Medicare và quy tắc 2 đêm

 Năm nay, đồng chí gái được Medicare nên mình thay đổi công ty bảo hiểm. Đồng chí gái đã lấy tiền an sinh xã hội nên Medicare tự động gửi về cái thẻ. Dùng thẻ này để liên lạc với các văn phòng bán bảo hiểm Medicare để lựa chọn chương trình nào hợp với hoàn cảnh của mình. Trước đây mình lấy Medicare advantageHMO cho rẻ nhưng nay có mụ vợ nên phải tìm công ty bảo hiểm PPO và bảo hiểm thêm khi đi ngoại quốc. Mấy người bán Medicare advantage cứ kêu là có bảo hiểm vụ này nhưng khi đọc kỹ lại thì không như họ nói nên cuối cùng chọn chương trình Aetna PPO với blue shield medigap cho phần G và D. Lý do chọn bây giờ cho chắc ăn vì lần đầu tiên đồng chí gái ghi danh Medicare thì họ xem như không có bệnh hoạn gì cả nhưng sau này mà đổi thì họ sẽ xem hồ sơ y tế để xem có bệnh tật gì không trước khi bán và nếu bán thì đắt hơn. 

Khác với các nước Tây phương ở Âu châu với chương Trình quốc gia bảo hiểm y tế phổ quát, hệ thống bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ khá phức tạp vì có nhiều lựa chọn. Xứ tự do nên mỗi hãng bảo hiểm có nhiều chương trình dành cho từng loại người tùy theo sức khỏe của họ bệnh tình cũng như tài chính nên càng đọc càng như vào cỏi u mê. Mấy người phải uống thuốc Tam cao thì phải mua phần D cho tốt vì nghe nói có người mỗi tháng phải trả tiền túi thêm $600 cho thuốc uống. Mỗi tháng lãnh $2,000 tiền an sinh xã hội bay mất $600 tiền thuốc thêm $147 tiền Medicare là ngọng. Đọc riết rồi bị tẩu hỏa nhập ma nên mình gọi điện thoại gặp vài người bán bảo hiểm. Càng gặp càng thấy họ chỉ cố tâm bán chương trình nào tiện cho họ và nhận được huê Hồng nhiều. Cũng không trách họ vì muốn bán được thì không nên giải thích cho người mua nhiều quá sẽ làm họ tẩu hỏa nhập ma như mình rồi không mua. Cuối cùng mình kêu ông bán bảo hiểm cho mình từ hai năm qua, đem bà vợ làm broker đến giải thích mọi phần rồi chọn hai phần chính là G và D vì mụ vợ có thể sẽ cần thuốc uống nhiều trong tương lai. Ông ta mất mình là khách hàng nhưng bù lại vợ ông ta lãnh huê Hồng của vợ chồng mình hàng tháng nên bà ta cố gắng giải thích cho mình hiểu và đồng chí gái nhất trí. Ngồi nói chuyện đến gần 3 tiếng đồng hồ. 


Medicare phần A để trả cho người được bảo hiểm khi nằm nhà thương. Phần này rất quan trọng vì nếu nằm lâu là ngọng nếu không chọn kỹ chương trình bảo hiểm. Ai bị bệnh tim phải mổ tim và y phí lên cả triệu bạc, đóng 20% là cũng ngọng đời tôi cô đơn nên bác sĩ làm cô đơn thêm. 


Khi một người bệnh có Medicare được nhập viện thì sự lựa chọn tùy thuộc vào tiêu chuẩn của Centers for Medicare and Medicaid Services (CMS) rất lạ lùng: quy tắc 2 đêm ( two-midnight rule.)


Quy tắc hai đêm này được sử dụng khi nhà thương tin rằng bệnh nhân cần được sự chăm sóc của nhà thương. Đây là một cách chăm sóc về bệnh nhân đắt tiền hơn, nhất là người mua bảo hiểm phải tự trả nhiều hơn. 

Nhớ có lần một anh bạn kể là mẹ anh ta nằm ở một trung tâm điều dưỡng cứ 3 tuần thì họ kêu xe cứu thương đến chở mẹ anh ta vào bệnh viện nằm hai đêm rồi chở về trung tâm điều trị lại. Cứ tiếp tục cho đến khi mẹ anh ta qua đời. Nay mới hiểu lý do họ cứ chở mẹ anh ta vào bệnh viện Hoài. Viện điều dưỡng nghe nói chỉ được giữ bệnh nhân có 3 tuần lễ nên họ cần bệnh nhân nên cứ làm vụ này Hoài để nuôi Các y tá và điều dưỡng viên và bác sĩ. 


Cms bắt đầu áp dụng quy tắc 2 đêm vào năm 2013 để giúp các bệnh viện có cái mốc về các loại chăm sóc được Medicare phần A trả các y phí cho các bệnh nhân nằm viện. Nhà thương thích loại bệnh nhân hai đêm này vì họ tha hồ làm các test đủ trò để viết hóa đơn. Nghe kể có ông nào kêu nhức đầu vào bệnh viện họ đo đạt thử nghiệm đủ loại thứ rồi cuối cùng sau hai ngày bác sĩ cho về và uống Tylenol nhưng y phí mà Medicare phần A phải trả lên mấy chục ngàn. Bệnh viện thích loại bệnh nhân nằm viện hơn là bệnh nhân ngoài vào khám rồi về. 


Bệnh viện có thể sai sót tính lầm có thể chặt công ty bảo hiểm nhiều hơn. Trước khi CMS ra luật này thì các giám sát viên khám phá các y phí nhận từ bệnh viện không thống nhất về các điều trị. Họ khám phá ra bệnh viện chú tâm chữa trị các bệnh nhân nằm viện thay vì các bệnh nhân đến khám rồi về. Xem link

 fact sheet 


Theo báo cáo của văn phòng Inspector General for the Department of Health and Human Services (HHS-OIG) report, Medicare đã trả gần 3 tỷ đồng cho các bệnh nhân nằm viện ngắn hạn, được liệt kê thuộc phần A của Medicare vào năm 2014. Ngoài ra liệt kê sau lầm phần B có thể ngăn chặn bệnh nhân được hưởng các dịch vụ thuộc phần này. Đa số là bệnh nhân không cần phải nhập viện. Thường bệnh viện cũng có nổi khổ vì sợ chẩn đoán sai lầm, sẽ bị thưa kiện sau này nên tốt nhất là cho nhập viện thay vì khám sơ sơ rồi cho về. Nhiều khi có bệnh nhân không có bảo hiểm vào phòng cấp cứu, theo luật thì bệnh viện phải chẩn bệnh cho họ nhưng không được trả tiền nên họ chém lại ai có bảo hiểm khiến y phí bệnh viện rất cao. Mình có đọc một tài liệu về các bệnh viện gần viên giới Mễ Tây cơ. Mấy bà sắp sinh hay đau ốm cứ vì sang Hoa Kỳ rồi đến bệnh viện nằm vạ được chữa bệnh nên một vài bệnh viện gần biên giới phá sản. Còn không phải chặt chém lại bệnh nhân có bảo hiểm. Thật ra người Mỹ cũng có nhiêu người không có bảo hiểm vì đắt quá. Về già là hay bị bệnh mà bảo hiểm thì quá đắt. 


Medicare Advantage (MA), là một chương trình do các công ty bảo hiểm ký hợp đồng với Medicare để bảo hiểm các người có Medicare. Chương trình này gia tăng từ 14.4 triệu  lên đến 30 triệu người. Công ty bao thầu hết. Medicare trả cho họ mỗi năm bao nhiêu đó rồi họ sẽ thu xếp trị bệnh cho người nữa bảo hiểm. Chương trình này mình mua mấy năm trước. Họ bán cho mình HMO nhưng mỗi lần đi bác sĩ chuyên khoa phải xin phép bác sĩ gia đình của mình đủ trò, mất thời gian. Hỏi họ thì họ chuyển qua PPO. Đó là phần đông chúng ta không hiểu rồi cứ chọn chương trình nào rẻ rồi khi đụng chuyện lại than Chán Mớ Đời. Công ty bảo hiểm không phải vì lòng từ thiện nên họ xét rất kỹ trước khi cho mình chữa bệnh. Vì họ muốn lợi nhuận.  Năm vừa rồi mình chả đi bác sĩ ngoài khám nhãn khoa và chân. Bác sĩ về chân thì nói mình cần có một miếng lót dựa biệt cho chân mình để đi đứng không đau nhưng advantage không cho phép từ hai năm nay nên trước tháng 4 mình đổi qua PPO để có thể được bác sĩ làm cho một tấm lót giày. 


Như trường hợp của mình. Đi nha sĩ cũng phải chọn nha sĩ trong hệ thống của họ. Vấn đề họ chỉ cho đủ chà răng hàng năm mà nha sĩ thì muốn làm tiền thêm. Cần phải chụp hình rồi kêu deep cleaning lại móc túi mấy trăm bạc. Họ nói có một hệ thống bảo hiểm cho răng. Chỉ đóng dấu $10/ tháng được làm răng kỹ lưỡng. Mình không tin lắm nhưng có xem sơ sơ hệ thống này. 


Được biết là luật mới bắt các chương trình của Medicare advantage cũng phải tuân theo điều lệ của hai đêm. Vấn đề nếu bệnh viện bắt mình nằm viện hai đêm để làm đủ thứ Test rồi Medicare không chấp nhận. Vậy ai trả y phí này. Chắc là bệnh nhân. Khơi khơi bác sĩ bắt nằm viện hai đêm rồi vài tháng sau nhận được biên lai từ bệnh viện phải trả mấy chục ngàn là khóc một dòng sông. Khóc một dòng sông dài trả y phí. Chán Mớ Đời 


Về hưu không có thu nhập vào, chỉ mong đợi tiền an sinh xã hội mà lâu lâu chở vào nhà thương rồi lãnh cái y phí mấy chục ngàn thì chỉ có khóc kêu nghiệp chướng. Tốt nhất là nên tập thể dục đi bộ, ăn uống cẩn thận và cầu nguyện ơn trên gia hộ bình yên đến một ngày nào đó ta xa nhau. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


aa new rule