Dẫy núi Caucase phân chia âu châu và á châu

Dẫy núi Caucasia nằm dài phía trên kéo dài ra hai biển bên tây và Đông

Khi xưa, giờ địa lý lịch sử, ông Tây nói về dẫy núi Caucase ở xứ đâu đâu khiến mình tối tăm mặt mày khi nghe giảng. Từ Asiemineure đến Asie Centrale rồi ông ta chỉ trên bản đồ đến âu châu, á châu. Dẫy núi chia cắt Âu châu và Á châu. Phía Bắc là Âu châu còn phía nam là Á châu. Ông ta còn nói người gốc Caucasien rất đẹp, không chỉ là da trắng không mà còn các giống dân khác ở vùng này vì lai đủ trò. Sau này người ta dùng từ Caucasian ở Hoa Kỳ để chỉ định người da trắng, khác với định nghĩa khi xưa. Có lẻ vì Hitler khi xưa gọi giống Aryan mà mình có đi thăm ở Uzbekistan vùng Khiva, lại nói đến Noah tìm thấy giếng nước ngọt. Mà vùng Georgia này thiên hạ cũng tự xưng là nơi Noah đã đến nên mình ngọng từ khi xưa đến nay. Họ kêu cái tấm vải bọc thân hình của chúa Giê-su sau khi chết được đem về Georgia trong khi dân Ý Đại Lợi ở Torino để trong nhà thờ kêu là vải bọc thân chúa nên mình chả dám cãi. Mình đọc đâu đó thì tấm vãi ở Torino Cũng bựa luôn. Mình ở Torino khi xưa nên có viếng thăm cái này. Chán Mớ Đời 
Đỉnh núi cao nhất dẫy núi Caucasia từ phía Georgia.

Năm ngoái đi Thổ Nhĩ Kỳ, hỏi vớ vẫn thì dân ở đây kêu mấy nước như Armenia và Azerbaijan và Georgia kêu, họ thuộc Âu châu dù là con cháu Mông Cổ hay Attila. Khi xưa học ông Tây thì chỉ có liên sô nên mấy nước cộng hòa thuộc đế chế này thì mình ngọng nay thì càng ngọng hơn khi đi viếng vùng này.

 

Hôm nay hai vợ chồng đến vùng dẫy núi Caucase mà ông Tây kể nhưng nằm phía nam thuộc quốc gia Georgia. Bên kia dẫy núi là nước Nga. Đường lên núi rừng với đường xấu nên chạy hơi lâu. Cuối cùng đến một thị trấn nghỉ dưỡng nhất là trượt tuyết mùa đông. Điểm dừng để thăm viếng đỉnh núi cao vời vợi của khu vực phía Georgia. 

 Vùng đỏ bị Putin chiếm đóng xem như 20% xứ này


Giữa đường thấy nhà của nông dân hai bên đường khá to, hai tầng. Được giải thích thì nông dân ở lầu trệt còn lầu một để dành cho khách nhưng ít ai đến. Mình đoán một cách làm cách nhiệt khi mùa đông thì lầu 1 có thể chống lại cách giá lạnh từ mái nhà xuống lầu 1 còn mùa hè tương tự, cứ mở cửa sổ lầu 1 là gió thoáng sẽ giúp lầu trệt mát.

VỢ chồng mình, tài xế và anh hướng dẫn viên ngồi ăn ở đây nhìn xuống cái đập, ăn món cheese pie, khachapuri loại bánh mì có phô mát phái trong. Mình bắt đầu hiểu lý do dân họ to bụng vì thích ăn món này uống coca. Vì toàn là tinh bột. Xứ này thuộc đế chế Ottoman một thời nên có shih kebab

Xe chạy qua cái đập khó đánh vần, thời Sô Viết. Thấy rõ các sinh hoạt kinh tế thời sô viết. Thấy cái nhà máy to đùng với mấy dãy nhà chung cư thời sô viết bỏ hoang. Mình nghĩ kinh tế te tua từ khi anh Nga đánh chiếm 20% đất đai của họ nên ít ai đầu tư vào. Hy vọng cuộc chiến Ukraine khả quan thì ngoại quốc mới đầu tư vào còn không thì dân tình cứ uống rượu và hút thuốc cho qua ngày.


Vợ mình hơi ngọng khi thấy mình nói chuyện với hướng dẫn viên về cơ đốc giáo chính thống. Đồng chí gái thắc mắc nên mình phải giải thích là khi hoàng đế la mã Constantin, ra lệnh dời đô về Constantinople, nay được gọi là Istanbul vì là nơi có hai giới tuyến, một bên là á châu một bên là âu châu. Ông hoàng đế này bị bà vợ bắt phải theo đạo công giáo, rửa tội nếu không thì không cho động phòng nên ông ta theo, nhờ đó mà thiên chúa giáo được phát huy, không bị cấm như trước mà thiên hạ học tập chui lời thiên chúa Giê-su, trốn dưới địa đạo như ở Capadoccia mà mình viếng năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ.


Vấn đề là đế quốc la mã quá rộng lớn nên ông ta chia ra làm hai, phía đông mà người ta hay gọi là đế chế Byzantium và phía tây thường được gọi tây la mã. Sau này khi ông ta qua đời thì đế chế la mã lộn xộn, phân chia đưa đến đế chế la mã phía Tây xụp đỗ nhưng đế chế Byzantium vẫn tồn tại đến khi bị đế chế Ottoman chiếm đóng, mà mình thấy nhà thờ ở Istanbul được đổi thành nhà thờ hồi giáo. Do đó nhà thờ phía đông đế chế la mã vẫn giữ cách thờ phụng khởi xưa còn nhà thờ phía tây do Vatican dẫn đầu thì được cải cách. Thật ra nhà thờ phía tây cũng chia rẽ, có đức giáo hoàng ở Avignon và đức giáo hoàng ở Vatican. Không ông nào nghe ông nào đến sau này mới thống nhất. Đến tỉnh Avignon, ngày nay vẫn còn Palais des Papes.

Nhà thờ mà cũng phải làm tường thành để chống quân đội ngoại quốc đến chiếm phá
Nhà thờ cơ đốc chính thống với tường thành ở ngoài . Xứ này chó hoang rất nhiều, cứ thấy chúng nằm ngoài đường. Minh nói anh tài xế và hướng dẫn viên liên lạc với người đại hàn rồi xuất khẩu chó qua xứ Hàn

Thấy mụ vợ nhìn mình như bò đội nón, rồi hỏi đạo tin lành là sao. Mình nói có ông linh mục Luther, buồn đời, viết một tờ giấy kêu gọi toà thánh Vatican cải cách đâu trên 100 điều, rồi đóng trước cửa nhà thờ. Dạo ấy ông Guttenberg, mới mò mò ra cái máy in chữ nên dụ ông Luther cho ông ta in thử tấm giấy kêu gọi yêu sách đòi hỏi nhà thờ. Đó là tờ truyền đơn phản động đầu tiên trên thế giới.


Ông Luther và những người cùng chí hướng mới lấy tờ in của ông Guttenberg để gửi cho bạn bè khắp nơi tạo dựng một phong trào kêu gọi cải cách nhà thờ. Người Mỹ gọi Protestant,  hay reformist còn người Việt dịch là Tin Lành. Khi xưa, các cố đạo rao giảng bằng tiếng la tinh nên con chiên mặt ngỗng ị, phải đợi mấy ông cố đaọ giảng bằng tiếng tây, đúng hơn là thổ ngữ của họ vì dạo ấy người ta sử dụng tiếng la tinh khi viết và trao đổi.


Nhà thờ Tin LÀnh bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ, dịch phúc âm ra đức ngữ hay các tiếng khác để người dân có thể đọc kinh thánh được, không cần đợi cố đạo giảng vào cuối tuần rồi phải cúng dường. Ngoài ra còn khuyến khích con chiên làm ăn, cho vay buôn bán khác với thời công giáo, kêu con chiên không được tham tiền bạc, có bao nhiêu cúng cho nhà thờ xây cất nhà thờ to đùng.


Các tôn giáo như nhau, mấy ông cố đạo hồi giáo cũng dạy con chiên đạo hồi không được tham lam, cho vay ăn lời, có bao nhiều thiên cúng dường cho các Mollah, xây nhà thờ. Rồi nhà thờ Tin LÀnh từ từ có những nhóm khác, có tư duy muốn cải cách nhà thờ nên tạo ra những giáo phái khác. Giải thích đến đây thấy vợ mình ngáy khò khò nên mình ngừng.

Đường vào thị trấn Mestia thì thấy rất nhiều đài canh gác cổ xưa, sẽ đi thăm viếng trước khi về vì ngày mai lên núi. Chỗ này thấy có nhiều đường mòn cho dân dã ngoại. Thị trấn ở cao độ 1,500 mét tương tự như Đà Lạt. Thành phố nghèo sau bao nhiêu năm được liên sô cai trị. Bù lại tối nay hai vợ chồng ăn cơm rất thịnh soạn, cá chiên, trái cây đủ loại nhưng món cà tím trét Patê quá phê. Phòng ăn chỉ có hai vợ chồng, thấy đời lên hương mệt thở.

Mấy làng nhỏ có mấy đài quan sát cao. Để hôm nào mình kể thêm chi tiết

Mình chưa mạc Khải về các tôn giáo nói trên. Mình có đọc Koran, Tora, phúc âm,… chỉ nhận định theo ý của mình, không phản bác tôn giáo nào cả. Bác nào rành hơn thì làm ơn chỉ cho em chỗ sai chớ đừng có kêu em sai rồi chả hiểu lý sai sai chỗ nào. Khi nói đến tôn giáo thì phải có lòng tin nên khó mà tranh cãi với niềm tin. Qua chuyến đi này, mình thấy họ trùng tu lại các nhà thờ thiên chúa giáo cũng như hồi giáo để kinh doanh không phải để quảng bá lời dạy thiên chúa hay Allah. Tương tự ở Việt Nam, chùa mọc như nấm để kinh doanh.


Về địa lý người ta chia phía Âu châu và Á châu thêm văn hoá lịch sử nhưng người theo thiên chúa giáo dù ở phía Á châu, bị MÔng Cổ, Hun chiếm đóng cai trị lâu năm nhưng họ vẫn tin rằng họ thuộc về Âu châu. Ai cãi.


Ăn xong hai vợ chồng đi bộ, cứ gặp bò và chó hoang. Dân tình nuôi chó xong, thấy tốn tiền nên đem thả xa xa nhà, khiến chó chạy đầy đường. Phân bò đầy đường còn chó lâu lâu thấy xe chạy qua là rượt sủa. Hôm qua đồng chí gái kêu mình chụp hình, thì con chó chạy lại cắn áo. Chạy qua các cánh đồng thấy heo người ta nuôi thả chạy đầy đường, dê nằm ngủ giữa đường, xe bấm còi lia chia mới đứng dậy. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn