Việt Nam không còn nước sạch

Đang ngủ nơi Salon, bổng thức giấc vì trên đài truyền hình nói đến đề tài “how did Vietnam run out of  Clean Water “ khiến mình thất kinh của đài truyền hình CNA của Tân Gia Ba. Có lần mình xem một phóng sự về Sàigòn tại sao đất lún, nước ngập khi trời mưa. 


Hôm qua, mình có ăn cơm với mấy giáo sư cũ ở Sàigòn khi xưa, có một giáo sư đại học khoa học, từng làm cho RAND nên bị đi cải tạo 3 năm. Khi về thì có làm việc với Việt Cộng. Ông ta nói mấy ông ngoài Bắc nói rất hay nhưng trên thực tế thì không biết gì cả. Ông ta có giúp Hà Nội xây một nhà máy, ông ta được cử đi xem các mõ dầu của Việt Nam nhưng Việt Nam không biết khai thác. Ông ta kể có quen một ông tiến sĩ đi học ở Liên Xô về. Một hôm ông ta có mua lọ thuốc liên Xô nên nhờ ông này giải thích. Ông tiến sĩ kêu đọc không được dù đi học ở Liên Xô. Ông ta thú thật là học qua thông dịch. Có ai kiểm chứng dùm mình vụ này. Ông giáo sư cho biết là Việt Cộng phá nát hết vì họ không biết gì ngoài nói hay.


Sông Đáy do báo Hà Nội lên tiếng. https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/o-nhiem-vo-dich-song-nhue-song-day-doc-den-do-khong-the-tuoi-rau-829085.ldo


Những hình ảnh trên màn ảnh mình đã thấy cách đây 20 năm tại Trung Cộng. Nước ô nhiễm người dân bị ngộ độc vì sử dụng nước thải môi trường,… nhà máy khiến người chụp hình bị bắt vì tải lên mạng. Không ngờ ngày nay lại nhìn thấy tại Việt Nam. Mình về quê, sông Đáy của quê mình nay hôi thối, bao nhiêu chất dơ đều chảy vào đó, về Đà Lạt nơi mình sinh ra thì cũng te tua với sự phát triển khóc liệt vô tổ chức. Xuống Sàigòn thì cách đây mấy năm sau khi đi viếng Cần Thơ, Cao Miên mình có đọc tài liệu về sông Cửu Long, ở thượng nguồn có đến hơn 160 cái đập nước mà người dân thành lập để giữ nước dùng và phát điện thì ở hạ nguồn Việt Nam xem như hết hy vọng sống còn. Người dân bỏ quê làng ra đi , lên Sàigòn, ra Hà Nội, làm dâu xứ Đài, xứ Hàn,…


Đây xem tường trình phóng sự của một đài truyền hình ngoại quốc, chắc chắn là bị kiểm duyệt rất nhiều. Những hình ảnh người dân bị bệnh truyền nhiễm vì sử dụng nước bị ô nhiễm, nằm mất thần ở bệnh viện khiến mình buồn vì có thể phòng ngừa, tránh được nhưng tại sao lại xẩy ra. Chắc chắn không có đài truyền hình nào tại Việt Nam dám đưa những hình ảnh này lên để cảnh báo, giúp người dân ý thức để bảo vệ môi trường cũng như tương lai sức khoẻ y tế cộng đồng.


Họ chiếu ở ngoài ruộng, nông dân không có nước từ sông ngoài vì thượng nguồn chận nước nên đào giếng xuống sâu hơn 100 mét để bơm nước tưới cây, nuôi cá, nuôi lươn,… nước ở 100 mét hết thì phải đào thêm đưa đến tình trạng đất lún.

Hiện tượng đất lún khi chúng ta bơm nước của mạch nước dưới đất. Bớt nước thì đất nặng nhất là xây cất cao tầng thì lún xuống. Đất khu vực Sàigòn được xem là lún nhanh nhất trên thế giới. Thủ đô Jakarta, Nam dương bị lún, nay họ phải chuẩn bị xây một kinh đô mới vì trong 20 năm tới sẽ bị ngập trong nước.

Mình có viếng một trang trại ở miền Nam Cali, họ dùng nước giếng để tưới. Năng lượng mặt trời để bơm lên. Họ phải có 3 cái giếng đào cách nhau hơi xa vì các túi nước bị bơm lên sẽ cạn nhanh, do đó. Lại bơm giếng kế tiếp rồi kế tiếp tỏng khi đó hy vọng nước ở giếng đầu có thể đầy lại từ nguồn nước ngầm đến.


Ở Sàigòn, đất lún thì chính phủ làm đường cao lên thì nước ngập vào nhà dân. Dân có tiền thì nâng nhà lên thì khiến đường bị ngập. Được biết Sàigòn là thành phố bị lún nhiều nhất thế giới. Mình về Sàigòn, chạy xe ngang khúc Nguyễn Hữu Cảnh, thấy nhà cao tầng cứ xây bú xua la mua như ở Hương Cảng. Đất thì càng ngày càng lún, nước dơ không biết xử lý ra sao hay cứ đổ xuống sông Sàigòn. Có dạo mình định mua một căn hộ tại Sàigòn rồi đọc sách báo và xem phóng sự này thì bỏ giấc mơ đó vì Đà Lạt còn lụt thì Sàigòn thấm thía gì.

Nông dân xịt thuốc sâu, chỉ có 30-40% là hiệu lực với cây lá, còn lại thì rơi xuống đất, chảy ra mương đưa đến sông ngòi làm môi trường gọi ô nhiễm.


Phù sa không về như xưa vì bị chận phía thượng nguồn nên người dân phải sử dụng phân bón hoá chất. Hóa chất đâu 60% rớt xuống đất rồi theo nước tưới chảy ra sông lạc, làm ô nhiễm nước, người dân quê dùng là ngọng.


Mình đi Ai Cập, viếng thăm cái đập Assan mà khi xưa các nước, thân liên Xô hô hào, xem đó là cái gương học tập vì được Liên Xô xây cất vì mấy ông Mỹ không chịu. Ngày nay, hỏi người dân Ai Cập, họ không dám chửi thẳng nhưng đại ý là kêu anh hùng Nasser là thằng ngu. Mấy ngàn năm, sông Nile chảy từ miền Nam lên miền BẮc đổ ra biển Địa Trung Hải, kéo theo phù sa, đã biến các vùng xung quanh Sông Nile thành vựa lúa của xứ này, đưa đến một nền văn minh rất cao. Nay ông nội Nasser nghe lời cố vấn Liên Xô xây cái đập, thêm tượng đài hữu nghị đủ trò để du khách đến chụp hình, ngược lại thì cái đập chận hết phù sa, điện của cái đập cung cấp không tới 20%. Nông dân Ai Cập phải dùng phân bón do mấy ông Tây bà đầm bán để trồng rau cải, vô hình trung phá hủy môi trường, bị ô nhiễm vô tội vạ.

Con sông Nile hay sông tại Việt Nam, có đồng bằng vào mùa khô
Đây là khi mùa mưa đến, phù sa được nước kéo về làm ngập cả vùng. Khi nước trôi đi thì để lại phù sa để trồng trọt. Có lẻ vì vậy khi xưa, người ta nói miền nam chẳng cần làm ăn gì cả vì lúa tự động mọc, cá nhiều ăn không hết,… này không có phù sa kết về thì đói, bỏ xứ mà đi. Ngay Biển Hồ ở Cam Bốt, khi xưa học địa lý kêu rất trù Phú, nay đi câu cá cũng ít thấy.


Nghe nói người Nhật Bản có thử nghiệm xử lý nước dơ của sông Tô Lịch ở Hà Nội, bị mấy ông cán bộ nhà nước thọc gậy bánh xe vì không có gì để ăn như Việt Á. Hay giải cứu máy bay. Mình nhớ về Hà Nội, đi ngang hồ Thái Bạch để chỉ cho mấy đứa con nơi ông McCain bị bắn rơi thì chúng nó chỉ cá chết nổi lình bình trên hồ. Chắc tên giặc lái McCain bị bắn rơi xuống, sợ quá nên tè và ị trong hồ nên cá chết đến ngày nay.


Ngoài ra Việt Nam cũng như Cao Miên có vấn nạn là thạch tín rất độc cho cơ thể nên họ phải dùng phèn để khử thạch tín trước khi dùng nhưng không hết. Từ từ về già sẽ bị ngộ độc và bị ung thư hay đủ thứ bệnh. Nghe nói có đến gấp 300 lần số lượng mà WHO quy định.

Thạch tín sông ngòi Việt Nam quá cao gấp 300 lần quy định của WHO, nguồn của Ntional Institutes of HEALTH 


Nông nghiệp Việt Nam cần đến 70% số lượng nước mà nay thì xem như là mệt. Có một tiến sĩ người Việt cho hay là khi mùa khô thì phía thượng nguồn họ chận nước để giữ nước dùng thì phía hạ lưu Việt Nam không có nước nên bị hạn Hán, khi mùa mưa đến thì phía thượng lưu để bảo đảm an toàn của đê hồ của họ nên xả nước theo quy trình khiến vùng hạ lưu đã bị ngập lại thêm nước nên chỉ có lội nước trong thành phố như Sàigòn. 


Mình có chứng kiến cảnh này ở Hội An khi về thăm quê của vợ. Xe hồi chiều đậu trước khách sạn, mình kêu khách sạn gì mà xây cao, phải leo lên 1.5 mét thang cấp đến sáng hôm sau, muốn ra phố thì ghe chạy vào đậu ngay cửa khách sạn, mình chỉ bước lên ghe để họ chèo ra phố, nơi có gò cao hơn một tí. Họ cho biết mấy ông cán bộ xây đập để biến điện bán cho dân chúng, sợ đập của họ bị vỡ nên xả nước theo quy trình, không cần báo cho dân biết trước để chuẩn bị.

Kinh hoang tại Việt Nam, rác trôi lềnh bềnh


Thấy trong phim, chiếu một bà, cầm cục phèn khua cái lu nước vài vòng rồi lấy cái thau nhỏ để múc lớp nước trên để dùng. Trong phim kể nông dân phải mua nước trong chai về uống, còn nước sông thì để rữa sơ sơ còn nước mưa hứng dùng để nấu ăn. Có lẻ vì vậy, có bà cán bộ nào tuyên bố; muốn chống lũ ngập, mỗi nhà phải mua cái lu hứng nước. Khi lu đầy nước thì sao?


Nhà máy thả nước dơ, ô nhiễm xuống sông, người dân cũng xả rác đủ thứ xuống sông. Trước khi có nước thượng nguồn về, nước ròng đủ trò nên kéo đi hết. Nay không có nước thì ngọng. Không bệnh hoạn là không phải người Việt. (Còn tiếp)


Viết tới đây thấy chán quá nên ngưng. Hồi nào buồn đời, kể tiếp. Mình có tải video, ai buồn đời thì xem.


Nguyễn Hoàng Sơn 




Cứu mạng người khi leo núi

 Năm nay mình có ghi danh leo núi Whitney lại vào tháng 7 vừa qua nhưng tuyết còn nhiều nên mình trốn, hy vọng lần sau vì thấy không cần thiết, phải thử thách gì cả. Đầu năm nay, mưa rất nhiều nên có đến 18 bộ anh tuyết trên khu vực này nên đến mùa hè vẫn chưa tan phân nữa. Tháng 8 mà người ta còn đi trượt tuyết. Cuối tuần rồi bão ở Cali nên chắc nay tuyết phủ ngập lại. 

Muốn lên thì phải có sức mạnh và giỏi đi giày Đinh, cầm búa leo lên rồi xuống thì dễ vì có thể trượt tuyết xuống nhanh hơn. Hàng ngày mình theo dõi tin tức của mấy nhóm leo đỉnh núi Whitney, thấy họ nói về thời tiết và nhiều người chết hay kiểm lâm viên phải đi cứu mấy người tìm cách lên đỉnh núi. Họ tha thiết kêu gọi là nếu không có khả năng leo núi với tuyết phủ ngập thì không nên lấy tính mạng mình để đổi lấy những điều cần thiết.

Có dạo mình đọc một tường trình của một cô chuyên leo núi tên Pam Bales, cứu kịp thời một người leo núi khác khi trời bắt đầu đổ tuyết ở vùng New Hampshire trên đỉnh núi Washington. Cô Pamela này thích leo núi, dã ngoại nên khá rành về thời tiết bất thường khi leo núi.

Tháng 10 năm 2010, cô ta dự định leo núi theo đường mòn Jewell của núi Washington, đã phủ đầy tuyết. Cô ta chuẩn bị kỹ lưỡng cho trường hợp khẩn cấp vì các chuyến đi một mình rất nguy hiểm. Đỉnh núi thì không cao lắm nhưng trời vào mùa này lại có tuyết nên cẩn thận, không nên coi thường.


Cô ta để lại bản đồ với chi tiết trên cửa kính xe để lỡ có chuyện gì thì người ta biết cô ta đi đâu để có thể tổ chức đi cứu hộ. Cái này mình không biết nên không làm. Lần sau leo núi, mình sẽ để lại tờ giấy nói mình đi đường mòn nào. Nhớ có lần mình leo lên đỉnh Baldy nhưng thay vì đi lên từ bãi đậu xe, mình đi theo đường mòn từ cái làng, lên cao hơn 5,000-6000 cao bộ , mất 14 tiếng đi lên và xuống. Mình chỉ gặp có một người vì khó nên ít ai đi đường mòn này lên đỉnh. Hôm đó tối mà điện thoại không gọi được. Mình có máy định vị có thể liên lạc qua vệ tinh, dành cho trường hợp khẩn cấp vì vào vườn chỉ có một mình nhưng tốt nhất là bắt chước bà này viết tờ giấy để nơi xe để lỡ có chuyện gì người ta có thể biết, đi kiếm được.

Cô ta dự định leo lên và đi xuống 6 tiếng, đi từ phía nam lên rồi đi vòng xuống. Cô ta lên đường, bận áo nhẹ vì thời tiết tốt. Cô ta vui vẻ hát vang trời trong thiên nhiên. Rồi 1 thời gian sau, thời tiết bắt đầu thay đổi, tuyết bắt đầu rơi, gió 50 dậm một giờ, mặt trời bổng biến mất, mờ mờ ảo ảo. Cô ta bận thêm áo ấm vào. Quay lại đi xuống núi thay vì tiếp tục đi lên. Bổng nhiên cô ta thấy những dấu chân trên tuyết. Ở đây thì có nhiều người leo núi nên không để ý lắm nhưng cô ta nhận ra là dấu giày bata. Thường người ta lên núi, phải mang giày leo núi đây lại giày bata nên hơi ngạc nhiên. Cô ta chửi thề kêu ai mà ngu, leo núi lại mang giày bata trong thời tiết có tuyết như vậy. Hôm trước, mình đi leo núi Yosemite với mấy người bạn, có một cặp leo núi lần đầu tiên, không biết gì cả, không chuẩn bị gì cả, không gậy, không nước, lại bị vọt bẻ.


Gió vẫn thổi mạnh khiến cô ta phải chống cự, đi xuống núi chậm chậm. Bổng cô ta thấy dấu giày thay đổi hướng, thay vì đi xuống bãi đậu xe, đây lại đi lộn xộn chỗ khác, Great Gulf Wilderness, được xem là đường mòn khó nhất của ngọn núi này (xem bản đồ). Tuyết rơi làm mờ và gió lạnh càng ngày càng lên cao, cô ta tính đi cho lẹ xuống bãi đậu xe để về nhà sưởi ấm trước lò sưởi.

Dấu giầy bata đi ra khỏi đường mòn như đi tìm chỗ ẩn nấu.


Cô ta biết bóng tối sẽ bao trùm trong vài tiếng đồng hồ nữa, muốn khỏi bị lộn xộn thì chỉ đi xuống cho nhanh đến bãi đậu xe nhưng không hiểu lý do gì, khiến cô ta muốn đi tìm người đi lạc kia. Cô ta bắt đầu gọi để xem có ai trả lời hay không nhưng với tiếng gió trên 50 dậm một giờ thêm cái lạnh xem như vô vọng.


Cuối cùng cô ta gặp một người đàn ông nằm sóng soài trên tuyết, mang đôi giày bata không nhúc nhích, đôi mắt của ông ta, lờ đờ nhìn từ từ theo dõi cô ta. Cô ta hỏi người đàn ông nhưng ông ta không trả lời, mặt ông ta bắt đầu tái chín nạm như bê thui.

Gió bắt đầu thổi mạnh, lạnh buốt. Cô ta suy nghĩ có nên bỏ mặt ông ta ở đây, để tự cứu mạng mình, đi xuống núi cho nhanh nhưng có tiếng gọi nào, bảo cô ta phải cứu người đàn ông này.


Cô ta nắm bàn tay của ông ta và dùng mấy loại làm nóng người khi lên núi cao tuyết lạnh. Cái này mình có đem theo khi đi Antarctica, Nam Cực. Mùa đông, thiên hạ hay xem banh bầu dục ngoài trời, lạnh. Để sưởi ấm họ mua mấy loại này, bỏ vào găng tay hay giày để sưởi ấm trong vài tiếng đồng hồ. Không có là có thể bị cóng tay cóng chân là phải cưa. Rồi lấy áo và vớ mang theo để trùm lên người đàn ông. Cô ta bỏ túi ngủ dưới lưng người đàn ông để giá lạnh ngưng thấm vào người, rồi lấy thêm heat packs bỏ vào người ông ta. Cuối cùng người đàn ông tĩnh lại và cho biết ông ta cũng muốn đi theo đường mòn lên núi. Ông ta đi hoài nhưng rồi không hiểu tại sao lại lạc đường. Cô ta kêu không phải thời gian để nói chuyện, kéo ông ta đứng dậy rồi dìu ông ta xuống núi. Vừa đi vừa hát để giúp ông ta tỉnh táo, không chìm vào Coma lại.


Cô ta mất 4 tiếng để leo lên, nay phải mất 6 tiếng để đi xuống núi. Cuối cùng đến bãi đậu xe, mở máy để sưởi chạy hết độ giúp sưởi ấm ông ta. Cuối cùng ông ta lái xe đi mất tiêu. Không một lời giả từ hay nói tên họ.

Đâu 1 tháng sau, bà Pam nhận được một lá thư qua hội người leo núi địa phương, như sau:

"I became very embarrassed later on and never really thanked her properly. If she is an example of your organization, you must be the best group around. Please accept this small offer of appreciation for her effort to save me way beyond the limits of safety. NO did not seem to be in her mind." 


Ông ta cho biết ông ta bị trầm cảm, hôm ấy ông ta cố tình đi lên núi, xa đường mòn để tự kết liễu đời ông trên núi nhưng bà Pam đã, không quản ngại sự đe doạ của thời tiết, bất chấp sự an nguy của mình để cứu ông ta. Qua hành động của bà ta khiến ông ta giác ngộ trên đời này còn có nhiều người đáng được tin cậy, tìm cách cứu chữa bệnh tình của mình và tin vào con người nhiều hơn.

Sơn đen trên đỉnh Kilimanjaro 


Mình theo dõi các nhóm leo núi, thấy có đâu 3 người chết từ đầu năm nay khi leo lên đỉnh Whitney, còn người bị té hay gặp tai nạn thì vô số, các kiểm lâm viên than trời, kêu gọi những ai có giấy phép, suy nghĩ lại vì năm nay thời tiết rất khác mọi năm khiến lên núi khá châm. Nhiều khi đi những nơi có rất nhiều người nên có người thích đi một mình nhưng rất nguy hiểm. Đừng ỷ y vào sức mình vì biết đâu, gặp ngày xui, sức khỏe bị lộn xộn, có thể bị đột quỵ hay gì đó. Nên đi với bạn đồng hành cho chắc ăn vì trên núi khó di chuyển nhất là cứu hộ. Mình leo núi Yosemite lần đầu bị ngã, gãy chân, phải lết từ trên đỉnh xuống dưới mất gần 7 tiếng đồng hồ.

Nhóm leo núi Whitney gửi tấm ảnh này. Ai leo lên chắc mệt, cởi Balô rồi mất tiêu.


Leo núi điều quan trọng nhất không phải đến đỉnh mà trở về bình an.

Chiếc lá = nụ hôn bên đường.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao ăn chà-là hữu cơ

 Hôm qua, mình ghé vườn anh bạn để mua chà là tươi cho đồng chí gái. Năm ngoái có chị bạn thích nên nhờ mình mua nhiều, năm nay chị ta đi chơi Việt Nam nên chỉ lấy một ít để dành cho vợ ăn.

Chà-là là loại trái cây ngọt kinh khủng. Mình đi phi-châu vùng Bắc phi mới thấy dân địa phương ăn loại này nhiều. Ở Âu châu có bán trong tiệm nhưng Tây ít ăn, chỉ dùng để làm bánh ngọt. Mấy loại bánh trái của người Bắc phi hay trung đông rất ngọt như baklava mà mình có ăn khi còn ở Paris, hay ghé mấy tiệm Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, ăn kebab của họ rồi tráng miệng thêm mấy món này, ngọt kinh hoàng nên không thích lắm. Mấy loại này khi xưa được làm bằng mật ong, nay thì toàn là đường hoá học nên không nên ăn.


Mấy loại này nên ăn khi uống cà phê đen, không có đường như cách người Thổ Nhĩ Kỳ uống từ mấy trăm năm qua. Có ông bác sĩ kêu uống cà phê đừng bao giờ pha sữa vì sẽ làm vô hiệu hoá các lợi ích của cà phê nhất là đừng mua loại họ rang cháy quá, sẽ mất các Polyphenol. Càng đen thì càng hết lợi ích. Năm ngoái đi Thổ Nhĩ Kỳ, mình có mua 1 ký cà phê, họ nói là cà phê Guatemala nhưng rang hơi nâu, không bị cháy như các cà phê Việt Nam,… Thổ Nhĩ Kỳ không trồng cà phê nhưng là xứ đã giới thiệu thế giới uống cà phê. Cà phê họ rang sơ sơ nên màu nâu nâu, hơi chua chua không đắng như cà phê đen. Mình có kể rồi.


Miền nam Cali gần biên giới tiểu bang Arizona trồng đầy vì khí hậu nóng. Ở quận Cam trồng sẽ không có trái, nhất là trồng chà-là còn tốn nước hơn trồng bơ nên vùng Blythe hay Indio có dòng sông Colorado, nước rẻ độ $500/ năm. Có lần mình tính mua một trang trại trồng chà là nhưng đồng chí gái không chịu. Họ rao bán $300,000, bán sỉ hàng năm được độ $70,000 bán sỉ còn bán lẻ thì có thể nhiều hơn. Thấy cũng lời nhưng bận vườn bơ nên không muốn đèo bồng. Nay nghe anh bạn kêu là Hoa Kỳ nhập cảng chà là từ các xứ khác rẻ như bèo nên anh ta Chán Mớ Đời, muốn bán vườn. May quá! Nghe lời đồng chí gái nên không bị Chán Mớ Đời ngày nay. Phải chịu khó đem ra chợ trời bán thì mới có lời còn bán sỉ thì xem như cũng mệt.


Trái chà-là được nói nhiều trong văn chương hay thánh kinh, nghe nói mấy người đi buôn qua sa mạc, chỉ cần đem theo mấy trái chà-là để ăn đủ qua ngày, không cần ăn uống nhiều trong không gian khô cằn. Người Bedouin làm bánh mì bằng chà là, nghe nói họ có làm rượu bằng chà-là nữa nhưng chưa bao giờ được nếm.


Hôm nay, bổng nhiên mình giác ngộ cách mạng là đạo Phật có hai phái: Tiểu Thừa và đại thừa. Tiểu Thừa thì họ đi khất thực và ăn một ngày một bữa, có gì ăn nấy, chả có kiêng cử chay hay mặn gì cả như Phật khi xưa, xem như Vô Thất Gián Đoạn (Intermittent Fasting) trong khi phái Đại Thừa, ngày ăn 3 bữa, không phải đi khất thực, có mấy bà lên chùa làm công quả, nấu cho các thầy mập ú giúp mấy thầy cũng nhiều cholesterol. Chỉ cần xem tướng mấy thầy là biết tu theo dòng nào. Chúng ta nên tu theo phái khất thực, ăn ngày một bữa. Không sợ béo mập, bệnh hoạn.

Cây này mới trồng được mấy năm, chớ khi đến 20 năm thì cao lắm, phải có cần trục để leo lên hái hay chăm sóc như cái vườn mình đi xem để mua. Nếu không phải hữu cơ, họ xịt thuốc làm cho trái to hay thuốc sát trùng. Bạn mình thì không chơi vụ này nên trái tương đối nhỏ nhưng ăn ngon. Khi họ tưới nước, họ xã nước vào vườn, ngập vườn. Cây chà-là có thể sống đến 150 năm, cao đến 100 bộ.

Chả-là tươi khi chưa chín lắm, (balah) mới vàng thì ăn được, không chát lắm, hơi hơi ngọt, ít đường, có chất bổ khác với sự ngọt của chà-là khô. Để giữ lâu, người ta bỏ thêm xi-rô trên chà-là chín (rutthab) Nói cho ngay ăn chà là không ngọt lắm. Nên bỏ ngăn đá để ăn thì tốt hơn theo cách người ả rập. Mình hỏi đầu bếp Hyatt ở Cairo. Chà-là ra trái từng chùm, để tránh chuột ăn hay chín rụng nên các nhà trồng, lấy cái bao lưới bọc các buồng chà là để khi chín rụng thì vẫn nằm trong cái bịch lưới. Họ để một thời gian để có thể để lâu khô để dành ăn lâu. Nay có đông đá nên lấy bỏ ngăn đá để dành ăn ít ngán hơn. Uống trà hay cà phê làm vài trái thay đường.

Người ta cho biết là ăn trái chà-là vào buổi sáng khi bụng đói sẽ giúp cơ thể hưởng được các lợi ích dinh dưỡng của chà-là, ngược lại ăn nhiều quá sẽ khiến béo phì vì 80% là tinh bột (fructose và Glucose) do đó không nên ăn nhiều. Trong kinh Koran, cho biết phụ nữ có thai nên ăn trái chà-là vì folate trong chà là, giúp xương sống thai nhi mạnh và không bị tức bụng.

Mình đọc các nghiên cứu về trái chà là thì được biết chà là có các chất như potassium, chất đồng, chất xơ. Chà là có nhiều chất dinh dưỡng tốt nhưng vì nhỏ nên cần phải ăn nhiều quả. Vấn đề là rất ngọt, có nhiều đường nên cần phải hạn chế. Xem như 66.5 gram đường trong 100 gram chà là. Sau đây là những dữ liệu về chất dinh dưỡng trong chà là tính theo 100 gram chà là:
  • 696 milligrams of potassium (20% RDA)
  • 7 grams of fiber (27% RDA)
  • 3 milligrams of manganese (15% RDA)
  • 4 milligrams of copper (18% RDA)
  • 2 milligrams of Vitamin B6 (12% RDA)
  • 54 milligrams of magnesium (14% RDA)

Chà là có nhiều magnasium, đồng, manganese, selenium, giúp xương chúng ta khoẻ mạnh, tránh bệnh loãng xương. Về già, chúng ta bắt chước người Mỹ uống sữa, có Acid nên cơ thể phải rút Calcium từ xương để bảo hoà cơ thể nên xương bị loãng. Do đó không nên uống sữa. Có một ông bác sĩ Nhật Bản, cho hay là các bệnh nhân của ông người Nhật tại Hoa Kỳ bị loãng xương vì uống sữa như người Mỹ, trong khi bệnh nhân của ông ta ở Nhật Bản ít uống sữa không bị bệnh này.


Chà-là không có cholesterol và rất ít mỡ. Ăn ít chà-là mỗi ngày tốt nhưng đừng ăn nhiều vì đường sẽ tạo ra chất béo trong cơ thể. Có nhiều chất đạm, giúp cơ bắp mạnh. Chà-là có nhiều potassium, ít sodium, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Nghe nói potassium giúp ngừa bị tai biến và giúp giảm LDL. Ai có tài liệu này thì cho em xin, chỉ nghe nói nhưng chưa kiểm chứng được. Chà là có nhiều chất sắt nên các nhà dinh dưỡng khuyến khích những ai thiếu chất sắt ăn chà là. Ngoài ra còn giúp thanh lọc máu nữa.

Ngoài ra còn giúp hệ thống tiêu hoá. Ăn trái hay ngâm nước uống giúp thông đường đại tiện như ăn các trái mận.


Chà là có thể giúp chúng ta giảm cân hay tăng cân vì đường. Họ cho biết là nếu chúng ta ăn chà là với dưa leo sẽ giúp chúng ta không tăng cân. Các thức ăn ả rập có rất nhiều dưa leo.


Họ cho biết nếu mỗi ngày ăn vài trái chà là thì chúng ta không cần ăn chất bổ sung vì có nhiều sinh tố B1, B2, B3 và B5, A và C. Chà là có Fructose, sucrose và Glucose tự nhiên, không pha chế nên tương đối an toàn cho cơ thể hơn. Leo núi, mình chỉ cần đem theo một bịch nhỏ chà-là ăn là khỏi cần ăn nhiều để có sức để leo.


Ngoài ra chà-là có sinh tố D và C nên giúp da tốt hơn, chống lão hoá và phòng ngừa các melanin tích tụ trong cơ thể.


Khi say rượu thì ngâm chà là qua đêm rồi sáng hôm sau ăn uống để khỏi bị nhức đầu.

Có nhiều loại chà là nhưng ở Cali, chúng ta thấy có loại Medjool, Deglet Noor. Chà là ở vườn của anh bạn là Medjool, loại này đắt tiền hơn.


Họ lấy cái bịch lưới bằng nhựa có lổ để bọc các chùm chà-là tránh rơi xuống đất hay chuột sóc ăn, mất vệ sinh. Có máy con dơi cũng thích ăn loại này vào ban đêm.


Độ vào cuối tháng 8, tháng 9 là chà là bắt đầu chín. Cây chà là có nhiều buồng nên người trồng, lấy mấy bịch lưới để bọc lại để trái chín đều, ngoài ra cũng để tránh chuột hay mấy loại sóc ăn. Vấn đề là khi chín thì bị dẹp, chất đường nhiều vì bị oxy-hoá nên tốt nhất là bỏ tủ đông lạnh. Cách hay nhất ăn sống, thay thế các loại đường cát được biến chế hay xi-rô.


Chà là có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều sinh tố và khoáng chất, đầy chất xơ, đường và năng lượng. Các khoáng chất như phosphorus, magnesium, zinc, potassium, sodium, chất sắt, Calcium, thêm các sinh tố như sinh tố A, K, folate, niacin, thiamin, riboflavin. 


Xem 1 trong những tài liệu mình đọc:


https://www.health.com/nutrition/groceries/health-benefits-dates


Vấn đề là có nhiều chất đường. Do đó không nên lạm dụng. Leo núi, mình thấy mấy người Mỹ trẻ hay mua mấy bịch bổ sung để pha với nước để tránh bị vọt bẻ. Mình thấy chỉ cần đem vài trái chà là là đầy đủ. Sang sang thì thêm bình nước chanh muối. Mấy đồ mua ở tiệm, đều pha chế. Do đó tới mùa mình phải mua cho đồng chí gái và để dành để ăn cả năm.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chợ trời sách cũ tại Paris

 Hôm trước đọc báo chí Tây thì được biết chính phủ pháp ra thông cáo sẽ tháo gỡ mấy thùng sách cũ trên bờ sông Seine vì lý do an ninh cho cuộc lễ khai mạc thế vận hội sang năm trên sông Seine. Kỳ này họ sẽ không tổ chức trong vận động trường mà thực hiện trên sông Seine. Ai cũng được tham dự. Một cách kêu gọi du lịch Paris.

Mấy ông bà bán sách cũ chợ trời từ mấy trăm nay chới với, lên tiếng sẽ chống đến giọt máu cuối cùng. Tin tức này khiến mình nhớ về thời sinh viên ở Paris như Josephine Baker từng rêu rao: j’ai deux amours, mon pays et Paris. Về già con người có khuynh nhìn lại chặng đường đi qua, nghe nhạc Tây, nhạc ý, nhạc Tây Ban Nha còn nhạc việt thì không hiểu lý do nào mình ít nghe. Có lẻ thời sinh viên mình chỉ nghe nhạc pháp, Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha.


Vào mùa hè hay khi rảnh, mình hay lang thang vẽ dọc sông Seine, thường thấy mấy dãy thùng sắt Sơn màu xanh lá cây, xem như chợ trời bán sách cũ, tranh vớ vẩn cho du khách và bưu thiếp cho du khách. Dạo ấy không có tiền để mua sách cũ, cần sách thì vào thư viện mượn hay bò vào FNAC đọc ké sách mới.


Nghe nói các chỗ bán sách này có từ đời xưa, thời họ làm mấy chợ trời bán dọc sông Seine, dần dần thì chỉ còn các chỗ bán sách vì nhờ mấy cái thùng nhỏ, dễ dọn. Nghe người Pháp kể có thời mấy người bán sách cũ bên dòng sông, được gọi là ăn cướp vì họ bán các sách báo của mấy nhóm đạo Tin Lành, trong thời gian có cuộc chiến tôn giáo, người Pháp đa số là theo công giáo. Sau này nhóm người theo Tin Lành, được gọi là Huguenots hay Calvinists, chạy qua Thuỵ Sĩ lánh nạn nên mình đoán bác sĩ Yersin gốc Tây, bố mẹ chạy qua Thuỵ Sĩ vì vậy sau này, ông ta đầu quân làm việc cho công ty hàng hải pháp, đi thám hiểm Đông Dương để xem có gì để khai thác ở thuộc địa và ông ta khám phá ra Đà Lạt.

Mấy hộp sắt được đặt trên bờ thành trước sông Seine, chỉ bán tranh vớ vẩn cho du khách chớ sách cũ thì du khách ít ai mua. Sách cũ thường dân parisien vào các tiệm sách bán sách cũ để mua. Có đâu thời xưa độ 10 tiệm như vậy. Vào đó hỏi sách đời nào đều có nhưng đắt.

Người Pháp gọi mấy người bán này là “bouquinistes”, đến từ từ “bouquin” (tiếng lóng). Có người giải thích là từ tiếng Hoà Lan “boeckin” (nghĩa là sách nhỏ), có thể họ bán các cuốn sách nhỏ đưa Tin Lành nên người Pháp gọi bouquinistes . Khi xưa, các người bán sách này dùng xe bò ếch để đẩy xe đến bờ sông để bán. Tiếng Đức thì buch là sách. Đạo Tin Lành khởi nguồn từ Đức quốc, được đưa sang Pháp nên họ đem sách báo từ Đức sang pháp nên có lẻ từ đó họ đọc trại ra sách báo là bouquin.

Toàn là bán đồ cho du khách, không thấy sách báo như khởi đầu. Mấy người bán tại đây, bắt buộc phải mở cửa 4 ngày một tuần. Lạng quẳng bị rút giấy phép trong khi mấy người ghi danh để được bán tại đây phải đợi 8 năm. Hình như tổng số mấy xập này có đâu trên 270 cái, dọc bờ sông Seine. Nay họ vác đến BAstille sẽ biến thành chợ trời, đâu có ai mua đồ đâu. Ít du khách. Đi dọc bờ sông Seine, thấy hữu tình, ghé mua một bức tranh để kỷ niệm, còn đến Bastille chỉ nghe chuyện cách mạng. 

Được biết là năm 1762, từ “bouquiniste” được Academie francaise cho vào viện hàm lâm pháp. Thời gian cách mạng thì các tiệm sách ít in sách nhưng in báo nhiều nói về các thời sự chống chế độ quân chủ. Sau cách mạng thì giới nhà thờ và quý tộc yêu thích các nhóm bán sách cũ này vì họ bán sách tịch thu của giới cầm quyền. Khi xưa, sách in rất ít và đắt tiền, chỉ có giới quý tộc có tiền để mua. Nghe kể mấy ông nhà văn như Hemingway hay đến bò lại đây kiếm sách. Đó là thời xưa, nay thì bán hàng theo thị Hiếu du khách. Khách hàng đa số là du khách.

Ông bán sách này đề “lire rend moins con », đọc sách khiến bớt ngu. Mua sách mình thì thấy càng đọc càng ngu. Chán Mớ Đời 


Sau cuộc cách mạng long trời 1789, thì các chợ sách cũ này mọc lên rất nhiều nơi nhờ họ tịch thu sách báo của đám quý tộc, bị đem lên máy chém, giúp người bình thường có thể mua sách để đọc, từ từ xoá nạn mù chữ một tí. Đến năm 1781, các tay bán sách này được phép để các sách lại tại bờ sông trong các thùng bằng sắt. Ngày nay, muốn bán sách cũ ở đây thì phải nộp đơn và phải đợi ít nhất 8 năm mới được phép. Lý do là họ chỉ cho phép có 250 quán bán sách tại mấy địa điểm mà UNESCO, cho rằng là di tích lịch sử văn hoá mấy khu phố gần nhà thờ Đức Bà. Mình nhớ khu Saint Michel có mấy nơi. Mình ít thấy bán sách lắm, đa số là bưu thiếp và mấy đồ lặt vặt cho du khách. Còn sách cũ thì thường người ta vào các tiệm bán sách cũ khá lâu ngày ở Paris.

Mùa thu hay mùa đông đi qua mấy khu vực này khá đẹp, có chút gì theo mộng của một thời. Bờ thành để ngăn bộ hành ngã xuống sông, được xây bằng giờ tường đá, các thùng sách màu. Xanh được đặt trên các bờ thành này, tối, chỉ cần hạ cửa xuống, lấy cái cây sắt xỏ qua mấy cái móc rồi khoá để thiên hạ không ăn cắp. Hôm trước ông KHiêm Đỗ, tải tấm ảnh các tiệm sách để ngoài trời không sợ ăn cắp vì người biết đọc không ăn cắp. Đây xứ Tây thì khác. Việt Nam thì lấy đem bán lạc xoong mua bằng tiến sĩ. Chán Mớ Đời  
Chợ sách truyền thống ở Baghdad đường al Mutannabi mới được phục hồi năm nay. Tại đây về đêm các cửa hàng không mang sách vào bên trong cất vì có câu  ngạn ngữ:

 "Người đọc sách không ăn cắp và kẻ ăn cắp thì không đọc sách"

Người Iraq rất thích đọc: 

"Cairo (Ai Cập) viết- Beirut (Lebanon) xuất bản-Baghdad (Iraq) đọc"!

Chính phủ pháp muốn dẹp bỏ mấy quán bán sách này đến khu Bastille khiến mấy bouquinistes chửi thề merde tùm lùm vì không có du khách bò đến đó. Họ muốn giải toả để 36,000 lực lượng an ninh có thể được đưa ra các vùng này để bảo vệ 600,000 khán giả của thế vận hội Paris năm 2024. Nghe nói một phòng Airbnb sẽ phải trả $1,000/ đêm tỏng thời gái thế vận hội sang năm. Thôi chắc phải trở lại pháp năm 2025.


Các người hành nghề bán sách cũ này được tồn tại dù trong quá khứ đã bị chính quyền tìm cách giải toả nhiều lần như dưới thời Napoleon đệ tam, ông bá tước Hausmann, người được đề cử tái phát triển Paris sau cuộc cách mạng, nhưng cuối cùng họ được phép đóng các thùng sắt và giữ sách bán của họ qua đêm, không phải đẩy xe bò ếch như xưa.


Mùa COVID nhóm bán sách cũ này bị te tua khá nhiều nay lại kêu phải dọn. Được cái là họ không phải trả tiền thuê chỗ. Mỗi người chỉ được phép có 4 thùng sắt, có mấy cây sắt chắn ngang với khoá.

Ngày nay có độ 270 quán như vậy dọc sông Seine nhưng địa điểm tốt nhất là gần nhà thờ Đức Bà, quai Voltaire,…


Thời sinh viên, ăn cơm trưa xong thì đám Tây đầm ghé tiệm bistrot Balto uống cà phê. Mình không có tiền nên vác giá vẽ ra bờ sông ngồi vẽ thì cũng hay vẽ mấy quán bán sách này.


Nay nghe tin họ sắp bị giải toả khiến mình buồn cũng như một hình ảnh nào đó trong cuộc đời bị xoá đi như khi về Đà Lạt, mình thấy biến mất. Có cái gì mất trong tâm khảm, để lại một vết thương, vết xẹo trong mùa xuân ký ức.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn