Tuần này, mình được giao nhiệm vụ làm toastmaster , điều khiển chương trình cho buổi họp, soạn chương trình, sắp xếp trách nhiệm trong buổi họp cho các hội viên khác. Mình chọn đề tài “vượt dòng sông Rubicon” (crossing the Rubicon river), một thành ngữ của người tây phương dùng, khi nói đến lấy quyết định quan trọng, sẽ không bao giờ lùi bước, chỉ có thành công hay chết.
Tháng 7 tây lịch được đặt tên theo hoàng đế la mã Julius, họ còn lấy thêm một ngày của tháng 2 để bỏ vào tháng này cũng như tháng 8 là tên của hoàng đế Augustus, cũng lấy 1 ngày của tháng 2 do đó mà tháng hai tây lịch chỉ có 28 ngày. Tháng 7 và tháng 8 có 31 ngày.
Hoàng đế JUlius là một Dũng tướng của đế chế La mÃ, lập bao nhiêu chiến công khi trấn giữ vùng đất ngày nay được xem là nước pháp. Trong khi đó, ở thủ đô La-Mã, các ông nắm giữ Senate, tham nhũng chửi bới nhau đủ trò khiến ông Julius này, nổi điên, đem quân về thủ đô để lật đổ như các cuộc đảo chánh khác. Sau này, ông đại đế Napoleon, cũng làm cuộc hành trình tương tự, dùng các chiến công của mình để cướp chính quyền khi tình hình chính trị ở Pháp quốc rối bùn sau cuộc cách mạng 1789.
Có luật thời đó; binh lính phải buông khí giới trước khi vượt dòng sông Rubicon, để vào thủ đô La-Mã. Ai trái lệnh sẽ bị xử tử. Do đó khi ông Julius vượt dòng sông Rubicon, không bỏ khí giới lại bên kia bờ thì xem như ông ta phải chiến thắng nếu không sẽ bị giết. Từ đó người tây phương có ngạn ngữ là vượt dòng sông Rubicon, để nói lên ý chí của chúng ta khi quyết làm một việc gì mà không bao giờ bỏ ngang,…
Tranh hoạ lại cảnh hoàng đế Julius vượt dòng sông Rubicon, để lật đổ nền cộng hoà, lập nên đế chế La-MãMình rất ngạc nhiên là mấy người Mỹ, trẻ tuổi hơn mình không biết đến ngạn ngữ này nên khi mình email chương trình trước buổi họp để mọi người chuẩn bị thì có phân nữa hội viên, ngọng. Có người email lại cho biết rất tò mò về đề tài này. Chán Mớ Đời
Khi đi vòng Ý Đại Lợi trong 3 tháng hè, mình có đến viếng dòng sông này. Thật ra chả to lớn gì cả nhưng lại tạo ra một điển tích trong lịch sử tây phương. Trong văn hoá tây phương, người ta hay dùng những điển tích của nền văn mình Hy-La để nói chuyện tương tự người Việt mình dùng các điển tích trong văn chương tàu như “sông Tương” hay Tương Giang bên tàu, nói đến hai bà cung phi của vua Thuấn, đau buồn nhảy sông tự tử khi vua Thuấn qua đời….
Mình có hỏi mọi người trong chúng ta, ai cũng có một lần đã phải vượt dòng sông Rubicon và đã thay đổi cuộc đời của chúng ta. Điển hình cá nhân tôi, lần đầu tiên tôi vượt dòng sông Rubicon khi tôi từ giả gia đình, thân hữu đi du học bên tây. Không biết tương lai sẽ về đâu trên con đường tương lai vô định nhất là sau 4 tháng ở pháp, Sàigòn đầu hàng trước đoàn quân của Hà Nội.
Các người Việt vượt biển, đó là một hành động vượt dòng sông Rubicon. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng là một hành động vượt dòng sông Rubicon vì không biết những bất trắc sẽ đến với mình trong các trại giam sau này. Nếu họ biết thì có lẻ họ sẽ đánh tới viên đạn cuối cùng để rồi tự tử như các tướng tá khác hay ông cậu của mình trong ngày 30/04/75.
Mình biết đến dòng sông Rubicon khi xem phim Roma của đạo diễn Federico Fellini, một trong những đạo diễn mình thích nhất của Ý Đại Lợi.
Sau khi giới thiệu về đề tài thì mình mời diễn giả hôm ấy đọc diễn văn, sau đó lại mời người lo về table topic hôm ấy lên diễn đàn. Thường là họ sẽ đặt câu hỏi về đề tài của hôm ấy “vượt dòng sông Rubicon”. Người ta hỏi mình về quyết định nào đã khiến mình không hối hận khi đã vượt dòng sông Rubicon. Mình trả lời là đã lập gia đình với đồng chí gái.
Có lẻ quyết định của đồng chí gái và mình ra thành phố đăng ký quản lý đời nhau, là quyết định vượt dòng sông Rubicon quan trọng nhất đời mình, sau đó là đi Tây. Dạo ấy, mới dọn về Cali, thấy tên bạn học cũ Đàlạt khi xưa, có vợ con sống vui vẻ, chiều đi làm về có vợ nấu cơm ăn, khiến mình chợt nghĩ 20 năm qua, cứ ăn cơm một mình mỗi ngày. Đúng lúc ấy lại phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái. Bạn bè thôi thúc mình lấy vợ cho rồi. Thế là cứ nghe lời dù không biết tương lai sẽ ra sao. Que sera sera.
Ngoài vượt biển, có bác nào đã vượt dòng sông Rubicon nào khác hơn? Cho em biết.
Nguyễn Hoàng Sơn