Lạm dụng quyền Giám Hộ

 Mình mới xem một phim tài liệu về quyền giám hộ cho người già tại Hoa Kỳ, khiến mình thất kinh vì có trên 1.5 triệu người Mỹ, bị giám hộ, do toà án thừa kế chỉ định.

 

Họ nói về hai trường hợp; một tại Massachussetts và một tại Texas. Ở Massachussetts thì có một ông già, không vợ không con nhưng có 5 căn nhà. Ông ta sống với bà mẹ rồi khi bà mẹ mất, ông ta bị trầm cảm nên không chăm sóc các căn nhà cho thuê khiến thành phố phạt tùm lum.

 

Ông ta nhờ một luật sư lo dùm. Tên luật sư này kêu ông ta ký tờ giấy uỷ quyền rồi gửi một bác sĩ chuyên về tâm thần đến gặp ông ta hai lần, kêu bán nhà rồi viết báo cáo là ông ta không bình thường, không thể sống một mình thế là tên luật sư, được uỷ quyền, cho ông ta vào viện dưỡng lão với giá $5,000/ tháng thay vì ở nhà của mình, chẳng tốn đồng nào.

 

Hắn bán căn nhà của ông ta giá $485,000 rồi họ xây hai căn nhà lớn, bán với giá 1.8 triệu. Tên luật sư tính mỗi giờ là $500 để dán con tem. Một hôm, ông già chán nản nên gọi điện thoại cho một luật sư khác, để xin cứu giúp nên người ta mới khám phá ra vụ này.

 

Xem phim tài liệu này mới biết là có một hệ thống liên lạc trong các khu dưỡng lão, nếu ai mà có tiền thì sẽ được chiếu cố, các nhân viên báo cáo cho các luật sư,….để lãnh tiền Huê Hồng.

 

Trường hợp ông khác mới 70 tuổi, có ga ra sửa chửa, độ lại các xe cũ, rất khá giả. Ông ta gặp một bà bạn gái, dọn vào sống chung. Ông ta hứng tình nên mua xe giá $100,000 và nhà $750,000 để xây tổ ấm với cô Bồ mới. Ở Texas, nhà giá $750,000 là loại xịn.

 

Thế hệ ông này thì làm tiền tươi rồi dấu, không đóng thuế,…nên khi ông ta rút tiền tươi ở đâu ra để mua xe và nhà bằng tiền tươi thì ngân hàng báo cáo lại với chính phủ theo Adult Protective Services (APS). Thế là mang hoạ vào thân. Nếu mình trả tiền hay nhận tiền trên $10,000 là ngân hàng phải báo cho nha thuế vụ biết để phòng ngừa việc rửa tiền. Ở Hoa Kỳ có luật, kêu là người lớn tuổi mà khơi khơi tiêu tiền như nước thì không tốt, sợ bị kẻ lạ mặt lạm dụng thế là cho ra toà để cần người giám hộ. Cũng có thể họ bị trả nhớ về không nên không để ý đến tiền bạc, xài thả cửa.

 

Ra toà thì có cháu ngoại của em ông ta mà hai anh em không nhìn mặt nhau từ 40, 50 năm qua, đứng lên xin làm giám hộ. Thế là tòa chỉ định cô này làm giám hộ dưới sự hướng dẫn của luật sư (7, 8 luật sư) ăn chia với nhau.

 

Điều đầu tiên là dọn ông thần này vào viện dưỡng lão, cho uống thuốc an thần đủ trò làm con người bắt đầu ngơ ngơ ngác ngác. Rồi họ cho một bà có bằng hành nghề giám hộ. Bà này là vợ của một ông thị trưởng, có đến 38 người để giám hộ. Mỗi tháng được trả $2,000 thì cả năm lãnh gần 1 triệu. Thì giờ đâu mà chăm sóc 38 người mỗi ngày.

 

Cô cháu bán xe, bán nhà, đóng cửa tiệm, nhân danh là để giúp ông mình mà cả đời chưa bao giờ gặp mặt. Gia tài tính ra trên 3 triệu đô la. Theo giấy tờ thì cô cháu tuyên bố sẽ đồng ý, giao trả lại quyền giám hộ với điều kiện chia 50% tài sản của người ông. Bà Bồ không được gặp hay thăm viếng ông ta. Chán Mớ Đời 

 

Phim tài liệu phỏng vấn ông già ở Massachusetts thì thấy ông ta nói chuyện rất tỉnh táo. Quay ông ta đứng trước căn nhà cũ của mình và mỗi tháng đều hỏi ông toà tiền bán 5 căn nhà đâu, bao nhiêu mà ông ta không nhận được đồng nào.

 

Tên luật sư cứ tính mỗi giờ từ $250-$500 cho thấy sự lạm dụng của sự giám hộ. Cho nên khi làm di chúc, Living trust chúng ta nên nói cho rõ vì nếu không, một khi chúng ta trả nhớ về không, con cháu tranh kiện, luật sư ăn hết.

 

Mình có người quen, người ở với bố mẹ, thụt két tiền của bố mẹ (cha mẹ trước đây khá thành công nên có tài sản nhiều). Anh em trong nhà kiện nhau ra tòa để đòi quyền giám hộ thế là tốn tiền luật sư mà tòa cũng chả nghe, cứ để mấy người giám hộ tiếp tục.

 

Người ta ướt tính có trên 1.5 triệu người Mỹ đang được giám hộ và tài sản của họ có thể lên đến 1,000 tỷ mỹ kim.

 

Chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng vì một khi chúng ta bắt đầu trả nhớ về không thì con cháu không có thì giờ lo cho, sẽ đưa vào viện dưỡng lão. Vài năm sau là sẽ lên cõi Vĩnh Hằng hay vương quốc của Chúa.

 

Nhiều khi con cháu không thống nhất trong việc chăm sóc bố mẹ nên phải cần đến toà án, bổ nhiệm một người hay một pháp nhân nào đó để giám hộ, chăm sóc tài chánh, tài sản của người bị trả nhớ về không. Người giám hộ lãnh lương và nếu bán tài sản thì sẽ được 5% huê Hồng.

 

Nếu không có tài sản thì chả có ai muốn làm giám hộ cả. Bố mẹ không có tài sản thì con cháu đùn nhau còn không thì cho vào viện dưỡng lão để chính phủ nuôi.

 

Một khi người cao tuổi được toà phán sẽ bị giám hộ thì xem như mất hết quyền của mình. Người giám hộ là người thân hay người ngoài hay một pháp nhân được toà phán, kiểm soát mọi hoạt động của cuộc sống còn lại của chúng ta. Kẻ giám hộ có những quyền hạn như:

 

  • Chỉ định chỗ cho chúng ta sinh sống những ngày còn lại.
  • Kiểm soát hoàn toàn về tài sản của chúng ta.
  • Quyết định mọi vấn đề y tế cho chúng ta.
  • Kiểm soát những liên hệ, thăm nom với những gai, có thể cấm con cháu đến thăm viếng hay gọi điện thoại,…
  • Các hoạt động thường nhật như ăn uống, áo quần, sinh hoạt,..
  • Có quyền rút ống hay không nếu chưa lấy hết tiền… tóm lại có quyền quyết định mình sống hay chết.

 

Khi về già, ở một mình, không có người thân ở chung hay ở xa, chúng ta dễ bị luật pháp, áp đảo về cuộc sống của mình thay vì được chọn lựa. Nếu có tài sản thì sẽ bị các nhóm chuyên nghiệp đâm đơn gọi là “ex-parte” (in secret, bí mật), xin làm giám hộ cho những người cao niên mà chính người cao niên hay người thân gia đình không được thông báo để dự phiên toà xin giám hộ. Trong phiên toà xử kín, các tay chuyên nghiệp này sẽ xin toà để họ làm giám hộ để phòng ngừa người cao niên tự làm hại họ.

 

Có một bà tên April Parks trong vòng 12 năm, tìm kiếm nạn nhân trong các trung tâm phục hồi chức năng. Rồi đâm đơn “ex -parte” ở toà sau đó đến nhà nạn nhân, kêu phải dọn vào viện dưỡng lão và từ nay được sự giám hộ cảu bà ta. Bà ta, chồng và một tên luật sư bị bắt và ra toà.

 

Khi người thân khám phá ra thì sẽ bị chụp mũ là chỉ nghĩ đến tài sản của bố mẹ, chú bác,…khiến toà án sẽ cho phép các chuyên gia làm giám hộ thay vì con cháu. Chán Mớ Đời  

 

Nhập gia tuỳ tục nên khi ở hải ngoại, chúng ta phải nghiên cứu cho kỹ về luật thừa kế, luật giám hộ,…để khỏi phải bị phiền phức sau này.

 

Muốn tránh những trường hợp mình kể trên thì chúng ta cần phải làm một tờ giấy uỷ quyền khi làm di chúc và Living Trust mà người Mỹ gọi là “durable power of attorney”, chỉ định người nào mình tin tưởng, thay thế mình khi không thể nào có quyết định sáng suốt. Nếu không có tờ giấy uỷ quyền này thì toà án có thể nêu danh ai đó, dù không thân thích họ hàng gì với mình.

 

Người được uỷ quyền có quyền ký, đảm nhận tất cả những gì liên quan về taì chánh, tài sản của mình như mua sắm, trả tiền,… tương tự về y tế, nói chuyện với bác sĩ, cho ở viện dưỡng lão, đem vào nhà thương hay không ,…

 

Để tránh trường hợp này xảy ra, chúng ta cần làm 2 chứng từ, thị thực chữ ký là ”durable Financial power of attorney” và healthcare power of attorney”. Cần nhất là chọn người và 2, 3 người khác để trường hợp những người này chết trước mình. Phải nói chuyện với họ trước để đụng trận thì họ biết đâu mà lần. Mình có làm giấy uỷ quyền về tài chánh cho bà chị vợ vì chị này rành về tài chánh hơn, còn y tế cho ông anh vợ, bác sĩ. Sau này ông anh chết sớm nên phải làm lại. Chán Mớ Đời 

 

Phải chọn lựa cho kỹ người giám hộ. Về tài chánh mà giao cho người không biết tí gì về tài chánh là thua non, còn về y tế thì phải chọn đúng người vì gặp người không có khả năng quyết định rút ống là mình ngọng dù có giấy tờ đàng hoàng.

 


Mình có viết nhiều về thừa kế. Nếu ai muốn mình viết lại thì cho biết, mình sẽ viết những gì cần làm. Xong om

 

Nhs