Samarkhand, thành phố của đường Tơ Lụa

Lấy xe lửa cao tốc đi Samarkhand, cách Tashkent 2.5 tiếng đồng hồ. Phục vụ trên xe lửa rất đàng hoàng. Chả thấy soát vé, mình lên tàu thì đã cô đứng dưới quai, xem vé báo hàng ghế ngồi. Rồi chính cô ta đẩy xe đi mời uống cà phê, trà rồi cho một bao thức ăn gồm một cái hot Dog. Mình không ăn vì mới chơi điểm tâm ở khách sạn Hyatts. Khi lên xe van chạy đi viếng thành phố thì mình đưa cho ông tài xế để ông ta ăn, trong khi đợi mình, cả bỏ uổng.

Samarkhand là một trong những thành phố nổi tiếng nằm trên đường Tơ lụa. Có nhiều đường tơ lụa nhưng có một đường chính do binh sĩ của ông vua nổi tiếng nhất xứ này, sinh tại đây, Imir Timur. Ông này tự xưng là hậu duệ của Thành Cát Tư hãn, đi đánh chiếm các xứ trong vùng, dựng nên đế chế Timur nên dân Uzbekistan, tôn thờ ông ta lắm, dù rằng sau khi qua đời thì đến đời cháu nội ông ta thích văn chương và khoa học, thay vì đi chiến đấu chiếm đất dành dân. Thế là đế chế tan rã. Nghe kể ông ta có  đi chinh phạt đến 32 lần, giết người vô số kể. Có đến 18 bà vợ nên ông ta phải đi chinh chiến cả đời cho đến chết vì ở nhà chắc điên. Mình đi Yellowstone với đồng chí gái và 8 bà bạn của mụ vợ đã khiến mình điên vì chả có bà nào nói bà nào nghe. Ngồi bàn ăn, mạnh ai nấy nói rồi 9 bà quay qua mình như phân trần. Chán Mớ Đời 


 Thời ông ta, đi qua con đường tơ lụa không sợ bị ăn cướp vì binh lính của ông ta đóng quân đầy nhưng phải trả tiền mãi lộ. Mình đoán thời Liên Xô thì họ không ca ngợi ông này nên chỉ xây tượng đài Lê nín đến khi dành độc lập thì mới thấy tượng đài của ông ta được dựng lên trong các thành phố.

Ông thần Timur này ra lệnh phụ nữ phải đeo Burqha vì vợ ông ta quá đẹp, lại gặp tên kiến trúc sư mê gái như mình, đòi phải cho hắn mi thì mới xây lăng tẩm cho chồng bà ta. Bà ta nghĩ mi một cái đâu mất mát gì để cho tên kiến trúc sư mi một cái. Không biết hắn mi ra sao để lại dấu ấn trên má khiến ông vua về thấy nên bắt phụ nữ đeo khăn che mặt hết từ đó.


Phải chi các cầu thủ nữ của đội tuyển Tây Ban Nha đều đeo khăn che mặt như cô cầu thủ Maroc thì đâu có bị ông chủ tịch liên đoàn túc cầu ôm hôn thắm thiết trong một phút khùng khùng, phấn chấn vì đoạt giải vô địch. Từ dạo đó phụ nữ hồi giáo bị bắt phải che mặt như đàn bà ở với Taliban.


Đến nơi thì hướng dẫn viên đón ở ga xe lửa rồi chở đi viếng các lăng tẩm của phụ nữ trong dòng họ vua chúa. Nhỏ nhắn nhưng rất đẹp. Nói chung là những di tích lịch sử này mới được trùng tu lại sau khi Liên Xô xụp đỗ. Phải công nhận họ trùng tu rất chuẩn. Họ chỉ lựa cái nào còn độ trên 10% di tích cũ xưa thì mới trùng tu còn dưới 10% thì chưa đụng đến. Có nhiều nơi mình thấy họ ráp thêm gạch thì bị lòi ra vì  bức tường bị nức theo thời gian. Họ chưa biết sử dụng laser để đo các góc độ bề dầy của tường nên bị trệt. 

Được trùng tu lại rất đẹp, cầu thang minaret bên phải bị nghiêng 1 mét, được kỹ sư nga cứu lại.
Phía trong được trùng tu khá đẹp
Trompe l’oeil khiến thiên hạ tưởng cao xa lắm
Trùng tu lại có nhiều điểm không thanh tao lắm như cầu thang sắt nhưng tương tối rất đạt
Được cái là hết mùa hè nên ít du khách . Nói chung thì từ khi covid thì kỹ nghệ du lịch bị chậm lại. Nay đang từ từ trỗi dậy. Nói chung thì không đông lắm. Ai thích thì nên đi vì 10 năm nữa thì du khách đến khắp nơi đông sẽ tàn phá sự thanh bình như hiện nay.
Điểm hay họ làm nền nhà lót gạch có đọc để nước mưa có thể chảy vào các lỗ cống hình vuông mà ta thấy trên công trường 

Có mấy cái minaret bị nghiêng cả thước nhưng kỹ sư của Nga La Tư đã chỉnh sửa trong thời gian Liên Xô. Khi xưa, các đoàn lữ hành đi trong sa mạc, ban đêm, khó đoán được đâu là thành phố nên các minaret, dùng để kêu gọi các tín đồ đi lễ. Ban đêm họ đốt lửa trên đó để các đoàn lữ hành thấy mà định hướng đến. Tương tự thời Hy La, trước các thành phố, cổng thành đều có nhà tắm, nơi bác sĩ quan sát xem có bệnh hay không mới cho các đoàn thương buôn vào thành để tránh bệnh truyền nhiễm. Mình có kể vụ này rồi.


Mình xem mấy tấm ảnh xưa thời Liên Xô thì chỉ thấy gạch nhưng nay họ gắn thêm gạch men theo các motif hồi giáo , kẽ thêm chữ của thánh kinh Koran,.. có thể các motif theo năm tháng bay mất. Có đâu 40 bậc thang cấp để leo lên necropolis.


Viếng xong thì họ đưa đi ăn cơm tại một tiệm ăn nghe nói có món cơm ngon nhất thành phố. Phải công nhận ngon thật, chưa bao giờ ăn một đĩa cơm với thịt ngon như vậy. Cơm hơi cứng như spaghetti al dente . Họ giải thích nấu cơm trong nồi lúc đầu là thịt chừng 20 phút rồi bỏ cà rốt nhưng mình nghĩ là ớt vàng, hướng dẫn viên dùng từ không đúng, cũng nấu 20 phút sau đó họ bỏ gạo vào. Đổ thêm nước độ một lóng tay như người Việt rồi nấu thêm 20 phút nữa xem như 1 tiếng đồng hồ. Gạo của họ không như gạo của ấn độ, ăn bở bở. Gạo đây họ trồng vùng này, ăn rất ngon. Nói chung là bữa ăn ngon nhất đến hôm nay.


 Ăn xong họ cho về khách sạn lấy phòng rồi ngủ trưa. Chiều họ ghé lại chở đi ăn tối tại một nhà hàng khác nổi tiếng của dân địa phương. Thấy dân địa phương múa máy nhảy nhưng toàn là phụ nữ, mấy ông Chán Mớ Đời ngồi một góc xem vợ cà khịa. Mình thích mấy món xà lách với cà chua dưa leo. Ăn tuyệt. Quá tươi. Ăn xong thì xe đưa về khách sạn. Ăn no quá nên hai vợ chồng dắt tay nhau đi vòng vòng cho tiêu cơm.


Sáng hôm sau thì đi thăm lăng mộ của lãnh chúa và các trường học madrassa. Trường học nhận học sinh từ nhiều nơi trên đất nước hay đế chế. 1 giáo sư dạy 2 học sinh ở phòng dưới, còn phòng trên thì ngủ. Trước công trường thì thấy có cái mộ của ông bán thịt, ngày này qua năm nọ, làm thịt cừu gà cho học trò ăn nên sau khi qua đời họ chôn ông ta tại đây theo như ước nguyện của ông ta để ngày ngày nghe tiếng đánh vần của học sinh.

Món dê nướng nổi tiếng vùng này, kẹp trong bánh mì như pâte chaud của pháp nhưng to hơn, thấy bên đường làm thiên hạ đến ăn mệt thở. Ở đâu cũng có sự hiện diện của nam qua coca và Pepsi.


Có 3 cái trường và 2 mosque nay thì mấy lớp học, được trưng dụng cho mấy bà máy ông buôn bán áo quần, đồ lựu niệm cho du khách. Sau đó họ cho ăn cơm trong một tiệm ăn khá độc đáo trên nóc nhà nên có thể nhìn thấy các trường học,.. có súp gà ăn rất ngon. Món đặc biệt ở đây là súi cảo. Chắc người Tàu đi buôn bán trên đường tơ lụa nên nhập cảng món này. Họ ăn với ya ua thay vì xì dầu. Không đặc sắc lắm nhưng mình cũng làm hết 3 cái. Đây họ ăn cơm uống nước trà, gọi là Chai như các xứ hồi giáo. Mấy anh tàu rang trà cho khô để tỏng các bao chở qua mấy xứ này để bán.


 Sau đó đi bộ lại chợ thấy rất sạch sẽ, thùng rác khắp nơi, không thấy họ xả rác dưới đất. Dân tình tìm thùng rác để bỏ. Không thấy ruồi nhiều trong chợ, sạch sẽ so với chợ Marakech và chợ Fez mà mình đi qua. Có hướng dẫn viên để hai vợ chồng đi quan sát nhưng mụ vợ chạy theo bà ta đi mua áo quần nên mình đi lòng vòng, thấy mấy đứa bé phụ buôn bán khiến mình nhớ chợ Đà Lạt khi xưa, phụ mẹ mình dọn hàng.


Xong xuôi thì về khách sạn nghỉ. Chiều đi ăn tiếp, tiệm Shish-Kebab với súp gà. Họ đem nước chấm thịt làm có cà chua và các gia vị khác mà mình thấy trong chợ. Ăn hết vô nên hai vợ chồng kêu cái hộp đem về cho ông tài xé ngồi ngoài xe đợi. Cũng thấy dân địa phương đến ăn uống nhảy múa đủ trò. Lên xe thì hướng dẫn viên đã về trước nên chỉ còn anh tài xế. Đưa cho anh ta hộp thức ăn rồi bỏng nhiên anh ta xổ một tràn tiếng Uzbek khiến mình và mụ vợ nhìn nhau như bò đội nón. Mình móc điện thoại ra rồi bấm nút để thâu tiếng anh ta rồi điện thoại tự động dịch. Hoá ra anh ta hỏi mình có muốn đi tiệm để mua áo tắm cho mụ vợ. Mụ vợ kêu khỏi cần vì quên đem đồ tắm nhưng chỉ thấy hồ tắm ở khách sạn còn xứ này không có biển nên thôi. Về khách sạn đi bộ cho tiêu cơm rồi đi ngủ. Nhận email của Bộ nông nghiệp kêu mình ký vài giấy tờ vì đang xin tiền chính phủ để làm thêm hệ thống tưới nước bằng wifi. Mình chạy xuống lễ tân nhờ in ra để ký rồi Scan vào điện thoại rồi gửi . Xong om

Gặp cảnh con dê nằm đợi người ta giết tế thần. Gia đình nào có ước nguyện gì đó nên cúng một con dê. Thấy con dao cắm bên cạnh. Con dê được cột chân lại nằm chơi vơi. Nghe nói con heo biết trước 2 ngày sẽ bị thọc huyết, con bò thì một ngày còn con dê thì chỉ 2 giây trước khi con dao cắt cổ. Tên giết dê to béo ngồi bên cạnh đợi gia chủ đi lễ ra, thì giết dê rồi lột da ra. Mình định ngồi xem và vi déo nhưng lễ Vu Lan nên thôi, đi về. Cách giết dê kiểu này họ gọi halal. Con Vân thông run sợ trước khi chết.


Hôm nay xe chở đi một tỉnh khác độ 2 tiếng lái xe để viếng Sharkhrisab, nơi được xem là cung điện vua Temul ở vào mùa hè. Chỉ còn cái cổng vào thành nhưng rất to lớn. Địa điểm này được Unesco đánh giá là kho tàng văn hóa của thế giới khiến ông bí thư tỉnh uỷ hồ hởi xông lên, cho chặt hết mấy cây to đùng từ 600 năm qua, nay còn 1 cây ở nhà thờ hồi giáo, còn bao nhiêu ông ta cho chặt hết để xây dựng một trung tâm du lịch vườn hoa đủ thứ và khách sạn cả ngàn phòng khiến unesco nổi điên rút lại bằng khen khiến cả nước quê một cục, không có du khách đến ở lại như ông ta tư duy đột phá. Cái nguy hiểm các lãnh đạo tàn dư của chế độ cũ, độc tài muốn để lại dấu ấn khiến dân đóng thuê mệt thở. Đi xem cái vườn hoành tráng nhưng chả có ai cả. Nắng chang chang, xem hình khi xưa cây cối tùm lum nay chỉ có mấy cây được trồng từ vài năm nay. Chán Mớ Đời 


Tới đây cũng mệt vì phải chạy lên núi, nơi có món dê cực ngon mà dân thành thị phải bò đến đây để ăn.

Khi về, thì họ hỏi có muốn vô thăm chỗ làm giấy không nhưng mình đã xem ở Ai Cập rồi nên đồng chí gái kêu về khách sạn nghỉ 1 chút trước khi ăn tối. Chuẩn bị cho ngày mai, lấy xe lửa đến Bukhara, cách đây 2 tiếng xe lửa. Nếu bác nào đi đây thì dẹp không nên mất 4 tiếng đồng hồ ngồi xe đường ổ gà, chả có gì xuất sắc ngoài cái cổng thành.


Samarkand khá độc đáo với 3 cái lăng của 3 ông vua khi xưa của đế chế Temul. Đúng là ai giàu ba họ ai khó ba đời. Chỉ trị vị được 3 đời rồi giải tán như Tần Thuỷ Hoàng, Thành Các Tư Hãn,..


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn