Đến Bukhara để khóc Đà Lạt


Các tường ngoài được trùng tu với gạch men. Cái đài cao để kêu gọi tín đồ đi cầu nguyện được trùng tu quá đẹp. Bộ hành ít tiệm buôn bán đồ lưu niệm nên không choáng chỗ không gian

Đền này bắt chước bên ấn độ. Một ông nhà giàu xây vì có 4 cô con gái không có con trai nên xây cho đời nhớ đến ông ta không có con trai thừa kế

Mình bay mấy chục ngàn cây số để viếng thăm thành phố Sukhara, Uzbekistan một trong những thành phố quan trọng nhất trên con đường tơ lụa khi xưa. Đến đây thấy bao nhiều năm biến đổi với chính trị, ngoại bang cai trị, đập phá các di tích lịch sử, văn hóa của họ để rồi năm 1991, họ đòi tự trị, dành độc lập và tìm cách về nguồn, tìm lại bản thể mà hơn 100 năm qua họ bị sa hoàng xâm chiếm và bolcheviks cai trị. 

Mình đến thăm cái tường thành mà họ thiết lập rất hay, tường nghiêng nghiêng để họ đứng trên thành có thể tấn công bắn chéo các lính đối phương leo lên thành, họ dùng các cây để làm thành dàn giáo để xây thành sau đó chỉ chặt khúc dư quăng đi còn để lại khúc cây dính trong tường để thông ống nước chảy ngập xuống đất từ phía trong xuống lòng đất. Từ 10 thế kỷ qua họ đã có kỹ thuật quá giỏi trong khi Đà Lạt ngày nay, chỉ xây cái talus có chút xíu không để lỗ hổng cho nước tụ phía sau tường chảy thoát ra khiến sạt lỡ đất giết hại thường dân. 

Thấy Bolshevik thả bom bắn đại bác, cày nát một phía thành rồi sau khi chiếm được thì tìm cách xóa tan di tích lịch sử, văn hóa của họ. 
Đây là các khúc gỗ còn sót lại sau khi được sử dụng làm dàng giáo để xây tường thành đồng thời giúp nước ứ sau tường gạch có chỗ thoát đi thay vì ứ lại và làm sạt lỡ như trường hợp tại Đà Lạt mấy tháng trước. 
Các tường thành làm tròn để tránh đạn phá 
Bỏ công bay hai ngày tới đây để xem được tường thành này khiến mình mãn nguyện khi xưa có học về bức tường này

Sau khi dành độc lập, lãnh đạo của họ có ý chí trùng tu các di tích lịch sử của cha ông để lại , nhất là các nhà thờ hồi giáo được các tín đồ hồi giáo muốn thăm viếng. Trong phố cổ thấy họ trùng tu lại, tuy nghèo nhưng rất chuẩn. Một thành công rất lớn cho các nước nghèo noi theo học tập thay vì phá nát như Đà Lạt. 

Lúc đầu họ cũng gặp phải nhiều lỗi lầm do tư duy được Bolshevik cấy trong đầu; phá cái cũ làm cái mới theo tin thần cách mạng do LÊNIN dạy. Có một tỉnh được unesco phong làm khu bảo tồn văn hóa của thế giới. Họ theo tư tưởng của bác LÊNIN nên đập phá hết để xây lại cái mới thêm màu sắc tươi tắn ngày nay. Ngoài ra họ chặt hết cây được trồng cách đây mấy trăm năm, nhiều loại được mang từ trung hoa về che nắng vào mùa hè. Thay vào đó họ trồng mấy vườn húng quế vì lãnh tụ yêu thích ăn loại rau này thơm. Họ cho xây ngay bên cạnh nhà hàng và mấy ngàn phòng ngủ khách sạn. Rốt cuộc không có thằng Tây con đầm nào bò lại thăm viếng chi tiền nên chỉ biết khóc. Unesco buồn đời nên thu hồi bảng tuyên dương khu bảo tồn văn hóa thế giới. Tài xế chở đi xa nhưng không có gì để xem ngoài cái cổng thành được họ trùng tu lại màu mè xến như phải công nhận là rất đồ xộ và đẹp nếu không tư duy đột xuất pha chế màu mè như ở thành nội Huế. Chán Mớ Đời 

Rút kinh nghiệm họ mời các chuyên gia ngoại quốc đến dạy cách trùng tu cho người của họ, cho người đi quan sát học hỏi ở nước ngoài nên trùng tu lại các di tích cổ rất chỉnh chu. 

Đi viếng xứ này khiến mình nhớ đến Đà Lạt nên buồn. Cũng một lò Bolshevik ra nhưng một bên làm được một bên phá bú xưa là mua. Cho thấy tư duy rất quan trọng nhất là tư duy của lãnh đạo. 

Có lần về Huế mình đi thăm lăng tẩm và thành nội. Mình thất kinh khi thấy họ lấy sơn tàu để quét sơn mấy di tích trùng tu như sơn mái ngói vàng hay xanh rồi mấy cột thành màu đỏ. Mình hỏi mấy ông thợ thì họ cho biết là trên đưa sơn để sơn nên cứ sơn. Gỗ thì không kiếm gỗ thời xây kinh thành mà lượm ở đâu rẻ đem về trùng tu lại. 

Khi trùng tu người ta phải nghiên cứu khi xưa tổ tiên họ dùng loại gì để sơn màu. Khi người Tây phương trùng tu một bức tranh họ phải điều nghiên kỷ lưỡng qua quang tuyến để biết bao nhiêu lớp sơn mà họa sĩ đã vẽ, loại sơn nào xuất xứ từ đâu để họ tìm mua hay chế tạo lại loại sơn đó để trùng tu cho đúng với bức họa xưa. Họ đâu có mua sơn của người Tàu đem về rồi tự động sơn son thép vàng như đại nội. Rồi cho mướn làm vũ trường hát karaoke. 

Điển hình ở Bukhara mình đi viếng một cái thành từ mấy trăm năm hư hao nhất là Bolshevik nả pháo vào làm hư hao. Thấy họ trùng tu lại với gạch làm bằng gạch đất của vùng này. Họ làm bài bản lắm thêm sử dụng gạch men để trang trí như xưa. Đều sử dụng phương pháp cổ truyền để trùng tu. 

Họ tìm kiếm đá mà tổ tiên họ sử dụng, đem về nghiền cho nát để dùng để Sơn các gạch men hay các tô chén. 

Mình viếng một xưởng vẽ tranh cổ thấy họ dùng bốn loại màu để pha chế như lấy hạt lựu làm nước để vẽ. Họ dẫn mình đi viếng xưởng của họ. Họ trồng cây dâu cho tằm ăn rồi lấy nhánh cây để ngâm nước ra chất trắng rồi họ nhúng cái khuôn vào nước rồi ngâm thêm starch của gạo bỏ lên nhiều lớp theo phương pháp từ cổ xưa của người Tàu làm giấy. Sau đó phơi khô rồi vẽ lên đó rất công phu. 

Để khuyến khích các nghệ nhân chính phủ không bắt họ đóng thuế nhưng với điều kiện họ phải nhận học trò để truyền nghề. Do đó họ sống sung túc để sáng tác. Các trẻ em theo học được khuyến khích đọc sách để có ý tưởng mà tạo ra những bức tranh đẹp khác. Họ bán giá rất đắt vì phải mất cả tháng hay năm để vẽ.  Tương tự khi viếng thăm một xưởng thêu, ông nghệ nhân chỉ mình cách họ làm chỉ rồi thêu ra sao nhưng phải nhận học trò để có truyền nhân. Ở Thổ Nhĩ Kỳ mình có mua một bức thêu mà nghệ nhân mất hai năm để thêu. Có lẻ tấm tranh đẹp nhất mà mình thích. 

Trong khi đó gấm lụa Việt Nam cứ mua từ Trung Cộng về rồi bán gọi là lụa Việt Nam. Về Việt Nam thấy có một công ty lụa chém người mua rất đắt sau này khám phá ra là họ mua từ Trung Cộng mang về. Dần dần số nghệ nhân biết cách thức làm lại Việt Nam qua đời xem như thất truyền. Chán Mớ Đời 
Khi xưa mình về Việt Nam ghé Nha Trang hay Đà Nẵng thì thấy họ phát triển rất khá đến khi mấy ông tàu vào đầu tư thì Chán Mớ Đời cứ tưởng Sihanoukville. 

Cho thấy muốn phát triển chúng ta cần có viễn kiến, cần có bản thiết kế toàn phần đến khu vực không thể nào đột phá tư duy rồi làm. Sai thì sửa. 

Phải chi các lãnh đạo viếng thăm mấy thành phố được trùng tu lại trên thế giới để học hỏi thay vì phát triển theo kiểu Tây ba lô tạo ra các phố Tây. Tây ba lô không có tiền như mình khi xưa còn sinh viên, đâu có tiêu tiền nhiều. ở Uzbekistan không thấy Tây ba lô, chỉ có du khách đến từ Âu châu như Ý Đại Lợi và pháp. Có đại Hàn và Trung Cộng. Mấy người này đi viếng để khám phá về văn hóa ngàn năm của xứ này nên phố cổ của họ, cấm xe hơi di chuyển, chỉ để bộ hành và các xe điện nhỏ không gây ồn ào và chạy nhanh. 
Nguyễn Hoàng Sơn