Cô gái trong tấm ảnh là ai?

 Lâu rồi mình thấy một tấm ảnh một người con gái, bận áo dài thời Việt Nam Cộng Hoà, ngồi ở phòng đợi phi trường tỉnh lỵ nào tại Việt Nam. Tấm ảnh cô gái nhẹ nhàng nhất là đôi mắt khá xúc động. Bên cạnh là cái Vali nhỏ còn xung quanh toàn là lính nên đoán là phi trường quân sự. Có người bình luận, chắc cô ta đi thăm người yêu ở mặt trận,… mình đoán cô ta đi với người chụp hình.

Thiên hạ bàn tán về cô gái bí ẩn ấy, kêu con gái miền nam hiền hoà. Mấy người gốc miền nam, về già cứ hoài niệm về hình ảnh phụ nữ Việt Nam, ăn bận đàng hoàng, không như ngày nay,… thế là các chiến sĩ an ninh mạng, nhảy vào chửi bới đủ trò,…


Khi xưa, các cô gái đa số ra đường bận áo dài khi đi học, ngoại trừ mấy cô học trường Tây. Chỉ cuối tuần đi chơi thì mới thấy bận quần Tây, sang hơn thì váy đầm. Đà Lạt lạnh nên ít thấy mấy cô hàng xóm bận váy, thậm chí là không thấy luôn. Chỉ đi học mới thấy mấy cô bận váy. Nói như anh bạn học khi xưa, gió luồng lên chắc cái mu lạnh lạnh lắm hỉ. Đà Lạt về mùa giáng sinh, gió lạnh mà mấy cô bận váy đầm, gió thổi bay bay nên chắc lạnh. Mấy bác gái khi xưa học chung với em có lạnh không.


Gần nữa thế kỷ sau 75, người Việt vẫn chưa thống nhất được về tinh thần người Việt thuần nhất. Họ vẫn phân biệt người Bắc và người nam. Người miền Bắc thì lại được chia ra hai loại; Bắc kỳ năm 54 và Bắc kỳ 75. Người miền nam như kẻ bị cai trị, đô hộ, vẫn chê bai, ghét người cai trị mình như khi xưa, người Việt ghét thực dân Tây. Người Việt di dân sang Hoa Kỳ, sau khi đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, không ai đi Trung Cộng hay Nga Sô dưỡng già, cũng ngại chơi với dân miền Nam. Dân miền nam vẫn còn chút gì kỳ thị với họ khi nghe giọng sơ tán của họ. Mình thì không để ý lắm. Ai đàng hoàng thì mình chơi.

Tấm ảnh khiến mình xúc động từ lâu nay mới giải mả được cô ta là ai. Không biết vì cặp mắt hay chiếc áo dài đơn thuần không như ngày nay, áo dài màu mè sặc sỡ chói sáng.

 Lâm Trần chú thích: (Phi trường Cần Thơ, 1965. Dương Vân Mai Elliott (chồng là người Mỹ) làm việc cho RAND- cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Mỹ, đang trên đường đến phỏng vấn tù binh. Bà là diễn giả trong phim The Vietnam War, nói về tâm cảnh của một gia đình gốc Bắc chia hai vì ý thức hệ, có chị gái là Cộng sản. Xem tiếp hình bà từ wikipedia.)

Tình cờ mình thấy có ai nói về cô gái trong tấm ảnh: 

Dạ đúng rồi, cô là học sinh trường Pháp lúc còn ở Hà Nội. Cô di cư vào nam năm 1954 lúc đó 13 tuổi, có lẽ đã học trường Marie Curie, Sài Gòn. Mình chỉ nói cô ấy gốc Hà Nội vậy thôi. Mình biết cô qua bác Google, vì cô là tác giả của 1 cuốn sách rất nổi tiếng: "𝑻𝒉𝒆 𝑺𝒂𝒄𝒓𝒆𝒅 𝑾𝒊𝒍𝒍𝒐𝒘𝑭𝒐𝒖𝒓𝑮𝒆𝒏𝒆𝒓𝒂𝒕𝒊𝒐𝒏𝒔 𝒊𝒏 𝒕𝒉𝒆 𝑳𝒊𝒇𝒆 𝒐𝒇 𝒂𝑽𝒊𝒆𝒕𝒏𝒂𝒎𝒆𝒔𝒆 𝑭𝒂𝒎𝒊𝒍𝒚".

Mình đọc lướt nhanh về cuốn sách và mấy cuốn của cô gái ấy dịch sau này. Có dịp mình đọc lại kỹ hơn. Chuyện gia đình cô ta thì như bao nhiêu gia đình Việt Nam trước và sau chiến tranh. Nếu con cháu sinh tại Hoa Kỳ thì cho chúng đọc để hiểu lý do gia đình phân tán khắp năm châu. Gia đình cô ta tương tự như đa số các gia đình người Việt khác trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, bị phân tán, phân chia rồi ngày nay thì con cháu ở tứ xứ khắp nơi trên thế giới. Gia đình mình có người ở tại 3 quốc gia.

Thế là mình gú gồ để xem cô gái kia là ai, chắc lớn tuổi hơn mình nhiều vì dạo ấy, trước Mậu Thân mình còn nhỏ, với đôi mắt khá đẹp. Đúng cô này là người Bắc di cư vào nam vì nói giọng Bắc rặc. Xem người ta phỏng vấn cô ta về chiến tranh Việt Nam trên đài truyền hình Mỹ.


Cô ta sinh ra trong một gia đình gốc Hải Phòng, ông nội từng làm quan lớn ở thành phố này. Tương tự như bao nhiêu gia đình Việt Nam khác, người theo Việt Cộng, người theo Việt Nam Cộng Hoà. Cô ta có người chị và 2 người anh em tham gia Việt Minh. Gia đình cô ta di cư vào nam lúc 13 tuổi và được học bổng vào đầu thập niên 60 du học tại Hoa Kỳ. Cô ta theo học về ngành ngoại giao tại đại học Georgetown. Về nước, cô ta làm việc cho cơ quan RAND của Hoa Kỳ, hình như gặp ông chồng tại đây luôn vì hai người có phát hành một cuốn sách về nghiên cứu về các cán bộ Việt Cộng. Mình đoán là ông chồng chụp hình cô ta ngồi tại phi trường khi hai người đi công vụ.


Từ năm 1964-1968, cô ta tham gia chương trình “ Viet Cong Motivation and Morale Project “, nghiên cứu bởi cơ quan RAND, phỏng vấn 2,371 cán binh hồi Chánh và tù binh Việt Cộng, để thẩm thấu về lý do chiến đấu của họ. Tài liệu gồm trên 60,000 trang. Giúp người Mỹ tìm cách chống lại sự phá hoại của Việt Cộng nhất là để thắng họ trong mặt trận tuyên truyền.


Tấm ảnh chụp tại phòng đợi ở phi trường, khi cô ta đi đâu để phỏng vấn các cán bộ Việt Cộng bị bắt và các hồi Chánh viên, để làm tài liệu nghiên cứu do bộ quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời bộ trưởng, người mà Nguyễn Văn Trỗi ám sát hụt, ông MacNamara chỉ thị, muốn tìm hiểu người Việt Cộng, vì sao họ chống Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà. Cô ta và ông chồng, David Elliot đồng ký tên tập hồ sơ Documents of an Elite Viet Cong Delta Unit: The Demolition Platoon of the 514th Battalion",


Buồn đời mình mò đọc tài liệu về các nghiên cứu này để xem khi xưa, lý do nào người Mỹ thất bại tại Việt Nam.


Dự án Động lực và Tinh thần Việt Cộng là một loạt các nghiên cứu được thực hiện bởi viện nghiên cứu RAND của Mỹ từ cuối năm 1964 đến cuối năm 1968. Xem như sau khi ông Diệm bị ám sát đến khi ông Nixon đắc cử với lời hứa, rút quân ra khỏi Việt Nam. Việt Nam hoá chiến tranh để họ phủi tay như Á Phủ Hãn, …

Dự án phỏng vấn các tù nhân Việt Cộng và những hồi Chánh viên qua chương trình Chiêu Hồi, nhằm hiểu rõ hơn các yếu tố thúc đẩy và đánh giá tinh thần đấu tránh vũ trang của Việt Cộng qua lá bài Mặt Trận Giải Phóng Miền NAm do Hà Nội lập ra mà chúng ta thấy rõ sau 75 bị giải tán trong Chiến tranh Việt Nam.Trong quá trình nghiên cứu, 2.371 cuộc phỏng vấn đã diễn ra và hơn 60.000 trang tin tức được thu thập.
Hình cô gái khi xưa làm việc tại Sàigòn, trong một biệt thự thường được mướn của CIA. Sau này cô ta sang Hoa Kỳ, được các đài truyền hình mời làm cố vấn về các phim tài liệu chiến tranh Việt Nam. Hình chụp từ phim PBS

Sự tham gia của Tập đoàn RAND vào cuộc chiến tranh Việt Nam là một chuyển đổi đặc biệt của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Quân đội cộng tác với các tổ chức dân sự để nghiên cứu các mục tiêu quân sự và chính trị trên bình diện quốc tế cho Hoa Kỳ. Giúp khách quan hoá nhận định về cuộc chiến. Sau thế chiến thứ 2, cuộc chiến ý thức hệ hay còn được gọi là chiến tranh lạnh đã khiến chính phủ Hoa Kỳ, phải mướn các tổ chức dân sự để nghiên cứu dùm họ, và cố vấn các phương án chính trị và quân sự tại các quốc gia bị đe doạ bởi chủ nghĩa cộng sản tại Nam Mỹ, Châu Phi và Á châu.

Trong Chiến tranh Việt Nam, mục tiêu của chính phủ Lyndon B. Johnson là không chỉ một cuộc chiến hủy diệt mà còn là xây dựng quốc gia đó theo đường lối của người Mỹ, dân chủ, etc . Họ thấy rõ đệ nhị thế chiến là một cuộc chiến hủy diệt, cuộc chiến tại Triều Tiên, khiến lính Mỹ chết rất nhiều. Trong khi người Anh, sử dụng ấp chiến lược để chống lại cuộc chiến du kích của người MÃ Cộng tại Mã Lai Á. Sau 75, các làn sóng người Việt vượt biển đến MÃ LAi khiến chính quyền xứ này rất lo ngại. Lý do là Hà Nội cho người của họ len lỏi đi theo để liên lạc với Mã Cộng, giúp đỡ cuộc chiến du kích của nhóm này đến năm 1987, họ mới buông súng khi Trung Cộng chấm dứt viện trợ cuộc chiến.


Trong cuộc chiến với Việt Cộng và Hà Nội, tình báo quân đội Hoa Kỳ cũng như Quân đội miền Nam Việt Nam gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào các tổ chức Việt Cộng khiến khó có thể biết được ý định và thái độ của nhóm quân nổi dậy, chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Khi bị lộ là nhảy núi như ông Hoàng Phủ Ngọc Tường kể khi bị lộ, được cấp trên kêu trốn lên núi. Buồn đời Mậu Thân ông ta được hạ Sơn nên xử tử khá nhiều người Việt tại Huế mà bà Nhã Ca kể trong Chiếc Khăn Xô cho Huế.


Ngày nay người ta biết là gián điệp nhị trùng của Hà Nội được ra lệnh xâm nhập vào ngay phủ tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Tướng lãnh của miền nam, có người nằm vùng, cứ thay nhau đảo chính, chỉnh lý. May mà ông Phạm Ngọc Thảo bị phát hiện là gián điệp của Hà Nội nếu không thì đã dâng miền nam cho Hà Nội. Việt Nam Cộng Hoà và CIA chỉ có một điệp viên với bí danh là X92, chỉ ở trong hàng ghế của Mặt Trận Giải Phóng Miền NAm, chưa cao cấp như cố vấn tổng thống. Còn các điệp viên hay biệt kích xâm nhập miền Bắc đều bị tóm hết vì nằm vùng là những người thi hành các chuyến đột kích này như ông Đặng Chí Bình, điệp viên Việt Nam Cộng Hoà kể trong tập hồi ký Thép Đen.


Những khó khăn trong việc thu thập thông tin tình báo ít ỏi hay bựa để lấy lòng đồng minh của một thiểu số chỉ huy Việt Nam Cộng Hoà, đưa đến sự mơ hồ về mục đích, chiến lược và thậm chí cả bản chất của cuộc chiến. Thực tế là có quá nhiều nhóm tình báo đang hoạt động đồng thời và có phần rời rạc, thay đổi nhân sự lãnh đạo từ khi ông Diệm, bị ám sát đến các tướng lãnh thay nhau chỉnh lý trong khi Việt Cộng qua Hà Nội, duy trì quan điểm cả tình báo lẫn ​​chính trị-quân sự trong suốt cuộc chiến. Chúng ta đánh cho Nga đánh cho Tàu như ông Lê Duẫn đã từng tuyên bố.

Vào trang nhà của cơ quan RAND, thấy những tài liệu viết bởi bà Mai Elliott


Một phần do các mục tiêu phức tạp của cuộc chiến, mục đích của Hoa Kỳ không chỉ là tiêu diệt Việt Cộng mà còn thay thế cuộc nổi dậy bằng xây dựng một chế độ Việt Nam Cộng Hoà, khởi đầu từ năm 1954, thu hút các người chống đối như Việt Cộng. Như họ đang làm tại Đài Loan, Nam Hàn và các xứ ở vùng Đông NAm Á để tránh tình trạng Domino mà họ sợ sẽ xẩy ra khi Hà Nội thắng. Lịch sử cho thấy chỉ có Đông Dương, có chung quá khứ thực dân với người Pháp đã lọt vào tay cộng sản theo thuyết DOmino, còn các nước còn lại của Đông Nam Á thì quay lưng với chủ nghĩa cộng sản như trường hợp MÃ Cộng đấu tranh du kích chiếm chính quyền phải hạ giới năm 1987. Hay cuộc tàn sát người thân công sản tại NAm Dương vào năm 1966-1967, khi chiêu bài sát cộng là bổn phận tôn giáo đã giết đâu trên nữa triệu người NAm Dương thân cộng sản.


 Điều này đòi hỏi phải có kiến ​​thức về văn hóa, kinh tế và chính trị thu hút người dân đến với Việt Cộng ngay từ đầu. Hà Nội đã để lại cán bộ cao cấp sau khi hiệp định Geneva ký kết. Mấy người tổ chức quân đội cũng như các người theo vIệt Minh, được chỉ thị ở lại như ông Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười,… thay vì tập kết. Thêm các gia đình có con, cha chồng đi tập kết được xem là ủng hộ chế độ miền Bắc. Có cô Yung Krall, Đặng Mỹ Dung, người đã giúp CIA lật tẩy các gián điệp của Hà Nội tại Hoa Kỳ, kể là khi xưa vì ông bố theo Mặt trận Giải Phóng Miền NAm nên tối nào cũng nghe đài Việt Cộng để xem có tiếng nói của bố mình hay không. Ông bố là ngoại trưởng của Mặt Trận trước bà Nguyễn Thị BÌnh. Đọc tài diệu của Hà Nội, họ cho biết lâu lâu nằm vùng của họ, đem thư của chồng, con tập kết đến nhà và từ từ tuyên truyền, khiến họ cung cấp tin tức, đóng góp cho MTGPMN,… mua gạo thức ăn tiếp tế cho Việt Cộng, điển hình là cô BA Chỉ, tiệm Bình Lợi tại Đà Lạt khi xưa.


Bởi vì mối quan hệ quân sự-đại học ngày càng được coi là một mối quan hệ nguồn gốc của xung đột thể chế, các tổ chức nghiên cứu tư nhân như tập đoàn RAND đã đưa ra một giải pháp thay thế khả thi hơn. Trong Chiến tranh Việt Nam, nhiều tổ chức nghiên cứu xã hội đã ký hợp đồng với Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (ARPA), bao gồm cả RAND. Vì tò mò về cô gái nên mình tìm ra cơ quan RAND mà cô ta làm việc nhưng chắc có nhiều cơ quan khác, cũng được chính phủ Mỹ mướn để nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Ai biết thì cho em xin.


Năm 1961, RAND phải đối mặt với những hạn chế về ngân sách từ Không quân và phải tìm đến các khách hàng khác để xin tài trợ, dẫn đến một hợp đồng với ARPA cùng năm đó, bắt đầu tham gia sâu vào nghiên cứu xã hội ở Việt Nam. Sau chiến tranh, RAND đã xuất bản hàng trăm tài liệu về Việt Nam, Lào và Thái Lan, nhưng dự án lớn nhất được thực hiện là Dự án Động lực và Tinh thần Việt Cộng, từ 1964 đến 1967.


Chương trình có sự cộng tác của các giáo sư người Việt để phỏng vấn các tù binh và hồi Chánh viên. Đa số chỉ biết tiếng pháp nên các của phỏng vấn đều được dịch ra pháp ngữ. Dạo ấy có độ 15 thông dịch viên.

Địa điểm thường là những nơi của CIA nhốt các tù binh Việt Cộng khắp miền Nam. Sau đó các đúc kết tài liệu được gửi về Hoa Kỳ.


Chương trình bị chỉ trích vì cách làm việc và tiêu chí. Họ cho rằng tù binh, cán binh hồi Chánh chỉ nói những gì mà các người phỏng vấn muốn nghe nên không tin tưởng vào các tin tức được khai thác từ tù binh hay hồi Chánh viên. Các câu hỏi thêm được dịch ra pháp ngữ trước khi chuyển ngữ qua anh ngữ. Điển hình là có một tù binh cao cấp cho hay ông ta yêu nước, không muốn có ngoại xâm người ngoại quốc tại Việt Nam. Ông ta theo kháng chiến chống pháp.


Hôm trước mình đọc tin tức ở Pháp, cho hay Algerie không cho phép ca sĩ Enrico MAcias viếng thăm xứ mà ông ta sinh ra đời. Ông này được gọi là Pieds Noirs, chân đen vì sinh tại Phi Châu, ở xứ Algerie, thuộc địa cũ của Pháp như trường hợp ông Albert Camus, đoạt giải Nobel về văn chương, được xem là người Algerie. Khi tổng thống De Gaulle đồng ý trả độc lập lại cho mấy xứ BẮc Phi thì nhóm kháng chiến Algerie lên cầm quyền và đuổi cổ hết những người nào không phải Algerie ra khỏi xứ họ. Đa số chạy về Pháp như ông Albert Camus rồi chết tại Pháp. Những người này hận ông De Gaulle lắm. Mình có quen vài gia đình Chân Đen này.


 Theo báo cáo của chương trình này thì những người Việt Cộng thường là những người chống pháp khi xưa, họ không muốn có người ngoại quốc hiện hữu trên nước Việt Nam. Lý do đó mà họ theo Việt Cộng, mặt trận giải phóng Miền Nam. Tương tự năm 1945, đa số các Đảng viên không phải cộng sản cũng tham gia kháng chiến chống pháp dưới tên Việt Nam Đồng MInh Hội mà người Pháp gọi tắc là Việt Minh. Sau đó thì người cộng sản thịt dần dần những Đảng viên của các Đảng phái khác, không theo Cộng Sản như ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi,…  Sau này họ kêu Việt Cộng để chỉ những người theo cộng sản, chớ Việt Minh thì chỉ có một số theo cộng sản. Ta thấy những người có công với họ như ông Văn Cao, Trần Dần,…còn bị họ đì vì có công còn các người Việt theo các Đảng phái khác thì phải trừ khử.


Sau 1968, Tết Mậu Thân thì cán binh của mặt trận giải phóng miền nam bị chết quá nhiều. Chỉ nghe nói họ mất trên 300,000 quân và từ đó chỉ có tiếng nói chính trị tại hoà đàm Paris, nhưng không có lực lượng vũ trang, bộ đội thay thế hoàn toàn mTGPMN, đánh nhau với quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Cho nên đến 75 thì thành phần mặt trận giải phóng miền Nam xem như không còn gì nữa, vì không có lực lượng vũ trang như ông Trần VĂn Trà gọi là những người kháng chiến cũ. Quân đội Mỹ không có tài liệu sau Mậu Thân vì Nixon muốn rút quân ra khỏi Việt Nam nên bỏ các chương trình nghiên cứu chiến tranh Việt Nam.


Năm 1965, bài tường trình nói về sự tham gia cuộc chiến của quân đội Hoa Kỳ, làm chết thường dân nhiều hơn là Việt Cộng vì cứ bỏ bom, không biết ai là Việt Cộng, ai là thường dân đưa đến các vụ thảm sát như Mỹ Lai. Các cuộc đốt phá nhà dân rồi đưa họ vào thành phố để dễ kiểm soát đưa đến sự thù hằn, căm phẩn của nông dân đối với người Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà. Cuộc chiến tâm lý thu phục lòng dân thất bại hoàn toàn. Mình nhớ hồi nhỏ, thấy thiên hạ vẽ chữ thập trước cửa nhà mình vì họ nói là sợ Ma Quỷ vào nhà giết hại người nhà. Hóa ra mấy ông nằm vùng hô hào như vậy vì khi nói lái “trừ ma quỷ” là “trừ Mỹ qua”.


Người Mỹ tìm cách lấy lại lòng tin của người Việt thôn quê nhưng có lẻ đã trễ vì chính sách “search and Destroy”. Có những người như ông Goure của RAND, cho rằng phải gia tăng ném bom, leo thang chiến tranh để đạt được chiến thắng nhanh chóng. Có lẻ vì những nhận xét của ông Goure, một trong những người cầm đầu chương trình nghiên cứu, được chính phủ Lyndon Johnson nghe, đã leo thang chiến tranh, ném bom khắp nơi, khiến dân chúng thành thị nhất là giới trẻ theo Việt Cộng. Thay vì cô lập hoá Việt Cộng nằm vùng với các chương trình ấp chiến lược, họ đã đổi chính sách, đem nông dân vào thị thành, đốt nhà cửa của họ để khỏi phải tiếp tế cho Việt Cộng.


Lâu lâu, các xe đò chở hàng Sàigòn - Đà Lạt, về trễ , kêu bị tăng-bo, Việt Cộng đáp mô, gài mìn. Họ chận và tịch thâu hết hàng hoá đem vào bưng, cũng có thể nằm vùng hô hào như vậy để khỏi bị cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà tình nghi. Mẹ mình kể khi xưa, cô Ba CHỉ tiệm Bình Lợi ở Đà Lạt, kêu mẹ mình vào nói có dư gạo, ai hỏi thì cứ bán, vào đây lấy giá 2,000 đồng/ bao. 1 tiếng sau, có bà đến mua 100 bao gạo giá 2,500 đồng / bao. Mình nói bà nằm vùng. Mẹ mình nói ừ sau 75, bà đó làm cán bộ gộc.


Khi mình sang Tây xem những chương trình về chiến tranh Việt Nam, thấy họ chiếu cảnh ném bom của không lực Hoa Kỳ trên quê hương mình, mình hiểu lý do người Việt tại Paris theo Việt Cộng. Họ không có chiếu cảnh giết người tập thể của Việt Cộng tại Huế. Đối với nhà báo người quốc giết người như Hà Nội là chuyện bình thường, cái mà họ muốn chỉ trích là lính Mỹ giết người dân mới bán được báo. Có vô số chiếc thuyền lật chết mấy ngàn người ở Syria, tìm cách trốn khỏi chiến tranh. Chả ai để ý còn mấy ông nhà giàu, tỷ phú chả biết làm gì, nên đi tàu lặn xuống biển chết thì thiên hạ khóc như mưa.


Chương trình suýt tí nữa bị dẹp khi ông Gouré bị thay thế. Cuối năm lại được cho làm lại chức vụ nhưng cuộc chiến Việt Nam đã thay đổi và Nixon muốn rút quân khỏi Việt Nam, bằng cách Việt Nam hoá chiến tranh của họ. Mình rất ngạc nhiên khi được biết chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ đã mướn một tổ chức think tank như cơ quan RAND, để giúp họ nghiên cứu vấn đề thu phục người dân.


Sau 1945, thế giới được chia ra thành hai khối, Tự Do và Cộng Sản nên cuộc chiến tranh tại Việt Nam như một thử thách thu phục các nước khác trên thế giới trong cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối. Do đó quân đội Hoa Kỳ cần có những người dân sự, suy nghĩ cách tuyên vận, thu phục lòng dân.


Trước đó, có một bài tường trình về hiện tình Việt Nam, khuyên chính phủ Mỹ không nên can thiệp vào Việt Nam, để hai bên miền nam và miền Bắc tự chọn lấy số phận của họ như trong hiệp định Geneva năm 1954. Chính phủ Kennedy không muốn tham gia chiến tranh Việt Nam, 24 tiếng đồng hồ sau khi ông ta ký lệnh rút các cố vấn quân sự khỏi Việt Nam thì bị ám sát. Nghe nói người giữ vai trò này sau này trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Chỉ nghe nói nhưng chưa đọc được hồ sơ giải mật.

Hình như trước đó ông Như đã liên lạc với Bắc Việt, gặp đại diện phái đoàn Hà Nội tại Ấn Độ rồi bị ám sát. Theo các tài liệu mình đọc được giải mã thì ông Kennedy muốn rút quân ra khỏi Việt Nam, hay khi vịnh Con Heo ở Cuba, nhóm diều hâu, như hai anh em Dean Rusk, đại diện cho tập đoàn buôn bán vũ khí muốn tấn công CUba nhưng ông Kennedy không chịu và thương thuyết đến khi Kruhchev ra lệnh gỡ bỏ các dàn hoả tiễn giả vì có một gián điệp của Liên Xô, báo động cho CIA biết. Sau này ông ta bị KGB đem về Nga bắn. Hình như Anh quốc có làm một phim về cuộc đời ông này.

Khi tổng thống Ike Eisenhower xong nhiệm kỳ, ông ta có đọc diễn văn từ giả người Mỹ, có nói đến tập đoàn chiến tranh, các công ty làm và bán vũ khí rất nguy hiểm cho nền dân chủ của Hoa Kỳ. Từ đó chúng ta thấy các tổng thống Hoa Kỳ đều được ủng hộ bằng tiền bạc của các nhóm bán vũ khí như ông Bush. 

Ông tướng Wes Clark, cựu tổng tư lệnh KHối Bắc Đại Tây Dương, cho biết là khi cuộc khủng bố 9/11 xẩy ra thì ông ta bay về Ngũ Giác Đài để họp. Sau đó thì được cho biết chương trình tấn công 7 quốc gia. Ngày nay chỉ có một quốc gia chưa bị tấn công đó là BA Tư. Chúng ta thấy CIA làm giả hồ sơ tại Iraq để tấn công xứ này, đưa đến mấy triệu người chết. Tấn công vào Á PHủ Hãn rồi 20 năm sau ôm gói chạy, bỏ lại sau lưng các đồng minh của họ. Cách chửi thẹn là họ tham nhũng.
xem tài liệu vì diễn văn của tổng thống Ike Eisenhower, ai muốn nghe rõ thì mở YouTube xem.  https://en.wikipedia.org/wiki/Eisenhower's_farewell_address

Các tập đoàn này ủng hộ chiến tranh để họ bán vũ khí. Dean Rusk từng là chủ tịch của Rockefeller Foundation trước khi làm ngoại trưởng Hoa Kỳ, là một trong những người cổ vũ Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Trong cuộc thương thuyết vịnh COn Heo, đám Diều hâu như Dean Rusk đã làm áp lực tổng thống Kennedy để thả bom phá huỷ căn cứ hỏa tiễn và các pháo đài bay B52 đã sẵn sàng bỏ bom khối Varsovie. Ông Kennedy không chịu và ký sắc lệnh rút cố vấn khỏi Việt Nam thì đùng ở Dallas. Chán Mớ Đời 

Một tấm ảnh về một phụ nữ ở phi trường khiến mình tò mò lại moi ra cô ta là một người đáng nể vào thời đại đó. Du học ở Hoa Kỳ, rồi làm cho công ty Mỹ, sau này qua Mỹ thì làm cố vấn truyền hình về các phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Vậy là em thoả mãn về tấm ảnh. Xong om

Cuộc đời lạ. Mình mới kể chuyện cô gái trong tấm ảnh thì hôm nay có cặp vợ chồng quen trên Facebook, mòi ăn cơm tối thì gặp một cựu giáo sư tại Sàigòn. Ông ta kể là khi xưa có làm việc cho cơ quan RAND. Để hôm nào rảnh mình kể thêm về việc họ phỏng vấn tù binh cộng sản và chiêu hồi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn