Cứu mạng người khi leo núi

 Năm nay mình có ghi danh leo núi Whitney lại vào tháng 7 vừa qua nhưng tuyết còn nhiều nên mình trốn, hy vọng lần sau vì thấy không cần thiết, phải thử thách gì cả. Đầu năm nay, mưa rất nhiều nên có đến 18 bộ anh tuyết trên khu vực này nên đến mùa hè vẫn chưa tan phân nữa. Tháng 8 mà người ta còn đi trượt tuyết. Cuối tuần rồi bão ở Cali nên chắc nay tuyết phủ ngập lại. 

Muốn lên thì phải có sức mạnh và giỏi đi giày Đinh, cầm búa leo lên rồi xuống thì dễ vì có thể trượt tuyết xuống nhanh hơn. Hàng ngày mình theo dõi tin tức của mấy nhóm leo đỉnh núi Whitney, thấy họ nói về thời tiết và nhiều người chết hay kiểm lâm viên phải đi cứu mấy người tìm cách lên đỉnh núi. Họ tha thiết kêu gọi là nếu không có khả năng leo núi với tuyết phủ ngập thì không nên lấy tính mạng mình để đổi lấy những điều cần thiết.

Có dạo mình đọc một tường trình của một cô chuyên leo núi tên Pam Bales, cứu kịp thời một người leo núi khác khi trời bắt đầu đổ tuyết ở vùng New Hampshire trên đỉnh núi Washington. Cô Pamela này thích leo núi, dã ngoại nên khá rành về thời tiết bất thường khi leo núi.

Tháng 10 năm 2010, cô ta dự định leo núi theo đường mòn Jewell của núi Washington, đã phủ đầy tuyết. Cô ta chuẩn bị kỹ lưỡng cho trường hợp khẩn cấp vì các chuyến đi một mình rất nguy hiểm. Đỉnh núi thì không cao lắm nhưng trời vào mùa này lại có tuyết nên cẩn thận, không nên coi thường.


Cô ta để lại bản đồ với chi tiết trên cửa kính xe để lỡ có chuyện gì thì người ta biết cô ta đi đâu để có thể tổ chức đi cứu hộ. Cái này mình không biết nên không làm. Lần sau leo núi, mình sẽ để lại tờ giấy nói mình đi đường mòn nào. Nhớ có lần mình leo lên đỉnh Baldy nhưng thay vì đi lên từ bãi đậu xe, mình đi theo đường mòn từ cái làng, lên cao hơn 5,000-6000 cao bộ , mất 14 tiếng đi lên và xuống. Mình chỉ gặp có một người vì khó nên ít ai đi đường mòn này lên đỉnh. Hôm đó tối mà điện thoại không gọi được. Mình có máy định vị có thể liên lạc qua vệ tinh, dành cho trường hợp khẩn cấp vì vào vườn chỉ có một mình nhưng tốt nhất là bắt chước bà này viết tờ giấy để nơi xe để lỡ có chuyện gì người ta có thể biết, đi kiếm được.

Cô ta dự định leo lên và đi xuống 6 tiếng, đi từ phía nam lên rồi đi vòng xuống. Cô ta lên đường, bận áo nhẹ vì thời tiết tốt. Cô ta vui vẻ hát vang trời trong thiên nhiên. Rồi 1 thời gian sau, thời tiết bắt đầu thay đổi, tuyết bắt đầu rơi, gió 50 dậm một giờ, mặt trời bổng biến mất, mờ mờ ảo ảo. Cô ta bận thêm áo ấm vào. Quay lại đi xuống núi thay vì tiếp tục đi lên. Bổng nhiên cô ta thấy những dấu chân trên tuyết. Ở đây thì có nhiều người leo núi nên không để ý lắm nhưng cô ta nhận ra là dấu giày bata. Thường người ta lên núi, phải mang giày leo núi đây lại giày bata nên hơi ngạc nhiên. Cô ta chửi thề kêu ai mà ngu, leo núi lại mang giày bata trong thời tiết có tuyết như vậy. Hôm trước, mình đi leo núi Yosemite với mấy người bạn, có một cặp leo núi lần đầu tiên, không biết gì cả, không chuẩn bị gì cả, không gậy, không nước, lại bị vọt bẻ.


Gió vẫn thổi mạnh khiến cô ta phải chống cự, đi xuống núi chậm chậm. Bổng cô ta thấy dấu giày thay đổi hướng, thay vì đi xuống bãi đậu xe, đây lại đi lộn xộn chỗ khác, Great Gulf Wilderness, được xem là đường mòn khó nhất của ngọn núi này (xem bản đồ). Tuyết rơi làm mờ và gió lạnh càng ngày càng lên cao, cô ta tính đi cho lẹ xuống bãi đậu xe để về nhà sưởi ấm trước lò sưởi.

