Mình nhớ dạo trước Mậu Thân, ban ngày nhất là cuối tuần, thường hay thấy máy bay bà già bay trên trời, từ phi trường Cam Ly qua xóm mình để rãi truyền đơn, kêu gọi Việt Cộng nằm vùng ra hồi chánh trong chương trình Chiêu Hồi, Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Nếu mình không lầm thì danh ca Bùi Thiện, trong một lần đi biểu diễn tại Lào thì phải, đã đào thoát, được Việt Nam Cộng Hoà đem về Sàigòn. Sau này ông ta hát chung với Sơn Ca, sau 75 thì di tản sang Hoa Kỳ.
Mỗi lần nghe máy bay bà già thả truyền đơn, con nít trong xóm, từ đường Thi Sách, xóm Địa Dư, xóm Công Chánh, xóm Bưu Điện, chạy đi lượm truyền đơn. Thường là rớt trong vườn cạnh nhà ông Ngọc số 49 Hai Bà Trưng. Mình với mấy đứa trong xóm chạy vào vườn, bị ông này cầm cuốc xẻng chạy đuổi vì dẫm lên mấy luống rau của ông ta. Mình và thằng Khánh có ăn cắp buồng chuối của gia đình ông ta, bị bà vợ chửi cả tháng trời, phải đem trả lại vì chuối dú trong lu gạo không chín. Trả lại bị chửi tiếp.
Dạo ấy đài phát thanh Sàigòn, cứ mỗi tiếng lại có ông thần nào tên Nguyễn Văn Bé, kêu ông ta còn sống mà Việt Cộng lại kêu ông ta đã chết, phong làm anh hùng nhân dân chi đó. Lý do mình nhớ vì ông này mỗi ngày cứ lãi nhãi kêu ông ta còn sống. Ngoài những truyền đơn, người ta có in mấy cuốn truyện nhỏ kể về mấy ông lính, anh hùng diệt cộng nào đó, do ai đó ở sở thông tin đi từng nhà phát. Mình tập đọc tiếng Việt nhờ đọc mấy truyền đơn, truyện kể anh hùng biệt Động Quân nào đó. Hình như cũng có máy bay bà già bay trên trời, với máy phóng thanh, cũng cho mở giọng ông Nguyễn Văn Bé này, nói oang oang. Lâu quá mình không nhớ rõ. Ai nhớ thì cho em xin.
Mình chỉ nhớ có lần, một ông lính nào, tự tử bằng lựu đạn, chết ngay cột đèn trước nhà ông Kham, chỗ dốc lên đường Thi Sách và Calmette. Sáng vừa thức dậy thì nghe cái ầm, thiên hạ réo nhau chạy xuống đường, thấy có ông lính, đầu bị bay đi một nữa, nằm giữa đường Hai Bà Trưng. Từ đó mỗi lần đi về nhà, ban đêm là mình sợ té đái, khi đi ngang cột đèn. Con nít hay lấy ná bắn bể bóng đền đường nên khu này lại càng tối. Cũng mất mấy năm mới quên cái đầu bị bay của ông lính, tự tử vì tình phụ. Chán Mớ Đời
Sau này lớn lên một chút thì mới biết vụ ông Nguyễn Văn Bé, theo Việt Cộng rồi hồi chánh nhưng Việt Cộng lại ca tụng ông ta là anh hùng nhân dân, một mình đặt trái mìn phá chiến xa khiến mấy trăm tên giặc mỹ ngụy chết. Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên không hiểu, tại sao một người cho nổ trái mìn chết mấy trăm mạng mà cứ lãi nhãi “tôi là Nguyễn văn Bé, hiện còn sống đây,…” Chán Mớ Đời
Các anh hùng liệt sĩ được Việt Cộng tung hô như Lê Văn tám,…khiến mình thất kinh vì thấy tinh thần hy sinh của mấy người này quá cao. Về Việt Nam thấy trường học, đường mang tên Lê Văn Tám nên tò mò hỏi lý lịch mấy người này nhưng chả ai giải thích được cả. Sau này lại đọc bài ngay của ông thần tạo ra huyền thoại Lê Văn tám, kêu cần phải nói rõ cho nhân dân là chúng ta đã bựa ra trong thời chống pháp để động viên tinh thần kháng chiến diệt người Pháp.
Cái nguy hiểm của người Việt mình là cái bệnh nổ, tạm gọi là hội chứng Phù Đổng. Trong thời kỳ chiến tranh, chúng ta cứ bựa chuyện để huy động tinh thần chiến đấu của bộ đội nên đến thời bình, chúng ta cũng bựa đủ thứ chuyện nhưng chả làm được gì cả. Vì quen được huấn luyện tinh thần Phù Đổng trong thời chiến tranh từ bé, nên chúng ta cứ nổ mệt thở cả đời sau này. Rồi thêm cái bệnh tự hào quá Việt Nam ơi.
Trong chiến tranh Việt Nam, người ta tận dụng chiến tranh tình báo, ngoài ra người ta cũng sử dụng chiến tranh tâm lý để tuyên truyền, làm lũng đoạn tinh thần chiến đấu của binh sĩ đối phương.
Mình đọc bài của mấy người bộ đội hay văn nghệ sĩ vào nam trong thời chiến tranh. Họ kể là khi nghe đài Sàigòn, truyền thanh nhạc Trịnh Công Sơn hay các nhạc sĩ khác của miền nam thì họ đều tự hỏi, làm sao dân miền nam bị kềm kẹp bởi bọn đế quốc Mỹ, có thể làm được những ca khúc này. Họ được định hướng sáng tác các bản nhạc, để nuôi căm thù. Có lẻ như vậy họ mới là kẻ thắng cuộc trên chiến trường nhưng về tư duy thì họ thất bại. Ngày nay, ngay cả nhạc sĩ Trần Tiến cũng kêu gọi quên đi các bản nhạc đỏ. Ai nấy đều nghe nhạc vàng của miền nam. Có ông gì nghe nhạc vàng bị đi tù 10 năm, bạn bè ông ta có người chết, kể sau khi mãn tù, về Hà Nội thì nghe nhạc vàng hát khắp nơi.
Tương tự khi xưa quân NGuyên chiếm đóng xứ Trung Hoa nhưng dần dần kẻ thắng cuộc lại bị nền văn hoá của kẻ thua cuộc thu phục họ. Họ thắng người Tàu về sức mạnh, quân sự nhưng về văn hoá thì họ đầu hàng vô điều kiện.
Hình vẽ tuyên truyền về sự hy sinh của anh hùng Nguyễn Văn Bé, một mình đặt mìn phá nát xe tăng giết trên một trăm tên lính mỹ.Ông thần Nguyễn Văn Bé được đài Sàigòn thu âm rồi cứ phát thanh trên đài phát thanh mỗi ngày như quảng cáo ngày nay. Chán Mớ Đời
Mình còn nhớ giọng Nam của ông này: “Kính thưa đồng bào cả nước, tôi là Nguyễn Văn Bé,….”. Tuổi thơ mình chỉ nhớ giọng ông Nguyễn Văn Bé này và quảng cáo kem Hynos, anh yêu kem , yêu luôn em, yêu luôn anh bảy chà da đen…. Ông này sinh tại Kiến Tường, mình chả biết là ở nơi nào, nhưng cùng quê với điệp viên X 92 của Việt Nam Cộng Hoà, cứ xem là quê hương đầy Việt Cộng.
Đi xi-nê có phần chiếu phim thời sự, cũng có màn chiếu chương trình chiêu hồi, các cán binh Việt Cộng trở về với chính nghĩa quốc gia, vối bản nhạc “tung cánh chim về miền tổ ấm,…”. Nghe nói có mấy ông lớn tham nhũng, thổi phồng số người hồi chánh để bỏ túi tiền, ngoài ra Việt Cộng lại cho người họ về đầu thú, để làm điệp báo trong thành nên cũng mệt.
Lâu lắm rồi mình có vào trang nhà của cựu lính mỹ tại Việt Nam, đọc về chiến tranh tâm lý thì khám phá ra chính người Mỹ đã thực hiện chương trình này. Mình có thấy họ tải trên mạng họ những truyền đơn,… mình có trả lời là có nhớ đến ông Nguyễn VĂn Bé này. Mấy tên mỹ có hỏi lại vài thứ nhưng lâu quá không nhớ trang nhà của họ.
Hình chụp gia đình ông Nguyễn Văn Bé đoàn tụ, không biết sau 75, cuộc đời ông ta về đâu. Ai biết cho em xin.Họ có nói đến chiến tranh tâm lý, sử dụng một hòn đảo nào ngoài Đà Nẵng, để thành lập một chiến khu gọi là MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC. Hồi nhỏ mình hay ghé sang nhà hàng xóm, có chị Gái, hơn mình đâu 5, 6 tuổi, ngồi học nghe đài Mẹ Việt Nam, và Gươm Thiêng Ái Quốc. Dạo ấy mình lại nghe lầm Hương Thiêng Ái Quốc. Cứ nghe cô phát ngôn viên kêu “ sinh Bắc tử nam với bản nhạc truy điệu, rùng mình. Mình nghe nói có đến trên 200,000 cán binh Việt Cộng hồi chánh, chứng tỏ chương trình này hữu hiệu. Chỉ tội là sau khi mỹ rút quân thì hết tiền, chương trình này được bỏ. Để mình sẽ kể rõ hơn trong một bài về mặt trận này.
Việt Cộng phát hành tem liệt sĩ Nguyễn Văn Bé khi ông ta còn sống nhăn răng, đoàn tụ với gia đình.Cho thấy chúng ta khác với loại thú là biết tưởng tượng, tạo ra những câu chuyện, chỉ khác một điều là chúng ta phải nghe ai. Bên nào cũng tạo ra những hình ảnh để giúp mình chiến thắng. Đâu là sự thật?
Cù Lao hòn, nơi mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc, sử dụng làm căn cứVề già bổng nhiên lại nhớ đến mấy chuyện khi xưa. Có bác nào nhớ gì khác ở Đàlạt hay không. Để em viết về Mặt Trận Gươm Thiên Ái Quốc vì nhớ chị hàng xóm, nay ở cali, ngồi học bài mà nghe nhạc và đài này.
Có bài thơ tìm trong túi áo của một bộ đội miền Bắc, sinh Bắc tử nam, khá cảm động, xin ghi lại đây:” Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969. Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương. Bài thơ được đăng trên báo chí VNCH thời đó. Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại.”
Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào, rồi dấn bước vào Trung
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.”
Trên mạng
Nguyễn Hoàng Sơn