Nên tin những gì đọc trên mạng hay xem truyền hình?

 Có lần nói chuyện với chị bạn, vợ của một y sỹ, chị ta kể có bà chị gửi cho một bài báo, khuyên chúng ta ăn một trái chuối trước khi đi ngủ, nên chị ta bắt đầu ăn chuối vì có Potassium, sau một ngày mỗi mệt, ăn để hồi sức. 2 tuần sau, cũng người chị gửi cho bài báo, cho rằng không nên ăn chuối vì có fructose sẽ làm béo phì ra.

Có lẻ ai trong chúng ta đều gặp trường hợp này, các thông tin trái ngược, nên không biết đâu mà lần.

Có ông John Ionnadis, một khoa học gia cho biết là 90% thông tin khảo nghiệm mà bác sĩ sử dụng bất khả tín. Lý do là thiên vị, nghiên cứu không đúng cách và thường do các công ty dược phẩm, thực phẩm chi tiền. Do đó chúng ta cần đọc nhiều tin tức để tham khảo, cả hai chiều để có quyết định cho chính mình.

Mình có xem một phim tài liệu về buổi diễn thuyết của bà Maryanne Demasi, tiến sỹ người Úc, nói về cuộc hành trình của bà để giới thiệu về thuốc Statins, có thật sự giúp bệnh nhân hết bệnh hay không. Kết quả khiến mình thất kinh nhất là đài truyền hình bị áp lực của các công ty dược phẩm, sa thải bà ta khiến phải làm freelance.

Các cơ quan y tế đề nghị cho các người dân trên 50 tuổi uống statins cho dù họ không bị cholesterol cao. Xem đó là một phương cách phòng ngừa bệnh béo phì. Chúng ta đã biết là bệnh tiểu đường gây ra do cơ thể bị kháng ínsulin, nên bác sỹ kê toa thuốc để chúng ta tọng thêm insulin vào cơ thể như thể đổ xăng vào bình đã đầy nhưng cứ cố đổ thêm dù chảy tràn lan ra ngoài. 

Các bác sỹ ngành nhi khoa còn đưa ra phương án là cho thiếu nhi uống Statins để bão hoà các thức ăn nhanh, đầy mỡ màng. Họ còn đề nghị bỏ statins vào nước uống. Những đề nghị này đưa ra hai trường phái, chống và thuận. Chán Mớ Đời 

Khi tổng thống Reagan cầm quyền, ông ta cắt ngân sách về nghiên cứu y khoa đến 23%, trong khi đó gia tăng ngân quỹ nghiên cứu quốc phòng đến 19%, nhờ đó mà các công ty dược phẩm mới bỏ tiền giúp các cuộc nghiên cứu y khoa từ 40 năm qua. Các nghiên cứu gia được trả tiền bởi các công ty dược phẩm hay thực phẩm nên phải theo lệnh của chủ nhân.

Nguo ta có làm một cuộc thí nghiệm kéo dài 8 tuần lễ, cho người tham gia chương trình uống thuốc statins. Kết quả cho thấy 36% các người tham gia được thử nghiệm, bỏ cuộc giữ chừng. Bác sỹ cho biết 20% bệnh nhân uống thuốc chống mỡ bị vấn đề thị giác, ung thư, đủ trò,…

Ngoài ra các công ty còn lobby để thay đổi tiêu chuẩn về định nghĩa “cholesterol cao” vào những năm 2000 và 2004. 8 trong 9 thành viên của National Cholesterol Education Program đều có nhận tiền bạc của các công ty dược phẩm. Họ cho rằng hạ lượng Cholesterol sẽ giúp người dân khoẻ mạnh theo giả thuyết của ông Ancel Keys về chất béo bão hoà.

Người ta nhận thấy 8% người Mỹ uống thuốc trị cao mỡ năm 1987, gia tăng lên 61% vào năm 2016, xem như 40 năm. Bên Gia NÃ Địa người ta thấy 85% dân cố được cho vào chương trình phòng ngừa bệnh cao mỡ. Mình thấy trên trang nhà của cơ quan y tế chính phủ cho hay: tiêu chuẩn được xem là bị bệnh tiểu đường vào năm 1983 là  6.72 to 7.21 mmol/L (260 to 279 mg/dL). Ngày nay, bác sỹ kêu chúng ta là bị đái đường khi tổng số quá 200 mg/dL . Xem như  là họ giảm xuống 28% khiến trong một sớm một chiều 63% dân số Hoa Kỳ phải dùng thuốc trị tiểu đường. Chán Mớ Đời Theo tài liệu mình xem trên https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2012446/

Mình có mua cổ phiếu một công ty đang bào chế một loại thuốc chống bệnh béo phì nhưng cứ thấy giá xuống hoài mà tuần rồi mình thấy một công ty khác đã được FDA chấp thuận nên Chán Mớ Đời.

Vào năm 2013. Colin Baigent của Cholesterol Treatment Trialist Collaboration yêu cầu được xem các kết quả về nghiên cứu Statins, chưa được thông báo cho cộng đồng. Tuyên bố là cơ quan này không có nhận tiền của các công ty dược phẩm. Nhưng sau này người ta khám phá ra là CTT Collaboration đã nhận tiền trên 200 triệu từ 2007.  Ngoài ra còn nhờ CTT khuyến khích và tuyên bố là Statins không gia tăng nguy cơ bị hệ ứng như bệnh ung thư. Chán Mớ Đời 

Có người đọc bài về Statins, phản hồi như sau: “ Pour ma premiere annuelle révision de santé en l'an 2008 j'ai été traité par le Simvastatin pour mon cholestérol et par Amlopidine pour ma tension (high blood pressure) (héréditaire pour les deux) jusqu'avant l'opération du cœur et maintenant de Simvastatin à Avorstatin et de Amlopidine à Ramipril jusqu'à présent...Il me semble que je n'en ai aucun signe contre-indication🤞...peut-être  grâce à mon régime draconien..

Je fais toujours attention à ce que je mange...pour le BMI je dois perdre encore 5 kilos...

PS...correction...traitée avec le Simvastatin pour mon cholestérol et avec Amlopidine pour ma haute tension😱...et selon le BMI, je suis un peu grosse de 5kilos...😱“

Avant mon opération du cœur, je devais prendre par mesure de précaution simvastatine (cholestérol- hériditaire) et amlopidine(tension - également hériditaire)... et maintenant après avoir eu un pontage de l'artère coronaire et la réparation du tissus de MV(à cause de Sepsis) on m'a changé de Simvastatin à Atorvastatin (un cachet par jour après le repas du soir) et de Amlopidine à Ramipril (également un seul cachet par jour apr ...après le petit-déjeuner...et en plus je dois suivre un régime draconien et je dois  marcher plus maintenant qu'avant...j'ai repris ma santé dans le sens que je ne tombe plus...peut-être mon cas n'est pas aussi sévère en comparant avec les autres malades🤞🙏....(To have some side effects I have got none)... PS: j'ai pris le statin plus de 13 ans (à l'âge de 60 ans et j'ai 73 ans cette année)...

Chị này có học Grand Lycée cho biết là uống Statins từ 13 năm qua từ năm 60 tuổi, trải qua giải phẩu tim. Hình như cũng bị ung thư thì phải.

Các nghiên cứu cho biết uống thuốc Statins để giảm cholesterol, có nguy cơ đưa đến bệnh ung thư và các bệnh khác mà mình đã kể. Giáo sư đại học MIT, Barrie Tan giải thích, loại thuốc này cản trở các enzyme  để tạo CoQ10, …xin đọc bài về Statins.

Bây giờ họ muốn cho người lớn hơn 75 tuổi dùng Statins dù không bị cao mỡ. Lý do là có thể cứu 8,000 chết hàng năm. Giáo sư Rỏry Collins vào năm 2014, cho rằng Statins ít ảnh hưởng về thị giác, cơ bắp yếu, chỉ có ảnh hưởng 1/10,000. Năm 2018, người ta khám phá ra ông ta chế cái máy đo statins, cho rằng statins khiến cơ bắp đau nhức với tỷ lệ 29% (2,900/ 10,000 người sử dụng). Chán Mớ Đời 


Các thử nghiệm thuốc đều do các công ty dược phẩm thực hiện nên họ có thể công bố những gì tốt cho họ, túi tiền của họ. Bác sỹ được họ nuôi, để nuôi bệnh nhân thêm phải theo chỉ thị của y sĩ đoàn nếu không là mất bằng hành nghề. Chúng ta chỉ là những cái máy để họ vắt tiền.

Năm 2004, trên báo y khoa Hoa Kỳ, có đăng các thử nghiệm về statins, không có ảnh hưởng gì đến tử vong, 2/3 các thử nghiệm không thấy ảnh hưởng của statins trên bệnh tim mạch. Statins giảm cholesterol không giảm thiểu bệnh tim mạch. Mình có kể là chỉ có 1% trong bài về vụ này rồi. Ngược lại người uống statins chết sớm hơn người không uống vì không bị hệ ứng phụ.

Có hai sinh viên làm luận án tiến sĩ ở Đan Mạch, yêu cầu được tiếp cận các kết quả thử nghiệm của các phòng thí nghiệm tư (công ty dược phẩm) nhưng bị từ chối, sau họ kiện lên toà án tối cao nên được đọc các tài liệu này. Họ khám phá ra là có nhiều tin tức nói về hệ ứng phụ của thuốc Statins nhưng không được công bố cho dân chúng biết.

Điển hình là Tamiflu, một loại thuốc bán rất đắt, các chính phủ bỏ cả trăm triệu đô la để mua loại thuốc này đẻ phòng bị cho các đại dịch. Khi họ đọc các tin tức thử nghiệm về thuốc này thì thấy chả có gì lạ hơn Aspirin hay Tylenol,… tỏng mùa đại dịch, thiên hạ ùn ùn đi mua thuốc này để uống.

Bên Gia NÃ Đại, tiến sỹ Doshi kiện và được phép tham khảo các thông tin của các thử nghiệm này.


Năm 2013, bà tiến sỹ Damasi, làm một chương trình về thuốc Statins được khán giả yêu chuộng. Sau đó thì đế chế dược phẩm phản đòn. Họ đưa các khoa học gia ra tuyên bố là chương trình giết hại các bệnh nhân, làm áp lực với đài truyền hình ABC. Kết luận, đài ABC phải xoá chương trình này trên trang nhà của họ và xin lỗi khán giả đã trình chiếu một chương trình sai.

Có một phong trào do các kỹ nghệ đường, statins, thực phẩm, lên tiếng qua các khoa học gia để đánh phủ đầu bà này, trong mục đích làm giảm danh tiếng bà này. Năm 2016, đài ABC sa thải hết cả nhóm phóng viên về các chương trình thực phẩm và dược phẩm. Các công ty thực phẩm, dược phẩm,…quảng cáo trên các đài truyền hình, xem như khách hàng nuôi sống đài truyền hình.

Mình có xem một cuộc phỏng vấn của một cựu khoa học gia, được các công ty dược phẩm nuôi, gửi đi các nơi có hội thảo về sức khoẻ. Ông ta kể là mỗi lần một diễn giả nói về một vấn đề nào đó, thất lợi cho công ty thì ông ta đứng lên, đặt những câu hỏi hóc búa để gieo sự nghi ngờ của khán giả đang dự hội thảo. Chán Mớ Đời

Do đó, chúng ta nên cẩn thận khi tiếp thu một thông tin nào về sức khoẻ. Nên đào sâu, tìm kiếm thêm tài liệu để xem rồi cân nhắc, xem có phù hợp với trường hợp của mình.


 (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn