Nên đi hay chạy bộ khi về già

 Lâu lâu, lại nghe ai đó quen, đánh quần vợt nói rồi nằm sân luôn. Mọi người kêu là ông đó chơi thể thao lắm mà sao bị đột quỵ. Chúng ta cứ nghĩ là chơi thể thao là mọi việc ổn. Đó là lời khuyên của bác sĩ khi thấy lượng Cholesterol cao nên kêu phải tập thể dục, hoạt động nhiều. Từ đó chúng ta có ý tưởng là hoạt động nhiều là khoẻ mạnh.

Đó là giả thuyết được cấy trong đầu người Mỹ từ thời ông Ancel Keys đưa ra giả thuyết chất béo gây nên bệnh tim, họ khuyến khích người dân tập thể dục, giảm ăn chất béo bú xua la mua. Kỹ nghệ về dinh dưỡng và tập thể dục phát triển nhanh chóng từ ngày cô đào Jane Fonda, dạy thiên hạ múa máy nhưng béo vẫn béo, mập vẫn tròn. Chán Mớ Đời 

Nay thì giả thuyết này đã được xem là sai nhưng không ai dám nói. Thí dụ: American Heart Association, được bảo kê bởi các công ty thực phẩm, khuyến khích, chỉ dẫn người mỹ về dinh dưỡng để khỏi bị bệnh tim, ăn tinh bột ngủ cốc, giảm chất béo, nay thì sai, họ đâu dám lên tiếng kêu là họ đã sai lầm từ 50 năm qua.

Đâu phải già bị nằm sân, lâu lâu cũng thấy tin một hay hai cầu thủ trẻ đang tập dợt rồi lăn đùng ra trên sân cỏ. Chết. Trường hợp cầu thủ Đan mạch Ẻriksen hôm qua đang chạy bổng nằm luôn, dù mới có 29 tuổi. Kiểu này là anh ta sẽ phải giải nghệ vì không có công ty bảo hiểm nào chịu bán bảo hiểm.

Chiếc xe mà cứ chạy ngày đêm và nhanh nữa thì sẽ sớm bị hư hại. Cơ thể mình cũng vậy, nếu bị xài quá tải thì mau hỏng nhất là về già, các mạch máu có thể bị nghẹt, máy không chảy về tim kịp, sẽ gây nhiều tai hại.

Khi xưa, mình ở các thành phố lớn nên phải lấy xe buýt hay xe điện ngầm để đi làm nên phải đi bộ khá nhiều, tính ra cũng mấy cây số mỗi ngày. Chỉ khi về sinh sống tại cali thì phải đi xe. Từ trong nhà là leo lên xe từ ga ra chạy đến sở rồi chỉ đi bộ từ bãi đậu xe đến văn phòng, không bao nhiêu. Do đó mới cần đi bộ mỗi ngày với vợ trong xóm, luôn tiện, thông tin cho nhau những công việc, về con cái,…

Xem các chương trình về thiên nhiên, thì tuyệt nhiên không thấy các động vật nào luyện tập thể thao để giải trí, ngoại trừ con người. Động vật vận động để sinh tồn, chỉ có con người là vận động nhiều sau khi ăn, tìm cách làm bớt béo. Những hoạt động làm tăng nhịp tim đột ngột thì không có lợi.

Trường hợp như mấy người đánh tennis, đang đứng thủ rồi khi trái banh được đối thủ đánh qua thì chạy cái ào, khiến tim đập mạnh lên rồi ngừng như chiếc xe đang rồ ga rồi chạy cái ào từ 0 cây số lên 90 cây số một giờ trong vòng mấy giây đồng hồ rồi thắng cái két. Lại rồ rồ rồi chạy cái ào, thắng cái két thì máy sẽ sớm bị hỏng, bánh xe mòn, thắng sẽ mòn hay hư,…

Nếu chúng ta xét về tim thì quả tim không bao giờ bị ung thư. Ung thư là loại bệnh do sự phân bào vô hạn. Quả tim sẽ không phân bào nữa sau khi được phát triển hoàn toàn, do đó người ta nói tạo hoá đã sinh ra trái tim để đập suốt đời tới hai tỷ lần (2,000,000,000). Nếu tim đập 50 lần/ phút thì nó sẽ ngừng đập khi chúng ta được 80 tuổi.

Do đó nếu chúng ta muốn sống thọ, khoẻ mạnh thì không nên khiến trái tim của mình đập nhanh, quá số lần này. Mình hay thấy các cầu thủ chết sớm. Năm ngoái trung phong Ý Đại Lợi Pablo Rossi, người hùng giúp Ý Đại Lợi vô địch thế giới đã qua đời khi mới 64, 65 tuổi. Mình có mấy anh bạn chơi thể thao nhiều lắm, như chạy Marathon, đạp xe đạp mấy chục dậm,…nhưng đều có vấn đề sức khoẻ, đau chân, đầu gối hay tim mạch,…  mình chỉ tập nội công Hồng Gia và Thái Cực Quyền thêm đi bộ là xong om.

Khi chúng ta chơi thể thao khi nhỏ thì nhịp tim đập thường ít hơn nhưng lớn lên thì khác, cho nên không nên lạm dụng trái tim. Người ta cho biết là cứ lấy số 180 - cho số tuổi của mình là biết nhịp độ tim đập an toàn. Lấy thí dụ mình năm nay 65 thì lấy 180 - 65 = 115. Hôm qua mình leo núi chạy theo đám trẻ nên nhịp tim lên đến 151 nên mình kêu chúng đi trước rồi mình đi chậm sau thì tốt hơn. 

Còn những ai mà không hoạt động thường xuyên thì nên dùng chỉ số 170 -65 = 105 là tốt. Mấy người chơi quần vợt là đang đứng thì nhịp tim 120 rồi bổng nhiên chạy cái ào, đưa hết sức bình sinh đánh cái rầm trái banh thì nhịp tim có thể lên 160, rồi chạy về 120 rồi dần dần mệt thì có thể lên 180 là nằm sân.

Mình có kể về đi bộ khi về già, nay xin giải thích thêm lý do. Khi vụ sóng thần Fukusima xẩy ra tại Nhật Bản, các nạn nhân sống trong xe, trong các nơi cư trú tạm thời thì người ta khám phá sau khi siêu âm các tĩnh mạch đùi của họ, kết quả cho thấy 50% bị chứng “huyết khối” (thrombosis), sự hình thành các cục máu trong mạch máu.

Lâu lâu lại nghe có người đi máy bay, ngồi lâu nên hay bị đột quỵ vì huyết khối chảy vào phổi nên người ta gọi là hội chứng hạng thường (Economic class syndrome) nên khi mình đưa mẹ mình về Việt Nam, phải mua vé thương gia vì sợ mẹ ngồi lâu sẽ bị lộn xộn. Đi máy bay, trên trời, mất trọng lực nhiều, lâu lâu mình đứng dậy ra hành lang tập vài cử động cho khoẻ chân tay.

Mình có cái đồng hồ báo cho mình biết khi ngồi xem truyền hình quá lâu, cần phải đứng dậy. Mình đọc sách, đều đứng hay viết vớ vẫn. Tránh ngồi nhiều vì hai cái bắp đùi là máy bơm phụ máu về tim. Trong cơ thể chúng ta, máu được vận chuyển đến các tế bào nhờ quả tim. Tim chỉ có nhiệm vụ gửi máu đi còn hai cái bắp đùi và cơ lưng có nhiệm vụ chuyển máu về tim. Do đó chúng ta chỉ cần đi bộ bình thường là khoẻ, không cần tập thể thao nào để chứng tỏ mình là một thể tháo gia.

Nơi leo núi hôm qua, tổng cộng lên xuống là 12.5 dậm

Có người lại kêu đi bộ lâu, không có thì giờ. Thật ra chúng ta chỉ cần đi bộ 3 phút cũng đủ nếu đi theo phương cách mà người Nhật Bản gọi là “Nagumo flow “. Hóp bụng vào và ưỡn ngực ra khi đi bộ, tay vung nhẹ nhàng, và bước đi dài nhất. Mình leo núi thì phải đeo cái túi đựng nước phía sau để giúp mình ưỡn ngực.

Hôm qua mình leo núi với đám trẻ, thấy chúng đi nhanh quá nên để chúng đi trước, ai ngờ, độ một dậm sau thì mình thấy chúng ngồi thở như trâu. Mục đích là đi 12.5 dậm, chớ không phải đến trước đến sau.

Lúc đầu đi ở giữa đoàn nên nhịp tim lên đến 153, sau mình để đám trẻ đi trước, lủi thủi theo sau để giảm nhịp tim

Cứ nhớ là mấy cơ bắp ở chân và cơ lưng là những máy bơm phụ, để đưa máu về tim mà nếu chúng ta cứ ngồi xem truyền hình hay đọc sách, làm việc thì không tốt. Nay họ có những cái bàn, có thể kéo cao lên để người ta làm việc đứng. Mình lấy cái khay ăn sáng trên giường để trên bàn, bỏ iPad lên trên để viết hay đọc tin tức. Nhất là tập Trạm Trang Công để giúp máu được đưa về tim tốt hơn. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Có người phản hồi: “ Cám ơn anh, đúng vậy em mê tennis, trên sân thì hăng tiết vịt banh nào cũng ráng chạy cho bằng được, nhiều lần chạy xong thấy như cái màn đen ụp xuống, sợ lắm nhưng cứ hay quên...” ( Anh Yeu “