Phòng Lửa cháy


Có lẻ vì tai nạn nghề nghiệp cũ, hay bị ám ảnh bởi phim “la tour infernale” nên mỗi lần vào chỗ đông người như nhà bạn có tiệc, khách sạn,..mình đều xem cửa thoát hiểm ở đâu. Thường khi vào khách sạn, mình hay dùng cầu thang tránh đợi chờ luôn tiện để tập thể dục và để biết mà lỡ đêm tối có chuyện gì thì biết đường mà chạy.

Mình sang Pháp thì được xem một cuốn phim nổi tiếng dạo ấy mang tên La Tour Infernale do tài tử Paul Newman đóng vai tên kiến trúc sư thiết kế toà nhà cao tầng này. Từ đó các thiết kế kiến trúc đều rất cẩn thận xem xét việc cứu hoả khi cần thiết. Thường họ mướn các cố vấn về cứu hoả để giúp họ về thiết kế cầu thang và cầu thang máy nhất là hệ thống phòng cháy và chửa cháy. Tương tự ở Cali, muốn xây chung cư hay nhà mới, việc đầu tiên là phải test cái fire hydrant ngoài đường, xem có đủ mạnh áp suất và gần không. Mình nhớ có lần một chùa Việt Nam ở Cali xây xong nhưng không được hoạt động, vì nhân viên cứu hoả không duyệt nên nhờ mình kêu thợ đến gắn cái fire hydrant cho chùa. Trước nhà mình có cái fire hydrant nên báo cho công ty bảo hiểm để được bớt tiền đâu 10%

Ở Hoa Kỳ thường thì các nơi đông người, bắt buộc phải có cái bảng cứu hộ, luôn luôn được mở, sử dụng đường dây điện riêng khác với đường dây điện của căn phòng. Lý do là nếu đường dây chính bị cháy, đèn điện tắt thì đường điện riêng cho hệ thống cứu hộ vẫn hoạt động giúp người ta trông thấy trong bóng tối mà chạy.


Khi xưa, đi học ở Paris, mỗi lần trường tổ chức bal des 4arts là ớn vì tây đầm hút thuốc, lại uống rượu trong đêm tối để dễ sờ soạn, hay quăng tàn thuốc bậy bạ nên hay bốc cháy bất tử. Có nhiều hộp đêm hay bị cháy bất tử là vì lý do này. Nghe báo chí nói có một tiệm karaoke nào ở Việt Nam bị cháy khiến nhiều người chết cháy vì không có hệ thống cứu hộ hay phòng cháy. Chỉ cần gắn một cái máy tự động rà khói, rẻ chạy bằng pin là có thể cứu mạng người.

Vào chỗ đông người mình luôn luôn tìm hình ảnh này vì lúc nào cũng sáng 

Thường ở trong khách sạn hay du thuyền,…họ đều có cửa tự động đóng lại khu vực cầu thang máy. Lý do là lửa truyền qua cầu thang máy rất nhanh vì lỗ hổng từ dưới đất lên đến đỉnh nóc nhà, hút không khí nên theo luật Hoa Kỳ thì bắt buộc có cửa chắn lửa độ 2 tiếng đồng hồ tại khu vực này. Khi có lửa thì báo động tự động đóng mấy cánh cửa bảo hộ phòng cháy này. Do đó mình hay mò đi cầu thang để quen đường, có chuyện thì chạy theo lối đó. Nhà cho mướn, mình đều gắn bình chửa lửa và mỗi năm cho thợ đến kiểm soát, trả tiền cho họ để lỡ có chuyện thì người mướn nhà biết đâu mà lần.

Ở nhà nên có hai bình chửa lửa, trong bếp và ga ra phòng khi bị cháy

Nhà ở Hoa Kỳ mà rộng quá và nhiều tầng nay phải gắn thiết bị chửa lửa tự động, nghĩa là mỗi phòng phải gắn fire sprinklers (vòi nước để chửa lửa). Khi cái hộp trong phòng nào nhận được tín hiệu có lửa là tự động cái vòi nước phung ra từ trần nhà, toả khắp căn phòng để dập tắt ngay ngọn lửa.


Cali bắt buộc mỗi nhà phải gắn thiết bị máy rà lửa và hơi carbonique. Lý do là lò sưởi sử dụng ga nên nếu ga bị xì thì máy rà tự động bắt được sẽ réo lên. Cách tốt nhất là gắn hệ thống báo động này với dây điện và thêm cục pin lỡ điện bị cúp. Thường mấy người mướn nhà lười thay pin mỗi 6 tháng, họ cứ tháo gỡ luôn vì cứ kêu bíp bíp do đó cần kiểm soát lại mỗi 6 tháng.

Mỗi phòng ngủ và hành lang lúc nào cũng phải gắn một cái máy báo động tốt nhất chạy bằng điện và gắn thêm một cục pin secour phòng khi tắt điện. Còn đầu vòi nước chửa cháy thì nhà lớn hơn nên gắn nhưng đắt tiền. Độ $20,000 vì có hệ thống ống nước riêng 

Mình sợ nhất khi đến Hương Cảng, khi thấy mấy chung cư mấy chục tầng cao vời vời vì diện tích rất nhỏ mà có cháy là ngọng vì thường chỉ có một cầu thang nhỏ bé. Mình có ở nhà anh bạn ở xứ này mấy hôm thì sợ tắt nến luôn. Cửa thang máy có cửa sắt kiểu cũ, đóng vào mới bấm nút được. Lần chót mình ghé Sàigòn thì thấy mấy chung cư cao vời vợi mới xây ở đường Nguyễn Hữu Cảnh là thua non. Tự hỏi hệ thống cứu hộ, chửa cháy ra sao. 


Mình ở lại nhà người quen gần đó hình như Sàigòn Pearl. Nghe nói là giá trên 1 triệu đô, xây cất san sát bên nhau, 3, 4 tầng mà không có balcon khiến mình hơi sợ. Mỗi tầng là một phòng, được xây theo kiểu âu mỹ tại Việt Nam, nên kín mít vì ở âu mỹ xứ lạnh nên họ xây bít hết nhưng nhà nào trên 2 tầng lầu đều có balcon để khi bị cháy thì lính cứu hoả còn leo lên đập cửa nhảy vào hay người ở trong có thể chạy thoát khi cầu thang bị cháy. Xây cất đắt tiền trên 1 triệu đô la mà không gắn được một cái hộp phòng cháy đâu $15. Cầu thang dễ bị cháy lan vì không có trần nhà. Về Việt Nam, ở khách sạn mình hay xin ở lầu thấp nhất.


Ở Cali thường thì nhà cách căn bên cạnh là 10 bộ anh, và phái sau vườn 40 bộ anh, nay với sự khủng hoảng về địa ốc, họ cho phép xây cách căn bên cạnh có 6 bộ anh xem gần 2 thước, rất dễ bắt lửa hàng xóm.

Chung cư cao tầng được xây san sát bên nhau dễ cháy lan khiến mình rất ngại vì hệ thống cứu hoả không bằng ở Hoa Kỳ với xe vòi rồng giá mấy triệu đô la với thang nối lên cao.

Vấn đề xây nhà kiểu âu mỹ ở Việt Nam thì tốn điện lắm vì kín mít nên họ trang bị phòng nào cũng có máy lạnh, khi cần thì mở mà làm cửa kính như ở xứ mỹ nên nóng kinh hồn. Mình nhớ ở Đà Nẵng, gia đình mình có mướn một biệt thự trong khu vực gần biển, giữa Hội An và Đà Nẵng thì thất kinh vì trời nóng mà nhà được xây theo kiểu âu mỹ, toàn là kính không nên nóng kinh hồn, máy lạnh mở 24/24 nội tiền điện cũng chết gia chủ. Cái nguy hiểm là hệ thống điện có thể yếu. Mình như ở có mướn một căn nhà ở Nhà Trang, họ gắn hệ thống máy lạnh bằng một cái máy to như cái tủ lạnh. Mở một tí là máy tắt vì hút điện quá so với cầu chì, có thể cháy nhà như chơi. Nên mình gọi chủ nhà trả nhà và ra khách sạn mướn cho chắc ăn. Thường mấy cái máy này cần cầu chì loại mạnh và riêng biệt, không dính dáng gì đến hệ thống trong phòng.


Thiết kế nhà cửa cần phải dựa theo thiên nhiên của địa phương chớ cứ xây theo kiểu âu mỹ cho hiện đại, sẽ khiến gia chủ khóc sau này. Thời đi học mình có nghiên cứu về kiến trúc vùng nhiệt đới nên rất ngạc nhiên khi về Việt Nam thấy họ thiết kế không xét về thiên nhiên, khí hậu ở Việt Nam, cứ muốn xây nhà kiểu mỹ hay tây nhưng khác biệt khí hậu. Có lần mình về Sàigòn, được người quen bố trí cho ở trên tầng chót của một chung cư do họ xây và bán. Thấy họ thiết kế là phòng ăn và phòng khách không có cửa sổ khiến gió thổi vào rất mát, trên cao nên không có muỗi, rất hợp với khí hậu nhiệt đới. Còn mấy tầng kia thì không có balcon, kín mít nên khá lo lỡ bị cháy nhà là ngọng.


Phòng cháy rất quan trọng vì có khi cả đời không bị gì hết nhưng khi cái xui đến có thể giết hại người vô tội. Ai đi chơi thì nên lưu ý khi vào đám đông, chỗ đông người, việc đầu tiên là đi vào nhà vệ sinh để xem vì thường các cửa cứu hộ đều được thiết kế gần mấy chỗ này. Lỡ bị cháy hay thiên hạ đánh lộn thì có thể chạy được. Hy vọng chưa tới số, còn số chết thì ở đâu cũng chết. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn