Đường Hai Bà Trưng *

Gia đình mình dọn từ ấp Ánh Sáng về đường Hai Bà Trưng năm mình vào học Petit lycée và vẫn còn trù trì tại đây đến ngày nay. Con đường này được xem là dài nhất của thị xã Đà Lạt. Nó bắt đầu ngay ngã ba Hải Thượng, ngay góc Hoàng Diệu và chạy lên số 4 và chấm dứt ở số 6. Đường này có mấy con hẻm nối với đường Thi Sách, Phan Đình Phùng, Ngô Quyền và bệnh viện. Đặt biệt đường này có rất nhiều cư xá công chức làm cho các ty, cơ quan hành chính của thị xã như nha Địa Dư, viện Pasteur, ty công chánh, ty bưu điện, ty kiến thiết..., được xây dựng dưới thời chính quyền Pháp, cho nên ít có hàng quán chẳng bù lại ngày nay là đường có nhiều quán ăn nhậu nhất Đà Lạt.

Khi xưa người ta thích làm công chức vì được chính phủ cấp nhà cho ở, sáng đi làm có xe đưa rước, trưa có xe đưa về nhà ăn cơm, nghỉ trưa đến 2 giờ thì có xe đến đón đi làm lại. Thêm lương rất hậu hỉ. Mình nhớ có ông thầy dạy Pháp Văn ở trường THĐ và dạy thêm ở Văn Học, không nhớ tên, hình như Thầy Tín, kể khi đổ Tú tài, thi đậu vào trường Phú Thọ và Văn Khoa. Dạo đó lương bổng giáo sư rất khá lại được cấp nhà ở nên theo học Văn Khoa nhưng sau này trong thời kỳ chiến tranh đến cao độ thì bị lạm phát nên lương công chức không khá nên phải đi dạy thêm ở Văn Học. Mình nhớ có quen em của giáo sư trường THĐ, ở trong mấy căn biệt thự rất đẹp trên đường Nguyễn Hoàng, gần Hồ Vạn Kiếp. Loại nhà của cité Decoux xưa.
Hình này chụp từ đường Hàm Nghi, ngay chỗ nhà thờ Tin Lành, rất xưa. Thấy đường Phan Đình Phùng, ngay góc khách sạn Mimosa, đối diện có cái giếng mà thiên hạ hay đến gánh nước. Hôm nào đi chơi về sẽ kể thêm. Xa xa là đường Hai Bà TRưng, góc cư xá Bưu Điện. Hình này chụp trước khi trường Đa Nghĩa được xây cất. Kinh
Nếu đi từ đường Hải Thượng thì bên trái, dạo đó có bãi đất trống, có hai chiếc xe cũ bị bỏ hoang tại đó. Dần dần thì thấy mất bánh xe, kính,.. sau chỉ còn cái dàn xe rét rĩ. Chỗ này đất và nhà của ông bà Võ Đình Dung cho gia đình một chị bạn thuê. Bên phải là khu đất của trường Việt Anh của thầy Lê Phỉ, người Huế, có sân bóng chuyền ngay sát đường. Đi tới một tí thì 1 ga-ra, không nhớ tên, sau đó có dãy nhà đầu tiên hai tầng, sơn vôi trắng, cửa màu xanh mà dạo mới dọn về Hai Bà Trưng thì mình có đi đón ông cụ học đêm ở trường Hiếu Học hay Thăng Long trên lầu của dãy nhà này. Sau khi giải ngủ thì ông cụ mình thi tuyển vào làm công chức cho ty công chánh và muốn lên ngạch lương nên phải đi học thêm để thi bằng tiểu học.
Nghe kể khi ông cụ học đánh máy ở quán Anh Việt, góc Phan Đình Phùng và Duy Tân để thi vào làm công chức. Ông Võ Quang Tiềm, kêu ông cụ mình vào nhà, ăn ở ngủ lại nhà ông ta để tập đánh máy và ôn bài thi, bắt bà cụ mình hát bài anh chưa thi đổ thì chưa động phòng. Sau này mình không thấy trường học ở đây nữa. Gần đây mới biết là trường này ngày xưa do thầy CBA đảm nhiệm sau dọn về số 4 Hoàng Diệu, mở trường Văn Học. Căn nhà đầu tiên số 2 là của gia đình Nguyễn thị Hoàng Lan, học sinh Bùi thị Xuân, có học hè với mình ở Việt Anh, năm mình chuẩn bị sang trường Việt. Lý do mình nhớ tên cô này vì cô nàng rất xinh và hát hay. Mình có một tên hàng xóm, kết cô này nên hắn hay bắt mình chở hắn đến khúc này để hi vọng thấy bóng dáng cô nàng. Mỗi lần đi học Văn Học là phải đi ngang đây.
Đây là hình ảnh gần như đầu đường Hai Bà Trưng. Ga ra là căn số 2 đường Hai Bà Trưng. Đối diện là nhà của một chị học Yersin dưới mình một lớp. Trường Thăng Long (Hiếu Học) rồi đến dãy nhà 2 tầng của gia đình Vy Nhật Tảo, ngay ngã 3 Hai Bà Trưng và dường cầu Cẩm Đô. Khúc này có một con suối, mùa mưa là hay bị nghẹt vì rác, khiến lụt lội khu vực này. Phái bên phải, trên mấy cây thông, thấy phòng mạch của bác sĩ Lương và nhà bảo xanh Trương Thị lập.
Đối diện là số 5 có căn nhà một tầng, có chiếc xe Simca trắng, có vườn trồng xú không nhớ tên, quen với ông bà cụ mình rồi có vài biệt thự trên đồi thông. Từ trường Thăng Long cũ đi đến góc đường Cẩm Đô thì có một vài căn nhà thấp lè tè làm bằng gỗ và lợp tôn rồi đến nhà của gia đình Vy Nhật Tảo, có dạo học Yersin chung với mình. Nghe nói sau này trở thành nhạc sĩ. Sau đó bố mẹ hắn xây một dãy nhà ngay góc này rồi không hiểu sao mình lại không chơi với hắn nữa. Nghe Phi Nga kể hắn có học Văn Học cùng thời với mình nhưng ban C. Nhiều người mình quen đi chung một đoạn đường đời rồi xa nhau dù vẫn sống trong cùng thành phố, ra đường cũng chả hỏi han như hết nợ nần với nhau dù không giận hờn.

Dãy nhà của gia đình Vy Nhật Tảo nằm ngay con suối, ngay cầu Cẩm Đô mà ngày xưa thường được gọi cầu Cửu Huần, có mấy tấm ván bắt qua con suối, sau này thì ty Công Chánh nới đường rộng ra và làm cầu đúc bê tông cốt sắt. Trước đó xe muốn chạy ra chợ thường phải đi qua cầu Hải Thượng, có thể vì vậy ngày xưa người ta gọi đường Phan Đình Phùng là đường Cầu Quẹo. Theo mình hiểu thì khi xưa đường HÀm Nghi chạy xuống ngã ba Chùa, rồi quẹo về hướng rạp Ngọc Hiệp. Phía ấp Mỹ Lộc có một chiếc cầu có mấy ống xi-măng ở dưới. Có lẻ vì vậy mà người ta kêu đường Phan Đình Phùng là đường Cầu Quẹo. Có bác nào hiểu thêm thì cho em xin.

Mình nhìn tấm bản đồ của CNA gửi thì thấy con đường Duy Tân (Marechal Foch) chỉ chạy tới đường Thủ Khoa Huân rồi chạy lòng vòng qua Trương Vĩnh Ký, Cường Để. Chỗ cầu Cẩm Đô này thì rác của những phiên chợ buổi sáng và các nhà ở ven bờ suối, đổ rác nghẹt. Mùa khô đi ngang thấy rác cao tới cầu, ruồi nhặng bay veo veo thêm ống cống từ dốc Nhà Làng, Phan Đình Phùng chảy thoát ra đây. Mình nhớ ngồi ăn mì Cẩm Đô, ông bán mì và mấy hàng quán nơi đó cứ đổ nước dơ ở ngay đường, sang sang thì lấy cái chổi chà quét tới cái lỗ cống.

Đối diện dãy nhà của gia đình VNT, có một căn nhà gỗ sơn màu nâu, lợp tôn nằm gần con suối. Nhà này mình có vô một hai lần theo chân tên Trương Việt Tài, hàng xóm, học Văn Học trên mình hai năm. Hắn mê cô con gái đầu tên Hảo của gia đình này cùng học Văn Học ban A với hắn. Cô này có cô em trạt tuổi mình học Bùi Thị Xuân. Anh chàng này rủ mình vào nhà này, nói để dạy mình cách tán gái nhưng mình thấy hắn năn nỉ, xin xỏ cô Ả mấy tiếng đồng hồ, chán quá thêm cô em thì không có gì lôi cuốn mình nên đi về. Cô này mất mẹ sớm, có 4 đứa em gái nên khá vất vã. Nghe kể sau 75, tên Tài này cũng đăng ký lên xe bông với cô này nhưng cô vợ mất sớm vì ăn bo bo sao đó không tiêu rồi mất. Kỳ về Sàigòn vừa rồi, mình có gặp lại hai cô em của anh chàng này.
Leo lên núi Yosemite, bổng nhiên thấy một cô mỹ, đứng trên mõm đá nên mình đọt xuất chụp xeo phì. Ai ngờ xui vì sau đó bị ngã trên đỉnh núi , nức xương chân nên không đi đau được trong suốt 6 tháng. Từ nay vì sau không chụp hình phụ nữ nữa. Chán Mớ Đời 

Đối diện nhà này, bên cạnh mấy thang cấp lên bệnh viện Đà Lạt thì có cái quán hớt tóc ngay đường, phía sau là nhà của Vũ Văn Tùng, Bắc kỳ hay bận áo sơ mi màu xôi gất, học Văn Học 11B với mình, hơn mình đâu hai tuổi. Gần đây, có người nói là em dâu của Tùng, cho biết vẫn còn sống, hiện ở Sàigòn, đường Lê VĂn Sĩ. Kế bên là nhà của tên Nam, học Adran, con của ông bà cây xăng Esso ở bờ Hồ gần bùng binh Thuỷ Tạ.

Đi tới một chút thì toàn là vườn rau cải hai bên. Gần chân dốc lên trường nữ công gia chánh bên tay trái thì có mấy cái nhà và một cái hẻm đi sâu vào thì có con đường hẻm lên Nhà xác, trước cổng vào bệnh viện Đà Lạt, đường Calmette. Nhà của thầy Thành Bắp Sú ở khúc này với nhà cậu Hồng, quen ông bà cụ mình, có thời mở sân trượt thiết hài (patin). Em cậu Hồng thua mình một tuổi, học Văn Học quên tên nhưng lần đầu về Đà Lạt thì gặp lại anh chàng này chạy xe thồ, đậu bãi ngay cư xá Công Chánh thấy thương cho người ở lại.

Chỗ này có cái Trang nhỏ gần đường nên mỗi lần chạy xe ngang là mình phải chạy chậm lại, nghe nói Linh lắm. Đối diện là 3 căn nhà gỗ, có nhà ông Tàu bán xắp xắp ở bên hông rạp Ngọc Hiệp và có chiếc xe đò Chi Lăng hay đậu ở đây ban đêm. Sau Mậu Thân thì bãi xình bên cạnh mà ngày xưa xe hàng hay đậu được xây ba căn nhà lầu, một căn để hai cái bàn bi da mà mình hay lại đánh ở đây. Cô chủ có chồng đi lính, rất là xinh, nhiều tên đến trồng cây si ở đây. Nói đến đàn bà đánh bi da mình nhớ trên đường Hàm Nghi có một tiệm bi da gần Nhà thờ Tin Lành, cô chủ rất đẹp lại biết đánh bi da nên nhiều tên trồng cây si tốn tiền ở tiệm này. Mình có thấy cô này đánh bi da với ông chồng về phép rồi có lần mình chạy ngang thì thấy đám tang ông chồng, cô nàng đeo khăn tang như Jennifer O'Neil trong phim Mùa hè 42. Thấy mấy cảnh này, chỉ muốn trốn khỏi Việt Nam, tránh chiến tranh.

Đi lên dốc đầu tiên của đường này thì bên phải có hai căn nhà hai tầng, có xe hàng chạy Saigon Đà Lạt. Mình có chơi với một tên Bắc kỳ ở đây nhưng không nhớ tên, mẹ hắn chuyên coi bói nghe nói hay lắm nên bà cụ mình dẫn mình vào xin thánh thần một quẻ. Bà nói đường học vấn của mình không tốt mà đi lính thì cũng không khá, làm bà cụ mình buồn mấy tháng liền đến khi mình đậu Tú Tài rồi đi Tây.

Đối diện hai căn nhà này là trường Nữ Công Gia Chánh được thành lập thời ông Diệm, dạy nấu ăn, may vá , thêu nhưng sau này thì con gái đi học chữ nhiều hơn xưa nên trường này không có học sinh thì phải, sau làm chỗ tập Vovinam mà mình có dạo tập ở đây một năm với ông thầy Nghĩa thì phải. Ông này đọ sức với mấy tay Võ khác nên cái mặt bị đánh bầm tím đen. Bên cạnh thì có cái hẻm đi vô sâu lên đường Calmette và Thi Sách. Trong xóm có một gia đình khá nổi tiếng một thời. Hai anh em Lai và Thái, một thời trùm du Đảng ở Đà Lạt, sau này mình thấy anh Lai đi cảnh sát dã chiến, làm Tuần Cảnh hay đậu xe trước rạp Ngọc Hiệp, bắt quân dịch. Ông Lai này có mấy người em trai cũng có máu thích đánh lộn.

Mình có quen Huỳnh Kim Sang ở xóm này nên cũng nói chuyện trời đất khi gặp mấy tên này, kiểu dựa hơi để khỏi bị đánh hội đồng. Tháng vừa rồi, mình có gặp lại Sang sau 50 năm. Dạo đó có một tên đào ngủ, tên Hoà Rổ ở xóm này hay được học sinh trường Việt Anh kêu đập lộn dùm. Hắn có cho mình xem cái bửu bối của hắn, một cái ống nước bằng gan, nhét trong blouson Jean tím của hắn mà dạo ấy con trai Đàlạt hay bận. Cứ mỗi lần đập lộn hắn rút ống nước ra phang vài cái vào người thì còn đánh đấm gì nửa. Hắn hay đứng ở dốc này xem thiên hạ đi qua đi lại, thằng nào trông kênh kênh là hắn kêu lại bợt tai vài cái nhưng thấy xe tuần cảnh là trốn. Sau này đánh lộn ở Việt Anh hắn bị bắt rồi không gặp lại nữa.

Đi hết cái dốc này thì bên tay trái là dãy nhà dành cho công chức của viện Pasteur, có Ngọc đai đen Thái cực đạo ở đây. Xóm này, có anh Huỳnh Kim Sang, quên tên, đi học võ đầu tiên rồi kéo cả xóm đi học thêm ông thầy Thiếu lâm trên Số 4. Sau này, Đà Lạt hay kêu xóm này là xóm Thái Cực Đạo.

Có anh Hành lớn hơn mình 5-6 tuổi gì đó, trốn lính hay đánh bóng bàn trong xóm với mình nhưng rồi cũng bị bắt đi quân dịch rồi chết trận. Đối diện là một bãi đất được ủi cày bằng phẳng nên dạo đó con nít như mình và xóm địa dư hay tới đây đá banh. Có chương trình xây nhà gì đó thì mấy ông thương phế binh kéo nhau lại đây cắm dùi, cất mấy tấm ván, lợp tôn ở nên mất cả thẩm mỹ của con đường này. Có nhiều người cũng dựa hơi thương phế binh đến đây, cắm dùi xây nhà. Hình như gia đình Lê Nam Sơn, ông cụ làm thợ may cũng cắm dùi được một căn ở đây. Nghe nói anh chàng này nay bán mì hoành thánh ở Bảo Lộc. Khúc này có cái hẻm đi qua cây xăng Ngọc Hiệp, chỗ quán mì Quảng của ông Bắc kỳ.

Đi tới bên phải là cư xá công chức của nha địa dư ở đường Thống Nhất, cạnh Grand Lycee. Nếu mình không lầm thì có 3 dãy nhà hai tầng. Tầng nhất, đâu mặt về đường Hai Bà Trưng, có cái cầu treo làm bằng gổ đi vào, còn tầng dưới thì có cửa vào đối diện con suối và mấy cái vườn. Giữa dãy nhà thứ 2 và 3 thì có cầu xí chung cho cư xá, có bể nước giặt đồ, có cái sân khá rộng để con nít chơi bắn bi, tạt lon,...còn người lớn thì hay chơi pétanque. Dãy thứ 2 thì có nhà Phạm Ngọc Liên, nay ở Gia Nã Đại, có ông anh đầu đi du học năm 72, 73 thì phải theo chương trình Colombo. Trước mặt dãy này, hàng ngày có người bán bắp nướng, trái cây,... cô con gái hứa với mình là khi nào mình về Đà Lạt, sẽ đổ bánh căn cho ăn để tìm lại hương vị của mẹ cô ta làm khi xưa. Khi mình về cô ta trốn mất tiêu. Khúc này có con hẻm băng qua đường Phan Đình Phùng góc nhà thuốc tây Lâm Viên. Dãy thứ 3 thì có nhà của ông Lào, người Huế. Gia đình này có nhiều hoạt động nhất ở cư xá này.

Tết Trung Thu thì mấy người con, đánh trống múa lân, làm ông Địa, đi trước dẫn theo một đoàn con nít trong xóm, đi rước đèn giúp vui cho cả xóm xem. Dạo ấy, mình ngưỡng mộ mấy tên này, thấy chúng giỏi cực đỉnh. Có dạo ông Lào thầu đóng thùng gỗ cho nhà thầu rau cải bán cho quân đội Mỹ. Ông gia công cho hàng xóm đóng thùng nên cả xóm cứ nghe tiếng búa ngày đêm. Mình có dạo hè, xuống nhà ông ta đóng thùng kiếm tiền ăn đậu đỏ của bà Tân hay bánh bột chiên của bà Hoà.

Có lần ông ta nói với bà cụ mình là nhà ông ta không có Mả học nhưng đám con của ông sau này nghe nói làm ăn khá lắm. Ông ta mới qua đời năm nay, bà Lào bằng tuổi mẹ mình vẫn còn ở đấy. Bên cạnh là nhà Nguyễn Hùng, hơn mình 1, 2 tuổi gì đó. Tên này hồi nhỏ hay đá banh với mình lớn lên thì hết chơi nhưng hắn có cô em học Quang Trung, khiến Huỳnh Kim Sang 11B mê tít thò lò. Bên cạnh là nhà chú Be, quen với ông cụ mình trong quân đội sau này giải ngủ, chú làm về hàng hải, chở hàng cho các nước Đông Nam Á, lâu lâu chú về phép hay cho tiền mình đi coi xi nê.
Theo tấm hình này thì đường đầu tiên là đường Phan Đình Phùng, đoạn đối diện ấp Mỹ Lộc. Sau đến khu vực làm vườn, có con suối. Tiếp theo là đường Hai Bà Trưng, đoạn cư xá Bưu Điện, thấy nhà của chú Kỳ, bác Nghĩ, bên kia đường là nhà cua ranh chàng Hiếu, học Yersin với mình. Thấy xóm CÒ Đào, bác Lê Công Oai, đến cái vườn của ông bà Bắc kỳ. Rồi đến xóm mình. Thấy con dốc nối liền Hai BÀ Trưng, Thí Sách và Calmette, đến con dường Thì Sách ngoằn nghẽo có nhà trung tá Tốn, đến đường Calmette tiếp theo là NGô Quyền, phái kia là Trần Bình Trọng. Dường Hai BÀ Trưng thấy khúc nhà thương 
Tấm này rõ hơn. Cận cảnh là dãy cư xá Bưu Điện, bên phải là trường tiểu học Đa Nghĩa, sau đến đường Thi Sách, có dãy nhà của Domaine de Marie, vườn cua bà HÀnh, mẹ của chị Xuân, học BÙi Thị Xuân, có anh là Nhân, học Văn Học, đi lính chết ở Cai Lậy. Thấy nhà trung tá Tốn, chết ở tỏng đạp Đa Thiện, khi đi tuần buổi sáng. Bên trái là xóm mình nhưng không thấy. Trên dường Thi Sách là Ngô Quyền, thấy Domaine de. Marie, có một phần đường Calmette.

Giữa cư xá địa dư và công chánh có một con đường đất băng qua vườn ông Ba Đà và hai con suối để đến ngã ba chùa, góc hãng cưa ông Xu Huệ. Người ta kêu hãng cưa Xu Huệ vì ông ta ở trong xóm này, trên thực tế thì hãng cưa của ông bà Xu Tiến, bố của Nguyễn Văn Thảo học chung với mình. Sau cư xá Địa Dư là đến cư xá Công Chánh. Khác với cư xá Địa Dư, cư xá Công Chánh gồm 8 nhà đôi xây kiểu biệt thự, bên Mỹ gọi là Duplex, nhà xây hai tầng, lợp ngói đỏ, quét vôi, có nhà vệ sinh, phòng tắm trong nhà riêng biệt không phải chia sẻ với hàng xóm như ở cư xá Địa Dư, phía trên đồi gần đường Thi Sách có một dãy nhà gồm 7 căn mà gia đình mình ở căn đầu và một căn nhà riêng số 50 dành cho trưởng ty ở dạo đó là gia đình ông Sâm, mình có chơi với người con út tên Chiến học THĐ.

Bên cạnh nhà ông Lào là nhà của Bác Nhị làm ty công chánh, có hãng làm gạch ở Cầu Đất. Con đầu tên là Bảo, học Yersin, nghe nói nay ở Vũng Tàu, hai người em Toàn, Miều. Bên cạnh nhà Bác Nhị là số 44 bis, nhà của ông Điện, bố của thầy Trịnh Minh Đức, dạy Pháp Văn, mình có gặp thầy trong lần đầu về, có một người con trai học kiến trúc, còn cô con gái đầu tên Thảo thì không biết tin tức. Hình như thầy có một người con trai đi lao động bên Đông Đức rồi trốn qua Tây Đức nay không biết sống chết ra sao. Có lần thầy nhờ mình gửi thư cho người con bên ấy. Lần thứ nhì về thì thầy có mở trường dạy máy vi tính ở đường Duy Tân, ngay tiệm của gia đình Tôn Thất Thạch khi xưa. Nay con dâu bán bún bò rất ngon ở nhà thầy.

Bên cạnh số 46 là nhà Dì Tân, bà con với bà cụ mình, con bà Dụ, chị bà Võ Quang Tiềm. Bị tai biến, lần cuối về mình có ghé thăm, thấy dì nằm một chỗ, nói không được nhưng có lẻ nhận ra mình. Mới qua đời. Bên cạnh là số 46 bis là nhà của ông Võ Văn Địch, bố của Võ Việt Điểu, học Yersin một thời với mình. Có người anh tên Thắng, học y khoa saigon, có mấy bà chị học Ỷersin sau này, có thời làm cho sở Mỹ. Hồi 75 nghe nói cả gia đình chạy di tản sang Pháp, mình có viết thư nhưng không có ai hồi âm. Nay ở vùng Maryland. Mình có liên lạc lại được. Đối diện nhà Bác Nhị là nhà của ông Tân Ù, bố của Hoàng Giang, học Văn Học đến nhà ông Kham có tiệm giặt ủi ở đường Minh Mạng cạnh hẻm dốc Nguyễn Biểu. Có dạo ông ta biển thủ lương của công chức khu Công Chánh rồi biến mất, kế bên là nhà ông Châu, Phó trưởng ty công chánh. Ông Châu đã qua đời, nay còn bà vợ là cô giáo Thanh, hay đi chơi với mẹ mình.

Chỗ này có cái hẻm đi lên đường Thi Sách và Calmette mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, có làm bản nhạc “tình tôi con dốc nhỏ” để nói về con dốc mà anh ta đi về hàng ngày, nhà ở đường Calmette. Nhà mình nằm ngay con hẻm dốc này. Trước nhà ông Kham và ông Châu thì có một trụ điện có đèn. Khoảng năm mình học 10 ème thì có một tên lính mê gái, rồi mối tình Trương Chi kết thúc bằng cuộc tự tử bằng lựu đạn và ông lính mất nữa cái đầu nằm ngay đường cả ngày mới được xe chở về Nhà xác. Mấy ông công chức chả có việc gì làm nên rủ nhau đánh bài nên có lần 302 biết nên ập vào nhà ông Ngần, cướp tiền khiến mấy ông sợ.

Hết dãy cư xá Công Chánh thì đến cái dốc thứ hai là cư xá Bưu Điện và ty Kiến Thiết. Dưới chân dốc thì có con suối mà nhà vườn dùng để tưới rau. Bên trái là của ông làm vườn Bắc kỳ còn bên phải là gia đình tên Trần Ngọc Hải, hay vác súng Colt của ông bố làm cảnh sát, đi dọa bắn thiên hạ. Mình nhớ nhà anh chàng này có mấy cây tre to và cao, trồng bắp cải, có con chó lớn khá dữ. Chỗ này có đường hẻm nối lên đường Thi Sách có nhà của hai anh chàng thợ may Sơn và Tánh. Trước khi đi Tây mình có nhờ hai ông thần này may cho bộ đồ vía đi Tây, bận được một lần rồi không dám bận lần thứ hai vì Tây đầm nhìn tưởng mình từ Phi Châu qua. Hình như đối diện có một căn nhà số 49C, làm bằng gỗ sau Mậu Thân.

Trong xóm này có một ông không nhớ tên, làm cho viện Pasteur, đi chích dạo nên con rơi vợ rớt đầy nơi ở Đà Lạt, hay chạy chiếc xe vespa. Chiều chiều, mình thấy ông ta chạy một vòng đường Thi Sách và Hai Bà Trưng. Trên đầu dốc bên trái có 2 căn nhà xây kiểu cư xá công chánh sơn vôi màu rượu đỏ, nhà của tên Hiếu, có dạo học Yersin với mình, sau này hắn qua Việt Anh, không biết sống chết ra sao. Đối diện nhà tên này là nhà của một anh người Huế, tên Thống thì phải học Trần Hưng Đạo. Lúc nào mình ghé qua cái quán trước nhà, mua kẹo là thấy anh ta học, sau này đi Võ bị, ra trường đậu thủ khoa rồi mấy tháng sau mình ghé lại nhà đưa đám tang. Cái chết của anh Thống này khiến mình suy nghĩ về tương lai của mình. Học dỡ đi lính, chết. Học giỏi đi lính cũng chết nên Chán Mớ Đời. May sao có con đường đi du học, tránh đi lính.

Qua hết cái dốc này thì bên trái là cư xá bưu điện còn bên phải mấy nhà của cư xá ty kiến thiết. Mình không nhớ ai ở cư xá bưu điện ngoài ông đưa thư cho đường Hai Bà Trưng còn cư xá kiến thiết thì có Bác Chi. Bác này bị bắt cùng lần với ông cụ mình vì cùng nằm trong tổ chức. Ông cụ mình bị tuyên án 18 năm cải tạo còn Bác Chi thì nghe nói chung thân hay 20 năm. Sau này Bác ra tù thì vợ đã đi lấy chồng khác, nghe nói đã lập gia đình lại nhưng mình không có cơ hội gặp lại. Bác này có người em trai làm cho hãng cưa hay chạy chiếc xe cần cẩu, chở cây rừng về cho các hãng cưa. Dạo đó ông Tôn Thất Trai, dạy toán ở Trần Hưng Đạo mướn nhà của Bác Chi, ăn cơm tháng nhà bà em vợ sau này lấy cháu vợ của Bác, tên Hương, con bà Hân. Nghe nói định cư ở San Diego. Chưa bao giờ gặp lại. Có thấy tên trong danh sách của hội ái hữu Đà Lạt, mình có gửi thư nhưng chắc không nhớ mình nên không thấy hồi âm.

Các dãy cư xá công chức thì không thấy hàng quán gì cả nhưng sau này thì có một vài cái quán được dựng lên bán bánh kẹo cho con nít. Chỗ nhà Bác Chi đi đến một tí thì có nhà chú Kỳ, mà hồi nhỏ có lần mình học hè. Nhà có hai cây mận Trại Hầm, ruột đỏ ăn nức nở, sau này chú đi du học bên Pháp, có cho mình mấy cuốn sách Tintin Milou.

Hết mấy cư xá này thì đến một cái dốc mà bên trái là trường tiểu học Đa Nghĩa, nằm ở giữa hai đường Hai Bà Trưng và Thi Sách. Mấy tên trong xóm mình học ở đây. Mình nhớ thằng Hùng con ông Cai trường Đa Nghĩa hay bị mình xúi đánh lộn. Tên này hay hăng tiết vịt nên ai xúi đánh lộn là đánh dù không có cớ. Khúc chỗ này mình nhớ có một cô Bé học Văn Học buổi chiều, lớp 8 thì phải, rất xinh khiến Võ Hoàng Đa mê mẫn, ở đâu khúc này. Bên phải có một con đường đất dẫn qua Phan Đình Phùng, chỗ hãng cưa Xứ Tiến và ga ra Phan Xứng.

Từ khúc này trở lên số 4 thì mình không rành lắm, chỉ nhớ có nhà bà Cáp, bán đồ khô cạnh hàng bà cụ mình, Bác Thành, chạy xe Lam, người cùng làng với ông ngoại mình nên mỗi năm mấy người trong làng hay rủ nhau đi Chạp Mộ trước Tết rồi về nhà Bác Thành ăn bún bò. Sau này, con trai bác lấy một cô em mình ở Đà Lạt.

Đối diện thì có nhà Phạm Đình Kháng, học Yersin với mình, phía sau là nhà hai anh em Chương và Trình, con của ông Đoàn. Chương đi du học bên Mỹ năm 74, sau này nghe nói lấy con gái ông Phấn, tiệm thuốc Tây Minh Tâm ở đường Duy Tân đối diện tiệm Con Cua. Dạo gia đình bác Phấn sang Tây, mình có ghé lại thăm, nay ở San Jose, bạn tù với bà cụ mình khi theo kháng chiến chống Pháp. Mình có gặp lại gia đình chú Phấn ở San Jose và hai cô con gái học Yersin, dưới mình.

Sau đó thì gặp đường La Sơn Phú Tử rồi đến khu số 4 toàn dân gốc Huế như ấp Ánh Sáng. Đi lên chút nữa thì chùa Linh Quang, hình như Linh Phong?. Có lẻ mình thích chùa này hơn chùa Linh Sơn, nhỏ và tỉnh mịch hơn. Hồi nhỏ mình hay đi chùa này với bà ngoại vào ngày rằm và mồng một nên mọi lần về Đà Lạt mình đều lên đây như hồi hướng. Hai chùa này đều được ông bà Võ Đình Dung tặng đất để lập chùa.

Mình có hai kỷ niệm khó quên ở đường HBT; năm học 11 ème thì có một hôm, bà giáo dẫn nguyên lớp ra đường Hùng Vương, ngay góc Lê Quí Đôn, cạnh Petit Lycée . Mỗi đứa được cầm một lá cờ ba sọc, có cảnh sát kiểm soát. Đứng đâu mấy tiếng thì có một đoàn mô tô dẫn đầu từ hướng phi trường Cam Ly chạy về, theo sau là một chiếc xe màu đen, có Ngô tổng thống quơ tay chào mình, nên hãnh diện lắm, ngồi bên cạnh là một ông Tây mũi lỏ. Đầu xe có cắm cờ ba sọc và bên trái cờ máu đỏ xanh chi đó. Con nít thì phất cờ còn mấy người bận áo xanh thanh niên Cộng Hoà thì hô to Ngô tổng thống muôn năm.

Trưa về thì mình kể có đi đón Ngô tổng thống thì bị bà ngoại bảo câm rồi thấy bà kêu chị giúp việc, đem bàn thờ xuống đường HBT. Mình thấy nhiều bàn thờ đặt rãi rát suốt con đường này. Sau này lớn lên mới hiểu là hôm đó Ngô tổng thống đi kinh lý với đại sứ Mỹ, nên bắt học sinh và quân công cán chính đứng đầy đường để đón chào Ngô tổng thống để đại sứ Mỹ tin là toàn dân VN nhớ ơn Ngô tổng thống, theo khẩu hiệu nhất chúa nhì cha thứ ba Ngô tổng thống. Trong khi bên Phật giáo thì bị VC nằm vùng, giật dây kêu gọi Phật tử đem bàn thờ ra đường để cho đại sứ Mỹ biết là Pháp nạn,…

Kỷ niệm thứ hai là ty lục lộ làm đường HBT lại. Trước Mậu Thân, ty công chánh có chương trình làm lại con đường HBT vì có nhiều ổ gà. Trời mưa thì nhiều xe máy bị lọt ổ gà té mệt nghỉ, còn mùa khô thì bụi bay mịt mù. Nghe kể khi làm đường thì trưởng ty ăn một mớ cát, đá, rồi đến người cai công trường ăn bén một ít nữa. Năm đó, mình thấy các xe chở đá và sõi lại đỗ từng ụ bên đường để chuẩn bị làm đường không ngờ tối đến thì dân cư hai bên đường sai con ra hốt cát và sỏi đem về nhà rãi nơi sân hay chuẩn bị đổ nền xi măng nên công trình bị đình trệ, đợi xin ngân sách khác.

Dạo đó cách làm đường của VN rất thô sơ. Mình nhớ có chiếc xe ủi lô chạy bằng củi và nước. Mình có tấm ảnh này nhưng lười đi lục quá. Cái dáng tương tự đầu xe lửa, phía sau có hai bánh bằng sắt to đùng, đường kính cỡ 1.2 m, còn phía trước thì một cái bánh dài để cán đường cho dẹp xuống. Họ ngồi dưới đất để ăn, đầu đội nóng lá, nhiều khi mưa thì thấy họ che tấm bạt bằng mấy khúc cây để trú mưa. Trưa mình thấy họ đốt lửa bên đường rồi bỏ gà mèn bên cạnh để hâm cơm nóng để ăn. 

Dạo đó đàn ông bị động viên nên đa số công nhân là phụ nữ, gốc Quảng rất nhiều. Chiến tranh, nhà cửa ở quê bị đốt hết theo chương trình của quân đội mỹ nên người Quảng chạy giặc vào Đà Lạt ở với bà con khá nhiều. Dạo đó nhà mình có người làm gốc Quảng và mấy người làm vườn cũng từ Quảng Nam vào. Một hôm, chị ta biến mất, hỏi ra là Việt Cộng nằm vùng, sợ bị phát hiện nên trốn.
Đường Hải Thượng chỗ cổng vào trường Việt ANh. Đi một chút là gặp đầu đường Hai BÀ Trưng bên tay phải.

Lúc đầu thì họ cào đất, cho xe ủi lô cán một lần rồi đổ đá sỏi hơi to to lên rồi cào cho đều, cho xe ủi lô cán thêm một lần. Sau đó họ lấy máy thùng phi tương tự thùng xăng nhưng nhỏ hơn, chứa dầu hắc, bỏ lên mấy cục đá ong rồi chêm củi đốt cho dầu hắc chảy lỏng ta. Họ đem cái xe bò ệch đến rồi lấy cái gáo làm bằng lon dầu ăn, đóng cái thanh cây tròn làm cái quai. Họ đục lổ cái đáy lon rồi múc dầu hắc lỏng để cho dầu hắc lỏng chảy qua các lổ, nhiễu xuống đường, rưới lên đá sõi để chảy vào mấy cái khe hở. Sau đó họ đổ thêm sỏi nhỏ hơn rồi cho xe ủi lô đến cán thêm một lần rồi rưới dầu hắc, tạt thêm cát và xe ủi lô đến cán thêm là xong. Mình có mấy tấm ảnh này mà lười đi lục ra. Hôm nào buồn đời, sẽ mò ra để kể tiếp.

Đường mương thì nằm bên trái, số lẻ vì cao hơn nên nước mương, mưa chảy xuống đều được hứng vào đường cống bán lộ thiên vì có chỗ được đậy bằng những tấm dalle xi măng còn có nhiều chỗ thì không thấy, có thể trưởng ty ăn bớt. Mùa khô thì cống đen xì, hôi thối rồi chảy qua các ống cống chôn dưới đường, chảy xuống con suối chảy về hướng Cam Ly. Dân cư cũng đem rác đến mấy cái suối để đổ. Chỗ cư xá địa dư của nhà Phạm Ngọc Liên, dân ở cư xá này đem rác đổ nơi cầu băng qua con suối nên mùa khô đi ngang là ruồi nhặng bay vo ve, mùa mưa thì nghẹt nên gây lụt ngập mấy miếng vườn trồng rau xung quanh.
Em chỉ nhớ đến đây, Bác nào có nhớ gì thì xin bổ túc hay sửa các chi tiếc mà em nhớ không đúng.
Sơn đen