Hội thoại truyền hình “Có nên chuyển tài sản cho con cháu”

 Tuần rồi, trong buổi hội thoại trên đài truyền hình Little Sàigòn, mình có kể chuyện về vấn đề “có nên chuyển giao tài sản cho con cháu bây giờ”. Sau đây là 2 cái Clips:


https://youtu.be/f8FrWZbbW7g  


https://youtu.be/zBDQqDZn49w


Hôm trước, vợ chồng hàng xóm mời ăn cơm cùng với một cặp khác. Mọi lần họp mặt thì có nhiều bạn bè nhưng từ ngày Cô Vi viếng thăm thì chỉ mời hai cặp cho nó lành. Hôm sinh nhật mình, có ba cặp đến ăn bánh sinh Nhật. Không dám mời nhiều.

 

Gặp nhau thì nói chuyện về con cái, tiền bạn của mình có nên cho con biết hay không. Mình kể về một ông thuê nhà, kể là đi đoàn tụ gia đình, bán nhà cửa ở Việt Nam, đem sang Mỹ được trên $500,000 cách đây 20 năm, mua được căn nhà ở Huntington Beach bằng tiền mặt, để con gái đứng tên căn nhà, còn vợ chồng ông ta ăn tiền trợ cấp.

 

Một ngày đẹp trời, con gái nói phải dọn ra khỏi nhà. Lý do là cô ta thua bài ở Las Vegas với chồng nên tái tài trợ lại căn nhà để gỡ, rồi đứt chếnh luôn, nay ngân hàng tịch thâu. Bà vợ rầu quá nên chết sớm. Nay ông ta phải mướn cái ga ra để ở với người tình sau. Tham cái này thì mất cái kia. Ông ta chỉ mình day huyệt. Nghe nói khi xưa thầy thuốc nổi tiếng ở Quy Nhơn.

 

Mình kể có ông Mễ nghe lời ai, chuyển sổ đỏ cho thằng con để ăn trợ cấp. Đùng một cái thằng con lăn đùng ra chết, căn nhà được con dâu rao bán nhưng ông ta không cho vào xem. Đuổi cũng không được. Cuối cùng bà con dâu nhờ một tên địa ốc, hỏi mình có muốn mua hay không. Mình mua với giá 1/3 giá thị trường, rồi đến gõ cửa, kêu là chủ mới rồi thương lượng cho ông bố mướn nhà ở đó tới khi chết. Cái vui là biết tiếng Mễ cũng có lợi khi đi mua nhà. Xong om

 

Mấy người bạn kể là có người quen, chuyển tên căn nhà cho con gái xong thì già yếu nên đi lại, cần cái xe đẩy để đi (walker). Thằng con rể kêu trầy sàn nhà, thêm không cho người đến thăm vì nhà của hắn. Năm năm sau, khi đủ ngày tháng chuyển gia tài sản chúng cho vào viện dưỡng lão để khỏi chăm sóc. Ký tên chuyển tài sản của mình qua con cái như ký bản tự vô sản mình về tài Chánh. Xong om

 

Ông Mỹ dạy nghề mua nhà cho mình kể, ông ta tiện tặn bao nhiêu năm để gầy dựng một tài sản. Về già, mua một chiếc xe Lexus chạy cho sướng, tránh bị xe hư dọc đường. Mấy đứa con kêu ba già rồi còn mua sắm chi cho tốn tiền. Chúng nghĩ là tôi đang xài tiền kế thừa của chúng.

 

Có bà hàng xóm người Việt quen khi đi bộ mỗi ngày, bán cái nhà để dọn về một căn hộ nhỏ hơn gần đây. Thằng con rể xin tiền để làm ăn, bà ta không cho, kêu là tiền hưu của mẹ. Thế là thằng rể không cho thăm cháu ngoại. Hôm trước đi bộ, gặp nghe bà ta kể là con gái có đến thăm, chắc có cho chút chút tiền.

 

Câu chuyện nói về một chị bạn, nuôi mẹ già trong khi mấy người anh người chị không muốn quản lý. Ông bố trên 90 tuổi ở viện dưỡng lão, nay vào ra phòng cấp cứu như đi ăn phở nên tính đem bố về nuôi luôn. Mấy người anh và chị trách móc chị bạn dù không chăm sóc bố mẹ. Những người không chăm sóc hằng ngày bố mẹ, thích nói và chỉ trích, để tạo cảm giác là mình có Hiếu. Thật ra ai cũng có Hiếu nhưng ít ai muốn đem bố mẹ về nuôi. Thường con gái chịu khó lo lắng cho bố mẹ còn con trai thì Chán Mớ Đời.

 

Người Việt mình hay bòn từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc để dành cho con nhưng về già, con cháu bận rộn công việc, thêm phải lên mạng xeo-phì mấy tiếng đồng hồ nên không có thì giờ thăm hỏi hay viếng mình. 

 

Họ khuyên đừng bao giờ bán nhà mình để giúp con mua nhà rồi dọn vào ở chung với chúng. Chúng đứng tên, lỡ cãi nhau, ra toà là bay vốn mình và biến thành người vô sản, không cần cộng sản cưỡng chế. Người tính không bằng trời tính. Cứ nghĩ là nhà cửa của mình thì trước sau cũng thuộc về chúng nên sang tên để lãnh trợ cấp là mệt vì mình không biết chết khi nào mà con cháu mình thì còn trẻ, có thể thay đổi cuộc sống.

 

Dạo này, mình nghiên cứu các chương trình sau bầu cử của hai ứng cử viên tổng thống qua trang nhà của họ. Đa số chúng ta bầu cho người mình thích thay vì bầu cho chương trình của họ. Mình bảo đảm là 99% cử tri Hoa Kỳ, không có đọc các chương trình kinh tế, y tế,.. của các ứng cử viên nên mới chửi nhau loạn cào cào. Nếu họ đọc thì chắc sẽ suy nghĩ kỹ trước khi lên mạng chửi bới nhau.

 

Trong tương lai, chúng ta sẽ có vấn đề về tài chánh. Con cháu chúng ta sẽ đóng thuế mệt thở. Chính phủ sẽ cho lạm phát để xù nợ. Tiền bạc của chúng ta sẽ mất giá. Do đó chúng ta cần đầu tư vào những gì có thể giữ giá như bất động sản, hay vàng bạc, platinum,….

 

Nhà cửa không nên chuyển tên cho con cháu. Cứ chuyển vào living trust và kêu luật sư ghi thêm câu là “dự định sẽ trở về căn nhà” thì sẽ không bị bắt buộc bán căn nhà, xài hết tiền mình rồi mới được vào viện dưỡng lão. Trên thực tế, vào viện dưỡng lão thì xem như trời sắp gọi mình đi. Cho nên cứ xài thả dàn khi đau yếu, để lại cho con thì chúng cải nhau, anh em không nhìn mặt nhau. Được tiền rồi thì vợ chồng bỏ nhau chia tiền,… đủ trò.


Vào viện dưỡng lão tốn $5,000/ tháng trong khi ở nhà, chỉ cần mượn 2 cô trẻ gốc Phi, sống 24 tiếng tại nhà chỉ trả có $1,500/ tháng mà được chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

 

Mình tính không bằng trời tính nên cứ để cuộc đời trôi tự nhiên theo dòng nước. Xong om.

 

Nhs

 


Từ thiện vì tham vọng cá nhân hay vì thuế

  

 

Khi nhà thờ Notre Dame de Paris bị cháy thì có nhiều tỷ Phú, lên tiếng tặng cả 100 triệu để sửa chửa lại nhà thờ. Người ta ước tính là 100 triệu Đôla của nhà tỷ phú tương đương với 800 đôla của một người Mỹ trung lưu.

 

Chúng ta thường thấy các tỷ phú ở tây phương cho tiền hay thành lập các Foundation như vợ chồng ông chủ Facebook. Thật ra là họ chuyển tiền để tránh thuế và truyền cho các đời sau. Mình có đọc một cuốn sách viết bởi một luật sư, chuyên giúp các gia đình giàu có, tránh bị đóng thuế tài sản khi qua đời và truyền đến các đời sau như gia đình Kennedy, Rothchilds,.... Rảnh sẽ kể sau.

 

Từ thiện, mới nghe thì nghĩ là tiền của người giàu được chuyển sang hay giúp người nghèo. Ở Hoa Kỳ thì khác vì theo thống kê 20% tiền của người giàu cho từ thiện đến tay người nghèo còn ngoài ra là để cho nghệ-thuật, thể thao và các hoạt động văn hoá, giáo dục hay y tế.

 

Khởi đầu, ai nấy đều nghĩ các tài phiệt có tâm, lòng thương người nên cho tiền nhưng trên thực tế chúng ta cần phải xét lại vấn đề này vì thấy vậy nhưng không phải vậy.

 

Năm 2019, các số tiền tặng cho khoa giáo dục đều vào tay các đại học danh tiếng, nơi các tài phiệt hay con cháu họ tốt nghiệp. Tại Anh Quốc, trong vòng 10 năm qua, trên 2/3 số tiền đóng góp từ thiện của triệu-phú là 4.79 tỷ bản anh, đều cho đại học, phân nữa dành cho hai trường đại học nổi tiếng Oxford và Cambridge.

 

Khi người giàu Anh Quốc cho tiền các đại học nơi họ tốt nghiệp hay con cháu học thay vì cho sinh viên nghèo. Trong cùng thời gian người giàu có ở Anh Quốc cho nghệ thuật trên 1.04 tỷ bản anh và 222 triệu bản anh cho các chương trình giúp đỡ người nghèo.

 

Chính phủ muốn bỏ chương trình thực phẩm cho người nghèo khiến cầu thủ của Manchester United Rashford, phải viết thư cho thủ tướng, yêu cầu tiếp tục chương trình mà gia đình anh ta đã hưởng, giúp họ thoát nghèo.

 

Từ thiện khiến nguời ta liên tưởng là giúp đỡ người nghèo nhưng trên thực tế, từ thiện thường được xem là dụng cụ của kẻ giàu có hơn và không ai nêu câu hỏi về vấn đề này.

 

Trong 20 năm qua, từ thiện quốc tế gia tăng rất nhiều. Có trên 160,000 tổ chức từ thiện ra đời và kiểm soát trên 1,500 tỷ đô la (1.5 ức). Người Mỹ cho nhiều nhất sau đó là đến người Anh Quốc. Gates Foundation cho trên 5 tỷ mỹ kim năm 2018. Gần đây, người ta hiểu tại sao ông Gates lại muốn chủng ngừa cho tất cả mọi người trên thế giới vì ông ta có rất nhiều cổ phần trong các công ty dược phẩm.

 

Vấn đề là từ thiện có thể gây ảnh hưởng và giảm giá trị dân chủ của mọi xã hội. Từ thiện của vợ chồng Bill Gates đã đem lại nhiều điều tốt đẹp cho thế giới. Họ đã cho tiền để nghiên cứu về bệnh sốt rét và bệnh đậu mùa, giúp trên 2.5 tỷ trẻ em trên thế giới được chích ngừa, khiến các bệnh này gần như bị giảm 99.9% trên thế giới. Từ năm 2000, Gates Foundation đã cho tổng cộng 45 tỷ mỹ kim và cứu mấy triệu người. 

 

Vấn đề là ông Bill Gates có thể quan tâm đến những gì mà dân địa phương không cần. Điển hình là bệnh đậu mùa, có thể không phải người dân ở một thành phố nào đó ở Hoa Kỳ cần. Tương tự ông ta có cho tiền Khan Academy để dạy học sinh trên mạng, hay phòng lớp quá chật khiến chính quyền địa phương phải bỏ tiền lo mấy vấn đề này mà bỏ các chương trình cần thiết cho địa phương hơn.

 

Có những nhà từ thiện khác thì cho tiền để giúp cho mục đích Chính trị của họ như ông Charles Koch hay George Soros đã cho tiền hơn 10 tỷ mỹ kim để gây ảnh hưởng ttong nền chính trị Hoa Kỳ hay thế giới. Điển hình tỷ Phú Mercer đã bỏ tiền để giúp ông Trump đắc cử năm 2016.

 

Ông Peter Kramer, tỷ phú người đức đã chi tiêu tiền bạc của mình để giúp các người đắc cử. Thay vì để người dân chọn lựa đại biểu của họ, ngày nay chính các tên nhà giàu quyết định sứ mệnh của người dân địa phương hay một nước.

 

Tổ chức Global Policy Forum, kêu gọi các chính phủ hay tổ chức quốc tế, trước khi nhận tiền từ các tài phiệt, họ cần xem xét cho kỷ sự gia tăng ảnh hưởng của các cơ quan từ thiện này nhất là Bill and  Melinda Foundation.

 

Các cơ quan từ thiện phản dân chủ như hai anh em tỷ phú Charles và David Koch hay ông Art Pope sử dụng tiền của mình để kêu gọi người Mỹ phải trình căn cước khi đi bầu, cản trở 10% cử tri nghèo, không tiền mua xe hơi để có thẻ căn cước…. Đồng ý, các người di dân lậu có thể lợi dụng để đi bầu nhưng ít lắm.

 

Tương tự tỷ Phú George Soros bỏ tiền ra để thay đổi các chương trình xã hội mà cánh hữu lên tiếng chỉ trích, kêu ông ta muốn biến Hoa Kỳ thành một xã hội chủ nghĩa. Ông Tom Seyer cho tiền để khuyến khích giới trẻ bầu cho các chương trình thời tiết thay đổi. Tỷ Phú Craig Newmark cho tiền để đánh phá các fake News. Giới giàu có ngày nay, muốn sử dụng tiền của mình để gây ảnh hưởng, để lại một “legacy” cho hậu thế.

 

Vấn đề khi một tài phiệt cho tiền từ thiện để thành lập một chương trình gì hợp với quan điểm chính trị của chúng ta thì chúng ta hoan hô hay ngược lại khi ai đó bỏ tiền để thành lập các chương trình đối kháng quan điểm chính trị thì chúng lên tiếng chỉ trích, chửi bới.

 

Mình thấy nhiều người gốc việt lên tiếng chỉ trích các người ăn trợ cấp mà chính họ đã từng kinh qua khi mới đến Hoa Kỳ. Thực tế có nhiều người ăn gian, ăn bám vào trợ cấp nhưng đa số là khi đã quen nước quen cái thì họ từ bỏ để đi lên, không ai muốn cả đời đi ăn xin trợ cấp, bị cán bộ xã hội nhục mạ.

 

Các nhà từ thiện cho tiền, thật ra không phải hoàn toàn tiền của họ. Đa số các chính phủ tây phương có những chương trình thuế vụ, khuyến khích người dân cho tiền từ thiện. Ở Anh Quốc, năm 2019, một người dân có lợi tức trên 50,000 bản anh, đóng 20% tiền thuế. Ai làm được từ 50,000 -150,000 bản anh thì đóng thuế 40% và trên 150,000 thì đóng 45% thuế.

 

Mình xem thuế của ông Joe Biden, khi làm phó tổng thống, tặng từ thiện $1,500/ năm, ít hơn là vợ mình dù lương không bằng.

 

Nhưng tiền cho từ thiện là không phải đóng thuế, được trừ thuế. Tiền cho từ thiện 100 bản anh, dân làm dưới 50,000 chỉ đóng có 80 bản anh, còn chính phủ trả 20 bản anh (thuế họ đóng 20%). Nếu người làm tiền nhiều chỉ trả có 55 bản anh (thuế họ đóng 45% = chính phủ đóng 45 bản ảnh) . Do đó tiền mà người giàu có cho từ thiện là do người nghèo đóng (45%) nhưng lại không được nhận gì cả từ các cơ quan từ thiện cuar mấy tay tài phiệt. (Chính phủ đâu có tiền mà đóng). Một tỷ-phú kêu sẽ ủng hộ 100 triệu euro để trùng tu lại vương cung thánh đường Paris thì xem như người dân Pháp quốc đóng 45 tỷ còn gia đình tỷ phú chỉ đóng có 55 tỷ.

 

Theo thống kê thì năm 2012, chính phủ Anh Quốc đã bớt thuế cho các nhà giàu cho tiền từ thiện lên đến 3.64 tỷ bản anh. Luật khấu trừ thuế từ thiện được ban hành năm 1799, bắt nguồn từ luật Charitable Uses Act từ năm 1601. Hoa Kỳ sau khi dành độc lập vẫn sử dụng luật của hoàng gia Anh Quốc.


Có lẻ nhờ đạo luật từ thế kỷ 17 mà Anh Quốc và người Mỹ cho tiền từ thiện nhiều nhất thế giới.

 

Có một nghiên cứu năm 2013, cho biết 1% người giàu có nhất Hoa Kỳ, được xem là thiên hữu. Nhiều tên tài phiệt muốn cắt an sinh xã hội, và y tế. Họ muốn bỏ lương căn bản tối thiểu và chính phủ không can thiệp vào các công ty dược phẩm, Wall Street,…

 

Do đó có nhiều chuyên gia lo sợ về ảnh hưởng của các cơ quan từ thiện tư nhân, toàn quyền quyết định, có thể phá huỷ nền dân chủ. Khi họ sử dụng tiền của họ để lũng đoạn nền chính trị Hoa Kỳ hay âu châu. Chính phủ có nên cho các nhà từ thiện khấu trừ thuế hay không. Nếu họ có lòng thương người thì cứ lấy tiền đã đóng cho người nghèo,..

 

Giáo sư Fran Quigley, một luật sư về nhân quyền của đại học Indiana, cho rằng các vụ khấu trừ thuế cho từ thiện cần được dẹp bỏ. Ai muốn cho thì cho nhưng không được khấu trừ thuế, để chính phủ có thể sử dụng tiền đóng thuế để lo cho các chương trình phúc lợi cần thiết hơn.

 

Qua lịch sử thì năm 1863, ông William Gladstone đã tìm cách bãi bỏ khấu trừ từ thiện tại Anh Quốc hay năm 2012, ông George Osborne cũng tìm cách huỷ bỏ hay ông Obama đều bị báo chí chửi bới, đã kích.

 

Ông Robert Reich, cựu bộ trưởng lao động thời ông Clinton, nay là giám đốc Center on Philanthropy and Civil Society của đại học Stanford cho rằng; từ thiện là “a form of power that is largely unaccountable, un-transparent, donor-directed, protected in perpetuity and lavishly tax advantaged”. Bạn của ông là vợ chồng Clinton, sử dụng Foundation để quyên tiền trên 2 tỷ. Cả hai đều là nhận học bổng Rhodes, cùng năm, đi chung chuyến tàu sang Anh Quốc.

 

Có một số nhà từ thiện như Warren Buffett, Bill Gates lên tiếng rằng họ đóng thuế ít hơn thư ký của họ, và sẵn sàng đóng thêm. Do đó họ nên đóng thuế cao, còn muốn thì cho thêm tiền riêng, đóng góp vào từ thiện để giúp các chương trình từ thiện xã hội.

 

Có ông Julian Richard ở Anh Quốc, cho 60% gia tài của ông ta 9 tỷ bản anh, vào quỹ nhân viên vào năm 2019. Lý do là nhân viên trung thành với ông ta suốt 40 năm qua. Ở Cali, có dạo mấy ông thành lập công ty Kingston, khi bán công ty. Họ đã chia tiền lời cho nhân viên, giúp một số mua được nhà dù là nhân công thường, ráp nối. Mình biết một chị làm công ăn lương thường nhưng được nhận số tiền đó nên mua được căn nhà mà chị ta ít học, không bao giờ Mơ ước được.

 

Ông Andrew Carnegie, thường được xem là giàu có nhất Hoa Kỳ một thời. Sau này ông ta dùng hết tài sản của mình để xây trên 3,000 thư viện tại Hoa Kỳ, các hý viện,…nhưng thiên hạ lại chỉ trích ông ta, làm giàu trên xương máu của nhân công trong các trung tâm luyện sắt của mình. Ông ta như hối cải về tội lỗi của mình nên bỏ tiền ra để cho từ thiện. Kiểu giác ngộ về tội ác của mình, nay muốn chuộc lại lỗi lầm.

 

Nếu phải đóng thuế trên số tiền cho từ thiện thì có lẻ số người giàu cho từ thiện sẽ giảm rất nhiều. Với luật lệ thuế vụ hiện thời thì thay vì đóng thuế thì người ta cho từ thiện, giúp giảm số tiền thuế của họ.

 

Về già, ai có tài sản nhiều thì thường dựng tạo các quỹ từ thiện để con cháu họ được thừa hưởng từ đời này sang đời nọ như các gia đình Kennedy, Roosevelt, Rockefeller, Bush nay là đến Gates, Zuckenberg,…

 


Bỏ tiền vào quỹ của Foundation như vợ chồng Clinton,… được thiên hạ cho tiền lên đến 2 tỷ đôla, không phải đóng thuế đời này qua đời nọ. Cho nên chúng ta không nên ca ngợi các nhà từ thiện vì tiền của người nghèo được họ sử dụng vào các mục đích của họ, có thể phá huỷ nền dân chủ, tự do mà chúng ta tìm kiếm.

 

Chán Mớ Đời

Nhs

 

 

 

Tại sao Cali cháy rừng?

  

Mỗi lần đi ăn sáng với ông Larry, 84 tuổi là nghe ông ta hồ hởi phấn khởi, cứ đợi cho Biden thắng cử để làm giàu thêm. Ông ta mong Trump đắc cử lại nhưng muốn Dân Chủ lên giúp ông ta làm giàu thêm như thời Obama, ông ta mua được 5 căn nhà. Ông ta khởi đầu mua nhà khi Carter lên, rồi Clinton nên ông ta rất hồ hởi tháng 11 này vì ông ta bị trầm cảm. Có hơn $600,000, mỗi tháng để dành được $20,000, hay $240,000/ năm mà không biết làm gì cả.

Tiểu bang Cali là tiểu bang đi tiên phong, muốn trở thành tiểu bang đầu tiên, sử dụng hoàn toàn năng lượng xanh. Thoạt đầu thì thấy hay, hấp dẫn nhưng nếu xét kỷ thì tàn phá môi trường tăng gấp bội. Các công ty như GE, bảo trợ cho ông Obama lên ngôi nên được chính phủ giúp đỡ để làm năng lượng xanh nhưng rồi banh ta lông hết, GE có thể đi đến phá sản.

Điển hình công ty Solyndra ở Cali, tặng cho uỷ ban bầu cử Obama đến $500,000. Sau khi lên ngôi Obama ra lệnh chính phủ cho vay công ty này $550 triệu để rồi ông tổng giám đốc bợ $100 triệu rồi dọt, công ty này phá sản sau 18 tháng ông Obama lên ngôi.

Hôm nay, trên đường đi viếng công viên quốc-gia Zion, mình có chạy ngang khu năng lượng mặt trời Ivanpah, gần biên giới Nevada-Cali. Chỗ này họ xây mấy trăm mẫu các bảng năng lượng mặt trời, tốn mấy trăm triệu nhưng vì gắn đồ cũ với kỹ thuật lỗi thời nên chả thu thập bao nhiêu năng lượng. Họ gắn sai hướng nên năng lượng mặt trời bị phát hoả. Nghe nói sắp sửa bỏ vì tiền bảo trì quá đắt. Cái nguy hiểm là để các chính trị gia nhảy vào, ăn tiền rồi đưa cho các công ty thầu, đã cho mình tiền.

Công ty của chồng bà thượng nghị sĩ Feinstein thắng thầu để xây dựng tuyến đường xe lửa từ bắc Cali đến Nam, rồi bây giờ kêu phải đội vốn. Chồng bà Pelosi cũng trúng thầu chương trình gì rồi phải đội vốn.

Dạo này miền bắc Cali bị cháy như điên. Xét cho kỹ thì chính sách sử dụng năng lượng xanh đã đưa đến các vụ cháy rừng.

Thông thường các rừng, được nha kiểm lâm hàng năm, chặt bớt cây và đốt một số để khi bị cháy thì cứu hoả mới chạy đến cứu cấp kịp thời. Để bảo vệ môi trường, Cali ra chính sách cấm chặt  cây để bảo vệ môi trường nên khi cháy rừng thì ngọng, khó có đường để xe cứu hoả đến.

Trong phim “gods must be crazy”, có chiếu cảnh bị cháy rừng thì ông người bộ lạc phi châu, lấy lửa đốt cỏ thành một vòng tròn, rồi kêu mọi người tụ tập trong cái vòng tròn. Khi lửa rừng bén đến cái vòng tròn thì tắt vì không còn cỏ hay cây để cháy tiếp.

Hôm kia, mình đi bộ với đồng chí gái ở một công viện gần nhà. Cây bị các cây lớn che ánh nắng mặt trời nên chết nhưng họ không chặt, cưa bỏ đi. Khi gặp lửa là biến thành biển lửa liền. Trong vườn mình, các nhánh hay cành cây bị khô vì thiếu ánh sáng mặt trời, là mình phải cưa bỏ.

Họ muốn bảo vệ các sinh vật nên cấm không được xây các hồ dự trữ nước, gây nên hạn hán cho người Cali. Hàng năm tuyết tan từ trên núi đỗ về đồng bằng rồi chảy ra biển, Cali phải mua nước từ các tiểu bang khác nên nước rất đắt.

Cali hay bị cúp điện. Lý do là không đủ điện dùng cho người dân, gia tăng rất nhiều. Cali có hệ thống điện lực nhưng cũ. Thay vì tân trang lại hệ thống đã cũ trên 80 năm, tiểu bang lại dốc hết tiền bạc để tài trợ các chương trình năng lượng xanh. 

Cựu thống đốc Jerry Brown, tuyên bố Cali sẽ sử dụng hoàn toàn năng lượng xanh vào năm 2045 khiến các công ty điện lực phải dốc công và tiền bạc để thực hiện chương trình này.

Dân số gia tăng, các tên đầu tư vào địa ốc mua đất hoang ở ngoại ô để xây nhà ở gần núi rừng. 

Các vụ cháy rừng ở Cali xẩy ra từ nhiều nguyên do: sấm sét đánh, đốt lửa trại rồi không dập tắt kỹ hoặc bị phá hoại.  Nhiều nhất là do các cột điện. Năm 2018, phân nữa các vụ hoả hoạn rừng tại Cali đều do các cột điện phát hoả hay những gì liên quan đến điện lực. Hệ thống dẫn điện tại Cali quá cũ, được xây dựng từ sau đệ nhị thế chiến. Các hệ thống dẫn điện này hay bị phát nổ và tạo ra hoả hoạn.

Năm 2018, hoả hoạn đốt sạch thành phố Paradise, Trên 10,000 căn nhà bị thiêu huỷ vì hệ thống điện lực được xây cất từ năm 1921, trên 100 năm. 85 người chết. Năm 2017, hoả hoạn ở Redwood khiến 9 người chết. Công ty điện lực hiểu rõ vấn đề nhưng vì chính trị của chính quyền Cali nên họ phải dốc tiền bạc để chạy đua cuộc cách mạng năng lượng xanh.

Mình tính gắng hệ thống năng lượng mặt trời nhưng hỏi mấy tên mỹ hàng xóm thì ai nấy đều than và khuyên không nên làm. Có tên kêu làm xong còn đóng tiền nhiều hơn trước.

Năm 2918, PG&E tiêu $2.4 tỷ cho năng lượng xanh, so với năm 2017 là $1.4 tỷ mỹ kim.

Người ta cho rằng các rừng càng ngày càng dày đặt vì luật lệ không cho đốn cây và đốt bớt một số cây. Các tên đầu tư địa ốc xây thêm nhà ở gần ven rừng. Thêm hệ thống điện lực quá cũ, không được tu bổ lại đưa đến tình trạng cháy rừng.

PG&E bị phá sản vì bị thưa kiện, không có chương trình tạo dựng hệ thống điện lực. Cứ xem hệ thống năng lượng mặt trời Ipanvah, chính phủ tốn biết bao nhiêu tiền mà nay phải bỏ.

Nói như thế hệ trẻ; sử dụng năng lượng xanh sẽ bảo vệ môi trường mà giới trẻ hay thiên tả gọi là “Global Warming”. Họ khám phá ra chúng ta có thể sử dụng năng lượng thiên nhiên như gió và mặt trời.

Nói là một việc nhưng nếu họ hỏi các chuyên gia thì sẽ được trả lời. Khả năng nhiều nhất mà các proton của mặt trời có thể chuyển hoá thánh electron là 1/3 hay 33%. Hệ thống năng lượng mặt trời hoàn hảo nhất chỉ chuyển đổi được 26%. Còn hệ thống điện sử dụng gió thì khá nhất là 60% trong khi các hệ thống hiện tại chỉ thu nhập được 45% nếu quạt gió quay.

Khi Obama lên ngôi mình mua cổ phiếu của công ty GE, lên như diều, sau đó mình đọc tài liệu thì phải bán ngay và GE ngày nay chỉ còn có $6/ cổ phiếu.

Năng lượng mặt trời sẽ thiếu về mùa đông và gió thì chạy lên phía Bắc Cali hay vùng Palm Springs, mình thấy các quạt gió đâu có quạt hết, lèo tèo vài cái, khá lắm là 30%. Trong khi đó người Mỹ cần điện lực 24/24.

Công ty Tesla có xây một xưởng chế tạo bình điện lớn nhất Hoa Kỳ ở tiểu bang Nevada. Phải mất 500 năm để cơ sở này sản xuất đủ các bình điện để người Mỹ sử dụng trong một ngày. Lý do này mà năng lượng gió và mặt trời chỉ cung cấp có 3% cho năng lượng của thế giới cần, sau 20 năm bỏ biết bao nhiêu tỷ đô la.

Ngoài kinh tế ra, chúng ta lại phải nhắc lại là tai hại về môi trường gây nên, do các hệ thống thu nạp năng lượng thiên nhiên đều được xây cất bởi các vật chất không thể tái sinh được.

Điển hình; để hình thành một bình điện cho xe điện thì người ta phải đào xới trên 250 tấn đất đâu đó trên quả địa cầu này. Có thể không phải tại Hoa Kỳ nhưng đâu đó trên một nước có tài nguyên để gia công cái bình điện.

Xây dựng một trung tâm chứa điện gió 100 Megawatt, có thể cung cấp điện cho 75,000 căn hộ, cần 30,000 tấn Iron ore và 50,000 tấn xi-măng và 900 tấn nhựa cho các cánh quạt. Nếu muốn dùng năng lượng mặt trời thì cần thêm 150% tổng số trên.

Ngoài ra thế giới cần các loại tài nguyên khác như Cobalt, Lithium, Dysprosium,…và số này gia tăng lên đến 2000%. Các vật liệu này đến từ những quốc gia như Trung Cộng, đối đầu với Hoa Kỳ hay những nơi mà chúng ta đang cần bảo vệ môi trường.  Điển hình là Úc Đaị Lợi. Ai sẽ đào lên trong khi các thợ mõ đều trốn các công việc gây chết sớm này.

Thêm phần bình điện bị phế thải, sẽ làm hại môi trường vì các hệ thống năng lượng xanh chỉ có thể hoạt động là 20 năm. International Renewable Energy Agency tính vào  năm 2050, các dụng cụ cho hệ thống năng lượng mặt trời sẽ lớn gấp 2 các đồ nhựa phế thải hôm nay. Như mình đã kể, ngày nay Trung Cộng không nhận đồ phế thải của Hoa Kỳ nữa.

Ý niệm về năng lượng xanh, bảo vệ môi trường mình nghĩ rất cần nhưng chúng ta đừng có tin các chính trị gia. Những tên này đều ăn tiền của những công ty sản xuất các hệ thống năng lượng mặt trời, quạt gió mà quên đi những lợi hại khác khi sử dụng. 

Mình mua xe điện để chạy từ hơn 10 năm qua nhưng không dám làm hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà. Lý do là làm hệ thống này, mình phải trả trung bình $250/ tháng dù được khấu trừ thuế trong khi điện mình trả không tới $100/ tháng. Mình tốn $50 tiền điện để chạy xe 5,000 dậm. Không lẻ trả tiền điện năng lượng mặt trời gấp 250%.

photo from Internet 

Năm nay, miền tây Hoa Kỳ bị cháy rừng hết, từ Bắc xuống nam. Không hiểu vì cố ý hay sao đó mà tất cả 3 tiều bang này đều theo chính sách của đảng Dân Chủ. Chán Mớ Đời 

Nhs

Mạng xã-hội ngày nay

 Từ 3 năm nay, mình không xem truyền hình nữa. Lý do là các đài choảng nhau như điên nên cắt dây cáp, tiết kiệm $79/ tháng + thuế + thời gian quảng cáo. Lên mạng xã-hội lại càng loạn thêm. Bạn bè 2 phe, choảng nhau như điên trong vụ bầu cử sắp tới. 

 

Toàn cãi nhau về Fake News để làm giàu cho Twitter và Facebook. Mình Chán Mớ Đời nên không theo dõi bầu cử. Chỉ biết sẽ bầu cho bà Jo Jorgensen, ứng cử viên của đảng Libertarian. Mình chỉ vào trang nhà của 2 ứng cử viên chính để xem chương trình họ đề ra, giúp mình chuẩn bị cho sau cuộc bầu cử.

 




Chính trị Hoa Kỳ chỉ loay hoay quanh 2 đảng chính khiến người ta quên đi những đảng nhỏ khác, chỉ chiếm có 1-5% cử tri Hoa Kỳ. Trên thực tế, chính phủ mỹ do các tài phiệt dựng lên. Ta thấy những hình ảnh ông Trump, cúng tiền cho gia đình Clinton, vừa cúng tiền cho gia đình Bush, để ai lên đều nhờ vã được. Đánh cược cả hai thì sẽ không thua, chỉ có lợi nhưng phải chi gấp hai thì lấy về gấp hai.

 

Tổng thống Carter không nghe lời họ thì an ninh cho biết có cuộc âm mưu ám sát khiến ông ta hết tin vào Chúa và nghe lời đám tài phiệt ngay. Ông Reagan không nghe lời là bị bắn ngay. Sau khi lành ông ta đều làm theo những gì họ muốn để sống còn.

 

Năm 2016, một tỷ Phú mỹ đã cho tiền và mướn công ty Analytica, sử dụng kỹ-thật-toán để mớm các tin tức cho cử tri mỗi vùng, giúp ông Trump thắng cử dù bà Clinton có trên 3 triệu lá phiếu. Năm nay, chắc chắn họ sẽ dùng kỹ-thuật-toán để chiếm phiếu, ngoài ra có các tổ chức ở ngoại quốc, tìm cách kiếm tiền nên cứ bỏ video, hình ảnh giả tạo, sửa chửa lại gây chú ý để thiên hạ nhấn nút là họ được tiền. Người ta tính ra là số tin tức “xe cán chó” trên Twitter được tải, chia sẻ nhanh nhất.

 

Báo chí cho biết là máy cái App về tranh cử, giúp các Đảng biết rõ về người cử tri, để quảng cáo hay bắn những tin giả để họ truyền đi cho nhanh, bớt tiền quảng cáo cho ứng cử viên.

 

Khi xưa ở làng, người ta chỉ biết quen biết một số người trong làng, chơi, sinh hoạt với một ít người. Ngày nay, qua mạng xã-hội, người ta làm quen khắp thế-giới khiến bị áp lực nhiều hơn để được chấp nhận bởi đám đông.

 

Người ta nhận thấy tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi tại Hoa Kỳ, tự tử gấp đôi trong vòng 10 năm từ khi con nít được sử dụng điện thoại đi động vì hình ảnh của các em, được đem ra chế diễu trên mạng hay một thông tin sai lệch nào đó. Dạo thằng con học trung học đệ nhất cấp, có cô bạn chơi ban nhạc của lớp, bị thằng nào chê bai gì đó, tự tử khiến cả trường hoảng tiều. Mình phải củng cố tinh thần của nó.

 

Thêm vào đó, có chương trình “No Child Left Behind” rồi “race to the top” đã khiến rất nhiều trẻ em mỹ tự tử vì điểm xuống.

 

Chúng ta muốn được xã hội, bạn-bè, quen biết, cộng đồng chấp nhận nên chúng ta xeo-phì, chụp hình loạn-xạ, bỏ lên mạng để khẳng định vị trí của mình trong đám đông ảo rất nhiều nên cần được sự chú ý. Từ đó, các tin tức ảo, giả, tin-vịt, chưa được kiểm chứng, đều được đăng truyền rất nhanh. Ai cũng muốn mình là người đầu tiên đưa tin.

 

Chúng ta muốn khẳng định mình hiện hữu theo quan điểm “ta xeo-phì nên ta hiện hữu” nên phải chụp hình tự sướng, câu like. Đi đâu chơi, chúng ta phải chụp hình để câu like, cho dù là tấm ảnh có hình mình to tát, che hết các phong cảnh đẹp. Vài năm sau, có xem lại hình ảnh thì cũng chả biết là đã chụp mở đâu, không hiểu gì về lịch sử nơi chốn đến viếng thăm, chỉ cần xèo phì bỏ lên mạng thôi. Chỉ cần biết photoshop rồi tấm ảnh của ai chụp rồi ịn hình mình lên khỏi tốn tiền đi đến đó.

 

Cái mất dậy là Twitter hay Facebook, sử dụng Kỹ-thuật-toán để mớm từng người trong nhóm. Lúc đầu mình nghĩ ai cũng được mớm tin tức như nhau nhưng trên thực tế thì cùng một thông tin nhưng lại được mớm khác nhau. Sau này, mình xem một phim tài liệu về kỹ-thuật-toán, được sử dụng trong cuộc bầu cử 2016, tạo cho chúng ta một sự nhận thức về cuộc bầu cử khiến chúng ta, tin tưởng vào phe mình sẽ thắng đến khi bỏ phiếu xong thì mới tá hoả tam-tinh. 

 

Số đông thầm lặng, không lên tiếng khiến cho 2 phe dân chủ,cộng hoà có cảm tưởng là phe họ có chính nghĩa, sẽ thắng. Họ cứ đọc toàn tin tức của phe ta nên tạo nên một ảo tưởng về ứng cử viên của họ nhưng cuộc bầu cử là tổng hợp về cả hai phe và số đông không lên tiếng.

 

Trên Facebook, mình dẹp hết các quảng cáo về bầu cử hay tin giả nên bớt phải bị chiếu cố trong vụ bầu cử, ngoại trừ mấy người bạn hai bên, cứ tung tin giật gân đủ loại khiến mình Chán Mớ Đời nên không đọc luôn. Bà Noonan, người thảo cái bài thuyết trình của tổng thống Reagan, khuyên đọc giả nên đọc tin tức cực đoan từ hai phía thì mới có cái nhìn chung về vấn đề được.

 

Các mạng xã-hội như Facebook, Twitter,…tạo cho chúng ta 1 ảo tưởng là được mọi người lắng nghe, khiến chúng ta hăng hái, chia sẻ cho bạn ảo hay thật các tin tức, để họ gài quảng cáo, làm giàu. Nếu phải trả tiền mà không bị quảng cáo thì mình sẽ đóng ngay như YouTube. Mình trả mỗi tháng đâu gần $15 cho YouTube để khỏi phải xem quảng cáo, mất 25% thời gian xem.

 

Tương tự, xem đá banh, mình trả tiền hàng tháng cho cái App  để xem cho khỏe, không bị quảng cáo làm phiền. Khi nào họ quảng cáo ở đài thì chương trình ngừng, mình có thể xem phần khác. 

 

Nguy hiểm nhất là mạng xã-hội dần dần cô lập hoá chúng ta, tạo dựng mỗi ai trong chúng ta thành một hòn đảo. Dạo con mình còn học trung học, chúng sợ nhất là bị tịch thâu cái điện thoại di động vì sẽ bị cắt đứt khỏi vòng bạn bè.

 

Vào tiệm ăn, chúng ta thấy cả gia đình, ngồi chung nhưng mỗi người theo dõi điện thoại riêng của mình. Họ có mặt với nhau nhưng tinh thần ở đâu đâu. Rồi khi món ăn được mang ra, họ thay phiên nhau chụp hình để bỏ lên mạng. Có lần mình la mụ vợ và mấy đứa con, không cho mình ăn, đợi họ chụp hình sau đó thì nguội luôn.

 

Từ đó mình cấm vợ và hai đứa con, đem theo điện thoại vào tiệm ăn hay khi ăn cơm ở nhà. Nhờ vậy mà cha con, vợ chồng  nói chuyện như xưa theo quan điểm chánh niệm. Tuần này, sinh nhật mình nên phá thông lệ, cho chụp ảnh cái bánh tây do mấy đứa con mua. Mấy người bạn kêu, bánh mà do con mua, ăn rất ngon. Đúng thật! Lần đầu tiên, thấy chúng đi mua bánh cho mình, không cần mẹ chúng nhắc. Mình cứ la chúng mà chúng lại nhớ đến sinh nhật bố, đi mua bánh sinh nhật đủ trò. Thêm chúng làm một cây nến riêng, để phía ngoài để mình thổi thay vì để trên cái bánh, khi thổi bao nhiêu vi khuẩn trong mồm bay vào bánh hết. 

 

Hôm qua đi ăn sáng với ông Larry. Ông ta hỏi mình ai sẽ thắng, mình nói không biết. Ông ta nói là hy vọng Trump thắng nhưng lại cầu cho Biden thắng. Lý do là mỗi lần Đảng Dân chủ lên là giúp ông ta làm giàu thêm vì Đảng dân chủ không hiểu gì về kinh tế, làm ăn. Một người Mỹ với 84 tuổi, đã trải qua rất nhiều đời tổng thống nên có chút ít gì kinh nghiệm về chính trị Hoa Kỳ. Chán Mớ Đời 

 

Nhs

Cua đực cua cái

 Cuối tuần vừa rồi, mình ghé lại nhà người bạn ăn cơm thì có anh kêu mẹ anh ta dạy anh ta phải cẩn thận về đàn bà như chuyện cua đực cua cái để đo lòng người vợ khiến mình thất kinh. Chuyện này mình có đọc hồi nhỏ bổng nhiên có người nhắc lại. Câu chuyện kể ông vua tàu nào quên tên rồi đi kinh lý, bị mắc mưa nên ghé vào một hang động để trú mưa. 

Ông ta thấy cua cái đang lột vỏ đau đớn trong khi cua đực bò kiếm thức ăn về cho cua cái, loanh quanh bên cạnh để bảo vệ mấy con cua khác ăn thịt cua cái. Tới phiên cua đực lột vỏ thì cua cái bỏ đi chỗ khác. Một lát sau, cua cái bò về với một con cua đực khác. Cua đực này bò tới ăn thịt cua đực đang lột vỏ. 

Về lại hoàng cung, nhà vua ra chiếu chỉ; ai đem đầu vợ đến sẽ được thưởng 50 lượng vàng. Nhà vua đợi cả tháng chả thấy thằng tàu nào chặt đầu vợ đem đến nhận thưởng. 

 

Ông ta ra chiếu chỉ khác, ai đem đầu chồng đến sẽ được lãnh 1 lượng bạc. Ngày hôm sau có mấy chục bà đem đầu chồng tới lãnh thưởng. Ôi đàn bà dịu ngọt đêm qua.

 

Có anh bạn cười rồi nhìn mình, kêu ôn kể vụ mệ mua bánh mì mà không cho ôn ăn đi khiến mình nhớ đến năm ngoái bị đồng chí gái chơi một vố, chứng tỏ mối tình hữu nghị sông liền sông núi liền núi của mụ.

 

Mình đang ở trên vườn thì vợ kêu, bảo chạy ra khu Bolsa, chở vợ đi ăn khiến mình ngu lại càng thêm ngu bền vững. Mụ có xe riêng mà sao lại kêu mình. Hoá ra, vợ mình đem xe đi xét nghiệm ở bên cạnh Phước Lộc Thọ. Thường là là mình đem xe đi sửa chửa, thay dầu nhớt nhưng hôm đó ra bolsa rồi nghe bạn nói chi đó, nên mụ vợ chạy lại tiệm sửa xe. Phải đợi lâu nên kêu mình tới chở đi ăn, thay vì đi bộ vào Phước Lộc Thọ, cách đó có 50 thước. 

Mình đang làm vườn, phải bỏ hết chạy về mất cả tiếng. Đến nơi thì mình chạy vào cửa trước, không thấy mụ vợ trong khi mụ đói quá nên chạy ra phía sau đợi, để đón xe mình. Mình đi ngõ Magnolia xuống vì ra xa lộ trong khi mụ đứng đợi ở đường Moran.

 

Thế là mụ vợ chửi mình một tăng khiến mình ngậm một mối căm hờn trước tay lái, chở mụ ra bolsa ăn. Mụ kêu trễ giờ đi làm, kêu mình ghé lại tiệm bánh mì. Mình đậu lại trước tiệm Mr. Baguette để mụ vợ chạy vào. Không có chỗ đậu xe nên mình đành ngồi trong xe đợi. 

 

5 phút sau, mụ vợ chạy ra, cầm ổ bánh mì thịt, lên xe ngồi ăn ngon lành. Kêu lâu lâu đói ăn ngon quá. U chầu u chầu ngon trong khi mình thì đói meo tơi, sáng giờ làm vườn không ăn. Đi mua đồ ăn thì mình lúc nào cũng mua cho vợ cho con. Còn vợ con thì chả nhớ đến cua đực sơn đen. Chán Mớ Đời 

Có anh bạn, sau trên 30 năm nội chiến từng ngày lại kêu: tui đang tập tu, câm cái miệng khi bị mụ vợ chửi rồi phán.

 

Ta sai, người bảo ta sai, đó là thầy ta

Ta đúng, người bảo ta đúng, đó là bạn của ta

Ta sai, người bảo ta đúng, đó là kẻ thù của ta

Ta đúng, người bảo ta sai, đó là vợ của ta

 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nhs

16/9/1975 tại Đàlạt (Đánh Tư Bản Mại Sản)

Ngày 16/9/2020 sẽ đánh dấu 45 năm, Hà Nội khai tử nền thương mại tự do tại Đàlạt. Khởi đầu cuộc đánh tư sản mại bản, một cách cướp của, bần cùng hoá người dân Đàlạt. Thay vì làm mọi người giàu có lên thì lại nghèo đói hoá toàn dân Đàlạt.


Hình ảnh Đàlạt mà mình thấy khi về thăm nhà lần đầu tiên. Te tua. 20 năm không thấy sơn sửa gì cả.

Mình kể về những gì mình chứng kiến trong cuộc tổng công kích của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân, đã bắt buộc mình lớn nhanh so với tuổi đời thì có nhiều người nhắn tin, nên kể vụ đánh tư sản sau 75. Cái này hơi châm vì mình không có trải qua giai đoạn này, nên chỉ kể lại theo những gì thiên hạ kể. Ai có tin tức gì thì cho mình biết để bổ túc.


Mình may mắn rời Việt Nam trước 75 nên chỉ có chứng kiến những tàn phá của chiến tranh từ Mậu Thân đến ngày mình lên đường đi du học nhưng mấy người em mình ở lại đã kinh qua sự trả thù tàn nhẫn nhất của lịch sử Việt Nam. Các em mình không được phép học đại học dù thi đậu vào, phải ở nhà đan len hay học may vá trong khi con cán bộ lại được vớt điểm theo diện “học tài thi lý lịch”. 

 

Nay cháu mình được đi học đại học nhưng tương lai sẽ không được tự do phát triển, tạo dựng được ước mơ của mình. Lý do “lý lịch trích ngang trích dọc của gia đình”.

 

Bên “thắng cuộc” đã học được kinh nghiệm của Mậu Thân. Thay vì tắm máu như Vành Khăn Sô của Huế, họ đã tống cổ hơn một triệu người quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà vào các trại tù cải tạo mà ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trước báo chí Tây phương là trên 2 triệu người, để giết họ về tinh thần lẫn thể xác Đến khi không có ý chí chống đối thì được thả về.

 

Không những bỏ tù dân quân miền nam, họ cũng đuổi các đồng chí đã cùng họ tận lực đánh chiếm miền nam về Trung Cộng hay cho lên các con thuyền mong manh, đi tìm cuộc sống mới với bảo tố và hải tặc. Đồng chí của họ có trên 55 tuổi đảng vẫn bị giết như thường vì miếng đất quá ngon.

 

Dạo ở Tây, mình mất liên lạc với gia đình trên 2 năm, và 3 năm sau mới nhận được lá thư đầu tiên của nhà sau 75. Mình thèm khát tin tức về Việt Nam, nên có lần đài truyền hình tây chiếu phóng sự về Việt Nam thì thấy VC kêu là đã nhốt các du đảng và đĩ điếm vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm chi đó, khiến người Tây khen nức nở, nhất là mấy ông bà Việt kiều yêu nước. Nếu họ về Việt Nam ngày nay thì còn hơn gấp 100 lần thời trước 75.


Viết tới đây mới nhớ anh bạn kể là có dịp ra Hà Nội, sau 75. Thầy Hưởng đưa tấm ảnh chụp chung với một người bạn ở Hà Nội, nhờ về hỏi thăm xem gia đình người bạn còn sống. Đến nhà, anh bạn được người bạn của thầy Hưởng mời vào nhà rồi kêu anh không phải thanh niên miền nam vì ở miền nam chỉ có du đảng và đĩ điếm cho mỹ ngụy. Bạn thầy Hưởng có ăn học Bằng đại học mà còn bị Hà Nội tuyên truyền, tin như vậy khi thấy một thanh niên miền nam ăn nói nhỏ nhẹ và có sự hiểu biết.

 

Từ từ hình ảnh con tàu “đảo Ánh Sáng” của Pháp đi vớt các con tàu vượt biển đưa người Việt trốn khỏi Việt Nam được trình chiếu cho người Pháp để nói lên sự thật về Việt Nam. Những tin tức về “những cánh đồng chết” của Campuchia rồi phim “Killing Fields” ra đời. Mình đi xem rạp ở đại lộ Champs Elysées . Coi xong, không có một thằng tây con đầm nào nói chuyện, lặng câm ra về. Dạo ấy 25% cử tri Pháp bầu cho đảng cộng sản pháp.

 

Rồi phim “Boat People” do đạo diễn Ang Lee của Đài Loan thực hiện ra đời khiến mình tá hỏa tam tinh. Ông này sau này đoạt giải Oscar nổi tiếng. Không biết ông này có phải hậu duệ của Lý Công Uẩn, vì khi Trần Thủ Độ lên ngôi thì có 2 chiếc tàu đem gia đình họ Lý rời Việt Nam. 2 con tàu này ghé lại Đài Loan, một chiếc ở lại Đài Loan còn chiếc kia tiếp tục đi đến xứ Triều Tiên, sau này có người làm đến tổng thống Lý Thừa Vãn. Hai người em của mình vượt biển đến pháp định cư mới cho biết tình hình Đàlạt sau 75. Ông cụ mình bị lên án 18 năm tù.

 


Nhìn tấm ảnh này thấy 4 tên cách mạng 30 (CM30), trở cờ, làm trời một thời đến khi Hà Nội cho người vào, giải tán luôn Mặt TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM. Hết làm gì được nên cũng Chán Mớ Đời. Mình nghe kể 2 tên học chung Yersin khi xưa cũng đón gió, làm trời để rồi ngày nay, 1 tên về Bảo Lộc bán mỳ và một tên chết sau một thời làm công an. Còn Văn Học thì có nằm vùng rồi những người cố phấn đấu để trở thành con người mới của xã hội chủ nghĩa. Nay về hưu nên cũng không màng chuyện sinh hoạt với đảng. Trường Văn Học có mấy ông thầy nằm vùng. Kinh

 

Theo mình hiểu thì Hà Nội bần cùng hoá người miền nam bằng chính sách “ đánh tư bản mại sản”. Nhà cửa, tài sản phải kê khai, ai kê khai ít giá tiền thì sẽ được họ đưa tiền mua rẻ như bèo.

 

Theo một anh bạn ở Đàlạt cho biết là trước 75, một số thương gia có cung cấp hay đóng tiền cho nằm vùng để yên ổn làm ăn nếu không sẽ bị đặt chất nổ như cây xăng Ngã 3 Chùa và các nhà chống đối lại họ. Những người này sau 75, được vinh danh là “tư sản dân tộc” nhưng rồi cũng cuốn gói chạy ra hải ngoại. Mình tạm dấu tên vì họ đã chết rồi, con cháu của họ học chung với mình khi xưa ở Yersin.


Do đó khi Đàlạt di tản như gia đình mình, chạy về Bình Tuy rồi tìm ghe di chuyển vào Sàigòn vì đường Sàigòn- Đàlạt đã bị gián đoạn, các thương gia Đàlạt đã đóng tiền hay giúp đỡ nằm vùng, ở lại vì nghĩ đã có công với Mặt Trận.

 

Có chị bạn kể là trước ngày Đàlạt bị chiếm đóng thì có một ông chú họ từ ngoài bắc, được nằm vùng đưa đến nhà, gõ cửa ban đêm, gặp bố của chị ta. Do đó cả nhà ở lại Đàlạt, không tính di tản nữa. Sau này bị đánh tư sản nên cả gia đình chạy về Nha Trang rồi tìm đường vượt biển, nay định cư tại Hoa Kỳ.

 

Theo lời kể của người lớn, bạn bè của bố mẹ mình, nay đã định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi Việt Cộng vào thì họ ra lệnh đóng cửa các nhà máy sản xuất, rạp hát,…của thị xã.

 

16-09-1975, họ cho phát động chiến dịch, biểu tình chống Tư Bản Mại Sản. Các nhóm cách mạng 30 (CM30), nằm vùng điềm chỉ, kê khai tài sản kinh tế thương nghiệp tại Đàlạt.

 

Chiến dịch được phổ biến trên đài phát thanh và trong các buổi học học tập phường khóm mà mẹ mình kể là bị bọn CM30, tìm cách đuổi gia đình mình đi kinh tế mới để chiếm căn nhà của gia đình. Bố mình bị tù, chỉ còn lại mẹ mình và 9 người con nhưng họ muốn chiếm nhà nên tìm đủ mọi cách để đuổi cả gia đình lên kinh tế mới.

 

Một trong những người nằm vùng là Cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi, ở dưới chợ Đàlạt, có tên trong uỷ ban bài trừ Tư Bản bốc Lộc nhân dân. Nghe kể, trước 75, cô ta có đi Thái Lan chơi và gặp, chụp hình với bà Nguyễn Thị Bình.

 

Đàlạt có chủ tịch mới là ông thợ hớt tóc, tên Nghĩa ở trước rạp Ngọc Hiệp mà mình hay đến tiệm để họ lấy tiền, thâu băng lậu các băng nhạc nhạc trẻ thời đó. Mình được biết là ông Kim, thợ hồ xây nhà cho mẹ mình và ông gì quên tên, thợ mộc ở Số 4 đều là nằm vùng. Hình như ông Kim sau này làm phó chủ tịch Đàlạt.

 

Rạp xi-nê Ngọc Hiệp sau 75, trước khi họ đập phá hết các di tích của chế Độ Việt Nam Cộng Hoà.

Thật ra các thương gia Đàlạt đã bị bắt nhốt tại nhà lao ở đừng Trần Bình Trọng, mình đoán là ty công an. Các người bị bắt gồm có ông dược sĩ Nguyễn Văn An, tiệm thuốc bắc 2 Con Cua, Thế AN Đường, Lưu Hội Ký bán tạp hoá ở đầu đường Minh Mạng, La Hưng, đại lý rau cải Đàlạt, nhà may Hoàng Nho, và tiệm Trung Tín, bán sắt ở đường Phan ĐÌnh Phùng. Mấy người này bị nhốt 5 tháng. Ông Trần Phấn bị nhốt ở trung tâm thẩm vấn đến 2 năm.

 

Ngoài ra còn có bà Mười Võ, có tiệm bán thuốc tây ở dốc ngã 3 chùa, hình có người con tên Đức, học 12A Văn Học, mà mình có quen, hay đi chơi với nhóm tụi này.

 

Còn ông Võ Quang Tiềm, bà con với mẹ mình thì bị vớt hết nhà cửa, được có tội danh “bốc lột, cho thuê nhà, chứa xăng bất hợp pháp, trộn nước lạnh với rượu,…”

 

Người dân Đàlạt gọi cuộc đánh tư sản mại bản này là cuộc cướp có bài bản như “con ơn nhớ lấy lời cha, một ngày cướp của bằng 3 năm làm”.

 

Mình có đọc tài liệu toà án quân sự tố chủ nhân tiệm thuốc tây Minh Tâm, ở đường Duy Tân Đàlạt. Ông này mang tội danh là xuất cảng gỗ thông Đàlạt cho Nhật Bản, thu hồi ngoại tệ để mua vũ khí đánh phá cách mạng. Ông này bị tù ở trung tâm thẩm vấn ở đường Bá Đa Lộc đến 2 năm. Sau này vượt biển, đến pháp, mình có đi thăm ở trại tiếp đón tỵ nạn rồi cả gia đình sang Hoa Kỳ định cư. Nay ở bắc Cali.

 

Được biết ông Nguyễn Văn An, có vợ là con gái của ông Phạm Quỳnh, làm quan cho vua Bảo Đại. Người nổi tiếng với câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn..”. Ông này theo tài liệu thì được cộng sản mời đi đâu rồi không thấy thả về tương tự bào huynh của ông Ngô Đình Diệm.

 


Ông ta có người con, Phạm tuyên, tác giả bài hát: “Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng”. Ông con trai có về lại Đàlạt, và có vào thăm ông An trong lao. Sau này được thả, gia đình ông An bán rẻ cửa tiệm theo hồi giá của cách mạng rồi về Sàigòn, đi định cư tại pháp. Hình con gái của ông ta học yersin cùng niên khoá với mình nhưng không nhớ tên. 






Tài liệu bị toà án quân sự Việt Cộng xử tội và báo chí Việt Cộng đăng tải ngày 5/10/1975. Chán Mớ Đời 


Có người còm về bài 16/9/1975:

Sau 75 ĐvĐệ không được chính quyền VC tin tưởng. Nếu không có thượng cấp cho miễn thì hóa ra ĐvĐệ nằm vùng có nhiều thành tích mà cũng bị bắt đi học tập! Có bài viết rõ ở đây:

http://trian.com.vn/tin-tuc/chien-truong-xua-3571/diep-vien-u4-ke-chuyen-167138 .

Dinh Viêt Hùng và cô em gái Dinh 
Thanh Trúc dang o bên Pháp.
Hai anh em dêu là bác si .
Thanh Trúc tôt nghiêp YKhoa SG 1982 . Sau dó, Thanh Trúc di dü
hôi nghi y khoa o Phap,, defect và o lai Phap luôn.

Theo mình thì con của ông này, không dính dáng gì đến việc làm của bố họ. Có lẻ họ không biết. Mình không phải Việt Cộng mà nhắm tới lý lịch 3 đời. Chán Mớ Đời 


Nhs

Hình ảnh Đàlạt năm Mậu Thân

 Ông Nguyễn Kính gửi cho mình trên 800 tấm ảnh của Đàlạt, có mấy tấm khiến mình nhớ đến những ngày Việt Cộng tấn công vào Đàlạt năm Mậu Thân, đã thay đổi mình từ một đứa bé ngu ngu, bắt buộc phải lớn nhanh như Phù Đổng để trực diện cái chết, cuộc chiến quốc-cộng, sự tàn phá của bom đạn và sự đổ nát của chiến tranh.


Hình này chụp cầu thang chợ đi từ lầu trên, thấy tiệm chụp hình Hồng Châu trước Mậu Thân. Nghe nói ông Hồng Châu có một số hình ảnh rất nhiều về Đàlạt, nay do con trai của ông ta cất ở bên Mỹ. Gặp được ông này tha hồ mà xem hình ảnh ngày xưa của Đàlạt. Có nhiều người bán hàng rong mà Việt Cộng kêu là bọn ký sinh trùng, trong đó có những người nằm vùng, mẹ nuôi của chúng khi xưa.


Hình này chụp chắc từ trên xe chạy ngay Khu Hoà Bình. Thấy lính mỹ đi với mấy bà mỹ.

Hình này cho thấy khu phố này bị cháy cùng lúc với cây xăng ở bến xe đò Tùng Nghĩa. Thấy chiếc xe Traction khiến mình nhớ tới thời ông cụ được cấp cho một chiếc công-xa, hiệu này. Biết đâu 1 trong 2 người đứng cạnh xe là ông cụ mình.


Hình này chụp trong lớp của trường của Grand Lycee ở trên lầu. Năm Mậu Thân mình học ở dãy nhà dưới.

Hình này chụp ở ngoài dãy lớp cong cong với tháp chuông. Việt Cộng cứ leo vào đây, trực thăng bắn như điên chẳng hư hao gì nhiều.


Hình này chụp cho thấy ngoài lớp gạch phủ ở ngoài, phía trong là bê tông.

Hình này chụp cái tháp chuông Đàlạt bị hư hại khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đánh chiếm lại trường. Mình nghe một tên học chung khi xưa ở Văn Học, nói là bố hắn, thầu khoán, tu sửa lại trường. Tên này, có lần họp mặt khi mình về thì có người kêu hắn là nằm vùng trước 75, nay cũng Đảng viên, giàu có.

Hình ảnh từ Google nên khó lưu qua IPad nên mình phải chụp. Ai có biết cách thì chỉ dùm.

Đặc biệt, mái nhà đều được lợp bởi loại đá ardoise của Tây nên sau này nhìn ảnh chụp từ trên cao lại thấy họ xài gạch ngói của Đàlạt. Có thể khi xây trường, cái chuông chỉ dùng ardoise để lợp mái vì mỏng thay vì gạch ngói. 



Hình này chụp Hành lang, sau này mình được lên đây học, hình như các phòng thí nghiệm đều ở dãy này.

Hình này chụp trước rạp xi-nê Hoà Bình của ông chủ nhà hàng Chic Shanghai làm chủ cũng như cây xăng Caltex ở bến xe đò. Thấy tấm banderolle “Cung Chúc Tân Xuân” te tua, có chiếc xe quân đội mỹ, trên veranda có hai người lính gác canh. Nghe nói Việt Cộng chui lên tháp còi hụ để bắn máy bay. Sau này ra hải ngoại, xem phim mới đoán có lẻ mỹ cho người bắn sẻ, bắn chết mấy tên tử thủ trong tháp chuông mới không dội bom nát khu Hoà BÌnh.



Hình này chụp thấy chiếc xe Jeep của quân đội bị cháy. Mình có kể vụ này khi có người gửi hình và nói bố anh ta ở trong chiếc xe do 4 sĩ quan của tiểu khu lên phố Hoà Bình ăn phở Bằng thì bị Việt Cộng bắn B40. Lần trước về Việt Nam, ăn cơm với mấy người bạn học cũ, một cô nói cho biết là người mà mình kể sống sót bò xuống cầu thang chợ là bố của cô 



Hình này chụp một nhà thờ nào ở Đàlạt mà mình không nhớ. Ai biết chỉ dùm. Theo ông Nguyễn Kính là nhà thờ Tin Lành, đường Phạm Phú Thứ, gần Dinh 3.

Có một ông lính mỹ cho biết là dạo ấy ông ta đón gở phi trường Cam Ly, bị Việt Cộng tấn công, sau thì không quân mỹ đến giải cứu và có bắn phá nhà thờ này vì Việt Cộng núp ở trong để tấn công tiểu khu Đà Lạt, ngay góc Hùng Vương và Pasteur

Hình này chụp trên đường Bá Đa Lộc, từ kho bạc chạy vào. Đường xuống dốc bên phải xuống phường Lạc Thành hay chi đó, toàn nằm vùng không. Họ có đánh một lần trung tâm thẩm vấn, bên tay trái trên cái dốc mà mình có lần được ba thằng HÙng chở vô đây xem, thấy thằng Vui còn bà Thủ bị nhốt trong đó.


Hình này chụp khiến mình nhớ khúc đường mấy chiếc xe Honda, xác Việt Cộng nằm la liệt khi họ tấn công vào đồn trung tâm thẩm vấn. Không thấy người nhà đến nhận xác đem về chôn. Trưa mình đi xem, ruồi bu đen nghẹt. Bên tay trái nơi chiếc xe gắn máy là đường Bá Đa Lộc, chạy vào trường la-san Adran  Chán Mớ Đời 

Những hình ảnh trên không diễn tả được tâm trạng của mình trong thời gian Việt Cộng đánh vào Đàlạt đầu năm rồi sau đó thêm 1 lần nữa. Lần đầu thì mình thấy máy bay bà già bắn trái khỏi xuống trên Số 4 rồi sau đó, các khu trực cơ Skyraiders, từ phía ấp Du Sinh bay lại thả bom Napalm, lửa phừng lên phía số 4, hơi nóng phựt lại khu nhà mình ở, độ 2 cây số đường chim bay.

Còn trực thăng bay trên đầu xóm mình, bắn đại liên M60 hay hoả tiễn xuống số 4 hay nhà thờ Domaine De MArie . Cái khổ là máy bay bắn từ trên xóm mình, hay chỗ nhà thương ở đường Calmette thì các vỏ đạn theo vận tốc của máy bay, rơi theo đường Parabol xuống xóm mình hay vườn ở Hai Bà Trưng. Sau khi đánh nhau thì con nít hàng xóm, chạy đi lượm vỏ đạn để chơi.

Có lần mình đang đứng dưới cây mai ở trước nhà mình, xem bắn nhau với 2 ông lạ mặt. Bổng nhiên mình đi vào nhà, không nhớ rõ là em mình kêu vào ăn cơm hay bên tai có tiếng ai bảo mình vào nhà. Mình mới đi có 10 thước, dưới mái hiên nhà thì một trận mưa vỏ đạn 60mm rơi xuống ngay chỗ mình mới đứng. Một ông lạ mặt bị vỏ đạn đại liên rớt ngay đầu, phọt máu ra như suối. Nhìn lại không biết có phải nằm vùng hay không vì người lạ mặt ít khi vào khu nhà mình.

Sau Mậu Thân, mình có lên Số 4 xem thì thấy gần như bình địa. Nhà dì 3 Ca, kêu mệ ngoại mình là dì biến mất, cây ổi gì bị cháy hết, lác đác vài cụm chất bom Napalm còn tòng teng lẫn mùi khét của napalm. Giữa sân nhà có quả bom nặng 90 cân, nằm chình ình. Kinh

Mình nghe dượng và mấy người con kể là ngày mồng 3, dượng 3 Ca kêu anh Việt lên nhà trên bàn thờ, để bưng mấy cái bánh tét xuống hầm được đào phía sau để cả gia đình ăn. Anh Việt hay anh Hiệp nhìn ra sân thì hình ảnh làm anh ta muốn xỉu. Anh chỉ biết ới ới, lết xuống hầm dã chiến mới đào hôm mồng 2, phiá sau nhà.

5 phút sau, cả gia đình gồng gánh, bỏ chạy xuống nhà mình tá túc. May quá nếu trái bom nổ thì xem như cả gia đình đi tây luôn. Dạo ấy bên cạnh nhà mình có căn nhà trống của ty Công Chánh nên gia đình dì Ba Ca tá túc phía trên, còn gia đình chú NHị và chú Hai, làm vườn cho mẹ mình thì được bố trí phía dưới nhà bếp.

Sau này, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho tiền để mấy người bị cháy nhà được xây lại. Cứ mỗi ngày thấy anh Hiệp và anh cu em, cu anh, cứ trộn cát và xi-măng để làm hắc-lô để xây nhà lại. Khi đầy đủ thì chở lên số 4 để xây nhà.

Mình không hiểu tạo sao lại khu số 4, phía đường Ngô Quyền bị banh hết. Có lẻ nằm vùng ở đây nhiều, vác súng bắn máy bay trinh sát bà gìa cất cánh từ phi trường Cam-Ly nên bị bỏ bom. Sau Mậu Thân, trên số 4, Việt Cộng nằm vùng đêm đêm về giết mấy người làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà khiến ông cụ mình sợ nên cũng khăn gói với mình, tối ra phố ngủ ở nhà bà Phúng ở 11 Duy Tân.

Cạnh nhà mình có nhà ông Đề, giám đốc trung tâm thẩm vấn, hay đem tù về nhà làm cỏ vê. Xung quanh rào dây kẽm gai tròn như nhà bác Lê Công Oai, vua bắt nằm vùng ở Đàlạt. Hình như có lần nằm vùng về tính đột nhập vào nhà ông Đề nhưng mấy cái lon coca kêu leng keng nên ông Đề đem súng ra bắn loạn cào cào. Có lần ông cụ mình nghe tiếng động ban đêm nên cũng hoảng vác súng Nhân Dân Tự vệ ra bắn loạn lên khiến một sợi dây điện bị đứt dây, phải kêu nhà đèn lên sửa lại. Chán Mớ Đời 

Mình không nhớ hôm nào, mồng 3 hay mồng 4 chi dó, chỉ biết là Việt Cộng ở ngoài phố, khu Hoà Bình, bị máy bay bắn ná thở nên bỏ chạy rút lui về số 4, số 6. Họ đi từng đoàn dưới đường Hai Bà Trưng. Họ tưởng nhân dân Đàlạt sẽ hưởng ứng họ nhưng nhà nào cũng đóng hết, không ai mở cửa để vào tìm mẹ nuôi chiến sĩ nên bỏ chạy tá lả. Có vài người trốn trên tháp chuông của Hoà BÌnh đều bị giết.

Mấy tháng sau, Việt Cộng lại đánh tiếp. Từ nhà mình nhìn qua đồi cạnh ấp Mỹ Lộc, thấy mấy cái lô cốt mà Việt Cộng bị còng chân vào súng máy nên không trốn được. Họ bị bắt buộc phải tử thủ. Mình thấy lính võ bị, đánh từ dưới đồi đánh lên, lâu lâu có một hai người bị trúng đạn.

Nếu mình không lầm thì trường Việt-Anh và trường Văn Học Có mở cửa để các người chạy giặc Việt Cộng tạm trú. Hình như trường Đoàn Thị Điểm cũng có người chạy nạn vào đó ở tạm mấy tháng đến khi yên mới trở lại nhà.

Nhìn lại thì biến cố Mậu Thân đã làm mình già trước tuổi, bắt đầu hiểu Chiến tranh là gì. Mình tự hỏi Việt Cộng sao họ tàn ác vậy mà người ta vẫn theo họ là sao. Họ giết lính mỹ thì không sao những tại sao lại giết đồng bào, những người dân vô tội. Những hình ảnh của Đại Lộ Kinh Hoàng khi họ chiếm Quảng Trị, đã theo mình đến ngày hôm nay.

Ngày nay, họ lại cũng tàn độc ngay cả đồng chí của họ. Kinh

Nhs