Tại sao ăn chà-là hữu cơ

 Hôm qua, mình ghé vườn anh bạn để mua chà là tươi cho đồng chí gái. Năm ngoái có chị bạn thích nên nhờ mình mua nhiều, năm nay chị ta đi chơi Việt Nam nên chỉ lấy một ít để dành cho vợ ăn.

Chà-là là loại trái cây ngọt kinh khủng. Mình đi phi-châu vùng Bắc phi mới thấy dân địa phương ăn loại này nhiều. Ở Âu châu có bán trong tiệm nhưng Tây ít ăn, chỉ dùng để làm bánh ngọt. Mấy loại bánh trái của người Bắc phi hay trung đông rất ngọt như baklava mà mình có ăn khi còn ở Paris, hay ghé mấy tiệm Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, ăn kebab của họ rồi tráng miệng thêm mấy món này, ngọt kinh hoàng nên không thích lắm. Mấy loại này khi xưa được làm bằng mật ong, nay thì toàn là đường hoá học nên không nên ăn.


Mấy loại này nên ăn khi uống cà phê đen, không có đường như cách người Thổ Nhĩ Kỳ uống từ mấy trăm năm qua. Có ông bác sĩ kêu uống cà phê đừng bao giờ pha sữa vì sẽ làm vô hiệu hoá các lợi ích của cà phê nhất là đừng mua loại họ rang cháy quá, sẽ mất các Polyphenol. Càng đen thì càng hết lợi ích. Năm ngoái đi Thổ Nhĩ Kỳ, mình có mua 1 ký cà phê, họ nói là cà phê Guatemala nhưng rang hơi nâu, không bị cháy như các cà phê Việt Nam,… Thổ Nhĩ Kỳ không trồng cà phê nhưng là xứ đã giới thiệu thế giới uống cà phê. Cà phê họ rang sơ sơ nên màu nâu nâu, hơi chua chua không đắng như cà phê đen. Mình có kể rồi.


Miền nam Cali gần biên giới tiểu bang Arizona trồng đầy vì khí hậu nóng. Ở quận Cam trồng sẽ không có trái, nhất là trồng chà-là còn tốn nước hơn trồng bơ nên vùng Blythe hay Indio có dòng sông Colorado, nước rẻ độ $500/ năm. Có lần mình tính mua một trang trại trồng chà là nhưng đồng chí gái không chịu. Họ rao bán $300,000, bán sỉ hàng năm được độ $70,000 bán sỉ còn bán lẻ thì có thể nhiều hơn. Thấy cũng lời nhưng bận vườn bơ nên không muốn đèo bồng. Nay nghe anh bạn kêu là Hoa Kỳ nhập cảng chà là từ các xứ khác rẻ như bèo nên anh ta Chán Mớ Đời, muốn bán vườn. May quá! Nghe lời đồng chí gái nên không bị Chán Mớ Đời ngày nay. Phải chịu khó đem ra chợ trời bán thì mới có lời còn bán sỉ thì xem như cũng mệt.


Trái chà-là được nói nhiều trong văn chương hay thánh kinh, nghe nói mấy người đi buôn qua sa mạc, chỉ cần đem theo mấy trái chà-là để ăn đủ qua ngày, không cần ăn uống nhiều trong không gian khô cằn. Người Bedouin làm bánh mì bằng chà là, nghe nói họ có làm rượu bằng chà-là nữa nhưng chưa bao giờ được nếm.


Hôm nay, bổng nhiên mình giác ngộ cách mạng là đạo Phật có hai phái: Tiểu Thừa và đại thừa. Tiểu Thừa thì họ đi khất thực và ăn một ngày một bữa, có gì ăn nấy, chả có kiêng cử chay hay mặn gì cả như Phật khi xưa, xem như Vô Thất Gián Đoạn (Intermittent Fasting) trong khi phái Đại Thừa, ngày ăn 3 bữa, không phải đi khất thực, có mấy bà lên chùa làm công quả, nấu cho các thầy mập ú giúp mấy thầy cũng nhiều cholesterol. Chỉ cần xem tướng mấy thầy là biết tu theo dòng nào. Chúng ta nên tu theo phái khất thực, ăn ngày một bữa. Không sợ béo mập, bệnh hoạn.

Cây này mới trồng được mấy năm, chớ khi đến 20 năm thì cao lắm, phải có cần trục để leo lên hái hay chăm sóc như cái vườn mình đi xem để mua. Nếu không phải hữu cơ, họ xịt thuốc làm cho trái to hay thuốc sát trùng. Bạn mình thì không chơi vụ này nên trái tương đối nhỏ nhưng ăn ngon. Khi họ tưới nước, họ xã nước vào vườn, ngập vườn. Cây chà-là có thể sống đến 150 năm, cao đến 100 bộ.

Chả-là tươi khi chưa chín lắm, (balah) mới vàng thì ăn được, không chát lắm, hơi hơi ngọt, ít đường, có chất bổ khác với sự ngọt của chà-là khô. Để giữ lâu, người ta bỏ thêm xi-rô trên chà-là chín (rutthab) Nói cho ngay ăn chà là không ngọt lắm. Nên bỏ ngăn đá để ăn thì tốt hơn theo cách người ả rập. Mình hỏi đầu bếp Hyatt ở Cairo. Chà-là ra trái từng chùm, để tránh chuột ăn hay chín rụng nên các nhà trồng, lấy cái bao lưới bọc các buồng chà là để khi chín rụng thì vẫn nằm trong cái bịch lưới. Họ để một thời gian để có thể để lâu khô để dành ăn lâu. Nay có đông đá nên lấy bỏ ngăn đá để dành ăn ít ngán hơn. Uống trà hay cà phê làm vài trái thay đường.

Người ta cho biết là ăn trái chà-là vào buổi sáng khi bụng đói sẽ giúp cơ thể hưởng được các lợi ích dinh dưỡng của chà-là, ngược lại ăn nhiều quá sẽ khiến béo phì vì 80% là tinh bột (fructose và Glucose) do đó không nên ăn nhiều. Trong kinh Koran, cho biết phụ nữ có thai nên ăn trái chà-là vì folate trong chà là, giúp xương sống thai nhi mạnh và không bị tức bụng.

Mình đọc các nghiên cứu về trái chà là thì được biết chà là có các chất như potassium, chất đồng, chất xơ. Chà là có nhiều chất dinh dưỡng tốt nhưng vì nhỏ nên cần phải ăn nhiều quả. Vấn đề là rất ngọt, có nhiều đường nên cần phải hạn chế. Xem như 66.5 gram đường trong 100 gram chà là. Sau đây là những dữ liệu về chất dinh dưỡng trong chà là tính theo 100 gram chà là:
  • 696 milligrams of potassium (20% RDA)
  • 7 grams of fiber (27% RDA)
  • 3 milligrams of manganese (15% RDA)
  • 4 milligrams of copper (18% RDA)
  • 2 milligrams of Vitamin B6 (12% RDA)
  • 54 milligrams of magnesium (14% RDA)

Chà là có nhiều magnasium, đồng, manganese, selenium, giúp xương chúng ta khoẻ mạnh, tránh bệnh loãng xương. Về già, chúng ta bắt chước người Mỹ uống sữa, có Acid nên cơ thể phải rút Calcium từ xương để bảo hoà cơ thể nên xương bị loãng. Do đó không nên uống sữa. Có một ông bác sĩ Nhật Bản, cho hay là các bệnh nhân của ông người Nhật tại Hoa Kỳ bị loãng xương vì uống sữa như người Mỹ, trong khi bệnh nhân của ông ta ở Nhật Bản ít uống sữa không bị bệnh này.


Chà-là không có cholesterol và rất ít mỡ. Ăn ít chà-là mỗi ngày tốt nhưng đừng ăn nhiều vì đường sẽ tạo ra chất béo trong cơ thể. Có nhiều chất đạm, giúp cơ bắp mạnh. Chà-là có nhiều potassium, ít sodium, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Nghe nói potassium giúp ngừa bị tai biến và giúp giảm LDL. Ai có tài liệu này thì cho em xin, chỉ nghe nói nhưng chưa kiểm chứng được. Chà là có nhiều chất sắt nên các nhà dinh dưỡng khuyến khích những ai thiếu chất sắt ăn chà là. Ngoài ra còn giúp thanh lọc máu nữa.

Ngoài ra còn giúp hệ thống tiêu hoá. Ăn trái hay ngâm nước uống giúp thông đường đại tiện như ăn các trái mận.


Chà là có thể giúp chúng ta giảm cân hay tăng cân vì đường. Họ cho biết là nếu chúng ta ăn chà là với dưa leo sẽ giúp chúng ta không tăng cân. Các thức ăn ả rập có rất nhiều dưa leo.


Họ cho biết nếu mỗi ngày ăn vài trái chà là thì chúng ta không cần ăn chất bổ sung vì có nhiều sinh tố B1, B2, B3 và B5, A và C. Chà là có Fructose, sucrose và Glucose tự nhiên, không pha chế nên tương đối an toàn cho cơ thể hơn. Leo núi, mình chỉ cần đem theo một bịch nhỏ chà-là ăn là khỏi cần ăn nhiều để có sức để leo.


Ngoài ra chà-là có sinh tố D và C nên giúp da tốt hơn, chống lão hoá và phòng ngừa các melanin tích tụ trong cơ thể.


Khi say rượu thì ngâm chà là qua đêm rồi sáng hôm sau ăn uống để khỏi bị nhức đầu.

Có nhiều loại chà là nhưng ở Cali, chúng ta thấy có loại Medjool, Deglet Noor. Chà là ở vườn của anh bạn là Medjool, loại này đắt tiền hơn.


Họ lấy cái bịch lưới bằng nhựa có lổ để bọc các chùm chà-là tránh rơi xuống đất hay chuột sóc ăn, mất vệ sinh. Có máy con dơi cũng thích ăn loại này vào ban đêm.


Độ vào cuối tháng 8, tháng 9 là chà là bắt đầu chín. Cây chà là có nhiều buồng nên người trồng, lấy mấy bịch lưới để bọc lại để trái chín đều, ngoài ra cũng để tránh chuột hay mấy loại sóc ăn. Vấn đề là khi chín thì bị dẹp, chất đường nhiều vì bị oxy-hoá nên tốt nhất là bỏ tủ đông lạnh. Cách hay nhất ăn sống, thay thế các loại đường cát được biến chế hay xi-rô.


Chà là có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều sinh tố và khoáng chất, đầy chất xơ, đường và năng lượng. Các khoáng chất như phosphorus, magnesium, zinc, potassium, sodium, chất sắt, Calcium, thêm các sinh tố như sinh tố A, K, folate, niacin, thiamin, riboflavin. 


Xem 1 trong những tài liệu mình đọc:


https://www.health.com/nutrition/groceries/health-benefits-dates


Vấn đề là có nhiều chất đường. Do đó không nên lạm dụng. Leo núi, mình thấy mấy người Mỹ trẻ hay mua mấy bịch bổ sung để pha với nước để tránh bị vọt bẻ. Mình thấy chỉ cần đem vài trái chà là là đầy đủ. Sang sang thì thêm bình nước chanh muối. Mấy đồ mua ở tiệm, đều pha chế. Do đó tới mùa mình phải mua cho đồng chí gái và để dành để ăn cả năm.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn