Tây Ban Nha bán nhà Tây

Người ta hay nói đến các đế quốc như Anh quốc, Pháp quốc,.. nhưng hay quên Tây Ban Nha từng là một đế quốc, đem quân đi chiếm đóng khắp nơi, á châu có Phi Luật Tân, Mỹ Châu, và phi châu,.. ngày nay các nước nói tiếng Tây Ban Nha đông nhất thế giới. Mình hay thắc mắc tại sao một đế quốc giàu sang, thậm chí thời đế quốc la mã, xứ này đã giàu có nhất đế chế la mã, có nhiều vị hoàng đế như Trajan, Hadrian,…


Như người ta hay nói ai giàu ba họ ai khó ba đời, có thịnh thì lại có suy.

Ngày nay Tây Ban Nha có độ trên 47 triệu người, GDP quốc gia là trên $1.2 ức và có hệ thống đường xe lửa cao tốc đứng thứ nhì trên thế giới sau Trung Cộng. Mình có đi Uzbekistan và Tây Ban Nha đã xây cho họ đường xe lửa cao tốc, rất tốt. Nếu xây cao tốc thì nên nhờ người Tây Ban Nha xây, tuy đắt hơn anh ba tàu như chất lượng bền. Mình xem video bên tàu xe lửa cao tốc của tàu có thể chạy 300 cây số nhưng vì bị tai nạn nên họ chỉ cho chạy 200 km. Tây Ban Nha có lượng du khách viếng trên 100 triệu người mỗi năm, gấp đôi dân số của xứ này, khiến dân tình chống đối vì làm giá thuê nhà gia tăng cho dân địa phương. Thấy video dân tình chửi bới du khách ở Barcelona….


Vấn nạn ngày nay là Tây Ban Nha chỉ có 10% dân số sinh sống trên 70% diện tích của quốc gia. Nếu nhìn ban đêm thì chỉ thấy các vùng cạnh Barcelona, Madrid,… mấy thành phố lớn là có ánh đèn sáng còn ngoài ra thì mù mịt như hình ảnh Nam Hàn và Bắc Hàn.


Người Tây Ban Nha gọi hiện tượng dân số ngày nay là Espanovacia, tạm dịch là Tây Ban Nha trống không. Ở vùng quê, tỷ lệ dân số với đất đai ít hơn cả các nước Bắc Âu hay tiểu bang Kansas. Có lần thiên hạ gọi mình kêu bán cái tiệm 1 Dollar ở Kansas. Mình xem thành phố chỉ có gần 2,000 người dân nên khỏi cần đi xem cũng từ chối.


Vấn nạn này không gây ra bởi thiên tai mà bởi các kế hoạch phát triển của chính phủ xứ này từ 60 năm qua. Nhà ở quê giá bán rẻ như bèo. Tương tự ở Ý Đại Lợi, nghe nói có nhiều làng bán nhà với giá 1 Euro với điều kiện phải sửa chửa chi đó đến mấy trăm ngàn. Ai ở Việt Nam muốn qua Âu châu, chỉ cần mua nhà 1 Euro rồi bỏ tiền sửa, có giấy tờ hạ cánh an toàn.


Lấy thí dụ vùng Selta Burga, có diện tích bằng tiểu bang Virginia có 1.8 triệu dân cư thì vùng này chỉ có gần 500,000 dân cư. Hay 8 dân cư cho mỗi cây số vuông.


Phải nói về địa lý của Tây Ban Nha, có rất nhiều đồi núi như Thuỵ Sĩ và Áo quốc. Nhưng đồi núi của Tây Ban Nha ngoài phía Bắc ngay biên giới Pháp quốc, thì đồi núi ở xứ này cắt ngang xứ này nên gây trở ngại cho việc lưu thông.

Thủ đô Madrid nằm ở giữa, thấy địa hình phía Bắc là dãy núi Pyrénées rồi vòng vòng có thêm nhiều dãy núi


Tò mò mình kiếm thêm tài liệu thì được biết mấy vùng bị gần như bị bỏ hoang ngày nay, bao nhiêu thế kỷ qua là vùng nông nghiệp. Các vùng này chỉ có độ 50 người dân cư thì trước đây nuôi sống cả mấy trăm gia đình. Sự thay đổi không phải tự nhiên mà do chính sách hoạch định của chính phủ.

Valle de los caidos gần Madrid, ddai tưởng niệm liệt sĩ bên thắng cuộc còn bên thua cuộc chả được gì cả. Sau gần một thế kỷ con cháu cũng chả được nhắc đến

Khi mình đi viếng Tây Ban Nha nĂm 1978 khắp xứ này trong vòng 3 tháng hè thì nhận thấy hệ quả của cuộc nội chiến, chấm dứt từ năm 1939 vẫn tồn tại và gây nhiều ảnh hưởng. Sau cuộc chiến thì ông Francisco Franco thành lập một chính quyền phát xít gần 40 năm. Phát triển theo kiểu bế môn toả cảng. Không tham gia Liên Hiệp Quốc. Kiểu tự cấm vận vì sợ ảnh hưởng của cộng sản đang hoành hành ở Âu châu. Thanh lọc các tàn dư của phe thua cuộc. Khi mình sang pháp năm 1974, 25% cử tri pháp bầu cho Đảng cộng sẩn và 35% cử tri Ý Đại Lợi bầu cho Đảng cộng sản. Trước khi mình rời Âu châu thì người dân Tây Ban Nha bầu cho Đảng xã hội khiến quân đội chiếm đóng quốc hội đến khi ông vua Juan Carlos lên đài truyền hình ra lệnh binh lính trở về doanh trại mới cứu vãn được nền dân chủ mới được thành lập sau khi El Gaudillo qua đời. Sau này người ta khui ông vua Carlos này đủ trò, tham những này nọ. 


Cũng phải giải thích là xứ này có nhiều vùng thời mình ở Âu châu, đòi tự trị. Lâu lâu thấy bom nổ đủ trò như ở vùng Basque, Catalunya,… nói chuyện với người dân thì bên thua cuộc chã được gì cả. Đất nước xem như thuộc bên thắng cuộc. Bên thua cuộc không được tham gia hay làm chức lớn gì cả. Mình có ghé Valle de Los Caidos, nơi họ làm đài tưởng niệm những người chết vì cộng sản còn phe theo cộng sản thì ở tù sau được thả rồi sống lây lấy qua ngày. Mình có xem một phim tả cảnh anh chàng theo cộng sản trốn trong nhà vợ nuôi mấy chục năm. Vì sợ ra đường là dân phát xít xơi tái. 


Mình về trường, thiết kế một đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở Mũi Cà Mau qua đồ ăn tự do. 


Đến năm 1959, ông Franco mà họ gọi El Gaudillo mới đột phá tư duy, phải kỹ nghệ hoá đất nước, phải đổi mới, không ăn mừng trên chiến thắng phe thua cuộc Hoài . Họ tập trung vào những nơi để phát triển. Ngoại quốc bắt đầu nhảy vào đầu tư. Năm 1949, Tây Ban Nha chỉ có 49,000 chiếc xe hơi, đến giữa thập niên 1960, số này lên đến hơn 1 triệu. Những năm này, Tây Ban Nha được xem là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới cùng với Nhật Bản.


Các hạ tầng cơ sở được xây dựng, tập trung vào các thành phố lớn. Chính sách kinh tế tập trung khiến dân cư ở vùng quê chạy ra thành phố kiếm công ăn việc làm và có đời sống tốt hơn ở làng quê. 


Thống kê cho thấy sau 20 năm thì dân cư ở thôn quê giảm từ 43% xuống 27%. Nhiều làng quê mất giới trẻ có sức lao động , chỉ để lại người già và con nít. Vụ này mình thấy tương tự như ở Trung Cộng, khi Đặng Tiểu Bình kêu gọi phát triển. Có anh bạn gốc Chợ Lớn kể về quê cha để tiếp tục cơ sở trồng trà của gia đình từ mấy đời. Kiếm không ra người làm vì trai tráng đều ra thành phố lớn kiếm việc làm vì vui, chớ ở quê thì Chán Mớ Đời . 


Hay về quê mình thấy dân trong làng đi vào nam lập nghiệp khá đông hay lao động nước ngoài. Ở quê còn mấy chú họ hưu trí. Nay quê mình được sát nhập vào Hà Nội nên giới trẻ đi làm ở trung tâm Hà Nội tối về làng ở. Nếu không chắc bỏ nhau Đi hết. 


Nhớ khi xưa, mình viếng vùng Munster, Alsace, có quen 2 cô đầm. Sau này trở lại thăm, trước khi đi Anh quốc thì thấy hai cô đều cặp Bồ với hai ông Tây đen vì trai trong làng ra Paris, Strasbourg kiếm việc làm. Còn mấy ông Tây đen làm trong hãng xưởng ở Mulhouse, cuối tuần chạy lại thành phố có fromage nổi tiếng tán gái nhờ tình trạng trai thiếu gái thừa. Mấy chục năm nay không liên lạc nay chắc lấy chồng phi châu hết. 


Sự việc gây ra hậu quả trầm trọng đến ngày nay. Họ để lại người già, không có nhân công để làm kinh tế vùng quê trong làng hoạt động, học sinh không có trường lớp. Y sĩ, nha sĩ không ai về quê mở phòng mạch. .. đưa đến tình trạng giảm dân số đến ngày nay.


Ngoài ra còn môi trường không được canh tác hay rừng không được người nông dân chăm sóc, dọn dẹp nên gây nhiều hỏa hoạn cháy rừng mà cách đây mấy năm nghe đến. 


Khi một làng mất số lượng thanh niên, không những mất dân số của làng mà còn mất luôn cả tương lai. Các người lớn tuổi ở lại, không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế, bắt đầu đóng cửa rồi đến các trường học. Học sinh phải đi xa để tiếp tục học khiến cuộc sống ở làng không thể đáp ứng được với cuộc sống hiện đại của người dân. Rồi đến ông làm bánh mì về hưu, không có ai truyền nghề lại. Kết quả ngày nay 5,000 trên 8,131 đô thị, chưa có đến 1,000 dân cư. Độ trên 1,400 được xem là có nguy cơ biến mất vì dân số dưới 100 tuổi và không có sinh sản gì cả. Các nơi này sẽ biến mất sự sống dù đã được thành lập từ thời trung cổ. Xem các thống kê thì các ngôi làng này mất dân cư rất nhiều vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Khi chính quyền bắt đầu hoạch định chương trình phát triển kỹ nghệ hóa Tây Ban Nha. 


Nếu du lịch xứ này chúng ta sẽ thấy hệ thống hạ tầng cơ sở rất tối Tân, hệ thống xe lửa cao tốc 300 cây số chỉ thua Trung Cộng. Thủ đô Madrid được xem là trung tâm kỹ nghệ chính của Âu châu với hệ thống fiber optic và 5G có thể sánh với  thế giới. Nhưng nếu lái xe đi ra ngoài mấy thành phố lớn thì người dân chả có gì cả. Có những vùng xe lửa cũ kỷ vẫn được sử dụng, xe chạy độ 30 cây số một giờ. Dân xứ này nổi điên khi thấy trên mạng xã hội quay cảnh xe máy cày chạy nhanh hơn xe lửa miền quê. Hệ quả của sự phát triển tập trung trung ương. 


Nghe nói Việt Nam Dạo này sát nhập các tỉnh thành lại với nhau. Xem như tập trung lại thì nguy cơ có thể có nhiều hệ quả khó lường trước. Chính quyền ở ngay Đà Lạt mà đã phá banh ta lông xứ mộng mơ một thời. Nay chính quyền dời về Khánh Hoà thì lại càng xa, ông đầu tỉnh năm lên viếng vài lần là ngọng thêm. 


Họ đưa ra thí dụ một làng của ông Jose. Vào những năm 1950, khi ông ta còn trẻ ngôi làng này có 800 dân cư, 5 quán bar, hai tiệm bán bánh mì, 3 tiệm bán thực phẩm thậm chỉ có rạp chiếu bóng cho dân xem vào ngày chủ Nhật . Này Ông ta 67 tuổi hưu trí cũng như các người khác trong làng. Ông ta cho biết đứa bé cuối cùng được sinh ra trong làng cách đây 12 năm. Và gia đình này đã dọn đến thành phố lớn. Trong làng không có bác sĩ, tiệm tạp hóa chợ, không trường học. Mỗi tuần hai lần có một ông bán dạo , lái xe qua làng bán những đồ cần thiết cho dân sống sót. Mình có xem một phim kể một ông người Ý Đại Lợi tậu chiếc xe để chở sách làm thư viện di động chạy làng này qua làng khác trong tuần để cho mượn. Sách cả người già không có Internet ở quê. 


Họ tính ra trong các làng 140 người nam chỉ có 100 người nữ. Lý do phụ nữ chạy ra thành phố để làm việc đeo đuổi nghề nghiệp của họ. Biến các cùng làng quê toàn là đàn ông. Mình có viếng Madrid năm 1978, nay nghe nói thủ đô này nhiều đồng tính lắm. Chắc vì lý do này. Kiếm không được phụ nữ thì đành theo đàn ông. 


Kỹ nghệ hóa canh nông đã khiến các máy cày thay thế các nông dân khi xưa thường di chuyển từ làng này qua làng kia để làm việc theo mùa. Nên canh nông phát triển và rẻ so với mấy nước Âu châu phía Bắc. Nhớ khi xưa ở Âu châu hay thấy rau quả từ Tây Ban Nha rẻ. 


Năm 1986 khi Tây Ban Nha gia nhập cộng Đồng Âu châu, phân phối mỗi nước canh tác đại trà khác với cách thức canh tác của các nông trại nhỏ từ bao thế hệ. Trợ cấp từ Âu châu đến các công ty lớn còn mấy địa chủ nhỏ thì ngọng kiểu ở Hoa Kỳ. Các công ty thực phẩm lớn vớt hết các trợ cấp của chính phủ. Bao nhiêu ngành công nghiệp của kinh tế đều tập trung ở các thành phố. Dần dần miền quê của Tây Ban Nha không còn sự đóng góp vào nền kinh tế Âu châu. 


Thêm Tây Ban Nha áp dụng chiến dịch sử dụng năng lượng xanh nên quạt gió được dàn dựng khắp nơi. Tháng 4 vừa rồi Tây Ban Nha bị cúp điện nên thiên hạ bò ra đường sinh hoạt nhảy múa nấu ăn ngoài đường. 


Du lịch đem lợi nhuận vào mùa hè nhưng cũng chỉ có các thành phố lớn là hưởng lợi. Sự toàn cầu hóa hay Âu châu hóa đã bỏ rơi các vùng quê Tây Ban Nha khiến người dân phản kháng. Nghe nói đâu có trên 100,000 người biểu tình đòi chính phủ đếm xỉa đến họ. Có phòng trào gồm 120 diễn đàn tổ chức mang tên Revua da Espagna Vasiada lên tiếng đòi can thiệp việc suy giảm dân số ở vùng quê đã giúp chính phủ thành lập thêm một bộ để nghiên cứu việc này. Lại thêm hành Chánh trung ương. 


COVID 19 xảy ra. Dân tình chạy về quê tránh nạn và cảm thấy đời sống ở đây thích hợp hơn nếu có hạ tầng cơ sở như Internet. Tây Ban Nha thấy sự phát triển về Internet từ 6% năm 2015 lên đến 79% năm 2023. Hy vọng sẽ giúp dân tình trở lại quê xưa sinh sống. Học thì có Internet qua mạng. 


Nhiều làng mạc lợi dụng sự việc và kêu gọi người dân thành phố trở lại miền quê như cho nhà không, giảm thuế này nọ. Các gia đình trẻ tìm thấy nhà cửa rẻ hơn thành phố và rộng lớn hơn nhưng có lẻ đã quá trễ để lật ngược tình thế dân số của Tây Ban Nha. 


Về cử tri thì các cùng quê tính ra có đến 4 lần nhiều hơn dân thành phố. Vấn đề toàn là người già nên họ chỉ chú tâm kiếm phiếu với các luật về hưu trí để mị dân. Ngày nay tỷ lệ sinh sản của người Tây Ban Nha cũng giảm nhiều nghe 1.14 trong khi họ cần đến tỷ lệ 2.1 để cân bằng dân số. Có lẻ vì vậy họ khuyến khích di dân. Có anh kia quen, đầu tư vào Hoa Kỳ theo chương tình EB5, có thẻ xanh nhưng cuối cùng chương trình đầu tư nghe nói bị lừa, luật sư ăn hết không thành công nên chưa vào quốc tịch Hoa Kỳ được nên phải chạy qua Tây Ban Nha mua nhà, có giấy tờ ngay và sau 5 năm thì vào quốc tịch.


Ví dụ sự phát triển của Tây Ban Nha có thể giúp các nước trên thế giới học bài học về phát triển. Phải để ý đến sự phát triển các vùng xa, miền quê. Lý do là vùng quê, miền xa là nơi còn tồn tại văn hoá ngàn năm của dân tộc, bỏ hết thì chúng ta sẽ mất bản thể của chúng ta và sẽ bị tha hoá, khủng hoảng căn cước một đời. Chưa nói đến thế hệ con cháu mình.


Mình viếng 3 xưa Trung Á vừa qua, thấy họ đang phát triển nhanh sau khi dành độc lập từ khi liên Xô tan rã. Thay vì uống trà, nay thiên hạ uống CoCa cola nhiều hơn. Từ từ họ sẽ bị toàn cầu hóa và mất đi bản sắc của họ. Hay xem Trung Cộng ngày nay, các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy họ mất hoàn toàn bản thể của cha ông khi ra thành thị rồi nay kinh tế te tua, chỉ biết ra đường ngủ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắn sơn tử

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét