đình. Nhiều khi bố mẹ muốn con cái lập gia đình để bớt trả nợ cũng có. Nước mắt lúc nào cũng chảy xuống.

 

Mình nói với con gái là hệ thống xã hội chủ nghĩa phải chấm dứt thì nó cười. Nó muốn độc lập về tài chánh sớm nhưng nay vẫn phải dựa vào bố mẹ. May là nó để dành tiền, tính ra cuối năm nay sẽ trả $10,000 tiền nợ mượn học đại học. Cũng bỏ vào Roth-IRA được $6,000 cho năm nay nên cũng mừng.

 

Mình đang dự định mua nông trại trồng chà là rồi tập cho thằng con và con gái chăm sóc, bán buôn, rồi năm sau khi chúng quen rồi để chúng tự lo, có thêm lợi nhuận, để dành cho mai sau.

 

Trong cuộc đời, mọi chuyện xoay quần. Tiền nhận được từ người thuê nhà thì phải trả cho ngân hàng, các tiền thuế, đủ trò,… cho nên tiền con cháu đưa cho bố mẹ, ông bà xài thì bố mẹ, ông bà lại không xài, lại đưa lại cho những đứa nghèo khổ hơn.

 

Chấp nhận sự việc thì khi mình mua món ăn cho bố mẹ hay tặng tiền bố mẹ đi chơi,…thì cứ xem là mình có nợ nên phải trả, không nên xét nét, phân bì với người anh, người em của mình được bố mẹ chăm lo. Nợ ai nấy trả.

 

Mình phải mừng là bố mẹ không chăm sóc, lo lắng cho mình vì bố mẹ đã trả nợ hết cho mình. Nay mình cảm ơn công ơn dưỡng dục thì giúp bố mẹ về già có cuộc sống thoải mái, còn chuyện bố mẹ còn nợ với người anh, người em của mình thì không dính dáng gì đến mình. Có vậy thì anh em mới hoà thuận, không cành nanh, không cãi nhau.

 

Mình thấy nhiều gia đình anh em xào xáo với nhau, làm bố mẹ khổ tâm lại rơi vào loại con liệt sanh. Nếu thương bố mẹ thì nên ngưng cãi nhau vì con là nợ vì trên thực tế, không có gì quan trọng lắm.

 

Có người quen, anh chị em đưa nhau ra toà, kêu là cô em ở chung với bố mẹ, lấy tiền của bố mẹ. Ai nấy đều khá giả cả, lại tốn luật sư để cãi trước toà để chứng minh cái gì? Chỉ tổ làm bố mẹ buồn chán mà chết sớm. Cái bản ngã của chúng ta quá cao để cãi nhau vì chút tiền bạc. Chán Mớ Đời 

 

Có vợ có con thì chắc chắn kiếp trước có nợ với họ. Chơi bài thiếu nợ rồi xù nên kiếp phải trả. Phải vui vẻ trả nợ để kiếp sau, hết nợ.

 


Thôi em lên vườn.

Chán Mớ Đời

Nhs

Tao khang chi thê

 Từ khi đại dịch thâm nhập vào Hoa Kỳ, đồng chí gái và 2 đứa con làm việc ở nhà vô hình trung biến mình thành ô-sin, đày tớ nhân dân. Sáng mình phải làm điểm tâm cho mụ vợ ăn trước khi lên phòng làm việc. Trưa 2 đứa con và mụ vợ xuống nhà bếp hỏi “ăn gì?” Rồi tối cũng nghe bài hát tương tự. Thế là mộng làm vườn của mình đành gát lại. Chán Mớ Đời 

 

Cơm nước cho vợ khiến mình nhớ đến chuyện thời vua Quang Vũ, bên tàu có ông Tống Hoàn Công. Ông này có người vợ bị mù. Mỗi ngày ông ta tự tay chăm sóc vợ. Chị hay em gái của vua mê ông ta nên nhờ ông vua hỏi dùm. Ông vua ngại nên hỏi bóng hỏi gió: Ngạn vân: quý dịch giao, phú dịch thê, hữu chư?” (tạm dịch: Ngạn ngữ nói: sang thì đổi bạn, giàu thì đổi vợ, có vậy chăng?)

 

Ông Tống Hoàn Công trả lời khiến ông vua chới với: “Thần văn: bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong (Thần nghe: người bạn thuở nghèo hèn thì không thể quên, người vợ thời cám hèm thì không thể đưa xuống nhà dưới, bạn bè kết giao từ thủa hèn chẳng nên mất). Ông vua quê quá nên từ bỏ ý định tác hợp ông này với chị của vua. Mình đoán chị của vua chắc cũng goá chồng vì vào thời đó, người ta gã con gái sớm lắm.

 

Mình hay nghe thiên hạ kêu: “sang đổi bạn, giàu đổi vợ” thì người Việt mình đơn giãn hoá vấn đề. Mình đi học thì có 1 ông thầy nói: “người làm $50,000/ năm có tư duy, bạn bè khác với người làm $100,000/ năm. Tương tự người làm $200,000 đọc sách và có bạn hữu khác với người có lợi tức $500,000,…”

 

Ông ta còn bồi thêm một câu là nếu mày muốn có lợi tức nhiều hơn thì phải từ bỏ đám bạn của mày, hiện có lợi tức tương đương với mày, tìm những tên nào có lợi tức mà mày muốn thu nhập hàng năm mà chơi vì họ có suy nghĩ khác, đọc sách khác, có bạn khác với đám bạn như mày.

 

Nhưng mày phải cẩn thận, con người như cua. Mày vào chợ xem cua sống mà họ để trong chậu tuy có càng dài nhưng khi một con muốn leo khỏi cái thau thì mấy con khác, lấy càng giữ lại. Mình bò vào chợ Việt Nam bán cua sống để quan sát. Đúng thật, không thấy con cua nào bò ra khỏi cái chậu lớn vì bị mấy con cua khác kéo níu lại.

 

Ông thầy giải thích là bạn bè mày không muốn mày thành công nên hay nói ra vì họ sợ mày thành công sẽ khiến họ mắc cỡ. Cho nên nếu mày muốn thành công thì phải dứt khoác bỏ đám bạn mày đang chơi và tìm kiếm những ai có lợi tức mà mày muốn có, xin làm bạn hay học nghề.

 

Mình ngẫm lại cũng đúng. Khi mình nghe thầy Nguyên, khuyên đi du học thì mình kể cho đám bạn chơi cùng thời đó khiến chúng cười như điên. Kêu học ngu như mày mà đòi đi du học cái gì, sẽ lên chức “Cố” với nhành dương liễu thì đúng hơn. Từ đó mình bắt đầu chơi với thằng Nguyên và HÙng Con Cua có anh du học ở Gia-nã-đại. Hai thằng này có tư duy khác với đám bạn kia, cố gắng học hành thay vì gái gú rồi cả 3 đều đi du học trước khi Việt Cộng vào. 

 

Sau này, mình thấy quảng cáo học mua nhà cửa thì hỏi mấy tên bạn thời đó, chúng kêu mày bị chúng dụ đấy. Tao sang Mỹ lâu rồi, toàn là bọn dụ khị. Có một ông anh vợ cười. Mỗi lần gặp là anh ta hỏi sao thành triệu phú chưa. Trong gia đình bên vợ, có người cười kêu mình ngu, không có tiền mà đòi mua nhà. Lương bổng không bao nhiêu mà đòi mua bất động sản,…

 

Hôm trước, mình kể cho vợ là sáng thứ 6, mình đi ăn sáng với mấy ông già bà già có nhà cho mướn, sau đó thì anh đi gõ cửa mỗi nhà, hỏi chủ nhà có muốn bán nhà hay không. Có lần một tên Mỹ mở cửa, cầm cây súng khiến mình hoảng tiều. Mình đi gõ cửa như vậy mỗi sáng thứ 6 suốt 5 năm liền, mấy ngàn căn nhà. Mấy năm liền, vì bận đi học về đầu tư và gõ cửa nhà thiên hạ nên mình không có thì giờ đi ăn sinh nhật bạn bè hay con của họ nên sau này ít gặp nhau.

 

Thứ 7, chủ Nhật thì chạy vòng vòng xem có garage sale để tập thương lượng và hỏi xem chủ nhà có muốn bán nhà hay không. Thường người sắp dọn nhà thì hay đem đồ cũ ra bán. Nói chuyện với dân bán garage sale riết thì mình bắt đầu biết cách thương lượng. Xong om

 

Khi người Việt kêu giàu đổi bạn thì theo mình không chuẩn. Theo kinh nghiệm thì muốn giàu thì anh phải đổi bạn để học hỏi mà tiến lên chớ không phải khi trở nên giàu có thì người ta đổi bạn. 

 

Người ta giàu nhờ bạn vì họ chỉ cách làm ăn hay giới thiệu các người làm ăn với họ. Mình nhớ lúc mới quen ông Rich Dad thì ông ta giới thiệu mình với các giám đốc ngân hàng cho ông ta vay tiền, mấy ông thầy của ông ta,… sau này, mượn tiền thì mình ghé lại các giám đốc ngân hàng được giới thiệu. Người ta tin ông Rich Dad nên họ tin tưởng mình nên cho mượn tiền, không rườm rà. Xong om.

 

Tò mò, đồng chí gái muốn đến ăn sáng với nhóm người Mỹ có nhà cho thuê. Vợ mình đi một lần rồi không bao giờ trở lại. Lý do là toàn người già hơn mình đến trên 20 tuổi. Mình thích chơi với người lớn tuổi hơn vì học hỏi kinh nghiệm của họ còn người bằng tuổi mình thì họ chỉ biết hơn mình một chút, không có kinh nghiệm xương máu như mấy người trên 20 tuổi.

 

Sau này mình có gặp lại bạn học xưa thì mình vẫn vui vẻ, nói chuyện chửi thề với nhau như xưa. Cảm động nhất là gặp lại những tên một thời với mình đồng cam khổ khi du học. Chia nhau từng miếng bánh mì, món gà xào,…. Mấy năm trước đến Milano, có anh bạn quen thời du học sinh, trời mưa, đi xe lửa từ Torino đến, để hai thằng vác ô đi trong mưa, ôn lại chuyện xưa đã nói lên tình bạn hữu một thời đói kém. Con mình đi học ở Milano, anh bạn gửi gấm cho người quen ở xứ lạ quê người. Khi vợ chồng anh ta đến thì mình cũng đón tiếp với tình cảm như xưa. Vẫn chửi thề văng tục mày tao.

 

Hồi nhỏ đọc truyện cổ tích nói về Lưu Bình Dương Lễ, cho thấy khi một ông đậu ra làm quan, vẫn muốn giúp đỡ người bạn của mình thi đỗ làm quan như mình. Ông ta còn cho bà vợ theo hầu và nuôi ông bạn nghèo khi xưa đế khi đậu.

 

Sang đổi vợ thì mình thấy không đúng hẳn. Người ta vơ đũa cả nắm, kêu mấy ông về Việt Nam để kiếm chân dài chân ngắn. Người đàn ông có tinh thần trách nhiệm thì họ không bao giờ có suy nghĩ này. Họ đều như ông Tổng Hoằng, dù làm quan nhưng vẫn chăm sóc người vợ mù. Nghe vợ chồng anh bạn kể có ông thầu khoán làm nhà cho họ, về Việt Nam lấy vợ, mẹ vợ trẻ hơn ông ta. Đem qua đây, cô vợ trẻ bị ung thư, lo chạy chữa mệt thở. Cho thấy lấy vợ trẻ chưa chắc là hên trong đời. 

 

Vợ chồng lấy nhau thì theo quan điểm Phật-giáo thì có duyên với nhau. Còn nói theo công giáo là “ơn gọi” của Chúa. Lấy nhau lâu ngày tạo nên cái nghĩa vợ chồng tao khang. Vợ đau thì chồng phụ giúp hay ngược lại.

 

Người ta hay cải lương hoá tình cảm của họ, kêu “tham Phú phụ bần” nhưng nghĩ cho cùng lấy chồng mà gặp đối tượng, không có Hoài bão, giấc mơ để tiến lên thì không nên lấy. Tương tự lấy vợ mà đối tượng không nết na thì cũng không nên lấy. Cho nên người con trai không thể trách người con gái tham lấy chồng giàu để phụ tình họ như Út Trà Ôn qua bài “tình anh bán chiếu”.

 

Người tây phương chỉ lên tiếng, chúc người mình yêu hạnh phúc trên đường đời với người họ chọn như qua bài: “Adieu sois heureuse” mà Art Sullivan làm mình phê thời còn học sinh:

 

Adieu, sois heureuse

Adieu et bonne chance

Avec celui que ton cœur a choisi

Adieu sois heureuse

Adieu et bonne chance

Avec celui qui t'emmène aujourd'hui

 

Nếu mình thương thật sự một cô gái thì mình mong đem lại hạnh phúc mà nếu họ không nghĩ mình có khả năng đem lại những gì họ cần thì mình phải để cho họ đi lấy người nào có khả năng giúp họ trên đường đời. Thay vì chửi tham Phú phụ bần như người Việt, người tây phương chỉ giải đáp bằng lời ca của ông Art Sullivan. Xong om

 


Nhs

Thần đồng hoá Unabomber

 Có chị bạn lâu năm, lúc mới quen, chị ta rất hãnh diện, khoe có thằng con trai học nhảy lớp, kêu thằng con rất thông minh đến khi lên trung học, nhất là năm 11 và 12 thì chị ta mới thất kinh và tiếc vụ cho thằng con học nhảy lớp. Thằng bé sinh tại Hoa Kỳ nhưng tạng người nhỏ bé, vào lớp với Mỹ to cao là thấy mệt rồi, lại còn nhỏ tuổi hơn chúng thì quá cách biệt.

 

Học tập trong lớp thì thằng con rất khá nhưng về kết bạn, sinh hoạt chung thì thằng bé bị lạc loài vì học sinh cùng lớp trưởng thành hơn nhiều nên không chơi với thằng bé. Chỉ làm bài tập chung trong nhóm nhưng về các hoạt động xã hội như bạn thì đầu hàng vô điều kiện. Thằng bé cô đơn.

 

Sau này con mình được cô giáo giới thiệu vào trường chuyên nhưng mình thấy không cần nên từ chối. Không ngờ trường chuyên cứ gọi điện thoại, email kêu gọi nên mình hỏi con thì chúng muốn học thử nên cho học rồi chúng quen nên học lớp chuyên luôn.

 

Thật ra các trường muốn có học sinh khá để thi được điểm cao so với tiểu bang thì trường có tiếng và được chính phủ cho tiền thêm vì mấy chương trình dưới thời tổng thống Bush và Obama “no child left behind” và “Race to the top “. Nếu không họ chả mất thì giờ năn nỉ phụ huynh. Trường chúng đang học thì kêu mình đừng cho con đi học trường khác, trường có chương trình riêng cho chúng còn trường chuyên thì mời gọi. Các trường dành học sinh vì sợ mất điểm chớ chả để ý gì đến con mình. Chán Mớ Đời 

 

Lý do mình ngại vì có vài người bạn học khi xưa, học nhảy lớp, sau này nói với mình là không có tuổi thơ vì phải học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm, trong khi mình đi chơi bú xua la mua rồi cũng được đi du học. Sau này gặp lại nhau, có người tự hỏi: học chung trường, chung thế hệ, chung thầy giáo mà sao mình kể toàn chuyện đâu đâu về Đàlạt xưa mà chúng không biết. Hoá ra khi xưa mình học ngu, hay đi chơi nên có nhiều kỷ niệm một thời trong khi mấy người bạn chỉ biết học và học mãi như Lê Nin khi xưa bảo.

 

Mình nhớ năm thi Tú tài, mình và tên bạn, nghe lời thầy Nguyễn Thạc, bảo học đủ đậu Bình thôi nên mỗi ngày bò vào Đa Thiện (thung lũng tình-yêu) tắm trong khi mấy tên học chung cắm cổ học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm để đậu Ưu hay Tối Ưu. Khi đi thi, mình thì đen như cột nhà cháy còn mấy tên học chung lớp da tái như phở Phi-thuyền. Rồi 2 thằng cũng đậu đủ tiêu chuẩn của Việt Nam Cộng Hoà, đều được đi du học.

 

Dạo mình mới lập gia đình, mới có con thì ở Hoa Kỳ có vụ Unabomber. Tên khủng bố này, được xem là thần đồng, tốt nghiệp trung học năm 15 tuổi, có học bổng toàn phần đại học Harvard năm 16 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ toán học đại học Michigan, sau đó đi dạy ở đại học Berkeley năm 25 tuổi rồi sau đó, thất vọng về đời sống Mỹ, bỏ vào rừng sống một mình trong một cái chòi, không điện không nước.

 

Trong vòng 17 năm, tên khủng bố này gửi bom làm thiệt mạng 3 người và 23 người bị thương. Sau này hắn trách bố mẹ đã cho hắn học nhảy vì trước đó, hắn được xem là đầu đàn trong đám bạn chơi với nhau nhưng khi nhảy lớp thì cảm thấy xa lạ với đám học chung vì chúng đều lớn tuổi. Từ đó hắn ít tham gia các hoạt động xã hội dù có đi hướng đạo, giúp hắn sau này ở trong rừng.

 

Tên này thông minh, thần đồng có IQ 167 mà nhân viên FBI kêu là ngu dốt nên họ cứ truy lùng toàn những tên ít học. Hắn lấy xe buýt đi xuyên bang để gửi bom nên khó tìm ra. Cuối cùng có một nhân viên FBI, tìm kiếm đường khác, nhờ các giáo sư đại học giúp tìm ra tên này qua cách diễn đạt trong thư từ của hắn gửi.

 

Từ đó mới mò dần ra là dân gốc vùng Chicago vì sử dụng cách viết cổ điển của tờ Chicago Tribune. Họ truy ra các “idiolect” , cách nói đặc biệt hay sử dụng từ ngữ của một cá nhân nào như Sơn đen hay kêu “Chán Mớ Đời” và từ từ mò ra.

 

Tên này viết một bản tuyên ngôn và bắt các tờ báo chính của Hoa Kỳ đăng, nhờ đó mà em của hắn mới phát hiện ra và báo với cảnh sát.

 

Bị bắt thì luật sư muốn cãi theo chiến lược; hắn bị tâm thần nhưng chưởng lý sợ hắn được tha bổng nên thương lượng để hắn nhận tội và toà lên án chung thân. Tư tưởng của tên này gây ảnh hưởng cho những phần tử theo chủ nghĩa vô chính phủ nên sau này có vài vụ đặt bom bởi các người Mỹ, chống lại chính quyền mà họ cho rằng đã tướt đoạt tự do của người Mỹ.

 

Mình không ép buộc con cháu thực hiện những gì mình không làm được. Thật ra, nhìn lại thì mình gần như đã hoàn thành tất cả ước muốn của mình, có thể là sớm hơn dự định. Mình để chúng tự nhiên xây dựng sự nghiệp cuộc sống của chúng. Ở Hoa Kỳ, chúng không bao giờ đói. Thực tế cho thấy ở nhà lầu khu đắt tiền, đi xe xịn, chưa chắc là thành công. Mình thấy nhiều triệu Phú Mỹ, ở nhà nhỏ, đi xe cũ mà giáo sự Stanleyđã bỏ công sức trên 40 năm để nghiên cứu về người giàu tại Hoa Kỳ, đã kể trong cuốn “the millionaire Next door”hay “the millionaire mind”.

 

Hoa Kỳ sống trong một nền văn hoá tiêu thụ, hàng ngày người Mỹ bị tác động bởi các quảng cáo, tiếp thị về cuộc sống. Phải mua cái này, uống thứ kia, đi xe nọ, ở nhà cao sang,…khiến dân tình khổ vì phải công sức kiếm tiền để sở hữu những gì truyền thông loan báo.

 

Làm cha làm mẹ, ai cũng hãnh diện về những thành tựu của con mình nhưng không nên bắt chúng học quá, để chúng lớn lên theo thời của chúng, với bạn bè thay vì muốn biến chúng thành thần đồng. 

 


Chán Mớ Đời 

Nhs

Cà-rốt có Sinh tố A?

 Mình cận thị nên nghe đồng chí gái nói phải ăn cà-rốt hay uống nước cà-rốt để có sinh tố A, giúp bổ mắt nhưng chả thấy mắt sáng chút nào, mỗi năm mỗi tăng độ. Có dạo đi làm Lasik được đâu 5 năm thì bị cận lại. Chán Mớ Đời 

 

Sau này đọc tài liệu về sinh tố thì mới hiểu lý do là ăn hay uống cà-rốt ép, không ăn nhập gì cả đến mắt vì một yếu tố chính. 

 

Yếu tố quan trọng nhất của sinh tố A là sự khác biệt giữa retinoids và cartenoids. Sinh tố A từ động vật là retinoids như retinol còn sinh tố A từ cây cỏ là carotenoids, như beta carotene. Cho thấy chúng ta cứ nghe thiên hạ nói hay báo chí vớ vẩn là mệt, cần phải đọc tin tức khoa học hơn.

 

Retinols từ động vật được gọi là bio-available, nghĩa là cơ thể của chúng ta hấp thụ và sử dụng ngay trong khi sinh tố A từ thực vật, cần được chuyển đổi qua retinol thì mới giúp cơ thể được. Có 2 yếu tố cần được biết:

 

Trước nhất, khi sức khoẻ chúng ta khả quan thì phải cần 6 đơn vị carotenes để chuyển hoá thành 1 đơn vị retinol. Tương tự chúng ta phải ăn 4.5 cân anh cà-rốt mới có lượng retinol tương đương 3 oz gan bò. Còn nếu chúng ta có vấn đề sức khoẻ như khó ăn, khó tiêu, bệnh tật thì càng phải tiêu thụ nhiều hơn. Chán Mớ Đời 

 

Điểm thứ 2 là sự chuyển hoá carotene qua retinol không được hoàn hảo, tuỳ thuộc vào cá nhân. Có thể là không hiệu lực khi chúng bị tiểu đường, ăn uống kiêng cử,…

 

Do đó nếu chúng ta nghĩ cà-rốt là một thực phẩm có sinh tố A thì nên suy nghĩ lại trước khi tiêu thụ. Cà-rốt cũng như các loại khoai lang, thực vật khác, có lượng carotenes. Mặt dù beta-carotene là kháng-oxy-hoá nhưng không phải là sinh tố A hoàn toàn. Chúng ta cần ăn các thực phẩm có sinh tố A thường nhật để có đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

 

Thực phẩm nào có sinh tố A, cho chúng ta retinol thay vì carotene?

 

  • Gan của các loại động vật, được nuôi ngoài trời.
  • Gan cá
  • Lòng trứng gà được nuôi ngoài trời. Nên ăn 2-4 cái trứng hàng ngày. Trứng cũng có sinh tố B12 nên chịu khó ăn. 
  • Bơ làm từ bò nuôi ăn cỏ ngoài đồng.

 

Mình có đọc một cuốn sách của một ông bác sĩ người Nhật, cho rằng; các thú vật khi bắt giết được một mồi. Điển hình là con cọp bắt một con heo hay hưu thì phần con mồi chúng ăn đầu tiên là gan, lòng vì có nhiều enzyme và sinh tố cần cho cơ thể hơn thịt. Chúng ta cần enzyme hơn chất đạm.

 

Chúng ta nói phải ăn rau cải nhưng nếu chúng ta để ý thì con bò ăn toàn là cỏ lại to lớn trong khi mấy con thú hoang ăn thịt thì lại gầy. Người ta nghiên cứu cho rằng khi con người bắt đầu trồng trọt, ăn lúa thóc thì to béo như dân Ai-cập, ngược lại với các bộ lạc săn bắn thú rừng. Ngày nay, người ta giải thích là ăn lúa gạo, có nhiều tinh bột, đưa đến bệnh béo phì.

 

Nếu chúng ta xem các phim tài liệu về thiên nhiên thì thấy các  bộ lạc sống ở Bắc cực, Alaska, người Maori ở Tân-Tây-lan cho thấy văn hoá thực phẩm của họ là gan lòng của thú vật mà họ săn bắt được. Họ ăn trung bình 50,000 IU đơn vị sinh tố A hàng ngày. Lâu lâu mình hay chạy ra Bôn-sa ăn cháo lòng.

 

Chúng ta ăn uống ngày nay rất thiếu sinh tố A, nên đưa đến các vấn đề y tế: Hormone bị hổn loạn, sinh sản kém, da bị bệnh, hệ thống miễn dịch yếu,..

 

Chúng ta cẩn thận về độc tố của sinh tố A dược kỹ nghệ hoá. Các nghiên cứu cho rằng các độc tố của sinh tố A được công nghệ hoá, gây ảnh hưởng cho thai nhi,… không ai biết dùng sinh tố A chế biến có nguy hại ra sao, có thể độc dù mang tên sinh tố, chất bổ nên cần tránh sử dụng loại này.

 

Chúng ta cần bồi dưỡng sinh tố A nguyên chất nhất là sinh tố A cần phải đi cùng với sinh tố D. Sinh tố D giúp cơ thể hấp thụ sinh tố A và phòng ngừa các độc tố của sinh tố A.

 

Dầu của gan cá tuyết, cá thu rất tốt nhưng phải đi đôi với sinh tố D. Mỗi ngày chúng ta cần tắm nắng ít nhất là 15-20 phút để giúp thu nhận sinh tố D cần thiết cho calcium,…và tác động đến sinh tố A, được hấp thụ.

 

Vấn đề là sinh tố A là một loại sinh tố hoà tan trong chất béo mà thiên hạ cứ sợ béo phì nên kiêng cử ăn chất béo. Chất béo giúp chuyển hoá carotenoid để sử dụng. Cũng may là các sinh tố A đều được thấy trong các chất béo. Do đó những người ăn chay trường đều có vấn đề với sinh tố A.

 

Bơ và các chất béo của súc vật giúp cơ thể hấp thụ sinh tố A và chuyển hoá thành carotenoid . Ngày nay người ta khám phá ra cơ thể cần chất béo nên quan điểm cử ăn chất béo đang được giới trẻ bỏ, và ăn chất béo theo trường phái Keto, giúp giảm cân và hấp thụ các sinh tố.

 

Cho thấy mình ăn cà-rốt và uống nước cà rốt lâu nay chẳng bổ ích gì cả. Nay mình xoay qua ăn gan gà, gan heo, cháo lòng cho tiện.


Có ông bác sĩ, chuyên gia mổ tim, cho rằng tin tức về y khoa không còn là đặc quyền dành cho giới y sĩ. Khoa học đã tiến bộ quá nhanh, nên các khoa học gia hiểu rõ về cơ thể con người hơn y sĩ, với những kiến thức thời ông ta mới vào trường y khoa.

 

Quan niệm kiêng cử chất béo đã khiến người Mỹ, bị hướng dẫn sai lầm khiến ngày nay, họ bị bệnh béo phì. Nhờ các khoa học gia giải mã vấn nạn này mà ngày nay, người Mỹ bắt đầu ăn uống theo những phương pháp khác, giúp họ lành mạnh hơn.

 

Họ ăn chất béo vì cơ thể dù muốn hay không, mỗi ngày đều sản xuất chất béo để biến thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người ta ăn đường và tinh bột nên mới bị bệnh béo phì.

 


Chúng ta cần xét lại những gì đã học ở trường hay đọc sách báo về thực phẩm, y tế. Cố gắng đọc sách báo về khoa học để tiếp cận với cái mới nếu không cứ bị béo phì, đau ốm như thế hệ bó mẹ của mình. Chán Mớ Đời 

 

Nhs

Lạm dụng quyền Giám Hộ

 Mình mới xem một phim tài liệu về quyền giám hộ cho người già tại Hoa Kỳ, khiến mình thất kinh vì có trên 1.5 triệu người Mỹ, bị giám hộ, do toà án thừa kế chỉ định.

 

Họ nói về hai trường hợp; một tại Massachussetts và một tại Texas. Ở Massachussetts thì có một ông già, không vợ không con nhưng có 5 căn nhà. Ông ta sống với bà mẹ rồi khi bà mẹ mất, ông ta bị trầm cảm nên không chăm sóc các căn nhà cho thuê khiến thành phố phạt tùm lum.

 

Ông ta nhờ một luật sư lo dùm. Tên luật sư này kêu ông ta ký tờ giấy uỷ quyền rồi gửi một bác sĩ chuyên về tâm thần đến gặp ông ta hai lần, kêu bán nhà rồi viết báo cáo là ông ta không bình thường, không thể sống một mình thế là tên luật sư, được uỷ quyền, cho ông ta vào viện dưỡng lão với giá $5,000/ tháng thay vì ở nhà của mình, chẳng tốn đồng nào.

 

Hắn bán căn nhà của ông ta giá $485,000 rồi họ xây hai căn nhà lớn, bán với giá 1.8 triệu. Tên luật sư tính mỗi giờ là $500 để dán con tem. Một hôm, ông già chán nản nên gọi điện thoại cho một luật sư khác, để xin cứu giúp nên người ta mới khám phá ra vụ này.

 

Xem phim tài liệu này mới biết là có một hệ thống liên lạc trong các khu dưỡng lão, nếu ai mà có tiền thì sẽ được chiếu cố, các nhân viên báo cáo cho các luật sư,….để lãnh tiền Huê Hồng.

 

Trường hợp ông khác mới 70 tuổi, có ga ra sửa chửa, độ lại các xe cũ, rất khá giả. Ông ta gặp một bà bạn gái, dọn vào sống chung. Ông ta hứng tình nên mua xe giá $100,000 và nhà $750,000 để xây tổ ấm với cô Bồ mới. Ở Texas, nhà giá $750,000 là loại xịn.

 

Thế hệ ông này thì làm tiền tươi rồi dấu, không đóng thuế,…nên khi ông ta rút tiền tươi ở đâu ra để mua xe và nhà bằng tiền tươi thì ngân hàng báo cáo lại với chính phủ theo Adult Protective Services (APS). Thế là mang hoạ vào thân. Nếu mình trả tiền hay nhận tiền trên $10,000 là ngân hàng phải báo cho nha thuế vụ biết để phòng ngừa việc rửa tiền. Ở Hoa Kỳ có luật, kêu là người lớn tuổi mà khơi khơi tiêu tiền như nước thì không tốt, sợ bị kẻ lạ mặt lạm dụng thế là cho ra toà để cần người giám hộ. Cũng có thể họ bị trả nhớ về không nên không để ý đến tiền bạc, xài thả cửa.

 

Ra toà thì có cháu ngoại của em ông ta mà hai anh em không nhìn mặt nhau từ 40, 50 năm qua, đứng lên xin làm giám hộ. Thế là tòa chỉ định cô này làm giám hộ dưới sự hướng dẫn của luật sư (7, 8 luật sư) ăn chia với nhau.

 

Điều đầu tiên là dọn ông thần này vào viện dưỡng lão, cho uống thuốc an thần đủ trò làm con người bắt đầu ngơ ngơ ngác ngác. Rồi họ cho một bà có bằng hành nghề giám hộ. Bà này là vợ của một ông thị trưởng, có đến 38 người để giám hộ. Mỗi tháng được trả $2,000 thì cả năm lãnh gần 1 triệu. Thì giờ đâu mà chăm sóc 38 người mỗi ngày.

 

Cô cháu bán xe, bán nhà, đóng cửa tiệm, nhân danh là để giúp ông mình mà cả đời chưa bao giờ gặp mặt. Gia tài tính ra trên 3 triệu đô la. Theo giấy tờ thì cô cháu tuyên bố sẽ đồng ý, giao trả lại quyền giám hộ với điều kiện chia 50% tài sản của người ông. Bà Bồ không được gặp hay thăm viếng ông ta. Chán Mớ Đời 

 

Phim tài liệu phỏng vấn ông già ở Massachusetts thì thấy ông ta nói chuyện rất tỉnh táo. Quay ông ta đứng trước căn nhà cũ của mình và mỗi tháng đều hỏi ông toà tiền bán 5 căn nhà đâu, bao nhiêu mà ông ta không nhận được đồng nào.

 

Tên luật sư cứ tính mỗi giờ từ $250-$500 cho thấy sự lạm dụng của sự giám hộ. Cho nên khi làm di chúc, Living trust chúng ta nên nói cho rõ vì nếu không, một khi chúng ta trả nhớ về không, con cháu tranh kiện, luật sư ăn hết.

 

Mình có người quen, người ở với bố mẹ, thụt két tiền của bố mẹ (cha mẹ trước đây khá thành công nên có tài sản nhiều). Anh em trong nhà kiện nhau ra tòa để đòi quyền giám hộ thế là tốn tiền luật sư mà tòa cũng chả nghe, cứ để mấy người giám hộ tiếp tục.

 

Người ta ướt tính có trên 1.5 triệu người Mỹ đang được giám hộ và tài sản của họ có thể lên đến 1,000 tỷ mỹ kim.

 

Chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng vì một khi chúng ta bắt đầu trả nhớ về không thì con cháu không có thì giờ lo cho, sẽ đưa vào viện dưỡng lão. Vài năm sau là sẽ lên cõi Vĩnh Hằng hay vương quốc của Chúa.

 

Nhiều khi con cháu không thống nhất trong việc chăm sóc bố mẹ nên phải cần đến toà án, bổ nhiệm một người hay một pháp nhân nào đó để giám hộ, chăm sóc tài chánh, tài sản của người bị trả nhớ về không. Người giám hộ lãnh lương và nếu bán tài sản thì sẽ được 5% huê Hồng.

 

Nếu không có tài sản thì chả có ai muốn làm giám hộ cả. Bố mẹ không có tài sản thì con cháu đùn nhau còn không thì cho vào viện dưỡng lão để chính phủ nuôi.

 

Một khi người cao tuổi được toà phán sẽ bị giám hộ thì xem như mất hết quyền của mình. Người giám hộ là người thân hay người ngoài hay một pháp nhân được toà phán, kiểm soát mọi hoạt động của cuộc sống còn lại của chúng ta. Kẻ giám hộ có những quyền hạn như:

 

  • Chỉ định chỗ cho chúng ta sinh sống những ngày còn lại.
  • Kiểm soát hoàn toàn về tài sản của chúng ta.
  • Quyết định mọi vấn đề y tế cho chúng ta.
  • Kiểm soát những liên hệ, thăm nom với những gai, có thể cấm con cháu đến thăm viếng hay gọi điện thoại,…
  • Các hoạt động thường nhật như ăn uống, áo quần, sinh hoạt,..
  • Có quyền rút ống hay không nếu chưa lấy hết tiền… tóm lại có quyền quyết định mình sống hay chết.

 

Khi về già, ở một mình, không có người thân ở chung hay ở xa, chúng ta dễ bị luật pháp, áp đảo về cuộc sống của mình thay vì được chọn lựa. Nếu có tài sản thì sẽ bị các nhóm chuyên nghiệp đâm đơn gọi là “ex-parte” (in secret, bí mật), xin làm giám hộ cho những người cao niên mà chính người cao niên hay người thân gia đình không được thông báo để dự phiên toà xin giám hộ. Trong phiên toà xử kín, các tay chuyên nghiệp này sẽ xin toà để họ làm giám hộ để phòng ngừa người cao niên tự làm hại họ.

 

Có một bà tên April Parks trong vòng 12 năm, tìm kiếm nạn nhân trong các trung tâm phục hồi chức năng. Rồi đâm đơn “ex -parte” ở toà sau đó đến nhà nạn nhân, kêu phải dọn vào viện dưỡng lão và từ nay được sự giám hộ cảu bà ta. Bà ta, chồng và một tên luật sư bị bắt và ra toà.

 

Khi người thân khám phá ra thì sẽ bị chụp mũ là chỉ nghĩ đến tài sản của bố mẹ, chú bác,…khiến toà án sẽ cho phép các chuyên gia làm giám hộ thay vì con cháu. Chán Mớ Đời  

 

Nhập gia tuỳ tục nên khi ở hải ngoại, chúng ta phải nghiên cứu cho kỹ về luật thừa kế, luật giám hộ,…để khỏi phải bị phiền phức sau này.

 

Muốn tránh những trường hợp mình kể trên thì chúng ta cần phải làm một tờ giấy uỷ quyền khi làm di chúc và Living Trust mà người Mỹ gọi là “durable power of attorney”, chỉ định người nào mình tin tưởng, thay thế mình khi không thể nào có quyết định sáng suốt. Nếu không có tờ giấy uỷ quyền này thì toà án có thể nêu danh ai đó, dù không thân thích họ hàng gì với mình.

 

Người được uỷ quyền có quyền ký, đảm nhận tất cả những gì liên quan về taì chánh, tài sản của mình như mua sắm, trả tiền,… tương tự về y tế, nói chuyện với bác sĩ, cho ở viện dưỡng lão, đem vào nhà thương hay không ,…

 

Để tránh trường hợp này xảy ra, chúng ta cần làm 2 chứng từ, thị thực chữ ký là ”durable Financial power of attorney” và healthcare power of attorney”. Cần nhất là chọn người và 2, 3 người khác để trường hợp những người này chết trước mình. Phải nói chuyện với họ trước để đụng trận thì họ biết đâu mà lần. Mình có làm giấy uỷ quyền về tài chánh cho bà chị vợ vì chị này rành về tài chánh hơn, còn y tế cho ông anh vợ, bác sĩ. Sau này ông anh chết sớm nên phải làm lại. Chán Mớ Đời 

 

Phải chọn lựa cho kỹ người giám hộ. Về tài chánh mà giao cho người không biết tí gì về tài chánh là thua non, còn về y tế thì phải chọn đúng người vì gặp người không có khả năng quyết định rút ống là mình ngọng dù có giấy tờ đàng hoàng.

 


Mình có viết nhiều về thừa kế. Nếu ai muốn mình viết lại thì cho biết, mình sẽ viết những gì cần làm. Xong om

 

Nhs