Đến Khiva, vùng Aryan cổ xưa

 

Sau khi ăn sáng, 2 tài xế của công ty đến chở hai vợ chồng đi Khira, cách Bukhara độ 400 cây số, cạnh biên giới với Turmenistan, hướng đông Bắc của Bukhara. Từ 9:00 sáng đến 5:00 giờ chiều. Xe phải chạy về liền nên có thêm một bác tài xế khác. 

Tường thành của thành phố khira rất đẹp 


Xe chạy trên xa lộ do ngân hàng Á châu cho mượn tiền, được chia làm 3 khúc do Nam Hàn, Đức quốc và Tajikistan thực hiện. Thấy phần Đại Hàn đang làm như xa lộ Đại Hàn ở ngoại ô Sàigòn mà mấy chục năm nay vẫn tốt. Mình thấy họ đổ độ 12, 15 phân xi măng trên độ nữa thước đá sỏi rồi trải nhựa đường trên. Ba phần thì thấy rõ ai làm vì đại Hàn thì bốn làn xe chung để nước chảy ra ngoài ruộng hai bên đường. Đức quốc thì làm như bên Hoa Kỳ, hai đường làn hai bên còn ở giữa thì có một hố sâu để khi mưa nước chảy xuống dưới đó thêm tránh tai nạn xe cộ, ở  Sàigòn thì xem Phú Mỹ Hưng. Mình thấy nhiều chỗ có mấy bức tường thép làm hàng rào bị xe tông vào đó móp méo nhưng không thấy sửa chửa vì hết tiền chắc. 

Xa lộ Đức quốc xây khúc này, cảnh sát kêu dừng lại để nghỉ lái tránh mệt mỏi gây tai nạn nhưng mấy ông lái xe tải lớn thì chạy suốt. Thấy hai làn xe chạy mỗi chiều, rồi ở giữa có một khu đất trống để nước mưa đỗ xuống đó tranh ngập lụt nhưng chính là tránh xe ngược chiều tông nhau

Nhìn thấy cột điện thời liên Xô nhỏ bé lâu lâu có nơi họ phải lấy tấm gỗ chống bốn bên để cột điện khỏi ngã. 

Đây là ống nước và ống ga nhỏ hơn được thiết bị trong thành phố. Mình đoán thời liên Xô. Động đất là coi như gãy hết, ống ga bể thì gây hỏa hoạn. 
Cột điện thời liên Xô. Họ trồng cột trụ xong thì tròng cái khuông sắt lên để nối bốn dây điện

Xe chạy hướng Tây Bắc toàn là sa mạc hai bên đường. Cứ 100 cây số là cảnh sát bắt dừng lại bên đường 10 phút, nghỉ lái để tránh gây tai nạn vì mệt. Cũng hay. Ở Hoa Kỳ thì cứ mấy mấy chục dặm lại có một khu nghỉ để xả sú bắp cho dân đi đường. Ở đâu không có thì có nhà dân vào tè trả độ 4,000 đồng Việt Nam nhưng hôi thối phải nín thở không dám nhìn. Trong thành phố thì sạch sẽ ra ngoại ô là thấy rác, chai nhựa và bịch nylon quăng tùm lùm. 

Rác ngoại ô còn thành phố rất sạch

Nói đến chỗ nghỉ thì trên đường tơ lụa khi xưa cứ mỗi 30 cây số họ làm một trạm nghỉ ngơi, có nước để lạc đà uống và thiên hạ tắm rửa, cầu nguyện. Ở Ba Tư có một hệ thống điện gió thời xưa và cách lấy nước của họ rất hay nhưng không biết chừng nào viếng thăm được. Ở Peru tương tự có một hệ thống dẫn thủy nhập điền của dân tộc inca rất hay dây chuyền bởi mấy cái giếng. Lần sau dẫn vợ đi viếng xứ này phải bò đến đây thăm viếng. 


Xe gần đến thì thấy phía xa. Có cây cối hóa ra là có dòng sông uốn quanh, dân cư đông. Thấy nhà cửa hai bên đường rất sầm uất mới to đùng. Hóa ra là khu vực kỹ nghệ của xứ này. Chevrolet mở xưởng chế tạo tại đây, có mấy công ty tàu và nam Hàn ở đây. Thấy rõ ràng là giàu có ngay. Không có dòng sông thì không có sự phát triển. 


Xe đưa đến một khách sạn to đùng dùng làm hội thảo cho vùng. To lớn sang trọng nhưng vắng khách. Sáng mai hướng dẫn viên địa phương sẽ đến dẫn tụi này đi tham quan các di tích cổ trong vùng. Rút kinh nghiệm từ Ai Cập và Jordan, mình muốn được hướng dẫn viên địa phương dẫn đi thăm viếng vì họ rành vùng này hơn thay vì công ty cho một hướng dẫn viên đi theo mình suốt lộ trình. Thứ nhất là đắt hơn vì phải trả thêm tiền phòng trọ cho hướng dẫn viên mà họ mù tịt về địa phương. Khá lắm là đọc sách như mình. Người địa phương biết món gì lạ tiệm ăn nào. Tốt hơn khi Đi Ai Cập họ cho một hướng dẫn viên từ thành phố nào đi theo mình suốt lộ trình còn Jordan thì tài xế chở mình đi thôi. 


Đi lại những địa danh của con đường tơ lụa mới hiểu thêm về lịch sử, kinh tế, tôn giáo lý do thịnh vượng và sụp đổ. Khi họ giao thương từ trung hoa qua Âu châu thì khu vực này là trung tâm của con đường giao thương nên giàu có đến khi mấy ông Tây khám phá ra là dùng tàu di chuyển thì nhanh hơn và ít bị đánh thuế mãi lộ qua vùng này khiến đế chế vùng này xuống dốc như bao đế chế trong lịch sử rồi bị các đế chế khác xâm chiếm. Khi xưa người Tàu chế tạo tàu biển rất lớn to hơn tàu của Kha Luân Bố dùng khám phá ra Mỹ châu nhưng có lẻ họ không nghĩ đến dùng tàu để giao thương như người Tây phương nên dẹp, bế môn tỏa cảng chỉ dùng con đường tơ lụa và khi người Tây phương sử dụng tàu biển thì vùng Trung Á này sụp đỗ vì không có đường ra biển. Trong khi đó các nơi có biển sâu để tàu bè cập bến lại phồn thịnh vì giao thương như thời Hy Lạp, là mã. 

Thấy cái bình đựng dầu olive với dấm đen được thiết kế hai bình với hai vòi khác nhau. Rất tiện để ăn với bánh mì 

Tương tự người Tàu làm ăn buôn bán với các nước này nên đã gây ảnh hưởng nhiều. Có thức ăn tàu tại vùng này hay lai giống cũng như kỹ thuật của họ như làm giấy viết vẽ, trồng bông Gòn để làm pháo bông. Đến vùng này mới thấy lộn xộn. Có trên 170 giống Người bộ lạc đủ trò. Có một bà hướng dẫn viên kêu là người tartar khiến mình thất kinh nhớ lại cuốn tiểu thuyết và cuốn phim về sa mạc tartare. 


Có dịp mình sẽ kể về vụ này khá hay. Một trong những điển tích khiến mình mê say vùng này, muốn đi viếng. May mụ vợ đi theo thay vì nghe lời mấy bà bạn kêu đi nguy hiểm đủ trò. Xứ này ra đường ban đêm mình cảm thấy thân thiện không lo ngại gì cả. Các chỗ tham quan đều có văn phòng cảnh sát du lịch. Dân tình buôn bán không chèo réo như ở Việt Nam hay các nước hồi giáo như ở phi châu. Tối hai vợ chồng sau cơm chiều là đi bộ tà tà về khách sạn, cho tài xế. Về trước với gia đình. 


Mình nhờ tên cố vấn cho sang năm đi viếng thêm 3 nước 3 tuần ở vùng này. Có anh bạn kêu sao ông Lại đi mấy xứ này? Vì rẻ. Thật sự không rẻ chút nào. Mình thích mấy vùng này được xem là cái nôi của các nền văn minh nhân loại. Một trong những 5 trung tâm văn hóa của loài người mà ông Tây khi xưa giảng khiến mình ngáp ruồi. 


Điển hình Khira là nơi trong phúc âm có nói đến Noah tìm ra cái giếng trong sa mạc. Rồi là nơi giao thoa của Á châu và Âu châu nên gọi là Trung Á. Khu vực này có dầu hỏa, vàng, ga và xăng nên các xứ tranh dành sau khi bỏ phế mấy trăm năm. Uzbekistan bán dầu hỏa và ga cho Trung Cộng. Nghe nói loại xấu cần phải lọc lại. 


Khi xưa đi học mấy ông Tây chửi ngu nên nay có dịp đi viếng để bớt ngu. Càng tò mò càng thấy mình ngu như ông Tây khi xưa chửi. Chán Mớ Đời 


Vùng này là khi kỹ nghệ chính của xứ Uzbekistan nên khách sạn khá sang và lớn. Sáng nay sẽ đi viếng vùng này, ngày mai thì bay về Tashkent rồi ngày mốt bay qua Georgia. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn