Mỗi sáng, đọc tin tức thì thấy báo chí đưa ra số huy chương mà các quốc gia tham gia thế vận hội. Báo chí Hoa Kỳ thì xếp Hoa Kỳ đứng đầu bảng còn báo Trung Cộng thì xếp họ đứng đầu. Đó là cách tự xếp mình để thỏa mãn lòng tự trọng của mỗi quốc gia. Tuỳ theo cách xếp, có thể Hoa Kỳ, Trung Cộng hay San Marino một xứ mà dân số chỉ có 24,000 dân, nằm ngay trong nước Ý Đại Lợi, mà mình có ghé đây 3 ngày khi còn sinh viên.
Năm 2016, báo chí Anh Quốc chọn cách xếp hạng huy chương theo các huy chương Vàng mà các lực sĩ của họ đoạt được, khiến họ đứng thứ 2, trước Trung Cộng với 27 huy chương vàng trong khi Trung Cộng chỉ đoạt được 26 huy chương vàng. Trung Cộng thì lại xếp theo tổng số huy chương mà lực sĩ của Trung Cộng đoạt được là 70 huy chương vàng, bạc và đồng, thì đứng trước Anh Quốc chỉ đoạt có 67 huy chương. Trong khi đó Hoa Kỳ thì chiếm nhiều nhất và thiên hạ kêu Hoa Kỳ đem theo lực sĩ nhiều nhất nên đoạt được nhiều huy chương. Chán Mớ Đời
Năm nay thì Trung Cộng hiện đang dẫn đầu về huy chương vàng với sáng nay là 38 vàng, 30 bạc và 18 đồng, trong khi đó Hoa Kỳ chỉ có 36 vàng, 39 bạc, và 33 đồng. Nếu chúng ta tính theo hệ thống 5-3-1, vàng 5 điểm, bạc 3 điểm đồng 1 điểm thì sự khác biệt không bao nhiêu.
Nếu chúng ta lấy số huy chương rồi chia với tổng số dân số thì San Marino đứng đầu với 88.4 huy chương cho 1 triệu dân hay 3 huy chương cho dân số 33,931 của quốc gia này. Nước Bermuda ở Trung Mỹ thì có 16 huy chương cho 1 triệu dân, Grenada 8.9. Quốc gia khá nhất trên 1 triệu dân là Tân Tây Lan với 3.9 huy chương và Úc Đại Lợi là 1.725, Anh Quốc là 0.85 và Hoa Kỳ là 0.3 nhưng Trung Cộng thì chỉ còn 0.06 vì họ có đến 1.5 tỷ người, khỏi kể ông thần cà-ri Ấn Độ, chỉ đoạt vài môn như hockey mà khắp thế giới chả ai nghe đến.
Mỗi quốc gia có những sở trường về loại môn thể thao nào đó như Trung Cộng thì giỏi về bóng bàn, vũ cầu,.. lực sĩ của họ chiếm đâu trên 50 huy chương xem như 2/3 tổng số huy chương của họ. Trong khi Hoa Kỳ thì chuyên về các môn như bóng rổ, túc cầu,..nói chung là các loại thể thao toàn đội, điển hình bơi lội Hoa Kỳ chiếm 30 huy chương khi dự tính chỉ chiếm có 27 huy chương.
Ngày nay, thế giới phẳng nên khi chơi thể thao, không nhất thiết là nước nghèo hay giàu. Nhờ truyền thông nên người ta có thể học hỏi kỹ thuật thi đấu, tập luyện. Khi xưa, mình nghe nói Pele đá banh hay hay Puskas,…nhưng chả bao giờ thấy họ đá cả nên chỉ lừa theo bản năng nên không khá nổi. Ngày này, ở hang cùng góc hẻm nào cũng có truyền hình đẻ con nít xem Ronaldo hay Messi lừa. Khi xưa, thường nghe đá hay như Ba Tây nhưng ngày nay thì khác hẳn, đội tuyển nào có hạ tầng cơ sở tốt đẻ huấn luyện thì nước đó sẽ khá.
Trường hợp ở Phi Châu, ông cầu thủ tây về hưu, tên Girou, sang phi châu huấn luyện, mở trường đá banh, thu hút đám con nít đá ngày đêm, sau trở thành những cầu thủ được đem sáng Tây để đá cho các đội tuyển của pháp. Từ đó, các môn thể thao ở Phi châu được thịnh hành, vì là vé thoát nghèo thay vì hô to khẩu hiệu, nghị quyết bú xua la mua.
Quan trọng là nơi họ luyện tập. 1/3 huy chương của xứ nhỏ bé San Marino đến từ đội đô vật của đại học Michigan Hoa Kỳ. Các skateboarders của xứ khác đều luyện tập tại Hoa Kỳ. Về điền kinh, bơi lội tương tự, các lực sĩ của các quốc gia khác đều đến Hoa Kỳ để luyện tập trong hệ thống đại học Hoa Kỳ như kình ngư Hồng Kông mới đoạt huy chương thay vì đi theo học ở các trường ở xứ bác Mao. Đừng hỏi tại sao Hoa Kỳ bỏ tiền ra để huấn luyện cho các lực sĩ thế giới.
Khi trường đoạt giải thì nổi tiếng được các công ty quảng cáo thêm tuyển thủ Hoa Kỳ có thể thi đấu với những lực sĩ giỏi trên thế giới, sẽ giúp họ tiến mau hơn.
Thế vận hội năm nay, cho thấy 3 nước đứng đầu về huy chương là Hoa Kỳ, Trung Cộng, và Nga Sô, bị cấm nên thi đấu dưới màu cờ của uỷ ban thế vận hội của Nga Sô. Cơ hội để cho Putin tuyên truyền thế lực thù địch, tư bản sợ thua nên cấm cản. Có một kình ngư của Trung Cộng phá kỷ lục thế giới rồi bị cấm khi khám phá ra anh chàng này doping.
Tuần này có một nữ lực sĩ xứ Belarus, xin tỵ nạn tại Ba Lan, khi cô ta bị bắt buộc trở về nước vì không chịu tham gia chạy tiếp sức một môn mà cô ta không biết. Lý do là các lực sĩ khác bị doping nên huấn luyện viên sợ bị bể nên ra lệnh cho cô này. Cô này không chịu, xin tỵ nạn và Ba LAn nhận trong khi ban tổ chức đuổi cổ hai huấn luyện viên về nước ngay.
Mình không sinh sống tại Nga Sô hay Trung Cộng hoặc các nước độc tài khác nên không hiểu rõ lối luyện tập thể thao của dân họ. Có lần mình xem phim tài liệu về Trung Cộng, được biết là Trung Cộng cho tìm các tài năng lúc còn bé. Họ cho mấy đứa trẻ này sống nội trú, xa cha mẹ từ bé, mỗi năm chỉ được về nhà vào dịp Tết. Xem như mất con, họ cho phép sinh con một rồi bắt con người ta luôn.
Trong lúc tập luyện, có thể bị thương thì gửi về gia đình lo, có thể bị thương tật cả đời, không bằng cấp, chả biết làm gì khi lớn lên. Hệ thống này tương tự ở Liên Sô cũ, mà ngày nay các nước này vẫn tiếp tục tuyển lựa theo hệ thống Sô Viết. Trở thành lực sĩ nổi tiếng thì có đủ trợ cấp, tiền bạc còn không thắng thì sẽ bị loại bỏ. Do đó một số đầu quân cho các quốc gia khác để thi đấu các môn bóng bàn, vũ cầu mà nay mình thấy các lực sĩ Lục Xâm Bảo, Đức quốc,…có lực sĩ tên tàu. Ngày Hoa Kỳ cũng có người Tàu đại diện thi đấu môn này mà ít người Mỹ nào biết hay nghe nói đến.
Ở Hoa Kỳ, cha mẹ mỹ đều muốn con mình trở thành những lực sĩ nổi tiếng, sẽ đem lại lợi tức, danh vọng nên họ rất cuồng về thể thao. Con mình hồi nhỏ cho đá banh, tham gia hội trong thành phố, do tư nhân tự thành lập và điều hành. Cha mẹ cho con tham gia, bắt buộc phải tham gia các công tác giúp đỡ đội banh.
Điển hình, mình phải phụ tên tự lãnh phần huấn luyện dù không rành về túc cầu. Mình phải chỉ mấy đứa bé lừa bóng đủ trò. Khi đi đấu thì phụ huynh chia phiên, đem theo nước và đồ ăn để khi mãn hiệp đấu thì có nước uống và ăn. Sau này, con mình thi đua bơi lội thì phải tham gia các chương trình gây quỹ của hội, ai bận không làm được thì đóng tiền.
Được cái là Hoa Kỳ chơi thể thao theo mùa, 3 tháng chơi đá banh, 3 tháng chơi bóng rổ vào mùa đông, hay bơi lội,…cho nên con nít có thể tham gia nhiều loại môn thể thao, để lớn lên xem có thể chơi thích môn nào. Thằng con mình thích chơi bóng rổ nhưng chỉ ngồi ghế dự bị, rồi đứng lên vỗ tay cho đồng đội khi ghi điểm. Ngược lại bơi lội thì thiên hạ trầm trồ vì phá kỹ lục của trường, vô địch bú xua la mua.
Lên trung học thì học sinh bị bắt buộc theo các môn ngoại khoá như chơi nhạc, kịch nghệ hay thể thao. Ở tiểu học, và trung học đệ nhất cấp, thằng con có chân trong ban nhạc kèn đồng của trường nhưng khi lên trung học đệ nhị cấp thì nó bỏ luôn, chỉ chú tâm vào bơi lội và bóng rổ.
Lên đại học thì bắt đầu tuyển lựa rất khó. Ai giỏi sẽ được đại học cấp học bổng nhưng nếu bị thương thì sẽ cúp học bổng. Họ tuyển chọn, khi xưa chỉ có học sinh trung học Hoa Kỳ, nay thì thêm các thần đồng của các xứ khác đến. Do đó mới thấy các kình ngư xứ Ba Tây,… được huấn luyện tại Hoa Kỳ, rồi đánh bại lực sĩ Hoa Kỳ tại thế vận hội hay các cuộc tranh tài quốc tế khác. Điển hình vô địch đô vật của xứ San Marino được đào tạo tại đại học Michigan Hoa Kỳ.
Được học bổng nhưng đa số các sinh viên thi đấu cho đại học ít có thời gian để học tập môn nào để có cái nghề khi ra trường. Mình thấy trong đội bơi của mấy đứa con, nhiều đứa bơi rất giỏi, được học bổng của Stanford , Princeton, Berkeley,.. nhưng rồi chỉ đứng thứ mấy của đội nên cuối cùng bị “burn out” nên bỏ bơi luôn. Nên nhớ khi luyện tập từ bé, ngày nào cũng bơi 2 tiếng, nhiều khi 2 lần một ngày suốt mười mấy năm, không có đời sống bình thường như trường hợp Michael Phelphs kể là ở trung học, anh ta mời cô bạn đi Prom rồi phải về sớm vì sáng mai dậy sớm để tập bơi.
Con mình cũng bị trường hợp này nên mình đành cho con ngưng bơi 2 năm, rồi lên trung học đệ nhị cấp, bơi lại cho trường. Mình thấy có tên nhật, la lối thằng con, bơi chung ngang ngửa với thằng con mình. Khi thằng con mình trở lại bơi thì tên kia vượt xa thằng con rất nhiều, sau vào đại học Princeton, thấy khá lắm nhưng rồi chìm luôn theo dòng thời gian. Không thấy tăm tích gì ở thế vận hội cả. Tại Hoa Kỳ có trên 300,000 học sinh bơi lội, mà hội tuyển thế vận hội về môn bơi, chỉ tuyển lựa có 2 người. Xác suất 2/300,000 còn hơn cả trúng số đề.
Đoạt huy chương thế vận hội là ước mơ của một đứa trẻ nhưng phải trả giá rất đắt. Cô lực sĩ thể dục Simone Biles, bị áp lực quá nên phải rút lui khỏi cuộc thi đấu, để dưỡng tâm. Michael Phelphs cũng tương tự, bị áp lực đủ trò.
Vấn đề là khi tập luyện, không về nhất, tham dự thế vận hội thì phải làm gì cho cuộc đời còn lại. Kình ngư lezak, đoạt huy chương vàng bơi tiếp sức, thắng đội tuyển pháp 1/100 giây đồng hồ, về hưu khôgn biết làm gì ngoài trông con cho vợ đi làm. Từ 6 tuổi đã tập bơi đến 24 năm sau khi giải nghệ, không biết gì ngoài ăn ngủ rồi đi tập bơi nên khi giải nghệ là chới với, anh ta kể nghe te tua.
Mình có tên bạn mỹ, có cô cháu bơi cực giỏi, được học bổng của đại học Berkeley. Tại đây có nhiều sinh viên bơi giỏi hơn nên chán. Khi xưa ở quận Cam thì số một nay lên đại học thì chả là gì cả nên Chán Mớ Đời, bỏ bơi luôn. Nay họ có chương trình giúp các kình ngư về tâm lý để hội nhập lại với đời sống bình thường, kiếm công ăn việc, tránh việc vắt chanh bỏ vỏ, không ai có thể là Michael Phelphs để làm ra bạc triệu cả.
Cuối ngày thì Hoa Kỳ đoạt nhiều huy chương vàng nhất cũng như tổng số các huy chương với 39 huy chương vàng, 41 bạc, và 33 đồng , tổng cộng là 113 huy chương. Nhìn chung thì Hoa Kỳ đoạt rất nhiều các huy chương về đồng đội hơn là cá nhân. Năm nay thì nữ lực sĩ mỹ đoạt nhiều huy chương hơn nam lực sĩ. Đê mình kể trong bài tới.Nguyễn Hoàng Sơn