Vô thất gián đoạn?

 Từ mấy năm nay, phong trào theo chế độ dinh dưỡng Intermittent Fasting rất nổi đình, được giới trẻ ưa chuộng. Intermittent là gián đoạn còn fasting là vô thất, nhịn ăn, tạm gọi vô thất gián đoạn.(mình chế cụm từ này).

Nay họ có ra nhiều cuốn sách nói về chế độ dinh dưỡng này, giúp giảm cân và khoẻ mạnh. Mình có theo chế độ này từ 2 năm nay thì xuống độ 20 cân, còn mấy tên bạn mỹ quen thì xuống đến 60 cân anh. Hôm trước mình chỉ mụ vợ cái quần rộng cả 1.5 inch, phải dùng dây nịch, khi xưa không cần.

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy là lượng đường, Triglyceride, ấp huyết đều xuống theo với trọng lượng mà lại không phải tốn tiền gì cả nhất là không mất thì giờ. Không ăn thì không phải tốn tiền, không phải mất thì giờ ăn uống, rữa chén bát thêm về già lại giúp có trí nhớ, không bị Alzheimer,…

Bên Nhật Bản, họ bắt đầu ăn theo chế độ OMAD (One Meal A Day), ăn mỗi ngày một bữa cơm do ông bác sĩ Nhật giới thiệu. Lý do là ông tiến sĩ Yoshinori Ohsumi đoạt giải Nobel về y-khoa, khám phá ra quy chế “Autophagy”, một từ đến từ tiếng hy-lạp, có nghĩa là tự thực. Khi chúng ta nhịn đói thì các tế bào bị hư hại sẽ tự tái sinh lại, nhờ cơ thể không phải tiếp tục hoạt động để giúp tiêu huỷ các chất dinh dưỡng được đưa vào mồm.

Breakfast là một từ anh ngữ, gồm có hai từ “Break” và “ Fast” nghĩa là phá vỡ sự nhịn ăn. Khi chúng ta ăn sáng sau một đêm dài, người ta gọi là ngưng nhịn ăn vì trong đêm chúng ta không ăn.

Phương pháp vô thất gián đoạn này có nhiều cách nhưng có lẻ cách được ưa chuộng nhất và dễ làm là 8:16. Phương pháp này là không ăn điểm tâm. Thí dụ bữa cơm chiều là 7:00 chiều, ăn xong là xem như 8:00 tối. Sau đó chúng ta không ăn nữa, đến 6 giờ sáng hôm sau xem như 10 tiếng không ăn, chúng ta không ăn sáng, đợi đến trưa mới ăn, xem như 16 tiếng. Chúng ta có thể ăn trong vòng 8 tiếng và ngưng ăn trong vòng 16 tiếng (gồm 8 tiếng ngủ) nên họ gọi là IF8:16.

Như đã kể trên khi chúng ta nhịn đói thì cơ thể có thời gian phục hồi lại các tế bào hư hại, giúp cơ thể tái sinh. OMAD, ăn mỗi ngày một bữa là phương pháp vô thất gián đoạn, thay vì ngưng ăn trong vòng 16 tiếng, chúng ta chỉ ăn trong vòng 1-2 tiếng, còn lại là vô thất. Giúp cơ thể có nhiều thời gian để tái sinh, phục hồi lại các tế bào bị hư hại, giúp chúng ta trẻ lại. Mình nhận thấy là tóc có vẻ đen lại nhiều hơn trước.

Nay mình tập luyện để leo núi Whitney vào tháng 9 này nên phải ăn 2 bữa một ngày, trở lại chế độ IF8:16 vì leo núi là mình mất hơn 4,500 calories trong ngày.

Theo đồng hồ cho biết là trong thời gian mình leo núi từ 6:00 giờ sáng đến 3:00 chiều là mất hết 4,658 calories. Do đó cần bồi dưỡng nhiều hơn. Thật ra lúc leo lên núi thì cũng có quất trái chà là, và uống mật ong nên không cần ăn nhiều lắm.

Kết quả cho thấy là khi chúng ta vô thất gián đoạn thì sẽ giới hạn lượng calories mà chúng ta ăn và giúp metabolism của chúng ta. Trước nhất Insulin thường được gọi là Anabolic Hormone, giúp tạo nên chất béo, sẽ giảm khi chúng ta không ăn sáng thì lượng Insulin giảm theo. Trong khi đó các Human Growth Hormone (HGH) gia tăng cùng lúc với Norepinephrine (Noradreanaline) giúp phân huỷ các chất béo trong  cơ thể để tạo nên năng lượng.

Mình nhớ khi xưa học Văn Học, mình không ăn sáng. Lý do là em đông quá, chúng xin phần bánh mì của mình để đem lên trường ăn khi ra chơi. Mình ăn phần bánh mì cũng không no nên cho mấy đứa em. Hai năm đó mình học rất sáng suốt vì độ 11 giờ là đói nên chỉ lắng nghe thầy giảng rất chăm chú không bị đám bạn xung quanh làm sao lãng.

Sau này, đọc tài liệu thì người ta giải thích mới hiểu là càng đói người ta càng nhớ dai. Về già mà ăn ít lại thì sẽ không bị Alzheimer. Người ta kể là trong một nhà thương về bệnh thần kinh ở Nga Sô. Một hôm, một bệnh nhân không chịu ăn nên y tá mặc kệ. Ai ngờ mấy ngày sau, bác sĩ khám phá ra tinh thần của người này minh mẫn ra lại nên họ mới thử nghiệm với các bệnh nhân khác thì khám phá ra nhịn ăn giúp não bộ tốt. Nay họ vẫn tiếp tục điều trị bệnh nhân như vậy, thậm chí các người muốn giảm cân, cũng được giúp theo phương pháp vô thất này.

Họ giải thích là khi nhịn đói thì cơ thể sau khi tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng đã được đưa vào thì sẽ bắt đầu sử dụng fatty acid và các phân tử Ketones để làm năng lượng nên giúp chúng ta chăm chú hơn. Mình có kể vụ này rồi, đại khái là giúp các neurotransmitter ở não bộ hoạt động tốt hơn với nhau. Do đó mình mới hiểu là các người tù ở trại cải tạo đói khát mà sao họ nhớ dai. Những bài thơ, bài hát trong tù mà họ nhớ đến khi ra trại, để kể lại hay viết lại.

Ketone được cấu tạo bởi lá gan, giúp thêm sinh lực cho não bộ khi cơ thể hết glycogen hay đường trong máu. Người ta nghĩ cơ thể chúng ta hoạt động theo quy trình này vì khi xưa, thời ăn lông ở lỗ, tổ tiên chúng ta đâu có thức ăn mỗi ngày. Họ phải đi săn, khi đói mà nếu không chú ý, lanh lợi thì sẽ bị thú rừng xơi mất. Phải linh hoạt khi đói để có thể săn con mồi.

Khi chúng ta ngưng ăn thì các tế bào hư hại sẽ bị tự thực (autophagy) giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer mà ngày này người ta gọi bệnh tiểu đường loại 3. Xem như nếu không bị tiểu đường loại 2 thì sẽ không bị tiểu dường loại 3 hay Alzheimer.

Khi chúng ta nhịn ăn thì cơ thể sẽ phân huỷ các chất béo để làm năng lượng cho cơ thể thì lá gan sẽ tiết ra các Ketones. Lý do đó mà khi chúng ta nhịn ăn 12 tiếng trước khi thử máu, cơ thể hết dinh dưỡng, sẽ bắt đầu phân huỷ chất béo nên thải ra ngoài chất béo nên khi thử máu là cholesterol cao hơn bình thường vì đã được phân huỷ để tạo ra năng lượng, giúp bác sĩ kê toa uống thuốc statins. Hôm nào rảnh mình sẽ kể về các lâm sàng của loại thuốc này, mà các công ty dược phẩm bán 25 tỷ đôla mỗi năm. Một sự lừa đảo quy mô khi các công ty dược phẩm bị bắt buộc cho phép các chuyên gia xem kết quả của toàn thể cuộc thử nghiệm, chỉ tỉnh cho FDA rất ngắn gọn và chọn lọc tin tức.

Khi lá gan sản xuất Ketones sẽ giúp kích thích một loại chất đạm ở não bộ được gọi là brain-derived neurotropic Factor (BDNF), được biết liên đới với sự suy giảm các bệnh não bộ như Alzheimer. Tóm tắt Ketones như phân bón cho não bộ chúng ta. Nông dân kể chuyện toàn là phân bón với tưới cây. Chán Mớ Đời 

Kết quả lâm sàng cho thấy vô thất gián đoạn giúp 9 người trên 10 giảm Alzheimer.

Nhịn ăn gián đoạn cho thấy giảm kháng insulin . Mình đọc sách của bác sĩ Fung bên Gia Nã Đại, được biết là ông ta chữa bệnh nhân tiểu đường bằng cách này và họ hết bệnh tiểu đường, thậm chí tiểu đường loại 1.

Khi chúng ta bị tiểu đường loại 2 thì Tuyến tuỵ không sản xuất đủ insulin để giúp mở cửa để đường trong máu thâm nhập vào các tế bào. Khiến tế bào bị kháng insulin nên lượng đường trong máu càng gia tăng đưa đến những hậu chứng khác. Vấn đề là insulin trong máu đã nhiều vì không được đưa vào các tế bào nên bác sĩ lại kê toa thuốc, chích thêm insulin vào cơ thể.

Điển hình trong vườn mình có hệ thống tưới nước. Từ đường cái vào tới vườn là đường ống chính. Từ đường ống chính (đường kính 3 inches) sẽ có những cái valve để dẫn vào các khu vực của vườn. Hệ thống này này sẽ có các ống nhỏ (đường kính 2 inches). Từ hệ thống này dẫn đến một hệ thống ống nước khác nhỏ hơn (đường kính 1/2 inches) cho mỗi cây. Mỗi cây được xem là một tế bào. Khi coyote hay sóc cắn phá các ống nước nhỏ này thì nước sẽ không được đưa tới để tưới các cây (hay tế bào). Cho dù người ta cố gắng bơm thêm nước vao nhưng nước có thể thấm chút chút tới các cây (tế bào) bị cắn phá. Dần dần sẽ bị chết dần chết mòn.

Mấy cái cây trong vườn cua mình dã được trồng trên 25-30 năm nên rất cao, thân cây to đùng. Bao nhiêu dinh dưỡng, phân bón đều để nuôi thân cây và ít trái. Mình bắt đầu chặt bớt các cây để cho chúng mọc lại. Sau khi chặt xong, thì không tưới nước đến mấy tháng sau thì thân cây bị chặt mọc lại các cành nhỏ rồi mình bắt đầu tưới lại thì cây phát triển nhanh và cho trái rất nhiều.

Vô thất gián đoạn như kiểu mình chặt cây để cho nó mọc lại. Quá trình đó tạm gọi là suối nguồn tuổi trẻ. Lúc đầu mình tưởng là không tưới nước cây sẽ chết nhưng các chuyên gia bảo mình không. Đó là luật thiên nhiên. Đó là cây bơ còn có nhiều loại cây, khi bị chặt là chết luôn.

Khi chúng ta nhịn ăn thì sẽ giúp cơ thể lấy bớt các chất béo trong gan và tuyến tuỵ, sẽ giúp chúng hoạt động lại bình thường. Tại đại học Alabama họ có thử nghiệm cho các người bị tiền tháo đường ăn uống theo chế độ vô thất gián đoạn, chỉ cho ăn trong thời gian từ 7:00 sáng đến 3:00 chiều. Sau 5 tuần lễ thì họ thấy kết quả là sự hoạt động của insulin tiến triển như những người bình thường ăn 2000 calories mỗi ngày.

Nói vậy chớ phải ăn uống điều độ, không nên quất pizza hay chè Bolsa vào.

Năm 2013 người ta có làm một nghiên cứu, cho thấy nhịn ăn có thể giúp giảm bớt các “inflammation” nhờ giảm thiểu các”oxidative stress” trong các tế bào khi có sự mất quân bình gửi cho các kháng oxy-hoá và các “Free radicals” (không biết tiếng việt ). Khi các “inflamation” giảm thì bệnh tật cũng giảm theo.

Người ta chứng nghiệm khi chúng ta xuống cân 10% trọng lượng cơ thể, sẽ giảm cholesterol, Triglyceride và LDL.

Nếu muốn nhịn đói hoặc bớt một bữa ăn thì nên làm từ từ nhất là những ai bị bệnh tiểu dường vì khi đường giảm thì cơ thể có vấn đề. Nên tìm đọc thêm tài liệu cách thức nhịn ăn. Có mấy cái App chỉ dẫn. Lúc đầu mình sử dụng chúng để cảnh báo đến giờ ăn và hết giờ ăn, dần dần quen nên không cần nữa. Nhất là có thể theo dõi qua đồng hồ, ghi nhận lượng đường, nhịp tim, hơi thở,…bú xua la mua. Mình xài đồng hồ Apple .

Nguyễn Hoàng Sơn