Kết thúc chuyến đi Uzbekistan

  


Tối nay ăn tối xong hai vợ chồng tà tà đi bộ trong phố cổ Khiva như phố cổ hội an, không có xe cộ nhẹ nhàng vì sáng mai dậy sớm bay về Tashkent rồi chuẩn bị bay qua Tbilisi của nước Georgia bên cạnh nga la tư. 


Đi chuyến này mình giác ngộ cách mạng nhiều điều; sự tồn vong của quốc gia cũng như cá nhân. Nếu anh tự cao tự mãn, không nghe lời khuyên của người thương anh hoặc anh bám vào địa vị và quyền lực dù không có khả năng lãnh đạo hay viễn kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Để lại đau thương cho dân và gia đình. 


Mình khám phá ra Stalin lưu đày hơn 40,000 người mãn châu sang vùng này vì sợ dân mãn châu tiếp tay với Trung Cộng như người Mỹ đã nhốt các gốc Nhật Bản trong trại tập trung trong thế chiến thứ hai. 


Ngoài ra có một sắc dân gốc Đức quốc được gọi là giáo phái Mennonite, yêu chuộng hòa bình không thích đánh nhau như người phổ nên chiến tranh đến đâu thì họ chạy đi chỗ khác. Sau này họ được bà hoàng hậu Catherine đệ nhất cho sang sinh sống nhưng đến thời sa hoàng Alexander thì bị đày. Thế là chạy qua vùng Khiva được imir xứ này cho định cư. Họ đem theo các giống khoai Tây, cà chua, dưa leo và các thủ công nghệ như làm tủ bàn ghế và được imir mời dạy nghề cho người của ông ta. Sau đó thì bị Stalin rượt chạy nên một số chạy qua Hoa Kỳ còn một số thì sống rải rác khắp nơi. 

Viện bảo tàng lịch sử được xây cất dưới thời liên xô ở Tashkent 

Nói chung thì không thấy phụ nữ ở đây đẹp nhất là mấy bà trên 40-50 tuổi. Lâu lâu cũng thấy nhiều cô trẻ tươi vui như nhìn chung thì họ pha giống quá nhiều nên hằm bà lằng nhất là giống Mông Cổ. Văn hóa Mỹ đang xâm nhập vào xứ này qua ăn uống như hamburger uống CoCa. Thấy dân tình kêu uống loại này như mình khi xưa tại Việt Nam. Chúng ta được biết thức ăn chiếm độ 1/3 tiền lương nên các công ty thực phẩm Hoa Kỳ chiếm phần này là đủ giàu. Dân họ cũng phải đi lao động bên nga, bên nam Hàn, chỉ có là họ trùng tu các nơi du lịch khá đẹp. Rác trong thành phố thì không thấy vì cứ mỗi 30 thước là thấy một thùng rác. Đa số du khách trên 6 bó từ Âu châu sang nên họ không xã rác bừa bãi nên khá sạch ít thấy ruồi như ở Ai Cập. 

Liên Xô Đi thì Pepsi đến. Thấy một công viên to đùng và toà nhà ban đêm không biết là gì đang được họ trang hoàng để làm một buổi hào nhạc do Pepsi tổ chức. 

Ăn uống thì được nhưng không ngon bằng Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty dẫn mình ăn toàn những tiệm được xem là ngon nhất thành phố. Xứ này dân tình nói chúng tôi có vàng 9999, vàng đen, vàng xanh (ga), vàng đỏ nhưng không biết tiền ở đâu không đến tay chúng tôi. Họ bán ga và dầu hỏa cho Nga và Trung Cộng có đường ống dẫn ga về Nga la tư . Kinh tế vẫn phụ thuộc độ 70% vào canh nông. 


Xe cộ thì toàn là do Chevrolet còn xe vẫn thì Hyundai của nam Hàn. Dân mãn châu ở cùng này khá đông nên thức ăn kiểu chiên xào và sủi cảo hay mì trắng khá nhiều. Có ăn được món bún làm bằng rau thì là khá lạ. Được cái là ăn rau quả của mùa nên rất tươi, không như ở Cali ăn rau quả hái từ mấy tuần trước.

 

Nước nào mà để tôn giáo dính vào chính trị là xem như chỉ có đi xuống không có đi lên. Chúng ta đã thấy trong thời trung cổ tại Âu châu. Xứ hồi giáo này cũng vậy. Chỉ thấy họ mở trường dạy chữ thánh Allah. Xây cất nguy nga rồi mấy ông cố đạo hồi giáo được cho về thành phố của mình hay làng xã để hướng dẫn con chiên theo lời dạy của Allah. 


Họ cũng chê bai tiền bạc, kêu là xấu, đưa đến tội lỗi như trong phúc âm, cho vay tiền ăn lời là tội lỗi nên không ai cho hay mượn tiền để khuếch trương buôn bán cả chỉ có mấy ông thần đạo do thái làm môi giới buôn bán lấy lời. 

Món cơm Plov nổi tiếng vùng này. Dân ba tư và ấn độ gọi là pilaf và pilau. Có miếng dồi thịt ngựa. Dân ở đây ăn thịt ngựa, mình nói ở Pháp khi xưa mình hay ăn thịt ngựa vì rẻ khiến mụ vợ nhìn mình như ma quái. Ở Pháp người ta ăn thịt ngựa rất nhiều. Có mấy boucherie chevaline bán toàn là thịt ngựa ngay cả thịt Halal, không biết có Kosher 
Cà chua được đưa đến xứ này qua người Mennonite từ Đức quốc 

Đi buôn trên đường tơ lụa mất trung bình 6 năm cho một chuyến. Đi xe hơi 400 cây số mất 8 tiếng đồng hồ thì bằng lạc đà thì chắc 1 tuần lễ nên đa số đi một chuyến khá lắm là hai thì ở nhà để thằng con trai đi. Lỡ bị chuyện gì coi như mất hết tài sản. Ai đọc cuốn The richest man in Babylon sẽ nhớ ông bố ở nhà rồi kêu thằng con đi buôn bị vớt giết tiền đến 10 năm mươi trở lại. 

Đài tình yêu chưa xây xong thì ông hoàng tử bị giết khi đi đánh hàng xóm kiếm tiền xây cho vợ tương lai thấy tài của mình

Thêm người ta có tiền thì bị các cố đạo hồi giáo kêu đóng góp xây nhà thờ. Xong om. Dân tình sống khá lắm là 30, 40 tuổi nên khó khăn nhiều vì không có người lớn tuổi với nhiều kinh nghiệm truyền dạy. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn