16/9/1975 tại Đàlạt (Đánh Tư Bản Mại Sản)

Ngày 16/9/2020 sẽ đánh dấu 45 năm, Hà Nội khai tử nền thương mại tự do tại Đàlạt. Khởi đầu cuộc đánh tư sản mại bản, một cách cướp của, bần cùng hoá người dân Đàlạt. Thay vì làm mọi người giàu có lên thì lại nghèo đói hoá toàn dân Đàlạt.


Hình ảnh Đàlạt mà mình thấy khi về thăm nhà lần đầu tiên. Te tua. 20 năm không thấy sơn sửa gì cả.

Mình kể về những gì mình chứng kiến trong cuộc tổng công kích của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân, đã bắt buộc mình lớn nhanh so với tuổi đời thì có nhiều người nhắn tin, nên kể vụ đánh tư sản sau 75. Cái này hơi châm vì mình không có trải qua giai đoạn này, nên chỉ kể lại theo những gì thiên hạ kể. Ai có tin tức gì thì cho mình biết để bổ túc.


Mình may mắn rời Việt Nam trước 75 nên chỉ có chứng kiến những tàn phá của chiến tranh từ Mậu Thân đến ngày mình lên đường đi du học nhưng mấy người em mình ở lại đã kinh qua sự trả thù tàn nhẫn nhất của lịch sử Việt Nam. Các em mình không được phép học đại học dù thi đậu vào, phải ở nhà đan len hay học may vá trong khi con cán bộ lại được vớt điểm theo diện “học tài thi lý lịch”. 

 

Nay cháu mình được đi học đại học nhưng tương lai sẽ không được tự do phát triển, tạo dựng được ước mơ của mình. Lý do “lý lịch trích ngang trích dọc của gia đình”.

 

Bên “thắng cuộc” đã học được kinh nghiệm của Mậu Thân. Thay vì tắm máu như Vành Khăn Sô của Huế, họ đã tống cổ hơn một triệu người quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà vào các trại tù cải tạo mà ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trước báo chí Tây phương là trên 2 triệu người, để giết họ về tinh thần lẫn thể xác Đến khi không có ý chí chống đối thì được thả về.

 

Không những bỏ tù dân quân miền nam, họ cũng đuổi các đồng chí đã cùng họ tận lực đánh chiếm miền nam về Trung Cộng hay cho lên các con thuyền mong manh, đi tìm cuộc sống mới với bảo tố và hải tặc. Đồng chí của họ có trên 55 tuổi đảng vẫn bị giết như thường vì miếng đất quá ngon.

 

Dạo ở Tây, mình mất liên lạc với gia đình trên 2 năm, và 3 năm sau mới nhận được lá thư đầu tiên của nhà sau 75. Mình thèm khát tin tức về Việt Nam, nên có lần đài truyền hình tây chiếu phóng sự về Việt Nam thì thấy VC kêu là đã nhốt các du đảng và đĩ điếm vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm chi đó, khiến người Tây khen nức nở, nhất là mấy ông bà Việt kiều yêu nước. Nếu họ về Việt Nam ngày nay thì còn hơn gấp 100 lần thời trước 75.


Viết tới đây mới nhớ anh bạn kể là có dịp ra Hà Nội, sau 75. Thầy Hưởng đưa tấm ảnh chụp chung với một người bạn ở Hà Nội, nhờ về hỏi thăm xem gia đình người bạn còn sống. Đến nhà, anh bạn được người bạn của thầy Hưởng mời vào nhà rồi kêu anh không phải thanh niên miền nam vì ở miền nam chỉ có du đảng và đĩ điếm cho mỹ ngụy. Bạn thầy Hưởng có ăn học Bằng đại học mà còn bị Hà Nội tuyên truyền, tin như vậy khi thấy một thanh niên miền nam ăn nói nhỏ nhẹ và có sự hiểu biết.

 

Từ từ hình ảnh con tàu “đảo Ánh Sáng” của Pháp đi vớt các con tàu vượt biển đưa người Việt trốn khỏi Việt Nam được trình chiếu cho người Pháp để nói lên sự thật về Việt Nam. Những tin tức về “những cánh đồng chết” của Campuchia rồi phim “Killing Fields” ra đời. Mình đi xem rạp ở đại lộ Champs Elysées . Coi xong, không có một thằng tây con đầm nào nói chuyện, lặng câm ra về. Dạo ấy 25% cử tri Pháp bầu cho đảng cộng sản pháp.

 

Rồi phim “Boat People” do đạo diễn Ang Lee của Đài Loan thực hiện ra đời khiến mình tá hỏa tam tinh. Ông này sau này đoạt giải Oscar nổi tiếng. Không biết ông này có phải hậu duệ của Lý Công Uẩn, vì khi Trần Thủ Độ lên ngôi thì có 2 chiếc tàu đem gia đình họ Lý rời Việt Nam. 2 con tàu này ghé lại Đài Loan, một chiếc ở lại Đài Loan còn chiếc kia tiếp tục đi đến xứ Triều Tiên, sau này có người làm đến tổng thống Lý Thừa Vãn. Hai người em của mình vượt biển đến pháp định cư mới cho biết tình hình Đàlạt sau 75. Ông cụ mình bị lên án 18 năm tù.

 


Nhìn tấm ảnh này thấy 4 tên cách mạng 30 (CM30), trở cờ, làm trời một thời đến khi Hà Nội cho người vào, giải tán luôn Mặt TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM. Hết làm gì được nên cũng Chán Mớ Đời. Mình nghe kể 2 tên học chung Yersin khi xưa cũng đón gió, làm trời để rồi ngày nay, 1 tên về Bảo Lộc bán mỳ và một tên chết sau một thời làm công an. Còn Văn Học thì có nằm vùng rồi những người cố phấn đấu để trở thành con người mới của xã hội chủ nghĩa. Nay về hưu nên cũng không màng chuyện sinh hoạt với đảng. Trường Văn Học có mấy ông thầy nằm vùng. Kinh

 

Theo mình hiểu thì Hà Nội bần cùng hoá người miền nam bằng chính sách “ đánh tư bản mại sản”. Nhà cửa, tài sản phải kê khai, ai kê khai ít giá tiền thì sẽ được họ đưa tiền mua rẻ như bèo.

 

Theo một anh bạn ở Đàlạt cho biết là trước 75, một số thương gia có cung cấp hay đóng tiền cho nằm vùng để yên ổn làm ăn nếu không sẽ bị đặt chất nổ như cây xăng Ngã 3 Chùa và các nhà chống đối lại họ. Những người này sau 75, được vinh danh là “tư sản dân tộc” nhưng rồi cũng cuốn gói chạy ra hải ngoại. Mình tạm dấu tên vì họ đã chết rồi, con cháu của họ học chung với mình khi xưa ở Yersin.


Do đó khi Đàlạt di tản như gia đình mình, chạy về Bình Tuy rồi tìm ghe di chuyển vào Sàigòn vì đường Sàigòn- Đàlạt đã bị gián đoạn, các thương gia Đàlạt đã đóng tiền hay giúp đỡ nằm vùng, ở lại vì nghĩ đã có công với Mặt Trận.

 

Có chị bạn kể là trước ngày Đàlạt bị chiếm đóng thì có một ông chú họ từ ngoài bắc, được nằm vùng đưa đến nhà, gõ cửa ban đêm, gặp bố của chị ta. Do đó cả nhà ở lại Đàlạt, không tính di tản nữa. Sau này bị đánh tư sản nên cả gia đình chạy về Nha Trang rồi tìm đường vượt biển, nay định cư tại Hoa Kỳ.

 

Theo lời kể của người lớn, bạn bè của bố mẹ mình, nay đã định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi Việt Cộng vào thì họ ra lệnh đóng cửa các nhà máy sản xuất, rạp hát,…của thị xã.

 

16-09-1975, họ cho phát động chiến dịch, biểu tình chống Tư Bản Mại Sản. Các nhóm cách mạng 30 (CM30), nằm vùng điềm chỉ, kê khai tài sản kinh tế thương nghiệp tại Đàlạt.

 

Chiến dịch được phổ biến trên đài phát thanh và trong các buổi học học tập phường khóm mà mẹ mình kể là bị bọn CM30, tìm cách đuổi gia đình mình đi kinh tế mới để chiếm căn nhà của gia đình. Bố mình bị tù, chỉ còn lại mẹ mình và 9 người con nhưng họ muốn chiếm nhà nên tìm đủ mọi cách để đuổi cả gia đình lên kinh tế mới.

 

Một trong những người nằm vùng là Cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi, ở dưới chợ Đàlạt, có tên trong uỷ ban bài trừ Tư Bản bốc Lộc nhân dân. Nghe kể, trước 75, cô ta có đi Thái Lan chơi và gặp, chụp hình với bà Nguyễn Thị Bình.

 

Đàlạt có chủ tịch mới là ông thợ hớt tóc, tên Nghĩa ở trước rạp Ngọc Hiệp mà mình hay đến tiệm để họ lấy tiền, thâu băng lậu các băng nhạc nhạc trẻ thời đó. Mình được biết là ông Kim, thợ hồ xây nhà cho mẹ mình và ông gì quên tên, thợ mộc ở Số 4 đều là nằm vùng. Hình như ông Kim sau này làm phó chủ tịch Đàlạt.

 

Rạp xi-nê Ngọc Hiệp sau 75, trước khi họ đập phá hết các di tích của chế Độ Việt Nam Cộng Hoà.

Thật ra các thương gia Đàlạt đã bị bắt nhốt tại nhà lao ở đừng Trần Bình Trọng, mình đoán là ty công an. Các người bị bắt gồm có ông dược sĩ Nguyễn Văn An, tiệm thuốc bắc 2 Con Cua, Thế AN Đường, Lưu Hội Ký bán tạp hoá ở đầu đường Minh Mạng, La Hưng, đại lý rau cải Đàlạt, nhà may Hoàng Nho, và tiệm Trung Tín, bán sắt ở đường Phan ĐÌnh Phùng. Mấy người này bị nhốt 5 tháng. Ông Trần Phấn bị nhốt ở trung tâm thẩm vấn đến 2 năm.

 

Ngoài ra còn có bà Mười Võ, có tiệm bán thuốc tây ở dốc ngã 3 chùa, hình có người con tên Đức, học 12A Văn Học, mà mình có quen, hay đi chơi với nhóm tụi này.

 

Còn ông Võ Quang Tiềm, bà con với mẹ mình thì bị vớt hết nhà cửa, được có tội danh “bốc lột, cho thuê nhà, chứa xăng bất hợp pháp, trộn nước lạnh với rượu,…”

 

Người dân Đàlạt gọi cuộc đánh tư sản mại bản này là cuộc cướp có bài bản như “con ơn nhớ lấy lời cha, một ngày cướp của bằng 3 năm làm”.

 

Mình có đọc tài liệu toà án quân sự tố chủ nhân tiệm thuốc tây Minh Tâm, ở đường Duy Tân Đàlạt. Ông này mang tội danh là xuất cảng gỗ thông Đàlạt cho Nhật Bản, thu hồi ngoại tệ để mua vũ khí đánh phá cách mạng. Ông này bị tù ở trung tâm thẩm vấn ở đường Bá Đa Lộc đến 2 năm. Sau này vượt biển, đến pháp, mình có đi thăm ở trại tiếp đón tỵ nạn rồi cả gia đình sang Hoa Kỳ định cư. Nay ở bắc Cali.

 

Được biết ông Nguyễn Văn An, có vợ là con gái của ông Phạm Quỳnh, làm quan cho vua Bảo Đại. Người nổi tiếng với câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn..”. Ông này theo tài liệu thì được cộng sản mời đi đâu rồi không thấy thả về tương tự bào huynh của ông Ngô Đình Diệm.

 


Ông ta có người con, Phạm tuyên, tác giả bài hát: “Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng”. Ông con trai có về lại Đàlạt, và có vào thăm ông An trong lao. Sau này được thả, gia đình ông An bán rẻ cửa tiệm theo hồi giá của cách mạng rồi về Sàigòn, đi định cư tại pháp. Hình con gái của ông ta học yersin cùng niên khoá với mình nhưng không nhớ tên. 






Tài liệu bị toà án quân sự Việt Cộng xử tội và báo chí Việt Cộng đăng tải ngày 5/10/1975. Chán Mớ Đời 


Có người còm về bài 16/9/1975:

Sau 75 ĐvĐệ không được chính quyền VC tin tưởng. Nếu không có thượng cấp cho miễn thì hóa ra ĐvĐệ nằm vùng có nhiều thành tích mà cũng bị bắt đi học tập! Có bài viết rõ ở đây:

http://trian.com.vn/tin-tuc/chien-truong-xua-3571/diep-vien-u4-ke-chuyen-167138 .

Dinh Viêt Hùng và cô em gái Dinh 
Thanh Trúc dang o bên Pháp.
Hai anh em dêu là bác si .
Thanh Trúc tôt nghiêp YKhoa SG 1982 . Sau dó, Thanh Trúc di dü
hôi nghi y khoa o Phap,, defect và o lai Phap luôn.

Theo mình thì con của ông này, không dính dáng gì đến việc làm của bố họ. Có lẻ họ không biết. Mình không phải Việt Cộng mà nhắm tới lý lịch 3 đời. Chán Mớ Đời 


Nhs