Ly dị khi về già

 Ly dị khi về già

Đọc một nghiên cứu về người già tại Hoa Kỳ khiến mình thất kinh. Lý do là càng già càng ly dị nhiều so với thế hệ trước đây. Khi về hưu, người ta thường nghĩ là sẽ an vui hưởng nhàn những ngày còn lại của tuổi hạc với người bạn đời nhưng người Mỹ về già lại lọt vào vấn nạn của thời đại. Ly dị. Làm thế nào sau khi ăn ở với nhau đến bạc đầu rồi Sugar you you Sugar me me go.
Đây là khẩu trang thông dịch trực tiếp các ngoại ngữ bên Nhật Bản. Cứ đeo khẩu trang rồi nói tiếng Nhật rồi cái loa sẽ phát âm ngoại ngữ thẳng cho người đối thoại.

Kết quả của Census Bureau năm 2021 cho rằng các cặp vợ chồng già đưa nhau tòa ly dị càng ngày càng gia tăng dù đã lấy nhau mấy chục năm. Người ta gọi là "gray divorce". Có thể nay người Mỹ sống lâu hơn thế hệ bố mẹ của họ nên buồn đời nhìn lại người bạn đời chán ngán nên ra toà ly dị cho khỏe đời. Hay đi hát karaoke bản đắp mộ cuộc tình đang được ưa chuộng nên về nhà kêu tên chồng hay bà vợ, Sugar you you go, Sugar me me go.


Người ta định nghĩa Gray divorce là những người trên 50 tuổi, tóc bắt đầu bạc, sau khi chung sống với người bạn đời lâu năm và quyết định thoát ly khỏi vòng tay kẻ nội thù khi về già. Sau bao nhiêu năm chịu đựng sự áp bức của kẻ nội thù, họ phải tạo phản vì theo Engel, nơi nào có áp bức, nơi đó có đấu tranh.


Khi còn trẻ vợ chồng bỏ nhau vì không tương đồng trong lối cách dạy con hay bố mẹ chồng hay vợ khó khăn. Việt Nam mình có nạn làm dâu, mẹ chồng lộn xộn dễ đưa đến đổ vỡ. Còn các cặp vợ chồng bỏ nhau khi về già là sao? Vợ chồng bỏ nhau là cảm thấy hụt hẫng khi các con rời khỏi nhà, không chung thủy, hay gặp khó khăn về tài chánh. Thay vì kiện cáo ai có quyền giữ con như vợ chồng trẻ, đây họ kiện nhau về quỹ hưu trí và tiền tiết kiệm. Mình biết hai cặp vợ chồng Việt Nam bỏ nhau nhưng vẫn sống chung nhà. Lý do là để mỗi người lãnh trọn số tiền an sinh xã hội của họ.


Để giải thích; hai vợ chồng đi làm 30, 40 năm ở Hoa Kỳ, về hưu mỗi người trên nguyên tắc lãnh được tiền an sinh xã hội. Cứ thí dụ là ông chồng lãnh được $2,700/ tháng, con bà vợ lãnh được $2,500/ tháng. Trên nguyên tắc hai vợ chồng lãnh $5,200. Theo luật của an sinh xã hội thì người vợ hay người chồng chỉ nhận được 1/2 tiền của người phối ngẫu lãnh tiền nhiều hơn hay $1,350. Cho nên họ ly dị để lãnh thêm mỗi tháng $1,350. Cái điều kiện mất dạy này vì khi xưa lúc luật này ra đời thì phụ nữ tại Hoa Kỳ, ít ai đi làm nên không có đóng tiền an sinh xã hội nên họ tính là khi về hưu, người vợ có thể lãnh thêm phân nữa tiền an sinh xã hội của chồng. Nhưng ngày nay phụ nữ đều đi làm nên các luật này trớt quớt. Không ai khiếu nại cả. Thay vì chú ý đến quyền lợi của mình, thiên hạ cứ bú xua la mua về hai ông già Biden và Trump. Chán Mớ Đời 

Hệ thống medicare và an sinh xã hội được thành lập gần cả 100 năm về trước, không còn phù hợp với đời sống hiện nay, cần thay đổi và cập nhật hoá theo tình trạng xã hội ngày nay. Không một đại biểu nào dám đụng đến vấn đề này vì sợ thất cử. Mà nếu có cập nhật hoá lại thì chính phủ không đủ tiền để trả cho thiên hạ đã về hưu.


Theo thống kê năm 2022 thì người Mỹ già ly dị từ năm 1970 đến 1990, chỉ có 8.7% và đến năm 2019 thì gia tăng lên 36%. Xem như gấp 400 lần. Kinh


Các nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi ly dị gia tăng trong khi các lứa tuổi khác thì quân bình, thậm chí lứa tuổi 20-30 đang giảm. Có thể thế hệ này chỉ sống chung, không làm hôn thú nên khi cảm thấy không hợp nhau nữa thì đường ai nấy đi. Không được ghi vào thống kê.


Thế hệ Baby Boomers sinh từ 1946-1964 có rất nhiều ở lứa tuổi 50 và thế hệ này có khả năng ly dị nhiều hơn thế hệ bố mẹ họ hay con cháu của họ. Họ càng sống lâu thì tỷ lệ ly dị càng gia tăng.


Có thêm yếu tố khác khiến người lớn tuổi ly dị là họ đã từng ly dị trước đây. Theo thống kê thì 50% cuộc hôn nhân đều chấm dứt bởi toà án. Lập gia đình lại thường ít bền lâu như chim bị nạn một lần thì khi hai chồng lấy nhau lại, sẽ tu theo hạnh đấu đá, cãi ngày chưa đủ tranh thủ cãi đêm và họ không muốn trở lại tình trạng trước kia với người phối ngẫu cũ nên nhấn nút reset. Ông mỹ nuôi ong trong vườn mình ly dị 3 lần, nay ở với bà thứ 4.


Tỷ lệ ly dị của người cao tuổi là 34% sau khi lấy nhau trên 30 năm, và 12% cho những cặp lấy nhau trên 40 năm. Qua 30 năm, hết sức để cãi nhau hay bắt đầu bị lẫn nên chả nhớ gì nhiều khi cãi nhau. Kinh


Tại sao họ lại chia tay nhau sau khi sống chung mấy chục năm? Người ta lý giải các vấn đề như sau:

Khi con cái rời khỏi nhà, gây ảnh hưởng đến sự liên hệ của các cặp vợ chồng mà người Mỹ hay gọi cụm từ "empty nest syndrome." 


Các cặp vợ chồng khám phá ra họ không hợp nhau về đường hướng sống ngoài bổn phận nuôi con từ mấy chục năm qua. Cảm thấy xa lạ. Trong một liên hoan về phim Việt Nam, có một phim kể về một cặp vợ chồng người Việt gốc Hoa. Ông chồng vượt biển sau 75 rồi bảo lãnh cô bồ khi xưa, kêu là vợ. Cô bồ sang được Hoa Kỳ thì họ lấy nhau, sinh con đẻ cái đến khi con lớn khôn hết thì bà ta kêu cảm thấy hụt hẫng vì khi xưa, mất liên lạc ông bồ 10 năm đến khi đoàn tụ, lấy nhau lo bổn phận. Nay con cái lớn nên không hiểu ông chồng chồng nhiều lắm nên cùng ông chồng tìm lại nhau bằng cách đi nhảy đầm, để tìm lại hơi ấm của nhau, kỷ niệm khi múa kép lần đầu tại Chợ Lớn.

Đa số các cặp vợ chồng con cái là sự gắn bó liên hệ với nhau mà khi con cái rời khỏi nhà thì họ nhìn nhau kêu ai rứa? Có chị bạn kêu ông chồng của chị ta khi xưa đẹp trai, nay rụng tóc hết, nằm ngủ há cái mồm, nước miếng chảy hai bên mép trông thấy gớm. Chán Mớ Đời. Khi con cái lớn và ra đời, họ cảm thấy hai vợ chồng không đồng chung chí hướng cho tương lai nên bắt chước ông NGuyễn Ánh 9, hát Không tôi không còn yêu em nữa. 


Khi mấy đứa con học đại học, đồng chí gái và mình nhìn nhau, không biết làm gì nên đi nghe nhạc hoà tấu, đi viếng viện bảo tàng, làm những trò mà khi có con bên cạnh không làm được. Hay đi leo núi vớ vẩn vì cả hai theo phật giáo nhưng không tu theo phái Tiểu Thừa hay Đại Thừa mà tu theo phái Đổ Thừa. Leo núi, mệt quá, chả ai muốn cãi hay đổ thừa.


Vấn đề tài chính rất quan trọng

Khi về già, người Mỹ hay cãi nhau về tài chính, khi họ chuẩn bị nghỉ hưu. Những vấn nạn mà người Mỹ gọi  Financial infidelity—như mua vật gì quý giá, hay có trương mục ngân hàng riêng, tiêu xài mà không cho vợ hay chồng mình biết. Tạo ra sự nghi ngờ cho nhau. Mình nghĩ vấn đề này rất quan trọng vì khi người chồng hay vợ khám phá ra người tình 100 năm có trương mục tài chính riêng. Về hưu mà hai người không đồng thuận với nhau về chi tiêu thì sẽ đưa đến đỗ vỡ.


Không thuỷ chung

Nghiên cứu cho biết ngoại tình là một trong những nguyên nhân chính của các vụ ly dị, trẻ hay già. Sau khi sống với người vợ hay chồng qua bao nhiêu năm, nay bổng thấy thằng chồng hay con vợ đi ngủ với người khác. Khó mà hàn gắn hay xây dựng niềm tin cho nhau lại. Đi làm gặp thằng đồng nghiệp nhẹ nhàng, không càm ràm hay nói này nói nọ, đâm ra cảm mến và sẽ theo con sông, bỏ mặc con đường, không bao giờ trở lại.


Tình trạng sức khoẻ

Sức khoẻ là một vấn đề rất khó khi người vợ hay người chồng bị bệnh nan y hay gì đó. Có ông cựu đại biểu quốc hội Hoa Kỳ tên Newt GIngrich, bỏ vợ mấy lần. Mỗi lần bà vợ bị đau bệnh gì nặng là ông ta Chán Mớ Đời nên tìm bà khác. Có lẻ không muốn săn sóc mấy bà vợ cũ vì sẽ không tham gia con đường chính trị nữa.

Phụ nữ về già bị tiền và hậu mãn kinh nên tâm tính thay đổi khác thường nên nhiều ông chồng đành ca bài Adieu Sois Heureuse! Hay ông chồng hút thuốc, đau họng hay nghiện rượu nên người vợ chán cảnh đi quét dọn khi ông chồng say nên đắp mộ cuộc tình hữu nghị để sống vui vẻ, khỏi làm ô sin không công. Về Nha Trang, gặp người quen, làm ăn khấm khá thì hỏi. Chị ta cho biết đuổi cổ thằng chồng cứ nhậu hoài nên không mất tiền nữa, làm ăn có đồng vô đồng ra. Mẹ đơn côi nhưng vui vẻ.


Những mong đợi về hạnh phúc cuộc sống lứa đôi cũng thay đổi theo thời gian. Về già người phối ngẫu bổng nhiên dỡ chứng muốn làm này làm nọ. Có thể vì thấy sắp già mà chưa làm được nhiều việc như ăn chơi vì khi xưa, lúc còn trẻ không có tiền để ăn chơi hưởng thụ. Nay có chút tiền nên muốn chơi bời trước khi hết sức. Phí một đời giai.


Xã hội thay đổi không ngừng mà chúng ta không chịu theo thì sẽ bị đào thải. Khi xưa, chúng ta được dạy dỗ là lập gia đình, có con và sống vui vẻ đến chết như các câu chuyện cổ tích. Nhưng ngày nay, vị trí trong xã hội của người ta khác xưa. Phụ nữ ngày nay có nhiều tự do hơn xưa, và độc lập về tài chính, không bị lệ thuộc vào người chồng như xưa. Đa số các cuộc ly dị đều do người đàn bà đưa đơn ra toà.


Ngày nay, người ta sống lâu hơn. Phụ nữ mỹ trung bình sống đến 82 tuổi và đàn ông thì thọ ít hơn 7 tuổi, xem như 75 tuổi. Khi bắt đầu già, xem như 50-60 tuổi, người ta nhìn lại và tự hỏi có nên tiếp tục sống thêm 20 năm nữa với tên chồng nghiện rượu hay bà vợ là thánh nữ thời trang hay cứ trách móc, càm ràm hoài khiến điên luôn. Họ lấy quyết định là bỏ nhau. Khi xưa, nhà thờ cấm không cho ly dị, nay thì bú xua la mua.


Vấn đề là ly dị khi ở tuổi hạc sẽ gây ra nhiều hậu quả về tài chính. Nếu còn đi làm thì còn có thể sống sót nhưng khi về hưu thì tiền bạc ít lại ngoài tiền nghỉ hưu sẽ gây nhiều ảnh hưởng về tài chính. Ly dị thì phải chia tài sản. Con cái lớn rồi nên không lo, mọi thứ cưa đôi. Đi mướn cái Mobile home thì trả tiền đất cũng $1,500 trong khi tiền an sinh xã hội là $2,000/ tháng. Chi tiêu khi xưa, chung nhau nay phải tách ra, trả như nhau là ngọng. Khác với các goá phụ hay goá vợ, tài chính của họ ổn định hơn máy người ly dị khi về già. Họ hưởng hết nhà cửa, tiền của người quá cố để lại. Trong khi những người ly dị thì chỉ cưa đôi 

45% phụ nữ ly dị chồng thường phải hạ thấp chi tiêu cho cuộc sống còn đàn ông thì chỉ có 21% là sống trong nghèo hàn. Khi ly dị thì phải kiếm nhà ở khác nên khó tìm lắm vì phải tìm chỗ nào rẻ, phải đi xa đô thị mà ở xa thì sẽ ít gặp bạn bè. Lái xe đi thăm bạn bè cũng đắt.


Ngoài ra còn vấn đề tâm lý nữa, ly dị xong thì như mất một người chồng hay vợ, kẻ nội thù từ bao nhiêu năm qua. Tâm lý bất ổn, sẽ đưa đến bệnh trầm cảm đủ trò. Nhất là đàn ông, chú tâm làm việc nên phần xã giao ăn theo diện vợ nên khi ly dị xong thì họ chơ vơ vì không dám gặp lại bạn bè nhất là thân với vợ. Họ cảm thấy như bị thừa thải vì không có biết làm quen với bạn mới. Dần dần sẽ khiến tinh thần suy sụp rồi uống rượu hay thuốc an thần. Khiến cho sức khoẻ xuống cấp.


Nói cho ngay, hát karaoke Đắp mộ cuộc tình cho vui nhưng đừng làm thiệt vì sẽ Chán Mớ Đời.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 














Gặp lại bạn xưa

 

Có lần hắn gặp lại một người bạn học cũ, tại phòng tiếp tân của một khách sạn, khi tham dự hội thảo về công ty. Người bạn này đã mất liên lạc từ khi rời ghế nhà trường cũng gần 30 năm. Lúc mới gặp, hắn cảm thấy thương anh bạn học xưa. Lý do anh ta, vẫn như xưa, không thay đổi, ăn bận rất giản dị, không đồ hiệu như hắn. Hắn nghĩ anh bạn chắc sống rất chật vật vì khi xưa, lúc còn đi học, anh ta học tạm tạm, không xuất sắc, không được thầy cô khen như hắn. Anh bạn hay hỏi thầy cô những câu hỏi cực ngu khiến cả lớp nghĩ anh ta bị thiểu năng nên hay bị bạn học chọc hay xem thường. Được cái anh ta rất hiền, không cãi lộn với ai. Chỉ thích ngồi một mình nhìn đâu đâu.

Bên Nhật Bản họ có xe tự động, không người lái bán thịt gà chiên chạy lòng vòng ngoài đường cho thiên hạ mua

Anh bạn nhận ra hắn nên chạy vội lại chào hỏi hắn một cách mừng rỡ trong khi hắn thì cứ trả lời ngập ngừng vì thấy anh bạn có vẻ hạ lưu, hơi rẻ tiền, không ăn bận sang trọng như hắn. Thời gian đã thay đổi con người, tình bạn ngày nào. Hắn và người bạn trao đổi số điện thoại.


Về nhà Hắn kể cho vợ về anh bạn. Vợ Hắn bảo mời anh bạn, cuối tuần tới ghé nhà hắn ăn cơm để khoe căn nhà mới mà hai vợ chồng mới tậu được, thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ. Hắn muốn khoe căn nhà của hắn mới mua, toạ lạc trong một khu vực riêng biệt, có cổng gác và bảo vệ. Hắn đã phải mượn nợ khá nhiều để chi trả hàng tháng nhưng hắn đang sống giấc mơ Hoa Kỳ.


Cuối tuần, anh bạn lái xe đến nhà, cho biết vợ hôm nay, đột suất phải đi nhà thờ, nhà thờ cần làm chuyện gì đó. Hắn đoán vợ anh bạn đi làm nail cuối tuần nên không tới nhưng anh bạn lại vớ vẩn, nhà thờ nhà thiết. Nhìn chiếc xe TOyota cũ của anh bạn khiến anh ta xót xa cho người bạn học cũ vì khi xưa trong lớp ai cũng nghĩ không tốt về anh bạn. Hắn dẫn anh bạn đi xem căn nhà đúng theo giấc mơ Hoa Kỳ của hắn, 4 phòng ngủ, 3 tầng ngay khu vực đông người Việt sinh sống. Anh bạn xem xong chúc mừng hắn rất nồng nhiệt. Vợ Hắn chạy ra tiệm ăn ngon nhất khu vực, mua thức ăn do chính đầu bếp pháp nấu, để mời anh bạn học cũ, vì nghĩ anh ta chưa bao giờ ăn cơm tây. Sau ăn cơm, hắn hỏi đời sống anh bạn hiện giờ ra sao. Anh ta nói có cổ phần trong một công ty nho nhỏ và có cuộc sống tạm ổn. Con cái đều học xong nên vợ anh ta rảnh nên hay đi giúp nhà thờ, các người tỵ nạn mới sang để nhớ ơn người Mỹ đã cưu mang vợ chồng anh chị khi mới sang đây.


Hắn nói về chuyện làm ăn nhưng anh bạn cứ như ngày nào ở mái trường, ngơ ngơ ra sao, không để ý lắm. Chỉ nhắc lại chuyện ngày xưa, bạn bè trốn lớp đi đá banh ra sao, ngày nay ai còn ai chết. Anh bạn cho biết hiện tại ở nhà của công ty mua cho ở nên cũng tạm sống, đỡ hơn ngày xưa, đi kinh tế mới. Hắn nói anh bạn nên mua một căn nhà riêng cho mình, như một cách đầu tư cho tương lai vì sau này về già có thể bán để sống những ngày hưu trí. Hắn hỏi anh bạn có cần thì hắn sẽ giới thiệu Broker để giúp anh bạn mượn tiền mua nhà. Anh bạn cảm ơn nhưng nói không cần thiết lắm vì cảm thấy vui với hiện tại. Đời rất vô thường.

Khi ra về, anh bạn nói sẽ xem thời khoá biểu và mời hai vợ chồng hắn lại nhà dùng cơm do vợ hắn nấu để nhớ lại ngày xưa đói thèm ăn. Anh bạn ra về với chiếc xe Toyota cũ kỹ. Hắn chép miệng nhìn theo thở dài cho anh bạn nhưng rồi tự nghĩ, bàn tay năm ngón, có ngón ngắn ngón dài. Cảm thấy hãnh diện về sự thành đạt của mình tại quê hương thứ 2.


Vài tuần sau, hắn và vợ đến nhà anh bạn ăn cơm ở ngoại ô, khá xa. Vợ hắn không muốn đi vì thấy anh bạn hơi cù lần, ăn bận xốc xác, không sang trọng như vợ chồng anh ta nhưng nể hắn nên cô nàng đành đi theo.

Hắn đến cổng nhà anh bạn thì hơi ngạc nhiên vì từ cổng chạy vào trong rất xa như vào đồng ruộng bao la bát ngác như miền nam khi xưa cò bay thẳng cánh. 


Nhà anh bạn rất bình thường, nhỏ nhắn nhưng khá xinh. Anh bạn và vợ đón tiếp hai vợ chồng hắn rất niềm nở, và biết hắn gốc Huế nên nấu món cơm hến và bánh bột lọc chấm nước mắm nhỉ. Trong khi chờ vợ anh bạn chuẩn bị thức ăn, anh bạn dẫn hắn vào phòng khách thì hắn thấy có bảng tưởng thưởng của công ty nơi hắn đang làm việc như trâu từ 20 năm qua để có tiền trả nợ ngân hàng. Hóa ra anh bạn có phần hùn đâu lên đến 67% một công ty nhỏ mà hắn không tin lần trước gặp là công ty của hắn đang làm việc, anh bạn xem như là ông chủ của hắn. Hoá ra anh bạn hắn là Ron Duong thay vì Cường, cái tên cúng cơm của anh ta. Anh ta kể sang Hoa Kỳ, người ta gọi tên trước họ nên Dương VĂn Cường trở thành Cường Dương, hơi căng thẳng nên anh ta đổi thành tên Ron Dương cho nhẹ nhàng.


Khi ra về, hắn và vợ hắn ngồi yên lặng không nói với nhau điều gì. Biết nói gì đây khi chủ của mình sống rất bình dị trong khi mình thì mượn nợ đủ loại để đi xe xịn ở nhà lầu khu sang trọng. Tưởng là mình là người thành đạt trong khi người giàu có thật sự thì lại không bao giờ khoe khoang. Hắn không hiểu tại sao một tên bạn học khi xưa trong lớp kêu ngu đần, nay lại làm chủ của hắn. Xứ Mỹ này khó hiểu thật. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Quê hương bỏ lại

 Giấc mơ Hoa Kỳ 


Đi chơi tứ xứ rồi khi về mỹ, qua hải quan để nhập cảnh Hoa Kỳ thì rất ngạc nhiên. Mình mới đến đứng trước cái máy thì một bà nhân viên của hải quan kêu tên mình và vợ đi qua, chả hỏi sổ thông hành. Khi xưa Phải xếp hàng rồi họ hỏi đi đâu về, lăn dấu tay. Nay không còn vụ này nữa, đi qua video xem và nhận ra mình, chỉ cần chào, kêu thank you. Xong om ra lấy hành lý.


Đi tà bà hơi nhiều nên mình và đồng chí gái làm giấy tờ PreCheck TSA và Global Entry nên khi đi thì vào cửa riêng, không phải đợi chờ lâu, cởi giầy, dây nịt,… và khi về thì chỉ đi qua, chả cần rút sổ thông hành để trình. Cái mặt mình như tây đen hiện lên trên màn ảnh rất nhanh và bà nhân viên của hải quan thấy tên mình trên màn ảnh của bà ta nên gọi là mình đi qua. Cho thấy ngày nay AI đã có mặt khắp nơi và nước đang sử dụng AI nhiều nhất là Trung Cộng.
Năm 2017, Tập Cật Bình đã lên tiếng nói 2030, Trung Cộng sẽ dẫn đầu thế giới về AI. Trước đây mình mua cổ phiếu Tencent, có ứng dụng WeChat nhưng không hiểu sao nó làm tùm lum, xẻo ra công ty này ra nên mình chúng trả tiền lại mình, nay chỉ còn một ít cổ phiếu của công ty này. Ngày nay, tại Trung Cộng người ta sử dụng điện thoại để trả tiền ngân hàng, liên lạc đủ trò chỉ cần một ứng dụng của WeChat. Về Việt Nam mình cũng thấy người Việt sử dụng ứng dụng nào quên hỏi để chuyển tiền, trả tiền, liên lạc với nhau,…


Chỉ có tại Hoa Kỳ vì có nhiều công ty quá nên hơi chậm trong vấn đề này. Vẫn phải xài thẻ tín dụng này nọ. Công ty Apple tìm cách kêu gọi khách hàng sử dụng Apple Pay nhưng mình quen dùng American Express hay Visa nên cũng không quan tâm nhiều. Chỉ sử dụng ứng dụng của điện thoại rồi mở thẻ tín dụng của công ty nào để mua đồ đạt trong tiệm hay siêu thị,…  Người Mỹ hay kêu gọi quyền riêng tư này nọ nhưng trên thực tế thì mình làm gì họ đều biết cả. Mình đi chơi ở xứ khác, mua vé hay đặt khách sạn ở chỗ nào thì thẻ American Express đều biết nên khi mình sử dụng thẻ thì không bị lôi thôi như xưa, phải báo trước là mình đi xứ nào ngày nào giờ nào. Nếu không là không sử dụng được.


Mình vào Hoa Kỳ như đi chợ trong khi người ngoại quốc, du khách thì khó khăn vô vàn. Năm 2023, người ta cho biết có trên 2.3 triệu người di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ, trong đó có trên 90 ngàn người Tàu đến từ Trung Cộng, đâu 5 ngàn người Việt đến từ Việt Nam. Nhờ chính sách của ông Biden, xem như bỏ ngỏ biên giới. Ông Trump lại tuyên bố nếu ông ta đắc cử năm nay thì sẽ đuổi người di dân lậu về nước (big deportation). Vấn đề di dân sẽ là một trong những chính sách sẽ được tranh luận giữa hai ứng cử viên già nua năm nay. Mình ngu lâu dốt sớm nên không hiểu lý do năm ngoái chính sách của đảng Dân CHủ là bỏ ngõ biên giới. Có bác nào hiểu nguyên do thì cho em xin.


Buồn đời mình xem chương trình của CNA về người di dân lậu đến từ Trung Cộng và trong đó có người Việt. Mình rất ngạc nhiên là Trung Cộng được xem nền kinh tế thứ 2 thế giới, mà sao dân họ phải bỏ nước ra đi. Di dân lậu ngày nay sướng hơn khi xưa vì khi đồng chí gái vượt biển đâu có điện thoại, cầm tay, có thể xem mình ở đâu, để tránh các trạm xét hỏi. Xem phỏng vấn thì đa số cho rằng cuộc sống khó khăn nhất là sau covid vì bị cấm cung, không buôn bán nên bán nhà bán cửa ra đi. Không biết có vụ như Việt Á tại Trung Cộng. Họ cho biết, nhờ chính sách của ông Biden nên họ mới đi, chớ như thời ông Trump là vô ích. Trong mùa covid tại Hoa Kỳ thì người Mỹ nhận được chút tiền hổ trợ từ chính phủ còn các xứ khác thì chắc không nên dân tình xấc bấc xang bang nên ôm gói ra đi, tìm đường cứu gia đình, bỏ lại quê hương.

Hóa ra người Tàu đều theo đường Dây, du lịch qua xứ Ecuador vì không cần chiếu khán. Từ đó sẽ được móc nối đi xe buýt qua mấy nước trước khi đến Mễ Tây cơ. Thấy tội lắm, họ phỏng vấn thì được biết họ bị cướp dọc đường và 80% phụ nữ bị hiếp dâm nhiều khi còn bị bắt cóc đi luôn như phụ nữ Việt Nam khi xưa, đi vượt biển. 


Hôm qua nói chuyện với anh bạn, thiện nguyện viên cho một tổ chức chống buôn người. Anh ta đi San Diego về kể có người Việt đi theo qua biên giới Mễ. Họ tốn tiền cũng bộn, nghe nói lên tới $70,000, vì phải qua mối giới của người Tàu. Rồi từ đó phải trả tiền dọc đường. Cứ mỗi nước đi qua là phải chung tiền hụi chết.


Cái xui cho người Việt di dân lậu là Hà Nội và Hoa Kỳ có ký hiệp ước dẫn độ nên người Việt sang đây lậu có thể bị dẫn độ về lại Việt Nam trong khi Trung Cộng và Hoa Kỳ không có hiệp ước dẫn độ nên người Tàu sang đây không bị trả về lại Trung Cộng. Trong phim tài liệu thì có nhiều tờ báo hoa ngữ ở Hoa Kỳ, kêu mấy người Tàu đi dân lậu trả tiền rồi họ đăng một bài báo chống sơ sơ Bắc kinh nhưng ít ai đọc rồi dùng bài báo để xin tỵ nạn. Đừng chửi bới nhiều sẽ khiến gia đình bị lộn xộn. Có chị bạn người Tàu, quen tự do ở Hoa Kỳ, kêu thấy có tấm ảnh chụp từ bên Trung Cộng, đả đảo chính phủ gì đó, gửi cho bố mẹ ở Trung Cộng, khiến tài khoản WeChat bị khoá mất 6 tháng, thậm chí bố mẹ chị ta cũng bị khoá mà WeChat ngày này được sử dụng trong tất cả các hoạt động tài chánh, xã hội,.. Theo anh bạn người Việt đi đa số là người từ Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Họ tốn rất nhiều tiền mấy chục ngàn đô La mà sang đây cuộc sống khó khăn thì họ sẵn sàng làm bất cứ những chuyện để kiếm tiền gửi về giúp gia đình và trả nợ. Năm kia mình khám phá ra một anh chàng người Việt, trồng cần sa, khi dọ hỏi mua một vườn bơ bị ngân hàng xiết vì covid, chủ nhà mất rất nhiều tiền.


Anh ta có làm thông dịch viên cho những Gia đình bị bắt, thì được nghekể; người ta nói đến Mễ rồi thì có luật sư từ Hoa Kỳ qua Mễ để làm giấy tờ cho mình được xin tỵ nạn chính trị, rồi sống vui vẻ tạo dựng giấc mơ Hoa Kỳ. Anh ta nói không có chuyện đó. Bên nhà bọn đầu nậu bựa ra để lấy tiền của người dân. Họ hỏi xem nếu vào lậu thì có thể lấy ai đó để được bảo lãnh. Mình có ông thở, người Mễ, có thẻ xanh, nhưng bà vợ thì không. Sau này bà ta phải về Mễ ở Tijuana sát biên giới Mễ. Mỗi tuần ông ta lái xe về để gặp vợ con. Mất đâu 12 năm sau vợ con mới sang Hoa Kỳ được.


Trong hai phim tài liệu mình xem, người Tàu qua được biên giới rồi, xin tỵ nạn chính trị xong thì lên Los Angeles hay New York. Một ngày đi làm được $100, nếu không nhận thì người khác lấy, ở giường mướn chở không phải nhà cửa gì cả. Cho thấy thiên đường Hoa Kỳ không như người ta tưởng.

Anh bạn nói, người Tàu qua được biên giới thì không cần chạy đi đâu hết, cứ đứng đợi lính biên phòng mỹ đến làm giấy tờ, đem về văn phòng lập thủ tục, sau đó kêu người quen đến chở về hay mua vé xe buýt cho họ đi. Họ chỉ xin tỵ nạn, mình thấy đa số kêu là đạo tin lành, bị áp bức này nọ để xin tỵ nạn còn người Việt thì hơi mệt vì hiệp ước dẫn độ với Việt Nam. Nếu ở lậu thì xem như cả đời sống chui. Nếu sau này có con, con họ sẽ là người Mỹ nhưng họ thì xem như sống trong bóng tối đến mãn đời. Có mấy người Mễ vượt biên giới sang Hoa Kỳ với con họ, nay chúng lớn lên xem như công dân vô thừa nhận. Được đi học nhưng giấy tờ không có. Thấy thương họ. Tưởng giấc mơ Hoa Kỳ là kỳ diệu đến khi đến nơi rồi thì mới chới với mà không dám trở về vì sợ bị cười chê. Chỉ mong chúc họ giữ được niềm tin rồi ngày mai sẽ tươi sáng và đạt được giấc mơ Hoa Kỳ.


Tốt nhất ở nhà, đi tu là khoẻ nhất. Có thiên hạ cúng dường, lo cho ăn ngủ, chỉ cần đi doạ bá tánh là hoạ đến, cần cúng dường rồi kiếp sau sẽ được đền bù. Cho chùa mượn tiền kiếp này rồi chết, kiếp sau chùa trả Phước. 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Tà kiến hay tà tư duy

 Nhà ở gần chùa

Dạo này thiên hạ đang chọc ông tiến sĩ kiêm tu sĩ nào ở Bà Rịa, kêu gọi mọi người nhà ở gần chùa, nên cúng nhà cho chùa rồi đi đâu cất cái chòi ở, để được Phước cho con cháu sau này. Thiên hạ cười chớ thật ra có nhà ở gần chùa, không phải là chuyện may mắn, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sớm muộn gì cũng phải dọn đi. Bán không được thì phải cúng cho chùa luôn.


ở Cali mình thấy chùa am thất mọc lên như nấm sau cơn mưa. Cứ chạy lòng vòng khu Little Sàigòn là thấy chùa lớn có, chùa nhỏ có rồi có mấy căn nhà ở trong khu thổ cư, cũng treo cờ Phật giáo lên kêu gì đó tự. Hàng xóm khổ lắm vì cứ tới ngày rằm, hay lễ Phật đản, hay chi đó là bá tánh thập phương đến chùa lạy lục, cúng dường như mua bán với Phật. Con cúng Phật 100, xin Phật phù hộ con mua may bán đắt, làm ăn phát đạt này nọ. Phật đâu mà rảnh để nghe bá tánh xin xỏ, thương lượng. Thế giới có 7 tỷ người thì làm sao Phật hay thượng đế có thể nhớ ai để giúp. Tây hay nói hãy tự giúp mình trước rồi thượng Đế sẽ giúp sau. 


Mà lạ lắm. Bá tánh vào chùa hay con chiên vào nhà thờ đều cầu nguyện xin xỏ Phật hay CHúa phù hộ cho con buôn may bán đắt, không một ai đến chùa hay nhà thờ, hỏi thăm phật hay CHúa có khoẻ không. Không ai chúc Phật hay Chúa được nhiều sức khoẻ để nghe con chiên và Phật tử xưng tội hay xin xỏ hay chúc Phật và Chúa buôn may bán đắt. Chán Mớ Đời 


Có lẻ văn hoá Việt Nam khi xưa, cúng thờ ông bà, thần hoàn ở làng, người ta quan niệm mấy người này, phù hộ cho làng, cho gia đình nên cúng tế. Ngay vua khi xưa cũng phải hàng năm, ra đàn NAm Giao ở Huế để cúng cho mưa gió thuận hoà để nông dân được mùa. Và có lẻ từ đó khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam rồi hằm bà lằn theo, chớ Phật giáo đâu có nói cúng thờ gì đâu. Chán Mớ Đời 


Cứ tưởng tượng ở ngay gần chùa, cuối tuần thiên hạ đi chùa đậu xe ngay trước nhà mình, nhiều khi ngay driveway khiến không de xe ra được. Hỏi có điên hay không. Rồi mỗi ngày các thầy thức dậy vào lúc sớm, đánh chuông gõ mõ từ 4 giờ sáng là ngọng. Còn ai muốn tu thì mua nhà gần chùa để tập bớt sân si. Ai đậu trước nhà mình vẫn hoan hỉ cười vui. Họ hái trái của vườn mình vẫn có nụ cười trên môi. 


Khi xưa, ở Đà Lạt, cứ 4 giờ sáng là mình nghe chuông chùa Linh Sơn, vang sang đường Hai Bà Trưng, thức giấc để học bài rồi chạy đi tập võ ở ngã ba chùa trước khi đi học. Mỗi lần đi đám giỗ người thân ở một chùa nào xa lạ, phải để vợ xuống trước chùa rồi mình đi đậu xe nhiều khi 200 thước cách chùa mới có chỗ đậu xe.


Muốn dọn đi thì phải bán nhà mà bán nhà thì phải khai với người mua nhà là có vấn đề xe cộ chùa chiềng, nếu không sẽ bị thưa kiện, không ai dám mua dù hạ giá thấp. Có ông thầy kêu mình vẽ và xây chùa, kêu mấy thằng hàng xóm kỳ thị, lên thành phố thưa kiện đủ trò. Mình thấy mấy nhà ở gần chùa sau này bán cho chùa chớ đâu có ai dám mua mà không có ai mua thì chùa mua giá rẻ, giá bèo. Mình nhớ lâu rồi xem mấy căn nhà bên cạnh chùa thấy để giá bán rẻ hơn giá thị trường độ 15% mà cứ trơ trơ không ai mua. Sau này thầy chùa mua rồi nới rộng ra, xem giá bán thì Hải hùng. Xem như đủ trả nợ tiền mượn ngân hàng.


Cho nên mấy người ở gần chùa khó tu lắm vì cuối tuần là bực mình chửi rủa bá tánh đủ trò. Hai tuần nay, mấy ông kiếm tiền trên du-tu-be và TikTok bu theo ông đi khất thực để quay nói đủ trò. Thậm chí khi ông ta vào nhà vệ sinh để trục vong những gì người cúng dường cũng bị họ bị bu quanh để quay qua cửa sổ. Cuối cùng ông ta đành nói không nhận cúng dường để ông ta đến nhà. Mấy năm nay, ông này đi chả ai để ý đến khi có tên nào quay bỏ lên mạng, được thiên hạ xem nhiều, hái ra tiền nên họ tìm đến chận ông này để quay hỏi khiến ông ta phải trốn vào rừng. Cho thấy tu cũng chưa chắc được yên. Gặp cái đám muốn làm tiền, quay ông ta đi vệ sinh trục vong cũng không yên. Khi xưa ông Phật Thích Ca đi khất thực chắc ít gặp khó khăn như ông đi chân không này. 


Gần căn nhà đầu tiên mình ở, có một trung tâm hồi giáo, họ xây mosque và trường học. Có hai căn nhà bên cạnh, mình tính mua cho thuê rồi đợi trung tâm hồi giáo mua thì bán giá cắt cổ. Ai ngờ chủ nhà kêu bán không được rồi cuối cùng phải bán cho trung tâm này với giá bèo. Một ngày phải nghe người hồi giáo đi lễ 5 lần. Xe đậu rần rần trước nhà. Mình nhớ lần đầu tiên đến Casablanca, có anh chàng người Maroc rủ về nhà ở. Mình theo về, sáng đang ngủ nghe la ỏm tỏi, té ra có cái tháp đài mà tây gọi là Minaret có người leo lên đó đâu 4, 5 giờ sáng gì đó kêu gọi dân đi lễ sáng. Mình nghe phòng bên cạnh ai đó đọc kinh cầu nguyện bằng tiếng ả rập. Mở cửa, lén xem hoá ra cả nhà đang quỳ gối, cầu nguyện nơi phòng khách. Nhà chỗ đó, nay xung quanh đa số người đạo hồi dọn về ở. Người mướn nhà ở cũng trên 20 năm. Kinh


Cho nên không nên mua nhà gần chùa người Việt vì sẽ gặp lộn xộn. Nhà thờ thì đa số do người Mỹ xây nên họ kiếm đất rộng rồi xây nhà thờ cộng bãi đậu xe. Chùa Việt Nam thì lúc đầu mướn cái nhà để ở, lấy phòng khách làm Chánh điện rồi từ từ đông Phật tử lên thì mua mấy nhà bên cạnh để nới rộng hơn. Chớ không có ý tưởng là thu góp như nhà thờ Mỹ để mướn hay xây một ngôi chùa khác. Mình có bà bạn, người Mỹ chuyên gia địa ốc và chuyên bán và cho thuê nhà thờ. Có mục sư xây dựng nhà thờ rồi khi qua đời hay bệnh hoạn thì phải bán nhà thờ hay cho mướn. Khu thương mại mình mua năm ngoái, có một nhà thờ mướn để làm lễ hay văn phòng gì đó. Thay vì tốn tiền bá tánh, cứ ra mướn một chỗ nào rộng và có chỗ đậu xe rồi làm chùa. Sau này phật tử đông thì có thể góp tiền mua luôn thay vì cứ quyên tiền phật tử để xây rồi sau này thầy trù trì qua đời, lại gây cãi cọ đủ trò. Tốn tiền bá tánh cúng dường. Chúng ta ở Hoa Kỳ nhưng tư duy vẫn ao làng như xưa nên lãng phí tiền của bá tánh. 


Ở thành phố Bellflowers, có dạo họ xây cái chùa nhỏ nhưng chưa đủ tiền nên cứ trơ trơ ra. Thành phố nhờ mình vô nói chuyện vì có một tu sĩ ở trong đó nhưng chưa được giấy phép của thành phố. Ông tu sĩ phải dọn đi rồi thành phố cho người đến dỡ hết những gì đã xây dựng còn lại miếng đất trống. Tốn tiền bá tánh vô ích nay cái miếng đất rao bán. Thay vì mua miếng đất, cứ chạy ra mướn một cái nhà thờ hay chỗ nào đó để làm chùa, khỏi tốn tiền bá tánh cúng dường. 


Không có gì nhất định, như một ngôi chùa tại Nam Cali, được xem là ngôi chùa to nhất miền Nam Cali khi mình mới dọn về. Quyên tiền bá tánh đủ trò, gia đình bên vợ mình đóng rất nhiều rồi ông thầy đi Việt Nam, xây chùa gì đó, đưa sư quốc doanh từ Việt Nam sang. Bá tánh không đến chùa, lâu lâu mình ghé lại vì có thờ bố mẹ vợ trong chùa thì thấy chùa vắng lắm. Nay bán cũng không được vì ai mua. Ông thầy nào cũng muốn mình tự xây chùa thay vì sử dụng của người khác. Tốn tiền bá tánh. người Mỹ hay chỗ đó là có thể bán hay cho thuê nhà thờ của họ nếu không thấy con chiên tham dự nhiều.


Hồi mình dọn về Cali, chỉ có hai ba cái chùa, nay thì không biết bao nhiêu là chùa. Đồng chí gái hay đi với mấy bà bạn lạy phật 10 cái chùa trong một ngày khiến hàng xóm của chùa phải khóc vì xe cộ ra vào đường nhà của họ đầy. Cả tuần đi cày, mệt mỗi, cuối tuần muốn yên tịnh thì xe phật tử đến chùa mệt thở. Đó là chỉ nói đến chùa người Việt còn chùa tàu, đại hàn, Kampuchia, Lào ôi thôi đủ loại thêm đi chùa Ấn Độ.


Về hưu đồng chí gái thích đi hát trong các viện dưỡng lão cho mấy người cao tuổi nghe tiếng Việt và hàn huyên với họ cho vui. Con cháu bận nên vào thăm. Nay lại nghe ông tiến sĩ kiêm tu sĩ kêu là hát, sau này chết sẽ làm ma câm khiến mình sợ. Nhiều khi làm mà xâm không chửi chồng ma. Ngày nay với AI, có thể người ta ghét ông ta nên sử dụng kỹ thuật điện toán, gắp lửa bỏ mồm ông ta hay không vì thấy hơi lạ. Một vị tu sĩ kiêm tiến sĩ luật mà phát ngôn rất lạ. Thêm ánh sáng chỗ ông tiến tu sĩ khác với chỗ bá tánh ngồi nghe. Có thể là ghép phim. 


Có lần ăn cơm với một ông thầy ở chùa vùng bolsa. Mình hỏi thầy đi Việt Nam xây chùa ở Vũng Tàu. Thầy lên núi xây hay sao. Ông thầy nói điên sao mà lên núi. Xây chùa trên núi thì ai mà lên. Phật tử bận công việc ai mà leo núi. Phải làm chùa gần chợ, trong thành phố thì mới có nhiều Phật tử đến thăm. Lúc đó mình mới giác ngộ đi tu xây chùa cũng phải có chính sách định hướng kinh tế thị trường thay vì đến nơi yên tịnh để tu hành. Ông thầy này về Việt Nam nên gửi mấy ông thấy quốc doanh qua thế khiến phật tử chạy tám hướng mười phương nên nay tuy to nhưng ít Phật tử vãng lai. Không biết có đủ tiền để trang trải tự phí hay không. Mình cũng ít đi lắm sợ gặp sư quốc doanh. 

Thật ra chúng ta cần chùa, nhà thờ vì trong cuộc sống hôm nay, với nhiều áp lực, nhiều khi chúng ta cần đến một nơi nào đó giúp tâm linh mình yên ổn. Cầu nguyện Phật hay thượng đế để tâm được bình an. Giúp vượt qua các nổi khổ hay lòng vòng trong đầu. Chùa hay nhà thờ cần phật tử bá tánh cúng dường để có thể trang trải các chi phí phật sự, chúng ta nên cúng dường. Vấn đề mình cúng dường để cầu mong được giàu có hết khổ thì hơi mệt, không đúng đạo pháp. Thường người nghèo mới hay đi chùa hay mua vé số.


Có lần mình nghe kể ở Việt Nam, có cán bộ nào lớn bị ung thư sau đó ai mách kêu xây cái chùa thì hết bệnh rồi còn lên chức nên từ đó thiên hạ có tiền cúng chùa nhiều hay sang Côn đảo, cúng cô Sáu (Võ thị 6) để được lên chức, kiếm tiền giàu có. Vấn đề ai cũng đi xin thì cô 6 sẽ cho ai. Có người cho mình biết có nhiều người tự nhiên giàu có mà không hiểu lý do, thiên hạ cứ đem tiền đến nhà cúng nên họ nghĩ phải xây chùa, cúng dường để an vui. Khi nói về tâm linh thì khó chỉ trích vì mỗi cá nhân tự mạc khải hay giác ngộ theo kinh nghiệm cá nhân của họ để có niềm tin.


Đồng chí gái có chị bạn học cũ, trước đây chị ta theo Phật giáo. Một hôm chở chồng lên bệnh viện khám sức khoẻ. Đang ngồi ở phòng đợi thì anh chồng bổng nhiên lăn đùng ra khiến chị ta chới với tụng Phật Bà hoài không thấy anh chồng tĩnh lại. Quýnh quá, chị ta cầu CHúa Giê Su thì bổng nhiên anh chồng mở mắt chào đời lại. Khiến chị ta mừng quá và trở về đạo. Gặp ai chị ta cũng khuyên mọi người trở về đạo. Bạn bè xa lánh. Mình mừng chị ta đã gặp được phép lạ, mạc Khải tình thương của Chúa. 


Có lần đồng chí gái bị đau nên nhờ một ni sư làm lễ cầu an. Hôm đó có đến 5 ông thầy ở đâu dưới Riverside, San Diego lên. Mình vốn dòng keo kiệt nên thấy 5 ông và ni sư là thất kinh, tự hỏi phải trả bao nhiêu, phải cúng dường nhiều vì họ từ xa đến. Bù lại mụ vợ kêu không ai được như mụ có đến 6 người tụng kinh cầu an. Đồng chí vợ vui là mình mừng. Sau khi làm lễ thì mấy thầy thọ trai và nói chuyện phật sự cúng dường, như nhà trả $2,000/ tháng rồi phật tử cúng dường hàng tháng ra sao khiến mình muốn đi tu. Chỉ tụng ma chay đại khái mà còn được tiền. Có mấy người đến chùa nấu ăn cho 3 bữa. Ai đưa tiền thì không phải đóng thuế mà thường là tiền tươi. Mấy người bạn kêu mình nên xây một cái thất ở vườn bơ rồi để bá tánh thập phương đến cúng đường. Nhưng có lẻ mình chưa đi tu được, nợ trần còn nhiều. Chán Mớ Đời 


Dạo này thiên hạ nói đến tu khổ hạnh đầu đà. Vợ mình tên Hạnh mà dám lấy mình từ trên 30 năm qua cho thấy mụ vợ cũng tu KHổ Hạnh, còn vợ chồng mình thì tu theo Hạnh Đấu Đá cả ngày. Đấu đá ngày chưa đủ tranh thủ đấu đá đêm. Cuối tuần đồng chí gái đi San Jose thăm bạn từ Việt Nam sang nên mình khoẻ, không phải đấu đá với kẻ nội thù. Chúc các bác một cuối tuần vui vẻ.


Mình hỏi ChatGPT về nhà thờ tại Hoa Kỳ được cúng dường bao nhiêu. Sau đó là trả lời theo tìm kiếm trên Bing. 

Nhà thờ không, cúng dường lên đến $74.5 tỷ Mỹ kim và các sinh hoạt khác liên quan đến tôn giáo lên đến $378 tỷ Mỹ kim. 


In the United States, religious congregations generate substantial revenue each year. The latest data indicates that religious congregations in the U.S. receive approximately $74.5 billion annually [oai_citation:1,Church Revenue Statistics 2024 By Trends and Facts](https://www.enterpriseappstoday.com/stats/church-revenue-statistics.html). This figure represents the total contributions from church members, including donations and other forms of financial support.


Additionally, broader faith-based organizations, which include hospitals, schools, and other entities run by religious groups, contribute even more significantly to the economy. These organizations collectively earn over $378 billion each year [oai_citation:2,Church Revenue Statistics 2024 By Trends and Facts](https://www.enterpriseappstoday.com/stats/church-revenue-statistics.html) [oai_citation:3,The 2024 Church Giving Statistics You Should Care About](https://pushpay.com/blog/church-giving-statistics-and-trends/). This large sum underscores the significant economic footprint of religious institutions beyond just congregational giving.


Most church income is primarily allocated towards operational costs. For instance, churches typically spend a substantial portion of their revenue on staff salaries and maintaining their facilities, with these expenses consuming more than 70% of their income [oai_citation:4,Church Giving Statistics for 2024: Who's Tithing, and How Much? - CareyNieuwhof.com](https://careynieuwhof.com/church-giving-statistics/).


Overall, despite some fluctuations in attendance and giving trends, especially among younger generations, the financial contributions to churches and related faith-based organizations remain a critical component of their sustainability and their broader economic impact.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn