Mình đã kể về hoàng đế Napoleon đệ Tam và ông Haussmann đã tạo dựng Paris mà chúng ta thấy như ngày nay. Nhà cửa cao lớn không nhỏ bé như các thành phố khác ở pháp. Có nhiều giả thuyết như làm đại lộ để dễ đàn áp dân chúng biểu tình này nọ nhưng nếu đọc kỹ về xã hội Pháp thời đó thì mới hiểu lý do họ cho phá nhà bé thấp như ở các thành phố khác và xây dựng đường xá thênh thang và nhà cao 7 tầng.
Bệnh dịch xảy ra thường xuyên tại các thành phố lớn đang được kỹ nghệ hoáCác thành phố lớn phát triển nhanh trong thời đại kỹ nghệ hóa khiến dân ở quê lên tỉnh và sống chen chúc trong các thành phố, có nhà máy sản xuất, đưa đến các nạn dịch chết người như năm 1832 có đến 18,000 dân cư ở Paris bị chết vì bệnh dịch tả. Xem như đi đong 5-6% dân số và khả năng bệnh dịch lan tràn có thể đến hàng năm. Người dân dạo đó chỉ mong đừng chết vì bệnh dịch tả, phù, lao này nọ.
Cứ tưởng tượng Hoa Kỳ mất 5% dân số trong vụ dịch COVID vừa qua. Xem như 15 triệu người đi về thiên quốc.
Bệnh dịch tảChúng ta biết là bệnh dịch đã xảy từ thời thượng cổ. Trước công nguyên 430 năm, bệnh dịch đã tàn phá thành phố Athens, chấm dứt sự cai trị của vùng này. Người pháp hay nhắc đến thời trung cổ có bệnh dịch mà họ gọi ”la peste noire “ kéo dài 4 năm đã giết độ 75 đến 200 triệu người tại Âu châu. Khi xưa, ông Tây bà đầm bắt đọc La Peste của Albert Camus nhưng chả hiểu gì cả. Nói về thành phố tên Oran nào ở Algerie, rồi ông Tây kêu thuyết hiện sinh hiện chết gì đó khiến mình ngọng.
Thường các thành phố lớn phát triển nhanh thì hay dính nạn dịch. Làm sao để tránh vấn nạn này. Người ta nghĩ bệnh dịch do các mùi hôi thối đem đến. Nên chỗ nào thối thối là bị niêm phong này nọ.
Người ta nghĩ bệnh do các mùi hôi thối nên đi tìmCho đến khi ông bác sĩ john Snow khám phá ra do vi khuẩn hiện diện trong nước mà người dân uống chung. Khi chính quyền chấp nhận sự giải thích của bác sĩ Snow thì họ bắt đầu xây dựng các hệ thống ống cống to lớn để tránh mang nước về cho dân thành phố dùng. Hồi nhỏ học bà đầm kêu về nhà phải đun sôi nước rồi lấy cái phểu, bỏ bông Gòn rồi chế nước lọc vô bình thuỷ hay chai nên hay gọi uống nước lọc. Mình đọc đâu đó, họ giải thích lý do người Tàu hay uống nước nóng cũng vì muốn uống nước đã được khẽ vi trùng. https://en.wikipedia.org/wiki/John_Snow
Thành phố Paris khi xưa đường ngắn và nhỏ, cong queo. Thật ra ngày nay cũng có nhiều khu vực xa xa các đại lộ cũng còn nét vẻ xưa. Bệnh dịch tả đến do nước uống không sạchPhải xây dựng hệ thống ống cống này, người ta cần không gian, để xây các trục lớn và có độ dốc để nước thải chảy ra ngoại ô thay vì dòng Seine như xưa. Dạo ấy có hai ông kỹ sư người Pháp mang tên Adolphe Alphand và Eugène Belgrand chỉ huy cuộc xây dựng hạ tầng cơ sở tại Paris và từ đó ông Haussmann nảy ra ý nghĩ xây các tòa nhà cao 7 tầng để dễ dàng dẫn nước cống từ tư gia ra đường cái. Nhớ khi xưa, làm kiến trúc sư, mình hay họp với các kỹ sư về ống cống, nước, điện này nọ.
Kỹ sư xây dựng hệ thống ống cống Paris nhưng ít ai biết đến ngoài sinh viên các trường kỹ sư và kiến trúcTừ đó họ tạo dựng luôn công viên xanh để người dân có thể đi bộ dưới gốc cây.
Theo hình vẽ thì ống cống từ các căn hộ được thải xuống, chảy ra ống cống lớn cũng như nước thải ngoài đường
Mình nhớ có xem bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về vườn hoa, công viên xanh từ chợ Đà Lạt ra bùng binh cầu Ông Đạo. Lúc đầu như vườn của người Anh quốc nhưng sau lại làm thẳng bong. Lý do là cần xây các ông cống từ chợ Đà Lạt chảy ra suối Cam Ly ngay khi vực bến xe Đà Lạt.
Sau khi xây dựng hệ thống ống cống thì như phép lạ các bệnh dịch biến mất ngoại trừ bệnh lao.
Chỉ còn bệnh lao là còn nhưng đến thế kỷ 20 thì khoa học đã giải quyết được bệnh nàySợ hãi của thế kỷ được vô hiệu hóa bởi các ống cống và hệ thống dẫn thủy nguồn nước uống sạch cho người dân Paris. Từ đó các thành phố trên thế giới bắt chước Paris và London xây dựng các hệ thống ống cống.
Ông Fermentier Đã thiết kế các vườn, đường cho khách bộ hành tại Paris như Champs de Mars, dựa theo vườn thiết kế tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn mà ngày nay, các trí thức hậu marxist tìm cách đập bỏ. May sao người Pháp không đồng ý.Vấn đề là vài thập niên sau khi thành công diệt trừ các bệnh dịch, người ta quên vấn đề vệ sinh này khiến cha ông phải thay đổi trùng tu lại thành phố và bắt đầu viết lại lịch sử và bựa thêm nhiều chuyện vớ vẩn. Điển hình các sử gia hậu Marxist cho rằng chính quyền Napoleon đệ Tam xây dựng các trục đường phố để giới vô sản không nổi giận, lật đỗ chính quyền như thời cách mạng. Họ đem đại bác ra kê bắn cái đùng. Xong om
La barricade khi xưa các đường phố tại Paris đều được làm bằng đá như hình trên. Đến năm 1968, sinh viên học sinh, xuống đường biểu tình, họ nạy các cục đá này lên để làm khí giới chống lại cảnh sát nên sau đó họ cho gỡ hết và trải nhựa đường như ngày nayGần đây, có một giả thuyết cho rằng người xưa cho xây các đại lộ vì không muốn xe đạp di chuyển chỉ dành cho xe hơi. Cái mất dạy là năm 1856, người Pháp chưa thấy một chiếc xe hơi. Nếu họ chịu khó tìm tòi sẽ thấy dưới đại lộ opera có một hệ thống ống cống. Chán Mớ Đời
Bản đồ khu vực nhà hát opera, cho thấy hệ thống ống cống được thành lập tại ParisNên nhớ là các dãy nhà mà họ gọi haussmanniens được đặt theo tiêu chuẩn các cây cối thời ấy là 24 mét. Chiều cao tối đa của mái nhà là 24 mét. Mình nhớ khi xưa ở thành phố Neuilly/Seine, tại đại lộ Du Roule thì hai bên đường, có trồng cây trên lề đường chỗ bộ hành.
Mình nghe nói nay thành phố cho trồng thêm cây, tạo những phố đi bộ, tạo dựng lại các khu vực như trong làng, người dân biết nhau hơn như đi mua thức ăn, ngồi cà phê gần nhà, giúp con người bớt tha hoá.
Sau bao nhiêu năm lầm lạc, con người chợt giác ngộ, chúng ta không thể tách ra khỏi thiên nhiên, cần cây cối để hít thở.
Khi chúng ta trồng cây thì nên nhớ cần thêm không gian xung quanh để cho rễ cây mọc, dưới các nền xi măng cho bộ hànhMình nhớ khi xưa, sáng nào cũng chạy bộ và cuối tuần đá banh trong rừng Boulogne vì ở Neuilly / Seine. Nên hít thở không khí trong lành vì khi đi học ngồi métro vào trong Paris thì khói xăng khắp nơi, kẹt xe, bóp kèn , nghe chửi “merde” mệt thở. Mùi trong hầm métro không bao giờ thơm cả.
Khi học lịch sử, chúng ta cần đọc nhiều tài liệu khác nhau để kiểm chứng để hiểu rõ hơn còn nước sông Seine thì không biết đến bao giờ người dân có thể tắm gội cho đời thêm được mát.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn