Bukhara, hòn Ngọc Uzbekistan

 

Sáng nay ăn sáng xong hai vợ chồng lấy xe lửa đi Bukhara cách Samarqand gần 2 tiếng xe lửa cao tốc hay độ 5 tiếng lái xe hay nhiều hơn vì đường xe chạy có nhiều ổ gà khiến tài xế lượn qua lượn lại nhưng vẫn dính ổ gà. Nhìn phong cảnh bên đường thì không có gì đặc sắc lắm. Xa xa có dãy núi thấp, ruộng đồng và nhà cửa không có gì nổi bật. 


Nói chung cảm tưởng của mình từ mấy ngày nay thăm viếng xứ Uzbekistan cho thấy ảnh hưởng của Nga La Tư rất nhiều như người Pháp để lại dấu ấn tại đông dương. Người Nga chiếm đóng xứ này khiến người dân bản xứ được tiếp thu khoa học, văn minh của Âu châu. Nhà cửa thời Sa Hoàng như các tòa nhà ở Bắc Âu và thời Liên Xô đầy nơi tương tự các HLM của ngoại ô Paris vì có cùng tư duy về một xã hội bình đẳng của xã hội chủ nghĩa sau thế chiến 2, nhất là các công viên to lớn như các buồng phổi của thành phố với sự thiết kế cây cối rất Âu châu. Các trí thức Tây Âu sau thế chiến thứ 2 có nhiều người theo cộng sản như 25% dân pháp bầu cho Đảng cộng sản pháp, 35% bầu cho Đảng cộng sản Ý Đại Lợi nên bị ảnh hưởng rất nhiều khi thiết kế các chung cư. Sau này họ phải phá bỏ như ở Bobigny hay ở Anh quốc. 


 Khi họ được độc lập thì tư duy tre làng khiến họ chặt hết cây cối của người nga trồng mấy trăm năm thậm chí của tổ tiên họ trồng như xóa bỏ đi tích của chế độ cũ như trường hợp thành phố mình viếng thăm hôm qua. Lúc đầu được unesco tặng danh hiệu khu bảo tồn văn hóa thế giới. Thế là bí thư tỉnh ủy hồ hỡi chặt hết cây cối từ 600 năm qua để làm một cái vườn trồng hoa và rau húng. Lý do là vị cha già dân tộc từ ngày dành độc lập thích rau húng. UNESCO tước đoạt danh hiệu khu bảo tổn Văn hóa thế giới khiến dân chúng chửi tên bí thư tỉnh ủy ngu si, tàn dư của chế độ cũ, tư duy Xô viết. Được đứng đầu tỉnh vì trung thành với Đảng, được nhồi sọ ta là số một thay vì có tư duy viễn kiến. Ngoài ra người Nga còn đem đến rau cải của người Tây phương trồng nho làm rượu tương tự người Pháp đem đến Việt Nam những gì tân tiến của Tây phương. 

Trong khi người Âu châu chìm đắm trong sự ngumuội của sự độc tôn bảo thủ của thiên chúa giáo với the inquisition, người hồi giáo lại có tinh thần chuộng khoa học tư tưởng phóng khoán khiến nền văn minh của họ lên tột bực, toán học thiên Văn được ưa chuộng, văn chương đề cao giúp cho người Tây phương sau này sử dụng để tạo ra nền Phục Hưng đưa đến cuộc cách mạng kỹ nghệ thì người hồi giáo lại chìm đắm trong sự ngu muội của tôn giáo như người Tây phương xưa kia dần dần khiến nền văn minh của họ mai một không cấp tiến như người Tây phương. 





Ngày nay đi khắp nơi chúng ta thấy CoCa pepsi macDonald Burger king khắp thế giới. Các công ty khuếch trương thị trường của họ khắp nơi tương tự khi xưa các đế quốc nới rộng bờ cõi ảnh hưởng của họ vì kinh tế. Ngày nay họ chỉ cần thống lĩnh thị trường thay vì phải đem quân chiếm đóng như xưa. Sự cọ sát của hai nền văn minh sẽ đem lại chuyển giao công nghệ và văn hóa như người Pháp và người Việt khi xưa. Không có người nga thì người Uzbek chắc không biết gì về điện nước khoa học hiện đại. Người Nga đã khai quật các mồ mả của vua chúa người Uzbek khi xưa và cho trùng tu lại. 


Viếng thăm xứ này thì cảm thấy nếu người bản xứ không được người nga chiếm đóng thì chưa chắc họ đã văn minh như ngày nay hay chỉ mớ quớ như các làng được cai trị dưới bởi các ông cố đạo chuyên chính hồi giáo. Người bản xứ nhắc đến thời sô viết với nhiều ý muốn như thế hệ ông bà cụ mình khi xưa cứ khen đồ Tây tốt không như đồ lô cang hay nhắc đến thời Tây như những thời gian tốt đẹp nhất trong đời họ. Tương tự ngày nay thế hệ mình nhắc nhở, Hoài niệm về thời Việt Nam Cộng Hoà đầy luyến tiếc trong khi thế hệ trẻ ngày nay, chưa trải nghiệm, không thể so sánh nên chỉ biết hôm nay là đẹp. Hôm qua bà hướng dẫn viên kêu hồi nhỏ tôi chỉ biết học cho giỏi rồi được nhà nước giao công việc đi làm nay con của chúng tôi phải học rồi tự kiếm việc làm, gặp khó khăn. Bà ta kêu chính phủ không giúp đỡ gì cả trong mùa đại dịch vừa qua. Mình nói đó là may mắn vì ở Việt Nam chính phủ tổ chức các chuyên bay giải cứu người Việt trên thế giới để làm tiền rồi họ tung thuốc giả để lấy tiền của người dân. 


Có đi viếng xứ này mình mới hiểu thêm sự thật của khu địa lý này mà khi xưa thầy giáo nói nhưng chả hiểu gì cả. Đầu thế kỷ “20”, Anh quốc có thuộc địa là ấn độ và ba tư nên muốn chiếm đóng vùng này được cai trị bởi sa hoàng, đang yếu thế vì tranh đoạt ngôi báu giữa các anh em. Mình nhớ hồi nhỏ học lịch sử được biết Nga la tư bị Nhật Bản đánh tơi bời năm 1905 khiến mấy ông người Việt chạy qua Nhật Bản theo chương trình Đông Du. Phía đông Tây Âu là đế chế Hung-Áo nên để bao vây đế chế ottoman. Lý do chính là vùng này có thể trồng cây bông Gòn dùng để làm áo quần và mấy cái hột của hoa được dùng làm thuốc súng. Vâng thuốc súng. Do đó khi người Âu châu đến Mỹ châu việc đầu tiên kiếm các vùng có thể thích hợp để trồng bông Gòn để làm thuốc súng. Chớ chở từ Âu châu qua rất khó khăn. 


Người dân ở vùng này được các ông cố đạo hồi giáo giam hãm trong sự ngu muội bao nhiêu thế kỷ sau khi họ thanh toán được ông hoàng mê khoa học, thiên văn, cho phụ nữ đi học đủ trò.

 

Khi Âu châu được khai phá bởi các trí thức Hy Lạp, bỏ trốn khi người hồi giáo xâm chiếm cai trị họ đến 400 năm, giúp Âu châu tiếp thu được những trí tuệ đã giúp họ Tân tiến mà ngày nay chúng ta gọi là thời Phục Hưng, giúp Âu châu tiến bộ như ngày nay với tư duy dân chủ tự do. Trước đó họ cho xử tử các người có đầu óc không được bình thường so với trình độ tư tưởng của sự độc đoán tôn giáo dẫn đầu bởi các ông cố đạo hồi giáo. Đi chơi chỉ thấy toàn madrassa, trương học dạy làm mấy ông cố đạo hồi giáo. Muốn học xong thì phải mất 20 năm nhưng thời đó người ta chết trẻ nên học lơ mơ về làng làm mollah chức thấp nhất trong hồi giáo. Cứ giảng kinh bằng tiếng ả rập rồi cứ giảng bú xua là mua, hốt bạc sống sung sướng nên giai cấp mollah này cần duy trì quyền lực của họ khiến xã hội chìm trong tăm tối. Cứ mỗi ngày đi vòng Vòng trong làng cúng lễ kiếm tiền.  Xem như độc Đảng thì đất nước càng ngày càng tệ hại chỉ có giai cấp thống trị là thoải mái nên họ kêu inch Allah. 


Thế là gần cuối thể kỷ 19, nga la tư đã thôn chiếm vùng này như thuộc địa của họ. Tối qua đi về khách sạn, hai vợ chồng đi tắm hơi và mát xa thì được 1 cặp vợ chồng hay Bồ bịch người nga đấm bóp. Hỏi ra anh chàng sợ đi lính ra trận như nhiều người trai tráng ở miền nam khi xưa nên trốn qua biên giới này. Mình nghe kể mấy ông kỹ sư nga IT lúc đầu chạy qua xứ này nhưng vì Internet do Tajikistan đưa qua nên rất chậm hơn chế độ 3 Gờ nên cuối cùng họ đi xứ khác có Internet nhanh. Anh chàng người nga này sống ở ngoại ô mạc tư khoa nên chắc là nông dân như mình chỉ biết làm nghề đấm bóp cho đi khách. Thấy thương. Đánh nhau thì con ông cháu cha chả bao giờ ra trận chỉ có con thường dân được truy tặng anh hùng liệt sĩ. 


Có một điều là họ học rất nhanh. Sau khi người Bolshevik phá tan văn hóa của xứ này. Họ làm như người ottoman xóa các dấu vết hồi giáo như Sơn lên hay cạo các tượng trong các nhà thờ tường học hồi giáo để làm nhà kho hợp tác xã. Khi liên Xô xụp đồ thì họ dành độc lập. Họ phải trả giá rất cao. Thất nghiệp nên người dân bò qua Nga ở lậu, làm việc kiếm tiền gửi về cho gia đình. Từ từ ông Mỹ nhảy vào đầu tư xây nhà máy xe hơi,etc để bán cho dân ở mấy xứ này nên mới lên lại từ từ. 


Họ bắt đầu đi tìm lại bản thể dân tộc qua nghiên cứu trùng tu lại các trường học và nhà thờ hồi giáo. Lúc đầu họ làm ẩu với tư duy được học tập từ Bolshevik, phá hết cái cũ để làm cái mới thì bị unesco tước danh hiệu văn hóa thế giới nên phải phái người đi học trùng tu và mời các chuyên gia thế giới đến giảng dạy. 


Do đó mình thấy các trùng tu của họ rất hay. Họ cũng biết nếu không trùng tu thì con cháu họ sẽ bị tha hóa khủng hoảng bản sắc. Địa ốc bắt đầu được ngoại quốc đầu tư vào, các thanh lam thắng cảnh được trùng tu có trật tự và đẹp, tuy mới độ 10 năm nhưng rất hài hòa với cái cũ, giải thích rõ hơn về lịch sử của tổ tiên họ. Có lẻ họ vẫn bị ảnh hưởng chế độ quốc doanh, mình thấy họ xây cất nhiều nhưng bỏ trống như ở Trung Cộng và Sàigòn mà mình thấy khi về thăm hồi đầu năm. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người phụ nữ đẹp và thông minh nhất thế giới



Đi chơi Uzbekistan thì thấy Internet chỉ LTE nên tò mò vì lâu lắm rồi không thấy ở Hoa Kỳ từ ngày họ cập Nhật hóa đến 5 gờ. Buồn đời mình mò xem ra sao thì thất kinh vì người tạo ra ltg là nữ tài tử đóng trong phim King Kong được dựng thành phim năm 1933 mà mình xem khi xưa tại rạp xi nê Ngọc Hiệp Đà Lạt. Lâu quá không nhớ chỉ nhớ cô ta bị con kinh Kông cầm trong tay bước đi từ từ chắc mê cô ta. Hình như phim này bị cấm chiếu khi mới ra đời vì được gọi vi phạm thuần phong Mỹ tục vì cô tài tử cởi Trần chạy trong rừng bừa xưa là mua. Ngày nay thì còn ở truồng ở lổ làm tình được khuyến khích để lấy tiền dân chúng. 

Nhớ có xem phim Samson và Dalida ở rạp Hoà Binh

Cô già tử đẹp người áo được lăng-xê bởi Louis B Mayer của hãng phim MGM. Sau đó cô ta đóng nhiều phim khác và một phim được đặt tên là "Ecstasy," người ta hỏi cô đào tên Hedwig Kiesler. Làm thế nào để đẹp như thiên thần. Cô ta cho biết là cứ đứng một chỗ rồi làm bộ như ngu. Trên thực tế cô ta không ngu chút nào. Cô ta sinh ra trong một gia đình do thái và là một người giỏi toán học. Cô ta lớn lên biết sử dụng sắc đẹp và thông minh của mình. 


Với những vai đóng khêu gợi đã khiến bà ta có đến 6 ông chồng, trong đó có hai nhà độc tài. Bà ta giàu có nghe nói đã tiêu phí đâu 30 triệu đô La trong đời bà. 


Nhưng khám phá giỏi nhất của bà ta đã giúp thay đổi xã hội ngày nay. Khi chạy trốn Hitler để sang định cư tại Hoa Kỳ. Ngoài tài đóng phim Hồ Ly Vọng ra bà ta còn có bằng sáng chế rất quan trọng mà ảnh hưởng đến ngày nay. Khi chúng ta dùng Internet với điện thoại thông minh, được gọi "long-term evolution" hay "LTE" kỹ thuật), một công nghệ do chính cô đào này phát minh khi ngồi ăn cơm với Hitler. 


Dạo ấy bà ta lấy chồng, một người chuyên sản xuất vũ khí tên Friedrich Mandl. Sau này công ty của ông ta cũng cấp vũ khí cho Nazi. Ông ta sử dụng sắc đẹp của người vợ để giúp thương trường như ăn cơm với Hitler và Mussolini. Một trong những điều ông Mandl thích khi nói chuyện với hai nhà độc tài là về truyền tin. Bà Kiesler cứ ngồi ăn và làm bộ ngu không biết gì. Là gốc do thái nên bà ta không thích chủ trương của hitler khiến ông Chồng nhốt bà ta trong lâu đài Schloss Schwarzenau. 


Năm 1937, bà ta trốn thoát bằng cách làm bà giúp việc ngủ say và bận đồ bà người làm để trốn khỏi lâu đâu tình ái của ông chồng giàu có. Rồi bán nữ trang để trốn sang Luân Đôn. May quá vì năm 1938, hitler xâm lăng Áo quốc. Ông chồng cũ gốc do thái cũng trốn chạy qua Á căn đình, là cố vấn cho ông Perron khiến xứ này đang giàu có trở thành nghèo. 

Tại Luân Đôn bà ta liên lạc với MGM để đóng đâu 20 cuốn phim. Tuy thành công về điện ảnh nhưng bà ta muốn chống lại Đức quốc xã nên Năm 1942, bà ta phát triển một loại truyền tin mới có khả năng gửi tín điện đi mà không bị chặn. Bà ta chế tạo một hệ thống vô tuyến có thể phóng và điều khiển các loại bom chạm mục tiêu. 


Dạo ấy Hoa Kỳ sử dụng vô tuyến điện một làn sóng. Đối phương nếu tìm ra được sẽ có thể cản trở làn phát sóng này. Bà Kiesler phát minh cách khác là đổi kênh như một cách encode qua làn sóng không dây. Nếu một phần bị cản trở bị phá sóng thì điện tín vẫn được tiếp tục truyền đi qua làn sống khác. Vấn đề là bà ta chưa biết làm cách nào để synchronize làn sóng thay đổi với máy phát sóng và nhận sóng. Để thực hiện ý tưởng này bà ta nhờ đến nhạc sĩ George Anthiel chuyên về nhạc công nghệ. Ông này synchronized 12 nhạc công dương cầm cũng một lúc thêm ông ta thu âm nhạc hai chiều stereo lần đầu tiên. 


Bà Kiesler sử dụng kỹ thuật của ông nhạc sĩ để đồng bộ hóa những thay đổi làn sóng phát tín hiệu của máy nhận và máy phát tín hiệu. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, bằng sáng chế U.S. Patent No. 2,292,387 được hát cho bà  Hedy Kiesler Markey cùng với nhạc sĩ  Antheil ","  Kiesler là tên chồng bà ta dạo ấy. Không ai nhớ đến cái tên Kiesler hay Hedy Markey như ai cũng nhớ đến tên Hedy Lảmarr. Tên do Louis B Mayer đặt cho nữ tài tử của ông ta. Tên này đã làm cho công ty ông ta nổi tiếng và không ai biết là người tiên phong cho truyền thông không dây. 


Kỹ thuật của bà sáng chế được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng từ đó đến nay. Đó là hệ thống mà chúng ta dùng hàng ngày khi vào hệ thống wifi hay gọi điện thoại qua răng xanh Bluetooth mà người ta gọi thế hệ thứ tư “LTE” hay người Việt gọi 4 gờ. 

Nay người ta bắt đầu áp dụng thế hệ thứ 5 hay 5 Gờ. 


Do đó khi chúng ta gặp một cô gái mặt ngu ngu thì nên nhớ đến bà này, thiếu nữ trong phim kinh Kông và là người sáng chế ra LTE mà chúng ta dùng hàng ngày để tự sướng. Chán Mớ Đời


 
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Ai là thiên thần


Bác sĩ chỉnh xương và ông bệnh nhân nghèo

Có một bác sĩ chỉnh xương, Jessica Bullock Scarratt kể một hôm có một ông người da màu đến văn phòng bà ta để lấy hẹn và hỏi giá một buổi điều trị cho tuần sau. Lý do để ông ta có thời gian kiếm tiền cho đủ để trả bà ta chữa trị cái xương sống khiến ông ta đau từ ba năm qua. 


Tuần sau Ông ta đến hẹn trước 30 phút, trả lời rất hiền lành chất phát các câu hỏi về y tế cá nhân khiến bà ta cảm động và hạnh phúc khi nói chuyện với ông ta. Ông ta cho biết là bị đau từ ba năm qua nhưng không được chữa trị vì không có bảo hiểm hay có tiền. Bà ta nói ông ta nằm xuống thì khám phá sự đau đớn tột cùng của ông ta. Ông ta xin lỗi qua hai dòng lệ đau đớn.


Bà ta bắt đầu chữa trị cho ông bằng máy và dặn ông ta cứ thoải mái khi máy đấm bóp chạy. Khi bà trở lại thì nghe ông ta sung sướng kêu cảm ơn vì chưa bao giờ được cảm thấy sung sướng hết đau từ ba năm qua. Ông ta đứng thẳng được lần đầu tiên từ ba năm qua. Ông ta khóc sung sướng khiến bà bác sĩ cũng khóc theo. Ông ta ôm bà ta cảm ơn, hỏi bao nhiêu và khi nào ông ta trở lại thì bà ta nói ngày mai khiến ông ta kêu chắc không được vì ông ta phải cần thời gian kiếm và để dành tiền để trả cho bà. Bà ta trả lại tiền cho ông ta và nói sẽ chữa trị miễn phí. 

Ông ta nhìn bà bác sĩ cứng đơ luôn và cả hai đều khóc. 


Sáng hôm sau, ông ta trở lại với nụ cười trên môi mà ba năm qua chưa từng thấy vì cái đau. Phòng mạch tặng cho ông ta thức ăn và phiếu mua thức ăn khiến ông ta vui mừng và khóc nữa vì không ngờ lòng tốt của bà bác sĩ lương y như từ mẫu.


Bà ta cho biết ông ta là thiên thần, được thượng đế gửi đến để mỡ cửa trái tim nhân ái của bà thay vì cứ thấy tiền khi bệnh nhân bước vào. Bà ta cảm thấy sung sướng, một niềm hạnh phúc vô biên khi giúp ông ta hồi phục miễn phí. 


Cuộc đời nhiều khi chúng ta quên đi vài giây phúc lợi nhuận, giúp đỡ người khác lại đem đến những hạnh phúc vô biên mà tiền bạc không thể mua được những giây phút hạnh phúc khi được một thiên thần gõ cửa giúp chúng ta tìm lại trái tim nhân ái của đời người. 

Mình nhớ khi xưa, nhận được thư nhà, em út mình cứ rên, kêu bà cụ mình mỗi tháng đi thăm nuôi 15 năm ông cụ ở Đại Ninh. Sáng sớm, bà cụ đi kêu xe, rồi xin giấy phép đi kinh tế mới, do cô Ba CHỉ giúp vì dạo ấy ngăn sông cấm chợ, đâu được đem gạo thực phẩm ra khỏi Đà Lạt để mấy bà dân Đà Lạt có chồng có con ở trại cải tạo đi theo. Gánh vào trại cải tạo đường lầy khiến có lần mẹ mình bị ngã, gãy xương hông luôn, sau này phải qua Pháp để chữa trị.


Mấy cô em than phiền, nhà con không có ăn, phải nhịn bới cho bố trong trại cải tạo. Vào đó, ông cụ mình chia thức ăn cho mấy người ở chung trại khiến các cô em la trời. Nhiều người không may mắn được gia đình thăm Nuôi. Mình về Việt Nam thấy mấy cô em to lớn không thua gì gái Đà Lạt thủa xưa. Nay già mình mới hiểu ông cụ, đang tạo Phước cho con cháu sau này. Ngày nay anh em của mình tương đối đều có của ăn của để dù con cháu phản động là nhờ cái đức mà ông bà cụ mình tích cho con cháu.


Cha mẹ để đức lại cho con nhưng con cháu phải tự tạo Phước mới có lửa để đốt củi. Phải đem củi phơi khô mới cháy được chớ nếu để ngâm nước hoài thì không khá. Đó là lý do mà anh em có người khá và người không khá lắm, đưa đến ganh tị, tranh chấp.


Có câu chuyện một bà đại gia lái xe sang trọng, ngưng lại bên đường vì thấy một người bán trứng. Bà ta hỏi bao nhiêu một quả trứng, ông nông dân trả lời $0.50/ quả. Bà ta trả giá 1 chục $3. Ông nông dân kêu dạ bà mua giúp con mở hàng, cả sáng nay chưa bán được gì. Thế là bà đại gia trả $3 cho 10 quả trứng, bà lựa quả to nhất rồi lái xe đi. Trưa ấy bà ta đi ăn cơm với bạn tại một tiệm ăn sang trọng, khi tính tiền, giá $158 cho bữa ăn, bà ta đưa bồi bàn $200 và nói khỏi thối. Cho thấy bà ta kỳ kèo với một người nghèo 2 đô, trong khi đó ở chốn phồn hoa, bà ta boa tiền rộng rãi nhiều khi người bồi bàn chưa chắc được hưởng vì chủ có thể lấy hết, chỉ vì muốn được giới giàu có, bạn bè khen tặng.

Có một bà kể là khi xưa, đi mua đồ với ông bố ở bên đường do các nông dân đem bán, cứ thấy ông ta trả tiền nhiều hơn giá bán. Có lần hỏi lý do thì ông bố bảo đó làm từ thiện nhưng không muốn làm mất mặt người nghèo. Hôm trước, có chị nào vào vườn mình hái bơ vì cuối mùa nên mình kêu nhóm VHC vào vườn hái thả dàn. Mình đủ sở hụi nên không cần hái nữa vì trời nóng. Thiên hạ vui lắm như đi hội, vào hái ào ào rồi về, ít thấy ai chào mình cả. Duy chỉ có một chị đến gặp mình riêng rồi dúi tay tặng mình $100 để trả tiền nước tưới cây. Chị ta kêu khi đại dịch, viện dưỡng lão của chị ta, có nhận khẩu trang và diện trang của Lửa Việt thân tặng. Mình không ngờ có người biết mình giúp lửa việt. 


Vợ mình hay tổ chức đi chơi xa với bạn vì có nhiều người bạn muốn đi xa nhưng tiếng tây tiếng u không rành, sợ đi một mình vì đơn thân hay goá như mẹ mình khi xưa tổ chức, đi thăm nuôi chồng, kêu xe, đi xin giấy tờ đem thực phẩm ra khỏi Đà Lạt để khỏi bị công an kinh tế bắt.


Về thăm ông cụ, mình hay thấy một anh lớn hơn mình vài tuổi đến thăm ông cụ thường xuyên, ông cụ đọc báo còn anh ta thì đấm bóp cho ông cụ. Anh ta kể khi xưa đi đâu, gần đến trạm kiểm soát kinh tế, một bà kêu anh ta đem dùm 2 ki lô gạo đi qua dùm. Anh ta thuộc dạng dại gái nên vâng lời. Cuối cùng anh ta bị bắt ở tù trong khi cô gái thoát. Vào tù kêu không có ông cụ mình thì đã chết. Bệnh nhờ ông cụ khi xưa là y tá trưởng của Việt Nam Cộng Hoà, biết cách chữa nên sống sót nên nhớ ơn ông cụ, hay đến nhà thăm ông cụ, giúp ông cụ các việc nặng trong nhà.


Nay mình thấy mụ vợ mình đi theo con đường của mẹ vợ khi xưa và bà cụ mình. Năm ngoái bán được căn nhà, có lời, vợ mình kêu rủ cả nhà mình đi chơi cho bà cụ vui, hai vợ chồng gánh trả hết vì nếu kêu đóng góp thì chả ai đi. Được dịp con cháu xum vầy từ ba châu tại Dubai khiến bà cụ mừng. Do đó mình hay khen mụ vợ mình nhưng lại bị mấy bà bạn nhảy vào ném đá kêu nịnh vợ. Mình chỉ nêu ra khía cạnh thiên thần của mụ vợ lại bị thiên hạ ganh tị ném đá. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Samarkhand, thành phố của đường Tơ Lụa

Lấy xe lửa cao tốc đi Samarkhand, cách Tashkent 2.5 tiếng đồng hồ. Phục vụ trên xe lửa rất đàng hoàng. Chả thấy soát vé, mình lên tàu thì đã cô đứng dưới quai, xem vé báo hàng ghế ngồi. Rồi chính cô ta đẩy xe đi mời uống cà phê, trà rồi cho một bao thức ăn gồm một cái hot Dog. Mình không ăn vì mới chơi điểm tâm ở khách sạn Hyatts. Khi lên xe van chạy đi viếng thành phố thì mình đưa cho ông tài xế để ông ta ăn, trong khi đợi mình, cả bỏ uổng.

Samarkhand là một trong những thành phố nổi tiếng nằm trên đường Tơ lụa. Có nhiều đường tơ lụa nhưng có một đường chính do binh sĩ của ông vua nổi tiếng nhất xứ này, sinh tại đây, Imir Timur. Ông này tự xưng là hậu duệ của Thành Cát Tư hãn, đi đánh chiếm các xứ trong vùng, dựng nên đế chế Timur nên dân Uzbekistan, tôn thờ ông ta lắm, dù rằng sau khi qua đời thì đến đời cháu nội ông ta thích văn chương và khoa học, thay vì đi chiến đấu chiếm đất dành dân. Thế là đế chế tan rã. Nghe kể ông ta có  đi chinh phạt đến 32 lần, giết người vô số kể. Có đến 18 bà vợ nên ông ta phải đi chinh chiến cả đời cho đến chết vì ở nhà chắc điên. Mình đi Yellowstone với đồng chí gái và 8 bà bạn của mụ vợ đã khiến mình điên vì chả có bà nào nói bà nào nghe. Ngồi bàn ăn, mạnh ai nấy nói rồi 9 bà quay qua mình như phân trần. Chán Mớ Đời 


 Thời ông ta, đi qua con đường tơ lụa không sợ bị ăn cướp vì binh lính của ông ta đóng quân đầy nhưng phải trả tiền mãi lộ. Mình đoán thời Liên Xô thì họ không ca ngợi ông này nên chỉ xây tượng đài Lê nín đến khi dành độc lập thì mới thấy tượng đài của ông ta được dựng lên trong các thành phố.

Ông thần Timur này ra lệnh phụ nữ phải đeo Burqha vì vợ ông ta quá đẹp, lại gặp tên kiến trúc sư mê gái như mình, đòi phải cho hắn mi thì mới xây lăng tẩm cho chồng bà ta. Bà ta nghĩ mi một cái đâu mất mát gì để cho tên kiến trúc sư mi một cái. Không biết hắn mi ra sao để lại dấu ấn trên má khiến ông vua về thấy nên bắt phụ nữ đeo khăn che mặt hết từ đó.


Phải chi các cầu thủ nữ của đội tuyển Tây Ban Nha đều đeo khăn che mặt như cô cầu thủ Maroc thì đâu có bị ông chủ tịch liên đoàn túc cầu ôm hôn thắm thiết trong một phút khùng khùng, phấn chấn vì đoạt giải vô địch. Từ dạo đó phụ nữ hồi giáo bị bắt phải che mặt như đàn bà ở với Taliban.


Đến nơi thì hướng dẫn viên đón ở ga xe lửa rồi chở đi viếng các lăng tẩm của phụ nữ trong dòng họ vua chúa. Nhỏ nhắn nhưng rất đẹp. Nói chung là những di tích lịch sử này mới được trùng tu lại sau khi Liên Xô xụp đỗ. Phải công nhận họ trùng tu rất chuẩn. Họ chỉ lựa cái nào còn độ trên 10% di tích cũ xưa thì mới trùng tu còn dưới 10% thì chưa đụng đến. Có nhiều nơi mình thấy họ ráp thêm gạch thì bị lòi ra vì  bức tường bị nức theo thời gian. Họ chưa biết sử dụng laser để đo các góc độ bề dầy của tường nên bị trệt. 

Được trùng tu lại rất đẹp, cầu thang minaret bên phải bị nghiêng 1 mét, được kỹ sư nga cứu lại.
Phía trong được trùng tu khá đẹp
Trompe l’oeil khiến thiên hạ tưởng cao xa lắm
Trùng tu lại có nhiều điểm không thanh tao lắm như cầu thang sắt nhưng tương tối rất đạt
Được cái là hết mùa hè nên ít du khách . Nói chung thì từ khi covid thì kỹ nghệ du lịch bị chậm lại. Nay đang từ từ trỗi dậy. Nói chung thì không đông lắm. Ai thích thì nên đi vì 10 năm nữa thì du khách đến khắp nơi đông sẽ tàn phá sự thanh bình như hiện nay.
Điểm hay họ làm nền nhà lót gạch có đọc để nước mưa có thể chảy vào các lỗ cống hình vuông mà ta thấy trên công trường 

Có mấy cái minaret bị nghiêng cả thước nhưng kỹ sư của Nga La Tư đã chỉnh sửa trong thời gian Liên Xô. Khi xưa, các đoàn lữ hành đi trong sa mạc, ban đêm, khó đoán được đâu là thành phố nên các minaret, dùng để kêu gọi các tín đồ đi lễ. Ban đêm họ đốt lửa trên đó để các đoàn lữ hành thấy mà định hướng đến. Tương tự thời Hy La, trước các thành phố, cổng thành đều có nhà tắm, nơi bác sĩ quan sát xem có bệnh hay không mới cho các đoàn thương buôn vào thành để tránh bệnh truyền nhiễm. Mình có kể vụ này rồi.


Mình xem mấy tấm ảnh xưa thời Liên Xô thì chỉ thấy gạch nhưng nay họ gắn thêm gạch men theo các motif hồi giáo , kẽ thêm chữ của thánh kinh Koran,.. có thể các motif theo năm tháng bay mất. Có đâu 40 bậc thang cấp để leo lên necropolis.


Viếng xong thì họ đưa đi ăn cơm tại một tiệm ăn nghe nói có món cơm ngon nhất thành phố. Phải công nhận ngon thật, chưa bao giờ ăn một đĩa cơm với thịt ngon như vậy. Cơm hơi cứng như spaghetti al dente . Họ giải thích nấu cơm trong nồi lúc đầu là thịt chừng 20 phút rồi bỏ cà rốt nhưng mình nghĩ là ớt vàng, hướng dẫn viên dùng từ không đúng, cũng nấu 20 phút sau đó họ bỏ gạo vào. Đổ thêm nước độ một lóng tay như người Việt rồi nấu thêm 20 phút nữa xem như 1 tiếng đồng hồ. Gạo của họ không như gạo của ấn độ, ăn bở bở. Gạo đây họ trồng vùng này, ăn rất ngon. Nói chung là bữa ăn ngon nhất đến hôm nay.


 Ăn xong họ cho về khách sạn lấy phòng rồi ngủ trưa. Chiều họ ghé lại chở đi ăn tối tại một nhà hàng khác nổi tiếng của dân địa phương. Thấy dân địa phương múa máy nhảy nhưng toàn là phụ nữ, mấy ông Chán Mớ Đời ngồi một góc xem vợ cà khịa. Mình thích mấy món xà lách với cà chua dưa leo. Ăn tuyệt. Quá tươi. Ăn xong thì xe đưa về khách sạn. Ăn no quá nên hai vợ chồng dắt tay nhau đi vòng vòng cho tiêu cơm.


Sáng hôm sau thì đi thăm lăng mộ của lãnh chúa và các trường học madrassa. Trường học nhận học sinh từ nhiều nơi trên đất nước hay đế chế. 1 giáo sư dạy 2 học sinh ở phòng dưới, còn phòng trên thì ngủ. Trước công trường thì thấy có cái mộ của ông bán thịt, ngày này qua năm nọ, làm thịt cừu gà cho học trò ăn nên sau khi qua đời họ chôn ông ta tại đây theo như ước nguyện của ông ta để ngày ngày nghe tiếng đánh vần của học sinh.

Món dê nướng nổi tiếng vùng này, kẹp trong bánh mì như pâte chaud của pháp nhưng to hơn, thấy bên đường làm thiên hạ đến ăn mệt thở. Ở đâu cũng có sự hiện diện của nam qua coca và Pepsi.


Có 3 cái trường và 2 mosque nay thì mấy lớp học, được trưng dụng cho mấy bà máy ông buôn bán áo quần, đồ lựu niệm cho du khách. Sau đó họ cho ăn cơm trong một tiệm ăn khá độc đáo trên nóc nhà nên có thể nhìn thấy các trường học,.. có súp gà ăn rất ngon. Món đặc biệt ở đây là súi cảo. Chắc người Tàu đi buôn bán trên đường tơ lụa nên nhập cảng món này. Họ ăn với ya ua thay vì xì dầu. Không đặc sắc lắm nhưng mình cũng làm hết 3 cái. Đây họ ăn cơm uống nước trà, gọi là Chai như các xứ hồi giáo. Mấy anh tàu rang trà cho khô để tỏng các bao chở qua mấy xứ này để bán.


 Sau đó đi bộ lại chợ thấy rất sạch sẽ, thùng rác khắp nơi, không thấy họ xả rác dưới đất. Dân tình tìm thùng rác để bỏ. Không thấy ruồi nhiều trong chợ, sạch sẽ so với chợ Marakech và chợ Fez mà mình đi qua. Có hướng dẫn viên để hai vợ chồng đi quan sát nhưng mụ vợ chạy theo bà ta đi mua áo quần nên mình đi lòng vòng, thấy mấy đứa bé phụ buôn bán khiến mình nhớ chợ Đà Lạt khi xưa, phụ mẹ mình dọn hàng.


Xong xuôi thì về khách sạn nghỉ. Chiều đi ăn tiếp, tiệm Shish-Kebab với súp gà. Họ đem nước chấm thịt làm có cà chua và các gia vị khác mà mình thấy trong chợ. Ăn hết vô nên hai vợ chồng kêu cái hộp đem về cho ông tài xé ngồi ngoài xe đợi. Cũng thấy dân địa phương đến ăn uống nhảy múa đủ trò. Lên xe thì hướng dẫn viên đã về trước nên chỉ còn anh tài xế. Đưa cho anh ta hộp thức ăn rồi bỏng nhiên anh ta xổ một tràn tiếng Uzbek khiến mình và mụ vợ nhìn nhau như bò đội nón. Mình móc điện thoại ra rồi bấm nút để thâu tiếng anh ta rồi điện thoại tự động dịch. Hoá ra anh ta hỏi mình có muốn đi tiệm để mua áo tắm cho mụ vợ. Mụ vợ kêu khỏi cần vì quên đem đồ tắm nhưng chỉ thấy hồ tắm ở khách sạn còn xứ này không có biển nên thôi. Về khách sạn đi bộ cho tiêu cơm rồi đi ngủ. Nhận email của Bộ nông nghiệp kêu mình ký vài giấy tờ vì đang xin tiền chính phủ để làm thêm hệ thống tưới nước bằng wifi. Mình chạy xuống lễ tân nhờ in ra để ký rồi Scan vào điện thoại rồi gửi . Xong om

Gặp cảnh con dê nằm đợi người ta giết tế thần. Gia đình nào có ước nguyện gì đó nên cúng một con dê. Thấy con dao cắm bên cạnh. Con dê được cột chân lại nằm chơi vơi. Nghe nói con heo biết trước 2 ngày sẽ bị thọc huyết, con bò thì một ngày còn con dê thì chỉ 2 giây trước khi con dao cắt cổ. Tên giết dê to béo ngồi bên cạnh đợi gia chủ đi lễ ra, thì giết dê rồi lột da ra. Mình định ngồi xem và vi déo nhưng lễ Vu Lan nên thôi, đi về. Cách giết dê kiểu này họ gọi halal. Con Vân thông run sợ trước khi chết.


Hôm nay xe chở đi một tỉnh khác độ 2 tiếng lái xe để viếng Sharkhrisab, nơi được xem là cung điện vua Temul ở vào mùa hè. Chỉ còn cái cổng vào thành nhưng rất to lớn. Địa điểm này được Unesco đánh giá là kho tàng văn hóa của thế giới khiến ông bí thư tỉnh uỷ hồ hởi xông lên, cho chặt hết mấy cây to đùng từ 600 năm qua, nay còn 1 cây ở nhà thờ hồi giáo, còn bao nhiêu ông ta cho chặt hết để xây dựng một trung tâm du lịch vườn hoa đủ thứ và khách sạn cả ngàn phòng khiến unesco nổi điên rút lại bằng khen khiến cả nước quê một cục, không có du khách đến ở lại như ông ta tư duy đột phá. Cái nguy hiểm các lãnh đạo tàn dư của chế độ cũ, độc tài muốn để lại dấu ấn khiến dân đóng thuê mệt thở. Đi xem cái vườn hoành tráng nhưng chả có ai cả. Nắng chang chang, xem hình khi xưa cây cối tùm lum nay chỉ có mấy cây được trồng từ vài năm nay. Chán Mớ Đời 


Tới đây cũng mệt vì phải chạy lên núi, nơi có món dê cực ngon mà dân thành thị phải bò đến đây để ăn.

Khi về, thì họ hỏi có muốn vô thăm chỗ làm giấy không nhưng mình đã xem ở Ai Cập rồi nên đồng chí gái kêu về khách sạn nghỉ 1 chút trước khi ăn tối. Chuẩn bị cho ngày mai, lấy xe lửa đến Bukhara, cách đây 2 tiếng xe lửa. Nếu bác nào đi đây thì dẹp không nên mất 4 tiếng đồng hồ ngồi xe đường ổ gà, chả có gì xuất sắc ngoài cái cổng thành.


Samarkand khá độc đáo với 3 cái lăng của 3 ông vua khi xưa của đế chế Temul. Đúng là ai giàu ba họ ai khó ba đời. Chỉ trị vị được 3 đời rồi giải tán như Tần Thuỷ Hoàng, Thành Các Tư Hãn,..


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn