Thức ăn từ Trung Cộng và sự phát triển ung thư

Mình không ngờ bài tóm tắc về thức ăn nhập cảng từ Trung Cộng, được nhiều người để ý. Có nhiều người gửi thêm cho mình nhiều tin khác nhưng vì từ Việt Nam nên mình cũng chưa rõ lắm vì không có dữ liệu chính xác nên chỉ tải lại vài tin tức từ Việt Nam nhưng chưa dám quả quyết là đúng. Buồn đời mình vào trang nhà FDA hỏi thì thấy vấn nạn dinh dưỡng từ Trung Cộng, Việt Nam hay các xứ khác rất nhiều chất độc, để đi chơi về mình sẽ kể thêm. Họ cảnh báo các công ty Hoa Kỳ mua bán, nhập cảng các sản phẩm giết người lâu năm này.

Theo báo chí Mỹ thì từ năm 2007, các cơ quan kiểm soát thực phẩm FDA, có báo động về chất dinh dưỡng nhập cảng từ Trung Cộng có vấn đề như:


1/ gừng nhập cảng từ Trung Cộng: 

Họ xác nghiệm rằng trong các loại gừng nhập cảng từ Trung Cộng, có rất nhiều chất như aldicarb sulfoxide có thể gây nên các trạng thái bị cảm như buồn nôn, đau đầu và mắt mờ, nếu độ tiêu thụ cao quá sẽ khiến chảy mồ hôi, nước mồm.


2/ Cá gây bệnh ung thư

Cá nhập cảng từ Trung Cộng năm 2007 bị hạn chế sau khi FDA tìm thấy các loại thuốc kháng nấm và kháng sinh có thể gây bệnh ung thư. Các nông trại nuôi cá thuỷ canh, nước bị ô nhiễm, sử dụng các chất để khiến cá to béo hơn. Các cơ quan chức năng Trung Cộng lên tiếng phản đối cho rằng hạn chế các chất hóa học sẽ tốn tiền của ngư dân.


3/ Đồ chơi trẻ em được nhập cảng từ Trung Cộng, các công ty bán đồ chơi đem qua Trung Cộng để sản xuất. Trước nhất là nhân công rẻ, không bị FDA kiểm soát. Năm 2007 họ tìm ra ít nhất 467 thứ đồ chơi từ Trung Cộng, sơn với có chất chì, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em như trường hợp xe lửa của công ty Thomas & Friends. Ở Hoa Kỳ, từ năm 1978 trở đi, họ cấm sử dụng loại chì trong sơn, dùng để giữ nước sơn cho lâu, không bị bạt màu. Ai có nhà xây trước 1978, phải cảnh báo cho người mua hay người thuê nhà biết trước, kêu họ đừng để con nít ăn sơn bị bóc,…


Viết tới đây thì nhớ cách đây 12 năm, người ta than phiền các nhà mới xây, sử dụng drywall nhập cảng từ Trung Cộng khiến chủ nhà bị bệnh đủ trò. Họ khám phá ra Trung Cộng sử dụng các chất bảo quản vì đi tàu biển lâu nên khiến mấy ông xây nhà bị thưa kiện phá sản vì dùng vật liệu tàu. Có người về Việt Nam, đặt cửa gỗ tại Việt Nam bán rẻ bên Mỹ. Vấn đề kỹ thuật ở Việt Nam không khá thêm gỗ ở Việt Nam, chưa được làm khô như ở Hoa Kỳ nên khi đem qua Mỹ thì vài tháng sau, cửa bị cong đủ trò.

Có người gửi mình bài báo kể về dân miền quê, sáng sớm phải đi xe từ 2 giờ sáng lên Sàigòn để bắt số để vào khám bệnh viện, đa số đều mặc định kêu bị ung thư. Nghe họ nói mỗi năm tại Việt Nam có trên 200,000 ca bị ung thư mới và 80,000 tử vong về ung thư. Mình vào một trang nhà ở Việt Nam đưa ra dữ liệu này.

 https://ungthutuyengiap.org/ty-le-mac-benh-ung-thu-o-viet-nam-dung-thu-2-the-gioi.html


Đặc biệt là có nhiều trang nhà y tế ở Việt Nam, nói về ung thư thì mình bị chận, không vào được. Không hiểu lý do.


https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf

Mình tìm trên các trang y tế quốc tế thì được biết mỗi năm Việt Nam có thêm 182 563 ca mới, số tử vong mỗi năm là 122 690. Khác với dữ liệu bài viết của ai tại Việt Nam.


Đây là lá thư của FDA gửi một công ty bán trà tại Hoa Kỳ, nói về nồng độ và những gì họ xác nghiệm trong trà của công ty bán trên thị trường ghi. Công ty này tại Hoa Kỳ nhưng có lẻ mua trà từ xứ nào. Kêu là giảm cân đủ trò. Có lần mình có mua trà này uống được một bịch rồi bỏ vì cảm thấy khó chịu. Được cái là trà này bắt đi cầu mệt thở, xem như giảm cân vì ít phân trong người. Chán Mớ Đời 


Không biết ở Việt Nam có cơ quan nào giám sát các sản phẩm dinh dưỡng. Mình có thấy vài sản phẩm có ghi các chất trong sản phẩm. Không biết có được cơ quan nào xác nhận hay cứ bỏ lên cho vui. 


https://www.fda.gov/inspections-compliance-enforcement-and-criminal-investigations/warning-letters/teataze-llc-613942-07232021


Có chị bạn ở Việt Nam, đại gia thành công lắm không muốn đi Hoa Kỳ dù khi xưa bố mẹ bảo lãnh, các chị em đi hết, chỉ còn gia đình chị ta ở lại nhưng ngày nay phải bỏ tiền đầu tư tại Hoa Kỳ để qua Mỹ. Chị ta cho biết tình hình sức khoẻ, y tế của Việt Nam rất nguy hiểm. Thức ăn toàn là chất độc, rau cải đều được bơm thuốc hoá học làm cho tươi đem ra chợ bán rồi khi đem về nhà là ủ rủ.

Thống kê trên CDN.WHO.INT về ung thư tại Việt Nam năm 2020. Dân số 96,462,108, mỗi năm 164,671 ca mới và 114,871 tử vong. 39.8% chết trẻ vì ung thư. Khá nhiều so với tuổi còn đi làm.
Ta thấy bệnh ung thư gan nhiều nhất, chắc là do uống rượu nhiều. Người Việt bị viêm gan rất nhiều lại uống rượu là đời em cô đơn.


Xin trích 1 đoạn của bài ai viết từ Việt Nam:

 “Đa số bệnh nhân ung thư ở quê tôi là nông dân. Trong văn chương nghệ thuật, hình ảnh con sông quê luôn đẹp đẽ hiền hòa. Giờ khác rồi, những con sông quê miền Tây vẫn đẹp mà không hiền chút nào. Tất cả ô nhiễm tới nỗi không ai dám tắm sông nữa. Hình ảnh trẻ con bơi đùa trên sông là xưa rồi. Chúng biết sông rất dơ, hễ xuống sông tắm là sẽ bị ngứa, ghẻ lở, nhiễm độc.


Thành phố có công ty vệ sinh đô thị thu gom rác, chứ nông thôn làm gì có, bao nhiêu rác người dân đều thải xuống sông. Cống rãnh đều dẫn ra sông mà không bao giờ và không ai nghĩ đến chuyện xử lý nước thải. Chợ nông thôn hầu hết đều ở ven sông, tan buổi chợ là tất cả rác rến lùa hết xuống sông. Cách đây mươi năm, hầu hết người dân nông thôn đều đi vệ sinh trên cầu cá, tức là đào cái ao nuôi cá tra, phía trên làm cầu tiêu để lấy phân nuôi cá.“


*Sông ngòi miền Tây ô nhiễm kinh hoàng! (RFA) 

Dù sao thì rác hữu cơ có dơ chút mà không độc. Những dòng sông quê nhiễm độc là bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những loại thuốc bảo vệ thực vật cực kỳ độc hại bón trên ruộng lúa, xong rồi xả hết ra sông. Miền Tây trồng lúa ba vụ một năm, đất không có thời gian hồi phục nên phải xài phân thuốc thật nhiều thì lúa mới trúng. Cứ nhìn những doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc nông nghiệp giàu lên như thế nào thì đủ biết người nông dân sản xuất lúa toàn bằng phân thuốc.


Khi được sử dụng xong, các chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bỏ lăn lóc bên bờ ruộng hoặc liệng hết xuống sông, hầu như không ai xử lý đúng cách cả. Chúng ta biết là thuốc sâu độc hại ra sao, thuốc diệt cỏ còn hơn vậy. Những người tự tử bằng thuốc sâu thì còn cứu được, chứ uống thuốc cỏ là bó tay luôn. Nông dân biết hết, nhưng họ tỉnh bơ, họ vẫn trữ thuốc độc trong nhà, trong nhà bếp, pha thuốc vào bình xịt xong vứt chai thuốc lăn lóc sau hè. Thậm chí mấy quán tạp hóa ở quê bán thuốc sâu, phân bón chung với thực phẩm luôn.


Mấy anh nông dân than với tôi là mỗi khi đi xịt thuốc về, họ “mắc bịnh” cả tuần chưa hết: Nhức đầu, mệt mỏi, nóng sốt, bải hoải chân tay… Đó chính là tình trạng nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhưng họ “quen” rồi, nếu khuyên họ mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và kính bảo vệ thì họ không bao giờ nghe, vì “vướng víu khó làm việc”, họ bảo vậy. Những bệnh nhân ung thư tương lai là đây chứ đâu.” (Hết trích)


Ở Hoa Kỳ, họ mới xử một vụ háo chất khiến ung thư là chất sát cỏ dại của công ty Round Up khiến các người cắc cỏ làm vườn lâu năm bị ung thư vì hít hay pha trộn chất này. Nay muốn mua loại này, phải ký giấy tờ đủ trò là đã được người bán thống báo nhưng vì muốn xịt cho cỏ chết nên ký đại.

Trước đây thì có chất Asbestos mà các nhà cung cấp vật liệu dùng trong các vật liệu xây đựng khiến các thợ bệnh bệnh khi về già, thưa kiện đủ trò. Và được đền bù nhưng cuộc đời đã tiêu tan.


“*Người nông dân đã hết thật thà

Đến nhà nông dân, bạn sẽ thấy họ trồng riêng một mảnh ruộng, một mảnh vườn “đồ nhà”, tức là không bón phân xịt thuốc, để dành riêng nhà họ ăn. Họ biết rõ bón phân xài thuốc là rất độc nhưng họ vẫn làm – để lúa có năng suất cao, rau cải xanh tốt – để bán cho người khác ăn. Riêng gia đình họ khôn hơn, chỉ ăn đồ nhà. Chưa hết, nếu ngày xưa mua gạo về để lâu trong khạp, bạn thấy có mọt. Giờ kiếm không ra con mọt nào đâu, gạo đều đã được xử lý chất bảo quản, để bao lâu cũng không mọt, không mốc. Còn rau cải, người đi chợ có xu hướng tìm rau cải có sâu để bảo đảm không bị xịt phân thuốc, nhưng làm gì tìm ra được. Rau xanh mướt, nhưng đem về nhà để tới chiều là bấy nhầy ra, ủng thối.


Nhà nông bây giờ khỏe re, nuôi heo không còn lo cám gạo rau muống và xắt chuối cây như ngày xưa. Tất cả heo gà vịt cá tôm đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chất tăng trọng. Đôi khi tôi nghĩ có phải vì thế mà con người cũng béo phì hơn xưa không, ăn thịt toàn chất tăng trọng cơ mà. Tôi có người bạn, con gái làm trang trại nuôi gà công nghiệp. Bạn nói, nó cho gà ăn toàn thuốc và thực phẩm công nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, mở đèn, mở máy lạnh cho gà ăn suốt ngày đêm.


Chỉ 3 tuần lễ là con gà to 3-4 kg. Gà không thể đứng nổi, phải nằm ăn, vì xương không phát triển kịp đủ để nâng đỡ trọng lượng. “Bắt con gà lên sẽ thấy nó nặng trịch và thịt cứng ngắc, rất sợ” – bà bạn cho biết vậy. Gà nuôi bằng thuốc rất yếu, dễ chết, chỉ cần cúp điện tắt máy lạnh chừng vài mươi phút là gà ngã ra chết hết luôn. Họ còn nuôi thuốc cho gà đẻ trứng sai, trứng to và đẻ trứng hai tròng đỏ; nhưng con gà đẻ chỉ một, hai lứa là chết vì kiệt sức. Nếu như ở quê tôi không mấy ai ăn thịt gà công nghiệp thì cả Sài Gòn này đều ăn, nhất là các quán cơm gà bình dân bán cho công nhân và sinh viên. Gà vườn giá hai trăm ngàn trong khi gà công nghiệp chỉ khoảng bảy chục ngàn một ký, Người nghèo ăn đồ độc hại là điều đương nhiên rồi.” (hết trích)


Theo mình hiểu thì gà con bên Mỹ được sinh sau 21 ngày ấp trứng bằng máy, đúng 45 ngày sau là được cho vô lò sát sinh nên được nuôi trong các trại gà to đùng mà nông dân nuôi không có nhiều lợi tức, xem như làm công nhân cho các công ty thực phẩm. Lý do là mua gà của họ và bán gà cho họ nên chỉ có một giá, không cạnh tranh. Công ty bắt họ phải mua trang bị máy móc đủ trò, mua thực phẩm gà, thuốc men từ họ hết. Nghe nói là chỉ làm độ $40,000/ năm. Xem mấy phóng sự mà người nuôi gà nói ngoài luồng sợ bị các công ty thực phẩm thưa kiện nên che mặt đủ trò. Họ cho thấy là phải chích trụ sinh để gà khỏi bị bệnh, gây truyền nhiễm và hormone giúp tăng trưởng. 


Cách đây 10 năm người ta khám phá ra một số bé gái 7-8 tuổi ở một vùng thành phố Seattle, đã có kinh, ngực nở. Tò mò họ điều tra thì khám phá các đứa bé này con nhà nghèo nên bố mẹ cho ăn cánh gà nhiều vì rẻ, cánh gà thường là nơi người nuôi gà chích hormone chóng lớn. Xong om

Các bác sĩ mình theo dõi khuyến cáo không nên ăn gà. Nhất là các loại hamburger chay, làm bằng đậu hủ và các loại gì để cho ngon. Không biết họ biến chế loại gì ở trong. Cho rằng ăn loại này còn độc hơn loại hamburger thường. Hamburger cũng không nên ăn vì không biết họ trộn gì trong thịt băm. Mình nhớ ở Pháp, đi mua thịt băm để làm sauce spaghetti, ông bán thịt lấy thịt rồi bỏ vào cái máy xay thịt, còn bên Mỹ mà mua làm sẵn thì hơi sợ. Tốt nhất là ăn Steak tuy đắt hơn. Mấy chợ gần nhà tin tưởng hơn vì thấy họ lấy thịt rồi bỏ vào máy xay, đưa cho mình còn loại mua bỏ hộp rồi thì không nên mua.


Ngày nay, người ta ra luật mới Free-range gà đi bộ nghĩa là mỗi con gà có một chu vi để nhúc nhích. Bắt đầu năm 2020, gà ở Cali bắt buộc phải có 1 Square foot cho mỗi con, nghĩa là 12 Inches mỗi chiều (144 inch vuông) mà chúng ta biết một con gà Mỹ to như thế nào. Chớ đâu phải là được bỏ chạy ngoài ruộng. Cho thấy ngôn ngữ khá phức tạp để hiểu. Họ làm ra luật để câu phiếu chớ cũng không thay đổi gì cả. Vì con gà lớn 144 Square inch.


*Người bán thực phẩm, những mụ phù thủy độc ác

Có lần tôi ra cảng cá, thấy cá từ tàu mang lên ướp nước đá nhão nhoét, tôi thắc mắc “Cá như này sao bán được?” Chủ vựa trả lời: Đây mới là cá tươi, bạn hàng mang cá về nhà sẽ “muối” hàn the và ure, hôm sau mang ra chợ thấy cứng sảng, tươi chong chớ mà ăn độc lắm á em.


Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm, là chất độc và lưu trữ vĩnh viễn trong cơ thể mà không bị đào thải qua bài tiết, nhưng người dân quê vẫn sử dụng để bảo quản thực phẩm, làm cho thức ăn tươi lâu, cứng giòn và dai. Chả lụa ướp hàn the sẽ dai ngon và để ngoài nhiệt độ thường hàng tuần lễ không bị hư. Hàn the ướp dưa chuột, dưa kiệu cho giòn, hàn the hay formol dùng trong sản xuất bún, bánh phở cho dai và để được lâu. Người ta còn dùng Tynopal là chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy để làm cho bún trắng sáng. Chập tối đi chợ chiều, tôi từng bắt gặp người bán rải từng vốc hàn the lên thớt thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi; sáng mai đem ra bán lại, bán hết thịt cũ mới bán tới thịt tươi, trong khi người nội trợ cứ nghĩ đi chợ sớm sẽ mua được thịt tươi ngon, tội nghiệp biết bao!


*Ngâm thịt thối để biến thành thịt tươi! (NLĐ)

Đi về vùng biển, tôi được bà con ngư dân chia sẻ một bí mật trong cách làm tôm khô. Tôm biển từ tàu đánh bắt xa bờ (đi ít nhất nửa tháng mới về) thì phải ướp để bảo quản. Cá có thể ướp nước đá, nhưng tôm tép thì không bởi tôm ướp nước đá sẽ bị đen đầu. Do đó, ngư dân phải muối tôm bằng hàn the để giữ được con tôm có màu tươi. Vậy là tôm khô biển rất độc hại, bạn chỉ nên ăn tôm biển từ những tàu đánh bắt gần bờ sáng đi chiều về mà thôi.


Cá khô cũng vậy. Bây giờ ra chợ hải sản khô người ta không thấy ruồi. Cả làng cá ven biển phơi cá lớp lớp trên giàn phơi bốc mùi tanh nồng cũng không thấy con ruồi nào đậu vào. Tại sao? Bạn bè miền biển cho tôi biết, gia đình họ tự phơi cá ăn chứ không bao giờ mua ở chợ, vì cá khô bây giờ đều được ngâm “thuốc ruồi”. Đó là một loại hóa chất diệt côn trùng mua từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia, chỉ cần ngâm cá vào hóa chất, treo lên giàn một đêm là cá khô bán được, không cần phơi nắng, không bị ruồi bu sinh dòi, làm “cá một nắng” bằng cách ngâm thuốc sẽ bảo quản lâu mà không cần đông lạnh gì cả.

Người ta cũng phát hiện nhà kinh doanh hải sản nhuộm ruốc bằng phẩm màu công nghiệp, đó là chất Rhodamine B dùng nhuộm vải, có thể gây ngộ độc cấp tính và gây ung thư. Vàng Ô (Auramine O) là tên thương mại của chất diarylmethane. Đây là chất màu tổng hợp, chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường. Thế nhưng người Việt dùng chất đó để nhuộm màu vàng cho măng và dưa cải! Và họ dùng oxyt đồng để nhuộm cho dưa chuột ngâm chua giữ được màu xanh tươi.


*Ở Sài Gòn, dù thèm sầu riêng đến mấy tôi cũng không mua. Nhiều người giống như tôi vậy. Họ sợ sầu riêng ngâm thuốc. Con buôn đến từng vườn sầu riêng, bao mua hết vườn, trái non trái già gì họ cũng hái hết, rồi ngâm sầu riêng trong thùng hóa chất; vài hôm sau, sầu riêng chín đều, bán được hết. Những loại trái cây khác như táo, nhãn…, họ cũng ngâm hóa chất – gọi là thuốc phì, chỉ một đêm là táo nở to, trái trông rất ngon; long nhãn nở to đến nỗi nứt cả hạt ra.


*Chợ Việt hàng Tàu

Khi tôi đi chợ mua rau củ, tôi chỉ mua hàng xấu, củ nhỏ đèo, màu ít tươi. Tôi nói KHÔNG với hàng Trung Quốc. Tất cả rau củ quả, gia vị như cà rốt, khoai tây, củ hành, tỏi, đường, bột ngọt… đều của Trung Quốc. Chợ Việt Nam toàn hàng Trung Quốc. Rau củ Trung Quốc củ to, màu tươi đẹp, bạn mua về để sáu tháng sau không hư hỏng. Và rất rẻ. Chính một chủ vựa hàng légume nói với tôi rằng, “hàng Trung Quốc vừa rẻ, vừa đẹp, để lâu không bị hư, thì chúng tôi (các nhà kinh doanh) tất nhiên là phải mua bán rồi”.

Tại chợ Kim Biên, Sài Gòn, muốn mua hóa chất “bảo quản” gì cũng có. Tất cả đều là hàng Trung Quốc (TN) (hết trích)


Cái này mình có kể rồi tỏi hành nhất là hành phi được làm sẵn, về chỉ cần bỏ vào tô bún ăn. Không biết họ bỏ đồ gì, toàn là tỏi, hành hư không còn loại trắng như da Ngọc Trinh thì đã được tẩy ngâm thuốc. Em tính dùng hoá chất này để làm trắng da nhưng sợ bị ung thư nên đành mang kiếp Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen.


* Khi đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, tôi thấy bãi hoa quả Trung Quốc chuẩn bị đưa sang Việt Nam nồng nặc mùi hóa chất bảo quản. Mỗi thùng trái cây có một bịch hóa chất, bạn sẽ không bao giờ thấy nó bởi chủ vựa đã thủ tiêu mất trước khi bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, trái cây Trung Quốc không cần bảo quản lạnh vẫn giữ tươi nguyên mấy tháng liền. Dân buôn bán vùng biên giới gọi đó là hàng nóng. Thật bất công khi hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc phải là hàng lạnh, trái cây phải được bảo quản bằng xe container lạnh, trong khi hóa chất bảo quản của Trung Quốc bán sang Việt Nam đầy ắp ở chợ Kim Biên, Sài Gòn. (Hết trích)


Hồi Tết Tây, vườn mình có quýt đường, muốn bán cho người Việt với cành để cúng ông bà. Mình hỏi một ông bán quýt trái cây ở Phước Lộc Thọ, ông ta kêu người Việt mình thích quýt to của Trung Cộng khiến mình thất kinh. Nhìn vào thấy to gấp 3 trái quýt hữu cơ của mình mà chất sáp trên da quýt nhìn thấy rõ, mình đoán có thể đã bị nhuộm màu, chắc cũng hái từ mấy tháng trước bên tàu, bóc vỏ thì thấy múi quýt đã vàng ố, cắn thử là đắng vì được tẩm hóa chất lâu ngày phải quăng đi. Họ hái ngâm thuốc, cho lên tàu thì ít ra cũng hai tháng sau mới đến cửa Phước Lộc Thọ. Đâu có ai chở bằng chuyên cơ. Nhất là Cali cấm đem trái cây chỗ khác vào nhất là các loại cam quýt vì sợ lây nên họ chắc phải dùng loại thuốc gì để diệt hết các loại vi trùng để được chính phủ Cali cho phép nhập cảng. Người mình thích to, cúng cho ông bà, ông bà bên kia thế giới lại bị ung thư, chết một lần nữa. 


Chửi Trung Cộng hay nông dân Việt Nam thì cũng phải nói đến nông dân Mỹ cũng sử dụng hóa chất nhiều. Được cái là họ bị kiểm soát, thanh tra. Điển hình vườn mình được xác nhận GAP (good American Products), mỗi năm thanh tra đến hỏi mình vô sổ, ngày giờ bón phân, tưới nước,… ai vào vườn ai ra giờ nào. Dùng phân nào để bón cây,… dùng thuốc để diệt sóc phải xin phép đủ trò,… có chứng nhận GAP thì được tin tưởng và bán đắt hơn một tị. Lỡ có chuyện gì thì mình đỡ lo. Thanh tra đi vòng vòng mà thấy có phân chó hay coyote là coi như họ không duyệt.


Mình đi học làm nông dân ở đại học canh nông Riverside. Ông thầy cầm trái táo lên hỏi sinh viên, quả này được hái từ bao giờ, người cho là hôm qua, người cho tuần trước,… cuối cùng ông thầy kêu 9 tháng 18 ngày khiến mình ngọng. Ông thầy giải thích là khi đến mùa hái mà trái nhiều quá thì nhà thầu mua về không dám bán ra hết vì cung cầu nên giá thấp. Thế là họ phải ngâm thuốc bảo quản rồi cho vào phòng lạnh. Đợi hết muà đem ra bán. Do đó phải có chất bảo quản cực chất mới giữ lâu.


Mình có dẫn thằng con và đồng chí gái vào công ty mua sĩ bơ của mình xem cách thức làm việc của họ. Thứ nhất khi đem bơ từ vườn về, việc đầu tiên là họ bỏ vào thùng nước sát trùng để tránh các bệnh truyền nhiễm Salmonella hay E.Coli,… sau đó họ cho lên dàn máy lọc thể loại. Thứ nhất là máy dán nhãn hiệu ngày giờ và vườn ai rồi Scan mỗi trái, chạy qua sàng lọc, loại nhỏ vào loại nhỏ, loại lớn vào loại lớn rồi chạy vào thùng hay bịch. Sau đó họ bỏ vào phòng lạnh. 24 tiếng đồng hồ trước khi giao cho khách hàng thì họ bỏ loại khí đá hay gì đó để làm cho mềm chín. Do đó em không ăn trái cây mua ở chợ, ngoại trừ bưởi, thanh long, cam, quýt và bơ của vườn em.


Đọc báo Tây, họ phỏng vấn một ông Tây trồng nho bên Tây. Ông ta cho biết là không muốn con ông ta theo nghề gia truyền. Lý do là ngày nay phải sử dụng quá nhiều hoá chất, sát trùng. Họ dùng thuốc sát trùng phân bón hoá học rồi bán ra chợ hay làm rượu. Các công ty mướn mấy tên bồi bút viết nào là uống rượu vang tốt cho sức khoẻ đủ trò, nhưng không thấy ai đưa ra kết quả xác nghiệm trong khi rượu được làm bằng nhớ có thuốc sát trùng. Thế là ngọng. Thêm là người Tàu mua rất nhiều các vườn trồng nho làm rượu của pháp. người Pháp lại vác tiền qua Cali mua đất trồng nho làm rượu, hốt bạc.


 Nói chung là khắp thế giới đều bị vấn nạn này nhưng được cái là tuỳ chính phủ có kiểm soát nghiêm ngặt, ông tổng giám đốc một công ty Mỹ bán gà, kêu chở đến khách hàng dù nhân viên thông báo là có thể bị nhiễm E.coli nhưng ông ta bất chấp sau ra toà bị tù 20 năm.


Người ta nuôi bò rồi nước thải của phân bò hay heo lại được dùng để bón phân trồng rau nên hay bị nhiễm salmonella hay E.coli do đó phải cẩn thận. Mình có xem vài phim tài liệu về nuôi heo bò và gà tại Hoa Kỳ thì cũng ớn ớn, còn ở Việt Nam hay Trung Cộng thì không thấy nhưng nghĩ các xử lý nước phân,…chắc không được như tại Hoa Kỳ.


Các bác ra chợ Farmers market thấy trái to tươi như hoa mùa hè là toàn trái cây không phải hữu cơ, bỏ phòng lạnh đem ra bán hết. Loại rau quả hữu cơ chỉ trồng ở nhà thôi còn ngoài chợ, đa số là ba xạo hết. Họ xịt thuốc nhưng ngưng 15 ngày trước khi bị thanh tra hay đem bán là hết độ nồng. Dạo này em tìm được người mua quýt, bưởi, Thanh Long 6 đô một cân anh nên sẽ không mời các bác lên vườn ăn cho khỏi bị chim ăn. Xin lỗi trước.

Mình mua chà là tươi tại vườn anh bạn, ăn ngon hơn và ít đường so với loại chín rồi.

Trong khuôn khổ một bài viết, tôi không biết nói sao cho hết những nỗi khổ của người Việt Nam khi còng lưng làm lụng để rồi phải ăn toàn chất độc, sống trong môi trường nhiễm độc và chết sớm vì bệnh tật. Trung Quốc cung cấp thuốc độc và người Việt đầu độc lẫn nhau, một cuộc đầu độc vĩ đại có thể khiến đất nước và dân tộc này suy tàn, diệt vong.

Thạch Thảo

FB Van Hoang

Share Lại Tuổi Thơ (hết trích) bài này được chia se từ nhiều trang trên Facebook nên không biết là từ đâu.


Nhớ khi xưa, hàng xóm có nhà làm bánh tráng khoai lang Đà Lạt thêm mè, ngon cực đỉnh, họ phơi bánh tránh trên mái nhà, mình đi ngang thấy ruồi xanh bu đầy nhưng khi có tiền cũng mua ăn vì ngon.


Mình nghe kể cán bộ mua thực phẩm gửi từ Tân Gia Ba ăn cho lành nhưng người nghèo tại Việt Nam thì sao. Sống ở thành phố thì đâu có ruộng để trồng.


Chúng ta có thể lên án người nông dân tại Việt Nam vì họ sử dụng hoá chất nhưng nếu chúng ta nghĩ dùm họ. Họ phải kiếm tiền. Thứ nhất chưa chắc họ đã hiểu rõ các hệ luỵ của hóa chất, thứ hai vấn đề sống còn. Nếu họ thất mùa thì xem như trắng tay, không ai giúp đỡ họ như tại Hoa Kỳ có chính phủ ra tay cứu vớt. Nông dân trồng lúa bán đâu có bao nhiêu vì nhà nước thu mua với giá bèo. Cho nên họ phải tăng năng suất với hoá chất để có thêm chút vốn.


Ở Hoa Kỳ nếu không có chính phủ trợ giúp cho nông dân thì chết hết rồi. Điển hình nông dân như mình, xin phép chính phủ được tài trợ làm lại hệ thống nước, đủ trò. Đang xin thêm tiền để đặt cái hệ thống tưới nước bằng wifi để khi đi chơi mình có thể tắt mở hệ thống tưới. Chính phủ cho tiền để làm đường trong nông trại, năng lượng mặt trời. Tốt nhất là có bảo hiểm do chính phủ tài trợ. Nếu thu nhập hay bị thất mùa thì chính phủ đền bù 75% số thu hoạch trung bình hàng năm. Thí dụ họ tính trung bình mình thu hoạch hàng năm 100,000 cân anh vì có năm nhiều hơn và năm ít hơn. Nếu không thu hoạch được 100,000 thì bù tiền cho mình. Cho nên không sợ bị lỗ vốn, chỉ không lời thôi.


Còn ở Việt Nam không có sự tài trợ của chính phủ dù nông dân là nguồn thu nhập chính của Việt Nam. Cho nên họ phải sử dụng hoá chất dù biết là thất Đức nhưng họ phải sống còn. Người giàu như cán bộ thì có thể mua thức ăn sạch còn người nghèo thì phải chịu. Ở Hoa Kỳ người nghèo phải mua thực phẩm chế biến từ công nghiệp, khiến họ béo phì. Anh nghèo mà mua một cái hamburger có $0.99 trong khi mua một cây xà lách giá $3.99. Anh chọn cái nào. Nước nào cũng có vấn đề. Ở Hoa Kỳ người nghèo bị bệnh béo phì, đưa đến cao mỡ cao máu, cao đường đủ trò. Hambourger giá $0.99 toàn là đồ hằm bà lằn như Hot Dog, bao nhiêu thịt mở, lòng lèo gì của con heo gà đều rộng vào đó.

Khi ăn hot  Dog, nên nhớ họ bỏ đủ thứ đáng lẻ quăng bỏ.

Mình mới đọc tài liệu nghiên cứu này về việc tái sinh các loại nhựa có chất độc tại Trung Cộng, Nam Dương và Nga rồi xuất cảng qua Âu châu và Hoa Kỳ. Mình có kể vụ các containers của Trung Cộng chở hàng hoá sang Hoa Kỳ và Âu châu, khi chở về Trung Cộng thì trống không, tốn tiền nên Trung Cộng được trả tiền để đem rác của mấy xứ này về Trung Cộng và cho vào lò tái sinh đốt để làm nhựa hay giấy, lon,…có chất độc trong rác dính bẩn, độc tố vào, không được rửa như tại Hoa Kỳ và Âu châu. Sau đó Trung Cộng lại xuất cảng qua lại với các độc tố. Chán Mớ Đời  

Chỉ có cách tìm hiểu thêm về dinh dưỡng rồi ăn uống cẩn thận còn thì tuỳ số mệnh. Có người ăn uống kỹ lưỡng, tránh mỡ, tránh đủ thứ, để rồi lái xe tông chết cái đùng. Chán Mớ Đời 


Vợ em có bệnh khó ngủ nên hay mau táo tàu để nấu uống, mà lại mua từ các tiệm thuốc Bắc từ Trung Cộng sang. Bác nào có cây táo tàu, đến mùa kêu bán cho em một ít để em nấu cho vợ uống. Xiên cảm ơn trước. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn