Bukhara, hòn Ngọc Uzbekistan

 

Sáng nay ăn sáng xong hai vợ chồng lấy xe lửa đi Bukhara cách Samarqand gần 2 tiếng xe lửa cao tốc hay độ 5 tiếng lái xe hay nhiều hơn vì đường xe chạy có nhiều ổ gà khiến tài xế lượn qua lượn lại nhưng vẫn dính ổ gà. Nhìn phong cảnh bên đường thì không có gì đặc sắc lắm. Xa xa có dãy núi thấp, ruộng đồng và nhà cửa không có gì nổi bật. 


Nói chung cảm tưởng của mình từ mấy ngày nay thăm viếng xứ Uzbekistan cho thấy ảnh hưởng của Nga La Tư rất nhiều như người Pháp để lại dấu ấn tại đông dương. Người Nga chiếm đóng xứ này khiến người dân bản xứ được tiếp thu khoa học, văn minh của Âu châu. Nhà cửa thời Sa Hoàng như các tòa nhà ở Bắc Âu và thời Liên Xô đầy nơi tương tự các HLM của ngoại ô Paris vì có cùng tư duy về một xã hội bình đẳng của xã hội chủ nghĩa sau thế chiến 2, nhất là các công viên to lớn như các buồng phổi của thành phố với sự thiết kế cây cối rất Âu châu. Các trí thức Tây Âu sau thế chiến thứ 2 có nhiều người theo cộng sản như 25% dân pháp bầu cho Đảng cộng sản pháp, 35% bầu cho Đảng cộng sản Ý Đại Lợi nên bị ảnh hưởng rất nhiều khi thiết kế các chung cư. Sau này họ phải phá bỏ như ở Bobigny hay ở Anh quốc. 


 Khi họ được độc lập thì tư duy tre làng khiến họ chặt hết cây cối của người nga trồng mấy trăm năm thậm chí của tổ tiên họ trồng như xóa bỏ đi tích của chế độ cũ như trường hợp thành phố mình viếng thăm hôm qua. Lúc đầu được unesco tặng danh hiệu khu bảo tồn văn hóa thế giới. Thế là bí thư tỉnh ủy hồ hỡi chặt hết cây cối từ 600 năm qua để làm một cái vườn trồng hoa và rau húng. Lý do là vị cha già dân tộc từ ngày dành độc lập thích rau húng. UNESCO tước đoạt danh hiệu khu bảo tổn Văn hóa thế giới khiến dân chúng chửi tên bí thư tỉnh ủy ngu si, tàn dư của chế độ cũ, tư duy Xô viết. Được đứng đầu tỉnh vì trung thành với Đảng, được nhồi sọ ta là số một thay vì có tư duy viễn kiến. Ngoài ra người Nga còn đem đến rau cải của người Tây phương trồng nho làm rượu tương tự người Pháp đem đến Việt Nam những gì tân tiến của Tây phương. 

Trong khi người Âu châu chìm đắm trong sự ngumuội của sự độc tôn bảo thủ của thiên chúa giáo với the inquisition, người hồi giáo lại có tinh thần chuộng khoa học tư tưởng phóng khoán khiến nền văn minh của họ lên tột bực, toán học thiên Văn được ưa chuộng, văn chương đề cao giúp cho người Tây phương sau này sử dụng để tạo ra nền Phục Hưng đưa đến cuộc cách mạng kỹ nghệ thì người hồi giáo lại chìm đắm trong sự ngu muội của tôn giáo như người Tây phương xưa kia dần dần khiến nền văn minh của họ mai một không cấp tiến như người Tây phương. 





Ngày nay đi khắp nơi chúng ta thấy CoCa pepsi macDonald Burger king khắp thế giới. Các công ty khuếch trương thị trường của họ khắp nơi tương tự khi xưa các đế quốc nới rộng bờ cõi ảnh hưởng của họ vì kinh tế. Ngày nay họ chỉ cần thống lĩnh thị trường thay vì phải đem quân chiếm đóng như xưa. Sự cọ sát của hai nền văn minh sẽ đem lại chuyển giao công nghệ và văn hóa như người Pháp và người Việt khi xưa. Không có người nga thì người Uzbek chắc không biết gì về điện nước khoa học hiện đại. Người Nga đã khai quật các mồ mả của vua chúa người Uzbek khi xưa và cho trùng tu lại. 


Viếng thăm xứ này thì cảm thấy nếu người bản xứ không được người nga chiếm đóng thì chưa chắc họ đã văn minh như ngày nay hay chỉ mớ quớ như các làng được cai trị dưới bởi các ông cố đạo chuyên chính hồi giáo. Người bản xứ nhắc đến thời sô viết với nhiều ý muốn như thế hệ ông bà cụ mình khi xưa cứ khen đồ Tây tốt không như đồ lô cang hay nhắc đến thời Tây như những thời gian tốt đẹp nhất trong đời họ. Tương tự ngày nay thế hệ mình nhắc nhở, Hoài niệm về thời Việt Nam Cộng Hoà đầy luyến tiếc trong khi thế hệ trẻ ngày nay, chưa trải nghiệm, không thể so sánh nên chỉ biết hôm nay là đẹp. Hôm qua bà hướng dẫn viên kêu hồi nhỏ tôi chỉ biết học cho giỏi rồi được nhà nước giao công việc đi làm nay con của chúng tôi phải học rồi tự kiếm việc làm, gặp khó khăn. Bà ta kêu chính phủ không giúp đỡ gì cả trong mùa đại dịch vừa qua. Mình nói đó là may mắn vì ở Việt Nam chính phủ tổ chức các chuyên bay giải cứu người Việt trên thế giới để làm tiền rồi họ tung thuốc giả để lấy tiền của người dân. 


Có đi viếng xứ này mình mới hiểu thêm sự thật của khu địa lý này mà khi xưa thầy giáo nói nhưng chả hiểu gì cả. Đầu thế kỷ “20”, Anh quốc có thuộc địa là ấn độ và ba tư nên muốn chiếm đóng vùng này được cai trị bởi sa hoàng, đang yếu thế vì tranh đoạt ngôi báu giữa các anh em. Mình nhớ hồi nhỏ học lịch sử được biết Nga la tư bị Nhật Bản đánh tơi bời năm 1905 khiến mấy ông người Việt chạy qua Nhật Bản theo chương trình Đông Du. Phía đông Tây Âu là đế chế Hung-Áo nên để bao vây đế chế ottoman. Lý do chính là vùng này có thể trồng cây bông Gòn dùng để làm áo quần và mấy cái hột của hoa được dùng làm thuốc súng. Vâng thuốc súng. Do đó khi người Âu châu đến Mỹ châu việc đầu tiên kiếm các vùng có thể thích hợp để trồng bông Gòn để làm thuốc súng. Chớ chở từ Âu châu qua rất khó khăn. 


Người dân ở vùng này được các ông cố đạo hồi giáo giam hãm trong sự ngu muội bao nhiêu thế kỷ sau khi họ thanh toán được ông hoàng mê khoa học, thiên văn, cho phụ nữ đi học đủ trò.

 

Khi Âu châu được khai phá bởi các trí thức Hy Lạp, bỏ trốn khi người hồi giáo xâm chiếm cai trị họ đến 400 năm, giúp Âu châu tiếp thu được những trí tuệ đã giúp họ Tân tiến mà ngày nay chúng ta gọi là thời Phục Hưng, giúp Âu châu tiến bộ như ngày nay với tư duy dân chủ tự do. Trước đó họ cho xử tử các người có đầu óc không được bình thường so với trình độ tư tưởng của sự độc đoán tôn giáo dẫn đầu bởi các ông cố đạo hồi giáo. Đi chơi chỉ thấy toàn madrassa, trương học dạy làm mấy ông cố đạo hồi giáo. Muốn học xong thì phải mất 20 năm nhưng thời đó người ta chết trẻ nên học lơ mơ về làng làm mollah chức thấp nhất trong hồi giáo. Cứ giảng kinh bằng tiếng ả rập rồi cứ giảng bú xua là mua, hốt bạc sống sung sướng nên giai cấp mollah này cần duy trì quyền lực của họ khiến xã hội chìm trong tăm tối. Cứ mỗi ngày đi vòng Vòng trong làng cúng lễ kiếm tiền.  Xem như độc Đảng thì đất nước càng ngày càng tệ hại chỉ có giai cấp thống trị là thoải mái nên họ kêu inch Allah. 


Thế là gần cuối thể kỷ 19, nga la tư đã thôn chiếm vùng này như thuộc địa của họ. Tối qua đi về khách sạn, hai vợ chồng đi tắm hơi và mát xa thì được 1 cặp vợ chồng hay Bồ bịch người nga đấm bóp. Hỏi ra anh chàng sợ đi lính ra trận như nhiều người trai tráng ở miền nam khi xưa nên trốn qua biên giới này. Mình nghe kể mấy ông kỹ sư nga IT lúc đầu chạy qua xứ này nhưng vì Internet do Tajikistan đưa qua nên rất chậm hơn chế độ 3 Gờ nên cuối cùng họ đi xứ khác có Internet nhanh. Anh chàng người nga này sống ở ngoại ô mạc tư khoa nên chắc là nông dân như mình chỉ biết làm nghề đấm bóp cho đi khách. Thấy thương. Đánh nhau thì con ông cháu cha chả bao giờ ra trận chỉ có con thường dân được truy tặng anh hùng liệt sĩ. 


Có một điều là họ học rất nhanh. Sau khi người Bolshevik phá tan văn hóa của xứ này. Họ làm như người ottoman xóa các dấu vết hồi giáo như Sơn lên hay cạo các tượng trong các nhà thờ tường học hồi giáo để làm nhà kho hợp tác xã. Khi liên Xô xụp đồ thì họ dành độc lập. Họ phải trả giá rất cao. Thất nghiệp nên người dân bò qua Nga ở lậu, làm việc kiếm tiền gửi về cho gia đình. Từ từ ông Mỹ nhảy vào đầu tư xây nhà máy xe hơi,etc để bán cho dân ở mấy xứ này nên mới lên lại từ từ. 


Họ bắt đầu đi tìm lại bản thể dân tộc qua nghiên cứu trùng tu lại các trường học và nhà thờ hồi giáo. Lúc đầu họ làm ẩu với tư duy được học tập từ Bolshevik, phá hết cái cũ để làm cái mới thì bị unesco tước danh hiệu văn hóa thế giới nên phải phái người đi học trùng tu và mời các chuyên gia thế giới đến giảng dạy. 


Do đó mình thấy các trùng tu của họ rất hay. Họ cũng biết nếu không trùng tu thì con cháu họ sẽ bị tha hóa khủng hoảng bản sắc. Địa ốc bắt đầu được ngoại quốc đầu tư vào, các thanh lam thắng cảnh được trùng tu có trật tự và đẹp, tuy mới độ 10 năm nhưng rất hài hòa với cái cũ, giải thích rõ hơn về lịch sử của tổ tiên họ. Có lẻ họ vẫn bị ảnh hưởng chế độ quốc doanh, mình thấy họ xây cất nhiều nhưng bỏ trống như ở Trung Cộng và Sàigòn mà mình thấy khi về thăm hồi đầu năm. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn