Đi chợ thấy nhãn dán PLU là gì

 Đi chợ mình thấy trái cây hay rau cải có dán một nhãn nhỏ với mấy Code và 4 con số thì ngọng đến khi bán bơ của vườn cho các đại lý thì mới giác ngộ cách mạng. Cái nhãn dán này được gọi là PLU (price look-up), rất quan trọng cho chuỗi cung ứng, từ packaging đến chuyên chở đến các siêu thị để bán cho người tiêu dùng.

Các nhãn dán có thể hữu dụng cho người tiêu dùng nhưng họ cần hiểu các số mã ghi trên nhãn. Cơ quan International Federation of Produce Standards, quy định về nhãn mã PLU và có một quy trình phê duyệt diễn ra trước khi sản phẩm nhận được PLU. Những nhãn dán này giúp xác định sản phẩm, theo dõi hàng tồn kho và có thể phân biệt giống cũng như nước xuất xứ USA, CHINA, Vân  Vân 

Khi công ty mua sĩ bơ của mình, đem về công ty của họ. Việc đầu tiên là họ ngâm thuốc để diệt các vi khuẩn nếu có, để tránh bị E.coli hay Salmonnella,etc. Sau đó được dán nhãn xuất xứ từ vườn mình, có một Code riêng đề ngày nhập về. Sau đó họ cho chạy qua một cái scanner để dán nhãn từng trái bơ một và cân luôn để họ cho máy lọc bỏ vào thùng nào cùng loại trái cân nặng. Do đó khi chúng ta mua từng bịch bơ ở Costco đều thấy các trái tương tự tầm cỡ và nặng như nhau. Nếu khách hàng bị lộn xộn khi ăn bơ của mình là họ truy ra ngay. Vườn mình được chứng nhận tham gia chương trình Good American Product (GAP) nên bị thanh tra hàng năm rất nghiêm ngặt. Trong trường hợp phải “recall” thì dễ truy ra hơn vì mã số.


Lý do mình tham gia chương trình GAP  không phải vì bán được thêm tiền so với các nhà vườn không tham gia. Khi được dán nhãn hiệu GẶP thì giá đắt hơn. Khi tham gia chương trình thì mình phải tuân theo chương trình trồng bơ và quản lý vườn để tránh trái cây bị ngộ độc. Mình có viếng các vườn trồng rau, kêu là hữu cơ đủ trò, nhỏ thôi nhưng họ nuôi chó mèo, dê heo gì đó rồi nước phân chảy vào các luống rau, họ hái đem bán ở chợ nông dân.


Khi đi học làm nông dân tại đại học UCR, ông thầy cầm trái táo hỏi các bạn biết trái táo được hái khi nào? Người trả lời hôm qua, người kêu 3 ngày 1 tuần, đến khi ông ta cầm cái nhãn dán trên trái táo giải thích là 9 tháng 16 ngày, còn lâu hơn thai nhi ở trong bụng mẹ. Khi mùa hái táo đến, nếu được mùa, bán ra thì cạnh tranh, cung cầu sẽ bán rẻ nên các Parking house, có chỗ chứa, họ ngâm nước giữ cho tươi lâu rồi đợi hết mùa táo thì đem ra bán.


Khi xe tải chở giao rau quả cho siêu thị thì có các nhãn dán nên họ biết rõ ngày giờ, nguồn gốc và khi tính tiền phải qua cái scanner dễ nhận hơn, vào chợ Việt Nam thường khi gặp trái cây, họ không có dán nhãn, chỉ lấy tờ giấy ghi bán bao nhiêu rồi cân để tính tiền. Có một chị từng làm việc ở chợ Việt Nam, bảo mình không nên mua trái cây ở chợ Việt Nam. Lý do là các siêu thị Mỹ quá hạn, trái cây hết tươi nên họ đem quăng, chủ chợ Việt Nam đến xin về, bán rẻ cho khách hàng việt Mễ. Có lẻ vì vậy mà ít thấy dãn nhãn trên trái cây ở chợ Việt Nam. Thường trái cây ở chợ Việt Nam mua về thường là hư ăn không được quăng, của rẻ là của ôi. Từ ngày mình có cái vườn thì không mua trái cây ở chợ nữa.

4 số thì là táo trồng thường, không phải hữu cơ nếu có số 9 ở đầu là hữu cơ như 94131


Nhãn dán nhằm phân biệt rau quả nào là hữu cơ. Làm sao phân biệt?

PLU có 4 số hay 5 số. 4 số để chỉ định các loại trồng bình thường còn 5 số, bắt đầu bằng số 9 là hữu cơ. Cách thức này đều được toàn thế giới áp dụng theo.


Điển hình trái bơ Hass thường, nông dân như mình có thể dùng phân bón hoá học mà USDA cho là không nguy hiểm đến sức khoẻ của khách tiêu dùng nên họ gọi là 4225. Nhưng nếu quả bơ đó được trồng theo hệ thống hữu cơ do USDA chấp thuận thì sẽ thêm số 9 ở đầu gọi là 94225.


Lấy thí dụ nhãn dán số 4011, chỉ định chuối vàng Cavendish khắp Hoa Kỳ. Nếu là chuối hữu cơ thì sẽ được mang số 94011.

Loại hữu cơ được dán nhãn với 9 đầu tiên và được gói lại màu xanh, còn loại bình thường như chuối màu vàng thì chỉ có 4 số, không có số 9 ở đầu. Vô chợ Mỹ, hữu cơ thì mình lấy cái bịch nylon màu xanh để đựng, còn không hữu cơ thì bịch màu trắng. Xong om


5 con số khởi đầu bằng số 8 được dùng đầu tiên để chỉ định các loại GMO như bắp Ngô,… như 80000 đến 89999 chẳng hạn. Năm 2015, họ ngưng sử dụng số 8, có thể trong tương lai sẽ dùng lại vì GMO bị các nhà khoa học tranh cãi có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Loại GMO (genetically modified Organism) là rau quả, súc vật đã được thay đổi để chống bị sâu ăn,…. Như lúa gạo, đậu nành,… lúa Thần Nông là loại được hoán cải để có năng sức cao hơn vì sâu bọ không ăn. Như kiểu ngày nay họ làm cá khô thiểu, ngâm chất hoá học mà ruồi không dám bay lại.


Các nông dân Mỹ bị bắt buộc mua các loại giống GMO để trồng. Có một chương trình về nông dân, kể một ông Mỹ không chịu mua, bị công ty thực phẩm hàng đầu thế giới kiện bán nhà luôn. Từ từ họ bắt các nông dân nước khác mua luôn như Ấn Độ. Họ trồng lúa trước khi Hoa Kỳ được thành lập mà nay người nông dân Ấn Độ phải mua lúa giống của Mỹ nếu không bị thưa kiện vì họ có bằng sáng chế được thế giới chấp nhận.

Xem bản chỉ dẫn để xem các loại GMO, có nguy hiểm hay không. Mình thường mua đậu hủ Non-GMO ở các chợ đại hàn vì đề nhãn còn tiệm Việt Nam thì chả thấy đề nên đoán là họ dùng đậu nành GMO để làm sữa cho khách hàng.


Rau quả được bỏ bịch hay thùng thường không được dán nhãn như bơ vườn mình vì đã được lựa chọn bằng máy dựa theo tốt xấu. Thùng hay bịch có nhãn hiệu riêng. Thường trái cây có dán nhãn nhiều hơn là các rau như ngò được bó thành bó rau và có nhãn hiệu khác do siêu thị đặt riêng. Ai tò mò thì xem link dưới đây về các mã số của rau quả:


https://www.fsproduce.com/wp-content/uploads/2015/05/2011-PLU-Listing1.pdf


Người ta cứ nghĩ là nếu hữu cơ là không có sử dụng phân bón hóa học hay thuốc sát trùng. 5 con số cho khách tiêu dùng biết là các chất tổng hợp không được sử dụng tại các nông trại này. Mình có viếng mấy nông trại hữu cơ thì thấy họ vẫn bón phân các hoá chất nhưng đắt tiền hơn nên bán giá cao hơn. 

Cà chua bán trong bịch nên ngoài bịch có PLU #4990 (4 số là cà chua trồng theo kiểu hiện đại)
PLU này số 4105, là một loại táo có lá cờ Anh quốc, sản xuất từ Anh quốc.

Khoa học gia chưa xác định cho thấy rau quả hữu cơ có nhiều sinh tố hơn, bổ hơn là các loại rau quả được trồng bình thường. Nếu mình tiêu thụ các trái cây, rau do chính mình trồng thì chắc chắn hơn còn mua ở chợ, kêu hữu cơ, theo mình là uổng tiền vì họ chỉ bón phân loại đắt tiền hơn thôi.


Lần tới đi chợ, mấy bác cứ scan thử 4 số hay 5 số thì biết tông tích của quả từ đâu đến. Bơ thì đa số là đến từ Mễ Tây Cơ hay Peru. Bơ Cali thì họ để dành bán cho Nhật Bản, và các xứ khác. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn