Thăm vườn trồng Lan

 

Hôm nay, anh bạn học xưa ghé lại nhà chở mình đi Di Linh gần xóm đạo để viếng thăm vườn trồng Lan đại trà. Mình quen ông chủ qua mạng nên tò mò muốn tìm hiểu cách trồng Lan tại Việt Nam. Kỳ này về mình có nhắn tin vào người quen khi xưa nhưng lại có duyên gặp những người quen trên mạng. 


Theo được giải thích thì khi xưa người Đài Loan sang đây đầu tư làm vườn trồng Lan đúng hơn là làm nhà lồng to lớn để trồng Lan bán về xứ của họ. Họ đem công nghệ trồng Lan sang mướn nhân công việt nhưng gặp vấn đề trộm cắp dù đã xây 3 hàng rào nên cuối cùng bó tay chấm net cuốn gói về nước , bán rẻ lại cho người Việt.  Cho thấy đầu tư vào Việt Nam cũng có những về trái cần nghiên cứu thận trọng. 

Xe chạy qua Phi Nôm, nơi có lò chén Vĩnh Tường khi xưa mẹ mình hay mua chén đũa của họ về bán nhất là bình nước trà. Dọc đường thấy mấy cây khoai mì cao lêu nghêu để xuất cảng. Loại này cũng như bắp bên ba Tây họ dùng để tạo ra ethanol để chạy xe hay làm gia vị và spaghetti đủ trò. Loại này không nên ăn sống có thể gây tử vong nhưng nếu nấu chín ăn thì có nhiều chất dinh dưỡng tốt. 


Lan mọc đầy

Ngồi xe nói chuyện với anh bạn nên không để ý nên chạy quá điểm hẹn nên điện thoại lại chạy tới chạy lui mấy lần. Ông chủ kêu bận áo trắng nên thấy một ông thần bận áo trắng ngừng lại hỏi phải ông chủ. Ông thần ngơ ngác vì mình cũng đâu bao giờ gặp mặt đâu. Phần thì gọi qua messenger với chế độ 3 gờ ở xa xa nên khi nghe khi a nô a nô a nô Hoài ngoài vòng phủ sóng Chán Mớ Đời. Ông ta nói ngay cây xăng thì khúc này có đến 3 cây xăng  Cuối cùng ông chủ kêu thấy ai cầm cái dù thì mới nhận ra. Gú gồ


Gặp nhau tay bắt mặt mừng rồi ông chủ chỉ đường chạy sâu vào trong rừng, chạy ngang mấy luống khoai mì rồi thấy mấy cây cà phê te tua vì 6 tháng qua không có một hạt mưa. Hoa cà phê ra rồi bị cháy luôn. Kiểu này sang năm giá cả phê sẽ tăng. Em mình có tiệm cà phê CheZ Nous, nói chắc phải mua dự trữ cà phê. 

Có vài quả cà phê


Mình hỏi nước tưới cây lấy từ đâu vì không thấy suối gì cả thì được biết họ đào giếng. Không có thì giờ đi xem vì đào giếng thì phải có máy lọc các khoáng chất vì lạn quạn lại giết cây trồng nên cũng nhiêu khê. Lại cần điện để bơm lên mà làm kiểu này thì các mạch nước ngầm nếu không mưa thì cũng từ từ biến mất. Tại Cali mình đi viếng mấy vườn có giếng khoan thì họ sử dụng 3,4 giếng vì bơm một giếng lên thì hết nước phải đợi một đêm hay hai đêm để nước dâng lên lại. Khi hết nước ngầm thì phải đào tiếp giếng khác. 

Hình lấy trên mạng của ai quay nói tình hình mưa nước ở Lâm Đồng. Không mưa nên hồ Xuân Hương nước bị động thối không tả


Xưa kia bà cụ có vườn trong Suối Tía thì có con suối nên đặt cái nhà tôn để che cái máy bơm nước kubota rồi có vòi dài kéo lên đồi tưới mấy luống rau. 


Nhà lồng to lớn được chia ra nhiều phòng như phòng nóng phòng lạnh. Ở một bên tường họ có một hệ thống nước chảy rỉ rả xuống tường làm mát không gian và hệ thống quạt bằng điện hút hơi lạnh thổi khắp phòng, tương tự với phòng nóng. Mình đang tò mò là hệ thống điện tại Việt Nam không như tại Hoa Kỳ thì thấy cái máy phát điện to đùng. Khi điện gặp vấn đề bị cúp thì họ sẽ sử dụng máy phát điện để chạy nếu không thì hoa Lan sẽ tàn. 

Máy hút hơi lạnh từ khu vực cái tường nước 
Đây là cái tường nước nhiễu xuống làm mát khu vực này để máy hút hơi mát qua bên kia căn phòng giúp hạ nhiệt. 


Họ cho biết là chỉ cho hoa nở khi có các dịp lễ vì người Việt mua để biếu cho xếp lớn hay ai đó mấy ngày lễ lớn. 

Vào viếng thăm nhà trồng Lan khiến mình nhớ đến vườn bơ mình muốn mua năm kia. Có một vườn bơ đẹp lắm, trái nhiều thêm có một căn nhà có mái chắc chắn khá to của một người Việt làm chủ. Qua vụ Covid bà ta thiếu hụt tiền trong cho mấy cơ sở làm ăn của bà ta nên không trả tiền ngân hàng cho cái vườn và bị ngân hàng tịch thâu. Mình ngạc nhiên vì họ có cho một ông người Việt nào mướn và trang bị hệ thống của nóng lạnh nhưng có vẻ kỹ thuật tốt hơn để trồng cần sa. Ông ta trả mỗi tháng $20,000 thêm bán trái bơ cũng được $12,000- tháng xem như $32,000/ tháng. Ngân hàng không chịu giá của mình trả giá.  


Họ cũng đặt các chậu cần sa trên một dàn cách mặt đất để không khí lưu chuyển trên dưới mấy chậu hoa hay cần sa. Họ trang bị hệ thống hút và lọc không khí trước khi thả ra trên trời vì mùi hôi để tránh các nhà vườn lân cận phác giác. Thay vì làm cái tường nước chảy xuống thì có gắn hệ thống phun hơi sương như mỗi lần trời nắng gắt thì tại các tiệm ăn ngoài trời thường có hệ thống phun sương làm mát không khí mình nghĩ ít sử dụng điện và có thể sử dụng điện năng mặt trời, đỡ tốn điện hơn. Ngược lại họ gắn hệ thống điện hầu như 24/24 để cần sa mọc nhanh chóng và uống nước với phân bón như điên. 


Viếng thăm nhà lồng trồng Lan xong thì ông chủ mời mình và anh bạn về nhà dùng cơm. Tuy đột xuất vì chỉ báo có hai tiếng đồng hồ mà chị vợ đã cho ăn cực ngon. Hóa ra Đà Lạt ngày nay có thêm nhiều giống xà lách. Ngoài couronne ra còn có nhiều loại giống khác. Ăn món thịt dê nhưng thịt không dai như dê núi mình ăn ở Ninh Bình. 

Ngồi ăn cơm với mấy ông bạn mới quen trên mạng kể chuyện thời trước 75 khá vui và cảm động. Giúp mình có thêm những dữ kiện về Đà Lạt khi xưa. Ông chủ vườn giới thiệu người con rể, là người trong coi mọi việc sản xuất Lan. Nghe kể chị vợ kẹt lại Việt Nam dù gia đình có cơ hội di tản như gia đình mình nhưng ông cụ quyết không đi Hoa Kỳ ở lại. Sáng nay đi mua trái cây giỗ ông cụ nên ghé lại tiệm trái cây của người bạn học xưa. Anh ta cũng kêu là ông Hàng xóm, giáo sư trường Trần Hưng Đạo nhưng làm việc cho CiA kêu muốn đi di tản lấy 500,000 đồng đến Phú Quốc rồi bà mẹ tiếc cái nhà nên quay đầu lại và trở về Đà Lạt. Âu là số trời. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn