Tuần này mình nhận một tấm ảnh xưa của Đà Lạt do một anh gốc Đà Lạt, bên pháp gửi và thấy một tấm khác ở chợ dưới Đà Lạt trên tài khoản của ông Lê HUy Cầm ở Đà Lạt. Ông này lâu lâu lục đâu ra nhiều tấm ảnh lạ Đà Lạt xưa.
Tấm ảnh đầu tiên thì chụp khu Hoà Bình do anh bạn bên pháp gửi, cho thấy lúc mới bắt đầu với Chợ Xổm, trước khi Chợ Cây được xây cất. Tấm này chưa bao giờ thấy nhưng nhờ cái đồn cảnh sát ở chợ nên có thể đoán ra khúc nào. chỗ Việt Hoa sau này. Thấy mấy ông Tây sen đầm (gendarme). Nói chung đa số là người Tàu nên thấy đề tiếng tàu.
Khu vực này được xây dựng sau khi khu vực người bản xứ bị trận lũ lụt tháng 5 năm 1932 cuốn trôi đi. Người Pháp mới dời khu người bản xứ lên Khu Hoà Bình ngày nay. Lúc đầu chỉ là nhà bằng gỗ, hai tầng. Sau đó thì ông Võ Đăng Dung xây bằng gạch hay hắc-lô. dãy nhà do ông Đội Có xây đầu tiên ở khu vực này.
Tấm ảnh này chụp về phía tiệm vàng của bà Bùi Thị Hiếu , con gái của ông Bùi Duy Chước, người làng Kế Môn. Bên trái của tấm ảnh là mấy tiệm của tấm ảnh đầu tiênChợ xổm Đà Lạt khi mới được dọn lên khu Hoà Bình
Hình này chụp từ dãy nhà của ông Đội Có nhìn về phía tiệm bánh mì Vĩnh Chấn sau này. Trạm biến điện sau này được dọn vào khu cạnh trường Đoàn Thị Điểm. Thấy đồn cảnh sát nên đoán tấm đầu tiên được chụp từ phía bên trái của đồn cảnh sát. Có dãy nhà 2 tầng sau này khi xây chợ Cây thì họ phá bỏ. Để xây mấy cái kiosque nhỏ. xem bản đồ phía dưới.
Hình chụp thấy tiệm vàng Bùi thị Hiếu và nhà hàng Mekông chưa được xây bằng gạch, thấy con đường sau này mang tên Tăng Bạt Hổ. Sau mái chợ thấy dãy nhà của Đội Có.
Hình này chụp sau khi dãy nhà Bùi Thị Hiếu được xây bằng gạch còn dãy Mekong , Việt hoa chưa được ông Võ Đình Dung xây lại.Bản đồ này cho thấy dãy phố Đội Có, và Bùi Thị Hiếu đã được xây bằng gạch và ngói (được tô màu đen). Phần nhà hàng Mekong và Việt Hoa chưa được xây bằng gạch nhưng bằng gỗ như mấy tấm ảnh trên. Tấm ảnh được chụp vào thời lúc này. Phía bên phải (bên chợ Mới sau này) có dãy nhà gỗ mà hình trên đã cho thấy, sau này khi xây chợ Cây thì bị phá bỏ để thay vào đó các kiosque. phần tô màu vàng được phá bỏ. để xây Chợ Cây.
Bản đồ cho thấy khu Mekong , Việt Hoa đã được xây cất với chợ Cây. Khu dãy nhà 2 tầng bằng gỗ đã được phá bỏ và khu vực phốtô Hồng Châu được xây cất. khu Chợ Cây (rạp Hòa Bình sau này được tô màu trắng)
Khu vực người Tàu bị lũ lụt tháng 5 năm 1932 phá vỡ khiến người Pháp phải di chuyển chợ người bản xứ lên khu Hoà Bình
Hai tấm ảnh này cho thấy tiệm vàng, cầm đồ Bùi Thị Hiếu, và Mekong chưa được xây bằng gạch
Tương tự hình trên nhưng xa hơn. Có chú thích nouveau marchÉ. mình đoán được chụp trên balcon của dãy nahf hai tầng, đấu lưng với Chợ Mới sau này. bị phá bỏ khi xây Chợ Cây (rạp Hòa Bình)
Hình chụp từ dãy nhà Đội Có nhìn tới tiệm VĩnH Chấn, thuốc Tây Nguyễn Văn An
Bản đồ khu vực của người bản xứ, phố tàu nằm ở hạ lưu của sông Cam Ly bị lũ lụt tháng 5 năm 1932, phá vỡ.
chụp từ chỗ trước cà phê TùngDãy nhà Đội Có được xem là xây bằng gạch đầu tiên ở khu vực này.
Bản đồ tô màu đỏ là các dãy phố đã được xây bằng gạch ngói. Phần màu xanh là khu rạp Hoà Bình, Chợ Cây còn khu Việt hoa và Mekong thì còn làm bằng gỗ.
Sau khi xây chơ Cây, họ cho xây các kiosque nhỏ thay vào dãy phố 2 tầng bằng gỗ mà trên đây mình có tải ảnh.
Tấm ảnh này mình đã thấy trước đây.
Còn tấm ảnh thứ 2 của ông Lê Huy Cầm tải lên khiến nhiều người tranh cãi địa điểm nên mình ghi lại đây để mọi người tham khảo. Chỗ này là nơi đi lên cầu thang nối liền chợ Mới và đường Phan Bội Châu. Nếu không phải đi vòng ra tới cầu thang chỗ nhà hàng La Tulipe Rouge mới đi lên phố được hay phải vào chợ, leo cầu thang. Hai bên là hai dãy phố do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Cả phía bên kia chợ.
Khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế sự nối kết chợ Mới Đà Lạt với khu Hoà Bình. Có đường nối chính; chiếc cầu hình chữ K, nối khúc photô Hồng Châu vào chợ lầu trên. Và cầu thang nối liền từ đường Lê Đại Hành xuống lầu dưới của chợ Mới, giữa khách sạn Mộng Đẹp và này hàng La Tulipe rouge.
Ngoài ra có 2 cầu thang nhỏ nối liền CHợ Mới với đường Phan Bội Châu nhưng ít người đi nên ít ai nhận ra.
Đây là con đường chia cách Chợ mới và Chợ Cá, Rau, phía sau thấy cầu thang đi lên bên cạnh khu photo Hồng Châu phía đường Phan Bội Châu, chỗ tấm ảnh của ông Lê Huy Cầm tải lên.Tấm ảnh này trông rõ hơn mấy cầu thang lên đường Phan Bội Châu. Giữa hai căn nhà lầu do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.
Đây hình ảnh chụp từ cầu hình chữ K do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế nhìn về đường Phan Bội Châu, chỗ Võ Tánh quẹo lên. Ít ai đi. Chỗ này có cầu tiêu công cộng của chợ nhưng mình ít khi vào vì dơ lắm. Mình thấy thiết kế các cầu thang và Talus rất hay giúp đất khỏi bị trùi vì tường cao. ngăn từng khúc tránh bị đất trùi.
Cầu thang nổi hình chữ K. Căn nhà bên phải là của ông Nguyễn Văn Ngạch được bù đền vì căn nhà to đùng chỗ bà cầm giỏ của ông ta bị đập bỏ để xây cầu thang xuống chợ lầu 2. Been cạnh ty thông tin cũng đã bị đạp bỏ. Ai buồn đời thì tìm trên bờ lốc ,mình có kể vụ này với hình ảnh.
Hình này cho thấy khách sạn Mộng Đẹp đã được xây cất.

Bonus thêm tấm ảnh đường Hoàng Diệu khi xưa
Chắc trước khi mang tên La Tulipe Rouge, nhà hàng này mang tên Maxim's. Hình do anh Jimmy, yersinien đăng trên mạng.
Có ông thần tên Jimmy tải mấy tấm ảnh của tiệm ăn và vũ trường này, có thời mang tên Maxim's. Anh chàng này học Yersin trên mình mấy lớp. Chắc dân chơi ban nhạc. Lần đầu tiên mới biết tiệm này có thời mang tên Maxim's. Chỗ này nổi tiếng khi ông thần Xí Rổ, chém Đại Ca Thay khi lên Đà Lạt chơi. nghe nói Xí Rổ rất giỏi võ. sau 75 chết
Ngoài ra có một ông thần xin mình hình ảnh của Đà Lạt xưa để làm video. Mình có nhờ anh bạn gửi cho anh ta thêm mấy trăm tấm ảnh Đà Lạt xưa. Xem video sau đây. Hy vọng sẽ giúp anh ta có thêm tài liệu để làm thêm nhiều video về Đà Lạt xưa. Bác nào thích thì nhấn like để ủng hộ anh ta tiếp tục làm video cũ.
https://youtu.be/jqQyLPSLsAI?si=KaxOQ_pCzvT_EfKo
Lâu lâu thấy tấm ảnh cũ của Đà Lạt khiến mình nhớ chút chút về Đà Lạt nên tải lại cho ai chưa bao giờ thấy. có ôgn thần nào dân khu Ngọc Hiệp, kêu mình khôgn hiểu gì về về Đà Lạt mà không chịu chỉ cho mình nên mình ngọng. Mình sinh sau đẻ muộn nên chỉ biết chút đỉnh về Đà Lạt. buồn đời mình kể lại chuyện xưa. Nếu ai thấy sai thì giải thích cho mình giúp mình hay người khác hiểu thêm về Đà Lạt thay vì kêu sai rồi không nói gì thêm. nếu không nói ra thì ký ức của ông thần sẽ mất khi đi tây. Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Hắc sơn tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét