Tại sao Cali cháy rừng?

  

Mỗi lần đi ăn sáng với ông Larry, 84 tuổi là nghe ông ta hồ hởi phấn khởi, cứ đợi cho Biden thắng cử để làm giàu thêm. Ông ta mong Trump đắc cử lại nhưng muốn Dân Chủ lên giúp ông ta làm giàu thêm như thời Obama, ông ta mua được 5 căn nhà. Ông ta khởi đầu mua nhà khi Carter lên, rồi Clinton nên ông ta rất hồ hởi tháng 11 này vì ông ta bị trầm cảm. Có hơn $600,000, mỗi tháng để dành được $20,000, hay $240,000/ năm mà không biết làm gì cả.

Tiểu bang Cali là tiểu bang đi tiên phong, muốn trở thành tiểu bang đầu tiên, sử dụng hoàn toàn năng lượng xanh. Thoạt đầu thì thấy hay, hấp dẫn nhưng nếu xét kỷ thì tàn phá môi trường tăng gấp bội. Các công ty như GE, bảo trợ cho ông Obama lên ngôi nên được chính phủ giúp đỡ để làm năng lượng xanh nhưng rồi banh ta lông hết, GE có thể đi đến phá sản.

Điển hình công ty Solyndra ở Cali, tặng cho uỷ ban bầu cử Obama đến $500,000. Sau khi lên ngôi Obama ra lệnh chính phủ cho vay công ty này $550 triệu để rồi ông tổng giám đốc bợ $100 triệu rồi dọt, công ty này phá sản sau 18 tháng ông Obama lên ngôi.

Hôm nay, trên đường đi viếng công viên quốc-gia Zion, mình có chạy ngang khu năng lượng mặt trời Ivanpah, gần biên giới Nevada-Cali. Chỗ này họ xây mấy trăm mẫu các bảng năng lượng mặt trời, tốn mấy trăm triệu nhưng vì gắn đồ cũ với kỹ thuật lỗi thời nên chả thu thập bao nhiêu năng lượng. Họ gắn sai hướng nên năng lượng mặt trời bị phát hoả. Nghe nói sắp sửa bỏ vì tiền bảo trì quá đắt. Cái nguy hiểm là để các chính trị gia nhảy vào, ăn tiền rồi đưa cho các công ty thầu, đã cho mình tiền.

Công ty của chồng bà thượng nghị sĩ Feinstein thắng thầu để xây dựng tuyến đường xe lửa từ bắc Cali đến Nam, rồi bây giờ kêu phải đội vốn. Chồng bà Pelosi cũng trúng thầu chương trình gì rồi phải đội vốn.

Dạo này miền bắc Cali bị cháy như điên. Xét cho kỹ thì chính sách sử dụng năng lượng xanh đã đưa đến các vụ cháy rừng.

Thông thường các rừng, được nha kiểm lâm hàng năm, chặt bớt cây và đốt một số để khi bị cháy thì cứu hoả mới chạy đến cứu cấp kịp thời. Để bảo vệ môi trường, Cali ra chính sách cấm chặt  cây để bảo vệ môi trường nên khi cháy rừng thì ngọng, khó có đường để xe cứu hoả đến.

Trong phim “gods must be crazy”, có chiếu cảnh bị cháy rừng thì ông người bộ lạc phi châu, lấy lửa đốt cỏ thành một vòng tròn, rồi kêu mọi người tụ tập trong cái vòng tròn. Khi lửa rừng bén đến cái vòng tròn thì tắt vì không còn cỏ hay cây để cháy tiếp.

Hôm kia, mình đi bộ với đồng chí gái ở một công viện gần nhà. Cây bị các cây lớn che ánh nắng mặt trời nên chết nhưng họ không chặt, cưa bỏ đi. Khi gặp lửa là biến thành biển lửa liền. Trong vườn mình, các nhánh hay cành cây bị khô vì thiếu ánh sáng mặt trời, là mình phải cưa bỏ.

Họ muốn bảo vệ các sinh vật nên cấm không được xây các hồ dự trữ nước, gây nên hạn hán cho người Cali. Hàng năm tuyết tan từ trên núi đỗ về đồng bằng rồi chảy ra biển, Cali phải mua nước từ các tiểu bang khác nên nước rất đắt.

Cali hay bị cúp điện. Lý do là không đủ điện dùng cho người dân, gia tăng rất nhiều. Cali có hệ thống điện lực nhưng cũ. Thay vì tân trang lại hệ thống đã cũ trên 80 năm, tiểu bang lại dốc hết tiền bạc để tài trợ các chương trình năng lượng xanh. 

Cựu thống đốc Jerry Brown, tuyên bố Cali sẽ sử dụng hoàn toàn năng lượng xanh vào năm 2045 khiến các công ty điện lực phải dốc công và tiền bạc để thực hiện chương trình này.

Dân số gia tăng, các tên đầu tư vào địa ốc mua đất hoang ở ngoại ô để xây nhà ở gần núi rừng. 

Các vụ cháy rừng ở Cali xẩy ra từ nhiều nguyên do: sấm sét đánh, đốt lửa trại rồi không dập tắt kỹ hoặc bị phá hoại.  Nhiều nhất là do các cột điện. Năm 2018, phân nữa các vụ hoả hoạn rừng tại Cali đều do các cột điện phát hoả hay những gì liên quan đến điện lực. Hệ thống dẫn điện tại Cali quá cũ, được xây dựng từ sau đệ nhị thế chiến. Các hệ thống dẫn điện này hay bị phát nổ và tạo ra hoả hoạn.

Năm 2018, hoả hoạn đốt sạch thành phố Paradise, Trên 10,000 căn nhà bị thiêu huỷ vì hệ thống điện lực được xây cất từ năm 1921, trên 100 năm. 85 người chết. Năm 2017, hoả hoạn ở Redwood khiến 9 người chết. Công ty điện lực hiểu rõ vấn đề nhưng vì chính trị của chính quyền Cali nên họ phải dốc tiền bạc để chạy đua cuộc cách mạng năng lượng xanh.

Mình tính gắng hệ thống năng lượng mặt trời nhưng hỏi mấy tên mỹ hàng xóm thì ai nấy đều than và khuyên không nên làm. Có tên kêu làm xong còn đóng tiền nhiều hơn trước.

Năm 2918, PG&E tiêu $2.4 tỷ cho năng lượng xanh, so với năm 2017 là $1.4 tỷ mỹ kim.

Người ta cho rằng các rừng càng ngày càng dày đặt vì luật lệ không cho đốn cây và đốt bớt một số cây. Các tên đầu tư địa ốc xây thêm nhà ở gần ven rừng. Thêm hệ thống điện lực quá cũ, không được tu bổ lại đưa đến tình trạng cháy rừng.

PG&E bị phá sản vì bị thưa kiện, không có chương trình tạo dựng hệ thống điện lực. Cứ xem hệ thống năng lượng mặt trời Ipanvah, chính phủ tốn biết bao nhiêu tiền mà nay phải bỏ.

Nói như thế hệ trẻ; sử dụng năng lượng xanh sẽ bảo vệ môi trường mà giới trẻ hay thiên tả gọi là “Global Warming”. Họ khám phá ra chúng ta có thể sử dụng năng lượng thiên nhiên như gió và mặt trời.

Nói là một việc nhưng nếu họ hỏi các chuyên gia thì sẽ được trả lời. Khả năng nhiều nhất mà các proton của mặt trời có thể chuyển hoá thánh electron là 1/3 hay 33%. Hệ thống năng lượng mặt trời hoàn hảo nhất chỉ chuyển đổi được 26%. Còn hệ thống điện sử dụng gió thì khá nhất là 60% trong khi các hệ thống hiện tại chỉ thu nhập được 45% nếu quạt gió quay.

Khi Obama lên ngôi mình mua cổ phiếu của công ty GE, lên như diều, sau đó mình đọc tài liệu thì phải bán ngay và GE ngày nay chỉ còn có $6/ cổ phiếu.

Năng lượng mặt trời sẽ thiếu về mùa đông và gió thì chạy lên phía Bắc Cali hay vùng Palm Springs, mình thấy các quạt gió đâu có quạt hết, lèo tèo vài cái, khá lắm là 30%. Trong khi đó người Mỹ cần điện lực 24/24.

Công ty Tesla có xây một xưởng chế tạo bình điện lớn nhất Hoa Kỳ ở tiểu bang Nevada. Phải mất 500 năm để cơ sở này sản xuất đủ các bình điện để người Mỹ sử dụng trong một ngày. Lý do này mà năng lượng gió và mặt trời chỉ cung cấp có 3% cho năng lượng của thế giới cần, sau 20 năm bỏ biết bao nhiêu tỷ đô la.

Ngoài kinh tế ra, chúng ta lại phải nhắc lại là tai hại về môi trường gây nên, do các hệ thống thu nạp năng lượng thiên nhiên đều được xây cất bởi các vật chất không thể tái sinh được.

Điển hình; để hình thành một bình điện cho xe điện thì người ta phải đào xới trên 250 tấn đất đâu đó trên quả địa cầu này. Có thể không phải tại Hoa Kỳ nhưng đâu đó trên một nước có tài nguyên để gia công cái bình điện.

Xây dựng một trung tâm chứa điện gió 100 Megawatt, có thể cung cấp điện cho 75,000 căn hộ, cần 30,000 tấn Iron ore và 50,000 tấn xi-măng và 900 tấn nhựa cho các cánh quạt. Nếu muốn dùng năng lượng mặt trời thì cần thêm 150% tổng số trên.

Ngoài ra thế giới cần các loại tài nguyên khác như Cobalt, Lithium, Dysprosium,…và số này gia tăng lên đến 2000%. Các vật liệu này đến từ những quốc gia như Trung Cộng, đối đầu với Hoa Kỳ hay những nơi mà chúng ta đang cần bảo vệ môi trường.  Điển hình là Úc Đaị Lợi. Ai sẽ đào lên trong khi các thợ mõ đều trốn các công việc gây chết sớm này.

Thêm phần bình điện bị phế thải, sẽ làm hại môi trường vì các hệ thống năng lượng xanh chỉ có thể hoạt động là 20 năm. International Renewable Energy Agency tính vào  năm 2050, các dụng cụ cho hệ thống năng lượng mặt trời sẽ lớn gấp 2 các đồ nhựa phế thải hôm nay. Như mình đã kể, ngày nay Trung Cộng không nhận đồ phế thải của Hoa Kỳ nữa.

Ý niệm về năng lượng xanh, bảo vệ môi trường mình nghĩ rất cần nhưng chúng ta đừng có tin các chính trị gia. Những tên này đều ăn tiền của những công ty sản xuất các hệ thống năng lượng mặt trời, quạt gió mà quên đi những lợi hại khác khi sử dụng. 

Mình mua xe điện để chạy từ hơn 10 năm qua nhưng không dám làm hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà. Lý do là làm hệ thống này, mình phải trả trung bình $250/ tháng dù được khấu trừ thuế trong khi điện mình trả không tới $100/ tháng. Mình tốn $50 tiền điện để chạy xe 5,000 dậm. Không lẻ trả tiền điện năng lượng mặt trời gấp 250%.

photo from Internet 

Năm nay, miền tây Hoa Kỳ bị cháy rừng hết, từ Bắc xuống nam. Không hiểu vì cố ý hay sao đó mà tất cả 3 tiều bang này đều theo chính sách của đảng Dân Chủ. Chán Mớ Đời 

Nhs