Viếng thăm các nước liên Xô cũ


Đây là lần đầu mình viếng thăm các nước thuộc liên Xô cũ mà trước 1991 chưa bao giờ nghe tên nhất là đánh vần. Đi hai nước Uzbekistan và Georgia. Một nước thì theo đạo Hồi Giáo và một nước theo thiên chúa giáo chính thống để xem sự khác biệt dưới thời Sô Viết và ngày nay.


 Cái đồng nhất là các nhà thờ hồi giáo và thiên chúa giáo dưới thời liên sô bị cấm sử dụng và các tranh vẽ trên tường thuật lại các câu chuyện trong kinh thánh để nhắc nhở con chiên về chúa hay Allah, đã hy sinh đều bị bôi xoá như xoá bỏ tất cả các tàn tích chế độ cũ. 

Trung Cộng đang thực hiện chương trình Vòng Đai và COn Đường
Văn phòng thời Liên Sô bỏ hoang


Các thờ tôn giáo được thay thế bởi các nhà máy, đập nước thủy điện như LÊNIN từng giải thích ngắn gọn cho người nga một cách đơn sơ, chủ nghĩa cộng sản là nhà nào cũng có điện nước. 


Ngày nay thì họ cho trùng tu lại các di tích lịch sử này không phải để cầu nguyện mà để câu du khách đến khám phá, thậm chí họ còn cho xây thêm các nhà thờ thiên chúa giáo mới độ 2, 3 năm nay còn đang xây cất chưa xong, vẫn cho phép du khách vào để lấy tiền cho nên Chán Mớ Đời 
Có nhiều khu chung cư được trùng tu hay người dân vẫn tiếp tục ở trong thành phố còn xa xa gần các nhà máy thì bỏ hoang

Người dân không còn sùng đạo nữa. Ít thấy ai vào nhà thờ để cầu nguyện. Có Bà hướng dẫn viên kêu là chỉ theo hồi giáo có 6%, không có thì giờ cầu nguyện khi hồi giáo bắt phải cầu nguyện đến 5 lần mỗi ngày. Trong các giáo đường thiên chúa giáo ở Georgia thì tuyệt nhiên không thấy một người, ngồi hay quỳ cầu nguyện như khi đi Ý Đại Lợi, Hy Lạp,… chỉ toàn là du khách. Người ta thương mãi hoá các di tích lịch sử của tôn giáo.

Các trạm ngừng trên xa lộ cho thấy sự ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của Hoa Kỳ. 
Các trạm xăng, kiến trúc vẫn còn ảnh hưởng của liên sô
Tư bản đã xâm nhập vào văn hoá ăn uống của dân sở tại

Vẫn biết ngày nay, có sự khủng hoảng về tôn giáo, nhiều nhà thờ ở âu châu phải đóng cửa, có nơi họ cho mướn để biến thành các nơi buôn bán đông người như trường hợp mình viếng thăm ở Maastricht, Hoà Lan. Chỉ nhớ khi Liên sô còn thì người dân bị tha hoá với chủ nghĩa cộng sản nên tìm về nhà thờ như một chốn, tìm lấy lại thân bằng cho tinh thần, niềm tin vào con người nên các buổi lễ cầu nguyện chui được mở rộng khắp nơi. Nay thì bú xua la mua. Người dân ùa theo chế độ tư bản ăn uống phủ phê dù lương bổng không cao so với Hoa Kỳ thì giá cả đời sống rất đắt đỏ. 


Mình thấy dân tình uống coca, pepsi, ăn hamburger, pizza, khắp nơi thấy các bảng hiệu Fast food. Dân tình béo ngậy ngậy nhất là ở Georgia. Nghe kể khi các tiệm donut như Dunkin khi vừa mở cửa, người dân xếp hàng để mua khiến cửa tiệm phải đóng vì hết thực phẩm, phải đợi chuyên chở đến từ Hoa Kỳ. Họ không ngờ là số lượng khách hàng đông như vậy. Trên các tuyến đường xa lộ, thấy các trạm đổ xăng, bên cạnh là những chợ tiệm ăn bán Dunkin, Baskin & Robin, Wendy,… dân tình đậu xe lại bu như kiến. MacDonalds thì chưa thấy cũng như Starbucks chỉ thấy cà phê Costa mà người sở tại rất mê nhưng rất đắt. 

Tủ lạnh đựng nước ngọt và nước lạnh để ngoài trời, chủ chưa ra nên phải ràng dây xích

 Đâu đâu cũng thấy quảng cáo của Coca, Pepsi từ các tủ lạnh đến các bảng hiệu. Cho thấy tư bản mỹ đang xâm nhập, cải tạo văn hoá con cháu các anh hùng nhân dân lao động. Du khách từ Hoa Kỳ rất ít. Du khách từ Ba Tư cũng có hay các nước lân cận. Nghe kể, các nữ du khách đến từ Ba Tư thì xuống phi trường đều che mặt đủ trò nhưng sau khi rời khách sạn là bận áo quần, hở rốn đủ trò. Họ sang đây vài hôm để hưởng tự do một chút. Không gì quý hơn là tự Do phơi bụng. Hôm kia ăn cơm trong tiệm thấy hai cô gái gốc Ba Tư trẻ đi du lịch, nói sang đây sướng, không phải đeo chatdor.
Nếu để ý thì tài xế xe trắng ngồi bên phải và tài xế xe mình ngồi bên trái. Lý do là họ nhập cảng xe hơi cũ của Nhật Bản để xài nên tay lái nằm bên phải, thấy nhan nhãn khắp nơi ở xứ Georgia. Họ mới ra luật chỉ được nhập cảng xe cũ 10 năm trở lại. Ai buôn xe hơi cũ, nên đem xe cũ Cali qua bán chắc có tiền.


Xe chạy qua nhiều nơi nhất là tại Georgia, thấy nhiều công xưởng thời sô viết, tượng trưng cho các giáo đường của chủ nghĩa cộng sản bỏ hoang, gần đấy có nhiều chung cư cho nhân viên bị bỏ hoang. Sau khi dành lại độc lập, các nhà máy bị đóng cửa, không ai có ý tưởng mua rẻ lại của chính phủ lâm thời để tiếp tục sản xuất hay cũng có thể vì lối sản xuất đã đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô nên không ai muốn rớ đến. 


Nếu có tiền thì nên đi lùng các chung cư bỏ hoang này, rồi trùng tu lại vì sau này sẽ có giá. Mình thấy kiến trúc có những điểm hay với tư duy Sô Viết. Chỉ cần gắn hệ thống sưởi và điện lạnh, sửa chửa các nhà bếp, vệ sinh theo tiêu chuẩn hiện đại, còn phía ngoài thì thay cửa sổ 3 lớp, trùng tu một tí là đẹp.


Có nhiều nơi đang xây thì liên xô sụp đỗ nên họ ngưng, nay chả biết làm gì với một đống bê tông sau 30 năm. Tạm thời họ trùng tu các tu viện, các nhà thờ tại Georgia và các trường chủng viện ở Uzbekistan, được xem là di tích lịch sử, hy vọng trong tương lai họ sẽ có tiền để trùng tu lại hệ thống kiến trúc của thời Liên Sô. Cũng có thể họ sẽ đập phá bỏ để quên đi một quá khứ đau buồn của dân tộc. 70 năm dưới sự cai trị của đảng cộng sản., một tôn giáo hà khắc, đã tiêu hủy các nền văn hóa cũ của người dân sở tại khiến họ bị tha hóa, khủng hoảng về bản thể trong giai đoạn chuyển tiếp mà nếu không khéo họ sẽ lọt vào cái bẩy của chủ nghĩa tư bản man rợ sẽ đưa người dân của họ về một lối sống không lành mạnh. 


Mình thấy mấy ông tàu đang xây cất xa lộ theo chương trình vòng đại và con đường như con đường tơ lụa của thế kỷ 21. Nếu họ không khéo sẽ bị bẩy nợ. 

Trung tâm tắm suối nước nóng của Stalin. Nay có tiền thì vào ngâm nước, đấm bóp


Chỗ này là bồn tắm của Stalin khi xưa nên họ không trùng tu, di tích lịch sử 

Có viếng thăm mới biết được chút gì người dân sơ tại đã chịu khổ cực. Họ kể thời liên sô, chỉ có điện 4 giờ tối đa cho mỗi ngày. Đó là tại thủ đô còn tỉnh lẻ hay thị trấn thì chắc chả được gì cả. Ăn uống thì thịt chỉ có 2 lần mỗi năm khi đến tết hay giáng sinh. Bánh mì được nhúng vào muối rồi nướng lên ăn. Có lẻ vì vậy mà thức ăn ở Georgia rất mặn, nhất là các loại phô mát. Thường phô mát được làm bằng sữa nên sợ sữa hư, người ta pha với muối nhưng ở xứ này, mình ăn không được vì quá mặn. Nghe họ rên đói khổ thời liên xô khiến vợ mình nhảy vào kể với họ thời bao cấp tem phiếu sau 75. Hai bên rất tương đắt, mình chỉ ngồi nghe. Không lẻ kể thời ăn cơm với cá mòi Ma-rốc hay baguettes 

Cổng thành, họ xây bằng bê tông con đường nhỏ trên tường thành để du khách có thể đi bộ trên đó, kiếm tiền 
Họ cho xây con đường nhỏ cắm vào tường thành bằng bê tông cho du khách đi trên. Đó là hệ ủa của 70 năm bị sô viết hóa. 

Nhà thờ họ mới xây được 2 năm nay, chưa xong nhưng để câu du khách. Buồn cười nhất là họ gắn cái lò sưởi đốt bằng củi rồi gắn cái lỗ thoát hơi khói qua cửa sổ trong khi vào nhà thờ cũ được xây bằng đá thường không bị lạnh hay nóng vì tường đá làm cách nhiệt tự nhiên. Nay họ nhét đá trộn cát gạch hằn bà lằng rồi ở ngoài trét đá lên nên không cách nhiệt. 

Liên Xô áp dụng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khiến các nước dọn ép buộc theo đứt chếnh. May họ muốn quay bắt chước Âu châu nhưng tư duy đột phá của họ khá lộn xộn. Ngày nay chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung nhưng chạy theo Âu Mỹ hoàn toàn thì chưa chắc là một điểm tốt. Phải biết lọc cái hay của người Mỹ mà áp dụng thay vì cứ 100%.


Sau khi đánh cho mỹ cút ngụy nhào, nay Hà Nội lại trải thảm đỏ cho tổng thống mỹ trở lại. Tại sao không bắt tay hợp tác mấy chục năm về trước. Khỏi cần đánh cho Nga cho Tàu. Chán Mớ Đời (còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn