Từ thiện vì tham vọng cá nhân hay vì thuế

  

 

Khi nhà thờ Notre Dame de Paris bị cháy thì có nhiều tỷ Phú, lên tiếng tặng cả 100 triệu để sửa chửa lại nhà thờ. Người ta ước tính là 100 triệu Đôla của nhà tỷ phú tương đương với 800 đôla của một người Mỹ trung lưu.

 

Chúng ta thường thấy các tỷ phú ở tây phương cho tiền hay thành lập các Foundation như vợ chồng ông chủ Facebook. Thật ra là họ chuyển tiền để tránh thuế và truyền cho các đời sau. Mình có đọc một cuốn sách viết bởi một luật sư, chuyên giúp các gia đình giàu có, tránh bị đóng thuế tài sản khi qua đời và truyền đến các đời sau như gia đình Kennedy, Rothchilds,.... Rảnh sẽ kể sau.

 

Từ thiện, mới nghe thì nghĩ là tiền của người giàu được chuyển sang hay giúp người nghèo. Ở Hoa Kỳ thì khác vì theo thống kê 20% tiền của người giàu cho từ thiện đến tay người nghèo còn ngoài ra là để cho nghệ-thuật, thể thao và các hoạt động văn hoá, giáo dục hay y tế.

 

Khởi đầu, ai nấy đều nghĩ các tài phiệt có tâm, lòng thương người nên cho tiền nhưng trên thực tế chúng ta cần phải xét lại vấn đề này vì thấy vậy nhưng không phải vậy.

 

Năm 2019, các số tiền tặng cho khoa giáo dục đều vào tay các đại học danh tiếng, nơi các tài phiệt hay con cháu họ tốt nghiệp. Tại Anh Quốc, trong vòng 10 năm qua, trên 2/3 số tiền đóng góp từ thiện của triệu-phú là 4.79 tỷ bản anh, đều cho đại học, phân nữa dành cho hai trường đại học nổi tiếng Oxford và Cambridge.

 

Khi người giàu Anh Quốc cho tiền các đại học nơi họ tốt nghiệp hay con cháu học thay vì cho sinh viên nghèo. Trong cùng thời gian người giàu có ở Anh Quốc cho nghệ thuật trên 1.04 tỷ bản anh và 222 triệu bản anh cho các chương trình giúp đỡ người nghèo.

 

Chính phủ muốn bỏ chương trình thực phẩm cho người nghèo khiến cầu thủ của Manchester United Rashford, phải viết thư cho thủ tướng, yêu cầu tiếp tục chương trình mà gia đình anh ta đã hưởng, giúp họ thoát nghèo.

 

Từ thiện khiến nguời ta liên tưởng là giúp đỡ người nghèo nhưng trên thực tế, từ thiện thường được xem là dụng cụ của kẻ giàu có hơn và không ai nêu câu hỏi về vấn đề này.

 

Trong 20 năm qua, từ thiện quốc tế gia tăng rất nhiều. Có trên 160,000 tổ chức từ thiện ra đời và kiểm soát trên 1,500 tỷ đô la (1.5 ức). Người Mỹ cho nhiều nhất sau đó là đến người Anh Quốc. Gates Foundation cho trên 5 tỷ mỹ kim năm 2018. Gần đây, người ta hiểu tại sao ông Gates lại muốn chủng ngừa cho tất cả mọi người trên thế giới vì ông ta có rất nhiều cổ phần trong các công ty dược phẩm.

 

Vấn đề là từ thiện có thể gây ảnh hưởng và giảm giá trị dân chủ của mọi xã hội. Từ thiện của vợ chồng Bill Gates đã đem lại nhiều điều tốt đẹp cho thế giới. Họ đã cho tiền để nghiên cứu về bệnh sốt rét và bệnh đậu mùa, giúp trên 2.5 tỷ trẻ em trên thế giới được chích ngừa, khiến các bệnh này gần như bị giảm 99.9% trên thế giới. Từ năm 2000, Gates Foundation đã cho tổng cộng 45 tỷ mỹ kim và cứu mấy triệu người. 

 

Vấn đề là ông Bill Gates có thể quan tâm đến những gì mà dân địa phương không cần. Điển hình là bệnh đậu mùa, có thể không phải người dân ở một thành phố nào đó ở Hoa Kỳ cần. Tương tự ông ta có cho tiền Khan Academy để dạy học sinh trên mạng, hay phòng lớp quá chật khiến chính quyền địa phương phải bỏ tiền lo mấy vấn đề này mà bỏ các chương trình cần thiết cho địa phương hơn.

 

Có những nhà từ thiện khác thì cho tiền để giúp cho mục đích Chính trị của họ như ông Charles Koch hay George Soros đã cho tiền hơn 10 tỷ mỹ kim để gây ảnh hưởng ttong nền chính trị Hoa Kỳ hay thế giới. Điển hình tỷ Phú Mercer đã bỏ tiền để giúp ông Trump đắc cử năm 2016.

 

Ông Peter Kramer, tỷ phú người đức đã chi tiêu tiền bạc của mình để giúp các người đắc cử. Thay vì để người dân chọn lựa đại biểu của họ, ngày nay chính các tên nhà giàu quyết định sứ mệnh của người dân địa phương hay một nước.

 

Tổ chức Global Policy Forum, kêu gọi các chính phủ hay tổ chức quốc tế, trước khi nhận tiền từ các tài phiệt, họ cần xem xét cho kỷ sự gia tăng ảnh hưởng của các cơ quan từ thiện này nhất là Bill and  Melinda Foundation.

 

Các cơ quan từ thiện phản dân chủ như hai anh em tỷ phú Charles và David Koch hay ông Art Pope sử dụng tiền của mình để kêu gọi người Mỹ phải trình căn cước khi đi bầu, cản trở 10% cử tri nghèo, không tiền mua xe hơi để có thẻ căn cước…. Đồng ý, các người di dân lậu có thể lợi dụng để đi bầu nhưng ít lắm.

 

Tương tự tỷ Phú George Soros bỏ tiền ra để thay đổi các chương trình xã hội mà cánh hữu lên tiếng chỉ trích, kêu ông ta muốn biến Hoa Kỳ thành một xã hội chủ nghĩa. Ông Tom Seyer cho tiền để khuyến khích giới trẻ bầu cho các chương trình thời tiết thay đổi. Tỷ Phú Craig Newmark cho tiền để đánh phá các fake News. Giới giàu có ngày nay, muốn sử dụng tiền của mình để gây ảnh hưởng, để lại một “legacy” cho hậu thế.

 

Vấn đề khi một tài phiệt cho tiền từ thiện để thành lập một chương trình gì hợp với quan điểm chính trị của chúng ta thì chúng ta hoan hô hay ngược lại khi ai đó bỏ tiền để thành lập các chương trình đối kháng quan điểm chính trị thì chúng lên tiếng chỉ trích, chửi bới.

 

Mình thấy nhiều người gốc việt lên tiếng chỉ trích các người ăn trợ cấp mà chính họ đã từng kinh qua khi mới đến Hoa Kỳ. Thực tế có nhiều người ăn gian, ăn bám vào trợ cấp nhưng đa số là khi đã quen nước quen cái thì họ từ bỏ để đi lên, không ai muốn cả đời đi ăn xin trợ cấp, bị cán bộ xã hội nhục mạ.

 

Các nhà từ thiện cho tiền, thật ra không phải hoàn toàn tiền của họ. Đa số các chính phủ tây phương có những chương trình thuế vụ, khuyến khích người dân cho tiền từ thiện. Ở Anh Quốc, năm 2019, một người dân có lợi tức trên 50,000 bản anh, đóng 20% tiền thuế. Ai làm được từ 50,000 -150,000 bản anh thì đóng thuế 40% và trên 150,000 thì đóng 45% thuế.

 

Mình xem thuế của ông Joe Biden, khi làm phó tổng thống, tặng từ thiện $1,500/ năm, ít hơn là vợ mình dù lương không bằng.

 

Nhưng tiền cho từ thiện là không phải đóng thuế, được trừ thuế. Tiền cho từ thiện 100 bản anh, dân làm dưới 50,000 chỉ đóng có 80 bản anh, còn chính phủ trả 20 bản anh (thuế họ đóng 20%). Nếu người làm tiền nhiều chỉ trả có 55 bản anh (thuế họ đóng 45% = chính phủ đóng 45 bản ảnh) . Do đó tiền mà người giàu có cho từ thiện là do người nghèo đóng (45%) nhưng lại không được nhận gì cả từ các cơ quan từ thiện cuar mấy tay tài phiệt. (Chính phủ đâu có tiền mà đóng). Một tỷ-phú kêu sẽ ủng hộ 100 triệu euro để trùng tu lại vương cung thánh đường Paris thì xem như người dân Pháp quốc đóng 45 tỷ còn gia đình tỷ phú chỉ đóng có 55 tỷ.

 

Theo thống kê thì năm 2012, chính phủ Anh Quốc đã bớt thuế cho các nhà giàu cho tiền từ thiện lên đến 3.64 tỷ bản anh. Luật khấu trừ thuế từ thiện được ban hành năm 1799, bắt nguồn từ luật Charitable Uses Act từ năm 1601. Hoa Kỳ sau khi dành độc lập vẫn sử dụng luật của hoàng gia Anh Quốc.


Có lẻ nhờ đạo luật từ thế kỷ 17 mà Anh Quốc và người Mỹ cho tiền từ thiện nhiều nhất thế giới.

 

Có một nghiên cứu năm 2013, cho biết 1% người giàu có nhất Hoa Kỳ, được xem là thiên hữu. Nhiều tên tài phiệt muốn cắt an sinh xã hội, và y tế. Họ muốn bỏ lương căn bản tối thiểu và chính phủ không can thiệp vào các công ty dược phẩm, Wall Street,…

 

Do đó có nhiều chuyên gia lo sợ về ảnh hưởng của các cơ quan từ thiện tư nhân, toàn quyền quyết định, có thể phá huỷ nền dân chủ. Khi họ sử dụng tiền của họ để lũng đoạn nền chính trị Hoa Kỳ hay âu châu. Chính phủ có nên cho các nhà từ thiện khấu trừ thuế hay không. Nếu họ có lòng thương người thì cứ lấy tiền đã đóng cho người nghèo,..

 

Giáo sư Fran Quigley, một luật sư về nhân quyền của đại học Indiana, cho rằng các vụ khấu trừ thuế cho từ thiện cần được dẹp bỏ. Ai muốn cho thì cho nhưng không được khấu trừ thuế, để chính phủ có thể sử dụng tiền đóng thuế để lo cho các chương trình phúc lợi cần thiết hơn.

 

Qua lịch sử thì năm 1863, ông William Gladstone đã tìm cách bãi bỏ khấu trừ từ thiện tại Anh Quốc hay năm 2012, ông George Osborne cũng tìm cách huỷ bỏ hay ông Obama đều bị báo chí chửi bới, đã kích.

 

Ông Robert Reich, cựu bộ trưởng lao động thời ông Clinton, nay là giám đốc Center on Philanthropy and Civil Society của đại học Stanford cho rằng; từ thiện là “a form of power that is largely unaccountable, un-transparent, donor-directed, protected in perpetuity and lavishly tax advantaged”. Bạn của ông là vợ chồng Clinton, sử dụng Foundation để quyên tiền trên 2 tỷ. Cả hai đều là nhận học bổng Rhodes, cùng năm, đi chung chuyến tàu sang Anh Quốc.

 

Có một số nhà từ thiện như Warren Buffett, Bill Gates lên tiếng rằng họ đóng thuế ít hơn thư ký của họ, và sẵn sàng đóng thêm. Do đó họ nên đóng thuế cao, còn muốn thì cho thêm tiền riêng, đóng góp vào từ thiện để giúp các chương trình từ thiện xã hội.

 

Có ông Julian Richard ở Anh Quốc, cho 60% gia tài của ông ta 9 tỷ bản anh, vào quỹ nhân viên vào năm 2019. Lý do là nhân viên trung thành với ông ta suốt 40 năm qua. Ở Cali, có dạo mấy ông thành lập công ty Kingston, khi bán công ty. Họ đã chia tiền lời cho nhân viên, giúp một số mua được nhà dù là nhân công thường, ráp nối. Mình biết một chị làm công ăn lương thường nhưng được nhận số tiền đó nên mua được căn nhà mà chị ta ít học, không bao giờ Mơ ước được.

 

Ông Andrew Carnegie, thường được xem là giàu có nhất Hoa Kỳ một thời. Sau này ông ta dùng hết tài sản của mình để xây trên 3,000 thư viện tại Hoa Kỳ, các hý viện,…nhưng thiên hạ lại chỉ trích ông ta, làm giàu trên xương máu của nhân công trong các trung tâm luyện sắt của mình. Ông ta như hối cải về tội lỗi của mình nên bỏ tiền ra để cho từ thiện. Kiểu giác ngộ về tội ác của mình, nay muốn chuộc lại lỗi lầm.

 

Nếu phải đóng thuế trên số tiền cho từ thiện thì có lẻ số người giàu cho từ thiện sẽ giảm rất nhiều. Với luật lệ thuế vụ hiện thời thì thay vì đóng thuế thì người ta cho từ thiện, giúp giảm số tiền thuế của họ.

 

Về già, ai có tài sản nhiều thì thường dựng tạo các quỹ từ thiện để con cháu họ được thừa hưởng từ đời này sang đời nọ như các gia đình Kennedy, Roosevelt, Rockefeller, Bush nay là đến Gates, Zuckenberg,…

 


Bỏ tiền vào quỹ của Foundation như vợ chồng Clinton,… được thiên hạ cho tiền lên đến 2 tỷ đôla, không phải đóng thuế đời này qua đời nọ. Cho nên chúng ta không nên ca ngợi các nhà từ thiện vì tiền của người nghèo được họ sử dụng vào các mục đích của họ, có thể phá huỷ nền dân chủ, tự do mà chúng ta tìm kiếm.

 

Chán Mớ Đời

Nhs