Dấu giầy bata đi ra khỏi đường mòn như đi tìm chỗ ẩn nấu.


Cô ta biết bóng tối sẽ bao trùm trong vài tiếng đồng hồ nữa, muốn khỏi bị lộn xộn thì chỉ đi xuống cho nhanh đến bãi đậu xe nhưng không hiểu lý do gì, khiến cô ta muốn đi tìm người đi lạc kia. Cô ta bắt đầu gọi để xem có ai trả lời hay không nhưng với tiếng gió trên 50 dậm một giờ thêm cái lạnh xem như vô vọng.


Cuối cùng cô ta gặp một người đàn ông nằm sóng soài trên tuyết, mang đôi giày bata không nhúc nhích, đôi mắt của ông ta, lờ đờ nhìn từ từ theo dõi cô ta. Cô ta hỏi người đàn ông nhưng ông ta không trả lời, mặt ông ta bắt đầu tái chín nạm như bê thui.

Gió bắt đầu thổi mạnh, lạnh buốt. Cô ta suy nghĩ có nên bỏ mặt ông ta ở đây, để tự cứu mạng mình, đi xuống núi cho nhanh nhưng có tiếng gọi nào, bảo cô ta phải cứu người đàn ông này.


Cô ta nắm bàn tay của ông ta và dùng mấy loại làm nóng người khi lên núi cao tuyết lạnh. Cái này mình có đem theo khi đi Antarctica, Nam Cực. Mùa đông, thiên hạ hay xem banh bầu dục ngoài trời, lạnh. Để sưởi ấm họ mua mấy loại này, bỏ vào găng tay hay giày để sưởi ấm trong vài tiếng đồng hồ. Không có là có thể bị cóng tay cóng chân là phải cưa. Rồi lấy áo và vớ mang theo để trùm lên người đàn ông. Cô ta bỏ túi ngủ dưới lưng người đàn ông để giá lạnh ngưng thấm vào người, rồi lấy thêm heat packs bỏ vào người ông ta. Cuối cùng người đàn ông tĩnh lại và cho biết ông ta cũng muốn đi theo đường mòn lên núi. Ông ta đi hoài nhưng rồi không hiểu tại sao lại lạc đường. Cô ta kêu không phải thời gian để nói chuyện, kéo ông ta đứng dậy rồi dìu ông ta xuống núi. Vừa đi vừa hát để giúp ông ta tỉnh táo, không chìm vào Coma lại.


Cô ta mất 4 tiếng để leo lên, nay phải mất 6 tiếng để đi xuống núi. Cuối cùng đến bãi đậu xe, mở máy để sưởi chạy hết độ giúp sưởi ấm ông ta. Cuối cùng ông ta lái xe đi mất tiêu. Không một lời giả từ hay nói tên họ.

Đâu 1 tháng sau, bà Pam nhận được một lá thư qua hội người leo núi địa phương, như sau:

"I became very embarrassed later on and never really thanked her properly. If she is an example of your organization, you must be the best group around. Please accept this small offer of appreciation for her effort to save me way beyond the limits of safety. NO did not seem to be in her mind." 


Ông ta cho biết ông ta bị trầm cảm, hôm ấy ông ta cố tình đi lên núi, xa đường mòn để tự kết liễu đời ông trên núi nhưng bà Pam đã, không quản ngại sự đe doạ của thời tiết, bất chấp sự an nguy của mình để cứu ông ta. Qua hành động của bà ta khiến ông ta giác ngộ trên đời này còn có nhiều người đáng được tin cậy, tìm cách cứu chữa bệnh tình của mình và tin vào con người nhiều hơn.

Sơn đen trên đỉnh Kilimanjaro 


Mình theo dõi các nhóm leo núi, thấy có đâu 3 người chết từ đầu năm nay khi leo lên đỉnh Whitney, còn người bị té hay gặp tai nạn thì vô số, các kiểm lâm viên than trời, kêu gọi những ai có giấy phép, suy nghĩ lại vì năm nay thời tiết rất khác mọi năm khiến lên núi khá châm. Nhiều khi đi những nơi có rất nhiều người nên có người thích đi một mình nhưng rất nguy hiểm. Đừng ỷ y vào sức mình vì biết đâu, gặp ngày xui, sức khỏe bị lộn xộn, có thể bị đột quỵ hay gì đó. Nên đi với bạn đồng hành cho chắc ăn vì trên núi khó di chuyển nhất là cứu hộ. Mình leo núi Yosemite lần đầu bị ngã, gãy chân, phải lết từ trên đỉnh xuống dưới mất gần 7 tiếng đồng hồ.

Nhóm leo núi Whitney gửi tấm ảnh này. Ai leo lên chắc mệt, cởi Balô rồi mất tiêu.


Leo núi điều quan trọng nhất không phải đến đỉnh mà trở về bình an.

Chiếc lá = nụ hôn bên đường.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn